Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bao thanh toán

Một phần của tài liệu tài trợ xuất nhập khẩu trong luật hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 36 - 41)

Quyền và nghĩa vụ của NH

Có thể nói rằng, so với Công ước Ottawa 1988, Quy chế bao thanh toán của Việt Nam quy định quyền và nghĩa vụ của NH cụ thể và chi tiết hơn.

Theo khoản 1 điều 23 Quy chế bao thanh toán 2004 và khoản 8 điều 1 Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung một số quyền của NH – đơn vị bao thanh toán được quy định như sau:

“a. Được yêu cầu bên bán hàng cung cấp các thông tin và tài liệu liên quan đến khoản phải thu, khả năng tài chính và tình hình hoạt động của bên bán hàng;

b. Được yêu cầu bên bán hàng chuyển giao toàn bộ bảng kê kèm bản gốc hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền về hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; chứng từ mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; quyền, lợi ích và các giấy tờ liên quan đến khoản phải thu được bao thanh toán;

c. Có quyền đòi nợ đối với bên mua hàng theo giá trị khoản phải thu được bao thanh toán và được hưởng các quyền và lợi ích khác mà người bán hàng được hưởng theo quy định tại hợp đồng mua, bán hàng;

d. Được chuyển quyền đòi nợ, trừ trường hợp các bên trong hợp đồng bao thanh toán có thoả thuận không được chuyển giao quyền đòi nợ.”

Theo khoản 2 điều 23 và khoản 8 điều 1 Quyết định 30/2008/ QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung một số nghĩa vụ của NH – đơn vị bao thanh toán được quy định như sau:

“a. Thanh toán cho bên bán hàng theo giá mua khoản phải thu đã được thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán;

b. Chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu trong trường hợp thực hiện bao thanh toán không có quyền truy đòi.

c. Thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán”.

Quyền và nghĩa vụ của người bán

Bên bán hàng có quyền nhận tiền thanh toán của đơn vị bao thanh toán theo giá mua, bán khoản phải thu đã thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán (khoản 1 điều 24 quy chế bao thanh toán 2004)

Theo khoản 2 điều 24 Quy chế bao thanh toán và khoản 9 điều 1 QĐ 30/2008 sửa đổi, bổ sung nghĩa vụ của người bán được quy định:

“ a. Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực thông tin, tài liệu và báo cáo theo yêu cầu của đơn vị bao thanh toán;

b. Thông báo cho bên mua hàng và các bên có liên quan theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 13 của Quy chế này;

c. Chịu rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu trong trường hợp bao thanh toán có quyền truy đòi.

d. Chuyển giao đầy đủ và đúng hạn cho đơn vị bao thanh toán toàn bộ bảng kê kèm bản gốc (hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền) hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; chứng từ mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; quyền, lợi ích và các giấy tờ khác có liên quan đến khoản phải thu được bao thanh toán theo thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán;

e. Thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán và hợp đồng mua, bán hàng”.

Người bán có nghĩa vụ thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho người mua

Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN Điểm d Khoản 1Điều 13: “Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng đồng ký gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng và các bên liên quan, trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị bao thanh toán và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán trực tiếp cho đơn vị bao thanh toán”

Theo nguyên tắc, trong hợp đồng bao thanh toán, người bán hay người cung cấp dịch vụ phải chịu trách nhiệm trước NH hay tổ chức tín dụng khác về hiệu lực pháp lý của yêu cầu thanh toán – là đối tượng của hợp đồng bao thanh toán. Trong trường hợp này, yêu cầu thanh toán được coi là có hiệu lực nếu người bán hay người cung cấp dịch vụ có quyền nhận thanh toán tiền bán hàng hay dịch vụ. Còn nếu quyền yêu cầu thanh toán này của người bán hay người cung cấp dịch vụ bị coi là không có cơ sở pháp lý và không có hiệu lực pháp lý thì người bán hay người cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ phải trả

