Trong hoạt động bao thanh toán

Một phần của tài liệu tài trợ xuất nhập khẩu trong luật hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 71 - 72)

Qua nghiên cứu về tình hình hoạt động bao thanh toán hiện nay, nhận thấy những điểm lợi cũng như những hạn chế và lý giải các nguyên nhân, chúng tôi đề xuất một vài kiến nghị để phát triển hoạt động này như sau:

Một là, NHNN phải hoàn thiện quy chế hoạt động BTT, theo đó, phải thay đổi nhận thức về BTT không chỉ là một hình thức cấp tín dụng. Bởi thông lệ quốc tế, hoạt động BTT là một dịch vụ tài chính trọn gói bao gồm sự kết hợp giữa tài trợ vốn hoạt động, phòng ngừa rủi ro tín dụng, theo dõi các khoản phải thu và dịch vụ thu hộ;

Hai là, NHNN cần sớm ban hành quy chế hoạt động của các tổ chức tài chính chuyên ngành, trong đó có hình thức tổ chức tài chính bao thanh toán. Đây sẽ là một tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính chuyên biệt và là chủ thể cạnh tranh trực tiếp với các NHTM;

Ba là, các NHTM nhanh chóng tham gia Tổ chức Bao thanh toán quốc tế (FCI) và kết nối với các tổ chức cung ứng dịch vụ BTT thuộc tổ chức để trao đổi cơ sở dữ liệu khách hàng lẫn nhau;

Bốn là, NHTM cần thiết kế dịch vụ BTT phù hợp từng loại hình doanh nghiệp và đẩy mạnh hoạt động marketing đến các doanh nghiệp tiềm năng;

Năm là, tiếp cận các doanh nghiệp Việt Nam thông qua đội ngũ Sales và cung cấp đầy đủ nhất những lợi ích đem lại từ dịch vụ BTT cho doanh nghiệp trong thanh toán nội địa lẫn xuất khẩu;

Sáu là, khi triển khai, các NH chú trọng hơn nữa đến hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc tổng hợp, quản lý, phân tích, đánh giá và đo lường các rủi ro.

Một phần của tài liệu tài trợ xuất nhập khẩu trong luật hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)