Căn cứ pháp lý của BLNH trong thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu tài trợ xuất nhập khẩu trong luật hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 53)

Xuất phát từ thực tiễn thương mại quốc tế, BLNH chủ yếu được điều chỉnh bằng thỏa thuận của các bên hay việc áp dụng luật của quốc gia nào là do các bên lựa chọn. Nếu không có luật áp dụng thì luật của bên thực hiện nghĩa vụ đặc trưng của hợp đồng sẽ được áp dụng, thường là luật ở nơi NH có cơ sở. Ngoài ra, các bên trong BLNH cũng có thể tuân thủ các quy định bắt buộc điều chỉnh các quan hệ liên quan đến hoạt động tài chính NH của quốc gia.

Trong lĩnh vực này, Ủy ban Thương mại quốc tế ở Paris (ICC) đã có nhiều đóng góp to lớn. Chính Ủy ban này đã soạn thảo những quy tắc thống nhất để điều chỉnh bảo lãnh hợp đồng (Văn bản số 325 được công bố năm 1978 và văn bản mới thông qua năm 1990), văn bản mẫu cho bảo lãnh hợp đồng năm 1983 của ICC số 406. Hiệu quả của việc áp dụng những văn bản trên dẫn đến việc Ủy ban Thương mại quốc tế tiến hành soạn thảo và công bố năm 1991 những quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu đầu tiên (ICC- Uniform Rule for Demand Guarantee-văn bản số 458) và văn bản mẫu cho việc phát hành bảo lãnh theo yêu cầu đầu tiên-ICC No 503. Theo đó, các văn bản này được sử dụng trong các nghĩa vụ bảo lãnh và những nghĩa vụ thanh toán khác, theo đó NH bảo lãnh có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi được trình yêu cầu bằng văn bản hay các chứng từ khác được quy định trong bảo lãnh không phụ thuộc vào việc bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình hay chưa. Ngoài ra, ICC còn soạn thảo và công bố văn bản về BLNH trong thương mại quốc tế (công bố của ICC, số 547).

Bên cạnh đó, UNCITRAL cũng tham gia vào việc pháp điển hóa các quy tắc về BLNH và đã soạn thảo dự án Công ước về bảo lãnh độc lập và tín dụng chứng từ dự phòng, văn bản cuối cùng của dự án này được thông qua ngày 24-26 tháng 5 năm 1995 ở Viên.

Một phần của tài liệu tài trợ xuất nhập khẩu trong luật hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)