lại toàn bộ số tiền đã nhận cho NH hay tổ chức tín dụng khác cũng như chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Khi chuyển giao quyềnyêu cầu thanh toán người bán hay người cung cấp dịch vụ phải giao cho NH hóa đơn thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ, các chứng từ liên quan khác chứng tỏ quyền yêu cầu thanh toán là đối tượng của hợp đồng bao thanh toán là có cơ sở pháp lý. Nếu yêu cầu thanh toán được chuyển giao có cơ sở pháp lý, tuy nhiên do người bán hay người cung cấp dịch vụ là thủ tục không đúng yêu cầu đó và vì lý do đó nên NH không thể thực hiện quyền yêu cầu thanh toán hay chịu một thiệt hại nào đó thì người bán hay người cung cấp dịch vụ phải chịu trách nhiệm.

Nếu yêu cầu thanh toán có hiệu lực pháp lý và được thực hiện đúng thủ tục nhưng người mua hay người hưởng dịch vụ vì một nguyên nhân nào đó (khó khăn tài chính…) không thực hiện thanh toán cho NH thì rủi ro này thông thường NH phải gánh chịu. Tuy nhiên trên thực tế có thể có sự phân chia khác phụ thuộc vào việc hợp đồng bao thanh toán truy đòi hay miễn truy đòi.

Không thể không chú ý đến việc trong hợp đồng mua bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ người mua và người bán hay giữa người cung cấp dịch vụ và người hưởng dịch vụ có thể có quy định về việc không thể chuyển giao quyền yêu cầu thanh toán theo hợp đồng bao thanh toán và trong trường hợp này người bán hay người cung cấp dịch vụ không có quyền nhượng quyền yêu cầu thanh toán cho người thế quyền. Tuy nhiên, Điều 6 Công ước Ottawa quy định việc chuyển giao quyền yêu cầu thanh toán được coi là có hiệu lực pháp lý ngay cả khi trong hợp đồng mua bán hàng có điều kiện đó. Vì vậy trong trường hợp Công ước Ottawa có hiệu lực pháp lý đối với các bên thì những hạn chế tương tự trong việc chuyển nhượng quyền yêu cầu thanh toán không có hiệu lực pháp lý (nếu các bên trong hợp đồng không trực tiếp thỏa thuận loại trừ việc áp dụng Công ước Ottawa).

Hợp đồng bao thanh toán thực hiện nghĩa vụ thanh toán bao gồm cả việc nhượng quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bổ sung, tức là nghĩa vụ bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ chính. Theo quy định này NH không những chỉ có quyền yêu cầu người mua hay người hưởng dịch vụ phải thanh toán khi người mua hay người hưởng dịch vụ không thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán nếu như trong hợp đồng mua bán hay cung cấp dịch vụ có quy định hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ này. Nếu trong hợp đồng giữa người bán và người mua có thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận này có hiệu lực đối với NH và người mua hay người hưởng dịch vụ.

Sự tồn tại của quyền yêu cầu liên đới trong trường hợp khi mà bên giao hàng có nhiều chủ thể, không gây cản trở việc chuyển giao yêu cầu của một người bán theo nghĩa vụ, nhưng khi giao quyền yêu cầu cần phải có sự đồng ý của tất cả các chủ thể, nghĩa là NH có thể tham gia vào quan hệ nghĩa vụ với tư cách là chủ nợ liên đới thay cho người bán. Bởi vì hợp đồng thương mại quốc tế là hợp đồng song vụ, nên trong khi giao quyền yêu cầu thanh toán cho NH thường xuất hiện một tổ hợp các quan hệ, theo đó người mua có quyền yêu cầu người bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng, còn về phía mình NH có quyền yêu cầu người mua thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Quyền và nghĩa vụ của người mua

Theo khoản 1 Điều 25 Quy chế bao thanh toán 2004 người mua có quyền:

“a. Được thông báo về việc bao thanh toán;

b. Không thay đổi về quyền lợi và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng mua, bán hàng, ngoại trừ bên nhận tiền thanh toán khoản phải thu. Việc điều chỉnh các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng phải được bên mua hàng chấp thuận bằng văn bản”.

