Bảo lãnh thanh toán

Một phần của tài liệu tài trợ xuất nhập khẩu trong luật hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 50 - 52)

Khái niệm: Bảo lãnh đảm bảo thanh toán là cam kết của NH về việc thanh toán tiền theo đúng hợp đồng thanh toán cho người thụ hưởng thay cho bên được bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn

Mục đích: Cung cấp sự đảm bảo cho người thụ hưởng có thể nhận được khoản thanh toán một cách thuận lợi, đầy đủ đúng hạn về các sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ đã cung ứng cho người được bảo lãnh.

Đặc điểm: Bảo lãnh thanh toán được dùng chủ yếu trong các hợp đồng mua bán thiết bị hàng hóa trả chậm. Các bên tham gia gồm: Người bán hay người cung ứng là người thụ hưởng bảo lãnh, người mua hay người đặt là người yêu cầu bảo lãnh. Quan hệ giữa người bán và người mua thực chất là quan hệ tín dụng thương mại, theo đó người mua chấp nhận trả tiền hàng hóa theo kỳ hạn nợ cụ thể. Đây là loại bảo lãnh phổ biến ở các nước đang phát triển và có thể được sử dụng để thay thế cho phương thức tín dụng chứng từ20.

20

Từ đây, để phân biệt được bảo lãnh thanh toán và tín dụng chứng từ, ta có bảng so sánh theo các tiêu chí 21

như sau:

Tiêu chí so sánh Bảo lãnh thanh toán Tín dụng chứng từ

Bản chất Là công cụ bảo đảm thực hiện hợp đồng

Là công cụ thanh toán trong thương mại quốc tế, phát hành L/C bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu

Điều kiện thanh toán Dựa trên các biến cố vi phạm hợp đồng

Dựa trên việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của người xuất khẩu

Cơ chế vận hành 3 bên 4 bên

Độ rủi ro

Độ rủi ro cao do các chứng từ thanh toán không có giá trị nội tại

Độ rủi ro thấp hơn cho NH, do bộ chứng từ có giá trị nội tại / chuyển thành tiền

Hình thức bảo lãnh:

- Mở L/C trả chậm, trả ngay - Chấp nhận hối phiếu - Bảo chi séc

- Thư bảo lãnh thanh toán

Trị giá bảo lãnh: Số tiền bảo lãnh thường bằng 100% giá trị hợp đồng.

Thời hạn hiệu lực: Do các bên tự thoả thuận.

Bên cạnh đó, còn xuất hiện nhiều loại bảo lãnh khác cho các bên lựa chọn khi tham gia vào hợp đồng thương mại quốc tế như Bảo lãnh hải quan, Bảo lãnh tư pháp, Bảo lãnh vận đơn,...Tùy vào từng điều kiện, mục đích khi tham gia vào giao dịch mà các bên lựa chọn cho mình phương thức bảo lãnh phù hợp và ít rủi ro. Ngoài ra, BLNH được chia thành hai loại sau đây nếu căn cứ vào điều kiện thanh toán.

21

ThS Bùi Diệu Anh (2012), TS Hồ Diệu, TS Lê Thị Hiệp Thương, Giáo trình Nghiệp vụ tín dụng NH, Trường Đại học NH TP HCM, NXB Phương Đông, trang 125

Một phần của tài liệu tài trợ xuất nhập khẩu trong luật hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)