Người mua có quyền từ chối bao thanh toán:

- Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN Điểm đ Khoản 1 Điều 13:

 Bên mua hàng gửi văn bản cho bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán xác nhận về việc đã nhận được thông báo và cam kết về việc thực hiện thanh toán cho đơn vị bao thanh toán.

 Trường hợp bên mua hàng không có văn bản cam kết thực hiện thanh toán cho đơn vị bao thanh toán thì việc tiếp tục thực hiện bao thanh toán giữa bên bán và đơn vị bao thanh toán sẽ do hai bên quyết định và tự chịu trách nhiệm khi có rủi ro phát sinh.

- Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN Điểm a Khoản 2 Điều 25:

 Xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận được thông báo và cam kết thanh toán theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 13;

 Trường hợp từ chối thanh toán phải có lý do xác đang và phải thông báo bằng văn bản ngay cho bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán.

Theo điều 9 Công ước Ottawa 1988 và Điều 25 Quy chế bao thanh toán, người mua có nghĩa vụ phải thanh toán các khoản phải thu cho NH hay tổ chức tín dụng khác nếu họ không biết những người khác có quyền ưu tiên nhận thanh toán. Việc người mua

thanh toán cho NH đồng nghĩa với việc giải phóng họ khỏi nghĩa vụ thanh toán trước người bán hay người cung cấp dịch vụ.

Người mua có nghĩa vụ thanh toán cho NH với điều kiện họ nhận được thông báo bằng văn bản về sự chuyển nhượng yêu cầu thanh toán cho NH từ người bán.

Theo quy định của Công ước Ottawa 1988, thông báo bằng văn bản về hợp đồng bao thanh toán phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Thông báo phải được người bán hay NH (được người bán đồng ý) giao cho người mua.

- Thông báo phải liên quan đến các khoản phải thu xuất phát từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết trước hay trong thời điểm gửi thông báo.

Khoản 2 Điều 25 Quy chế bao thanh toán quy định vè nghĩa vụ của người mua:

“ a. Xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận được thông báo và cam kết thanh toán theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 13; trường hợp từ chối thanh toán phải có lý do xác đáng và phải thông báo bằng văn bản ngay cho bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán. b. Thanh toán cho đơn vị bao thanh toán theo đúng các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng.

c. Không được đòi lại số tiền đã thanh toán cho đơn vị bao thanh toán trong trường hợp bên bán hàng không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng, trừ trường hợp đơn vị bao thanh toán cố tình thanh toán khoản chi trả của bên mua hàng cho bên bán hàng sau khi đã được bên mua hàng thông báo về việc bên bán hàng có hành vi vi phạm hợp đồng mua, bán hàng.”

Như vậy, vấn đề chính trong luật điều chỉnh: - Chuyển quyền đòi nợ:

 Bản chất của hoạt động bao thanh toán

 Mua lại khoản phải thu

- Quan hệ hợp đồng xác lập nghĩa vụ của người bán và người bao thanh toán

- Người mua là người thứ ba trong hợp đồng bao thanh toán nhưng phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mua bán với người bao thanh toán

- Nghĩa vụ thanh toán cho khoản phải thu

- Quyền sử dụng các biện pháp bảo vệ phát sinh từ hợp đồng mua bán đang có chống lại người bán để chống lại người bao thanh toán

- Quyền bù trừ nếu có nghĩa vụ bù trừ giữa người bán và người mua vào thời điểm thông báo cho người mua về bao thanh toán (Điều 9.2 Công ước Ottawa 1988)

Một phần của tài liệu tài trợ xuất nhập khẩu trong luật hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 36 - 41)