Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
25,35 KB
Nội dung
CƠSỞLÝLUẬNVỀHOẠTĐỘNGTÍNDỤNGTÀITRỢXUẤTNHẬPKHẨUCỦACÁCNGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI 1.1. Khái niệm tíndụngtàitrợxuấtnhập khẩu. Trong xu hướng toàn cầu hoá, nền kinh tế của từng quốc gia luôn chịu ảnh hưởng và tác độngcủa nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, không một quốc gia nào muốn phát triển mà lại cho phép mình đứng ngoài “cuộc chơi” chung. Thông qua hoạtđộng kinh tế quốc tế, tiềm năng và thế mạnh của nền kinh tế được phát huy, đồng thời tận dụng được vốn và công nghệ tiên tiến củacác nước phát triển. Mặt khác, nhu cầu của nên kinh tế là rất đa dạng và không ngừng tăng lên cả vềsố lượng lẫn chất lượng, mà khả năng của nền sản xuất trong nước thì không thể đáp ứng đầy đủ hàng hoá và dịch cho nhu cầu sản xuất tiêu dùngcủa nền kinh tế. Bên cạnh đó, khả năng vềtài chính và uy tín trên thị trường quốc tế lại là một rào cản rất lớn trong hoạtđộngcủa một số DN. Đây chính là nguyên nhân làm nảy sinh quan hệ tíndụng và bảo lãnh củacácngânhàngthươngmại với các DN kinh doanh XNK. Nhờ các loại hình tàitrợ XNK củangânhàng mà nhu cầu vềtài chính hoặc uy tíncủathương nhân trong giao dịch thươngmại quốc tế được đáp ứng, mà những nhu cầu này chính là một nét đặc trưng của giao dịch quốc tế hiện đại. Vì vậy, có thể nói sự ra đời củatíndụngtàitrợ XNK là một yêu cầu tất yếu khách quan, nó gắn liền với các quan hệ mua bán ngoại thương giữa các nước với nhau. Tíndụngtàitrợ XNK tạicácngânhàngthươngmại dựa vào 4 nguyên tắc cơ bản sau: * Việc cho vay phải trên cơsở thẩm định rõ khách hàng: Nguyên tắc này là nguyên tắc quan trọng trong công tác tíndụngcủangân hàng. Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ giúp ngânhàng giảm thiểu những rủi ro có thể gặp phải, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao uy tín và vị thế củangânhàng trên thị trường. * Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi Trong hợp đồngtín dụng, ngânhàng và khách hàng thoả thuận với nhau số tiền vay, lãi suất cho vay và thời hạn của hợp đồng. Để tạo điều kiện cho khách hàng hoàn trả nợ đúng hạn, ngânhàng đã định kỳ hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất, thời gian giao hàng, thời gian tiêu thụ hàng hoá… * Vốn vay phải được sử dụngđúng mục đích: Đây là một nguyên tắc quan trọng bởi chỉ khi khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và đúng phương án sản xuất kinh doanh như đã cam kết với ngânhàng thì khoản tíndụngngânhàng cấp mới đảm bảo an toàn và hiệu quả. Để làm được điều này, cán bộ tíndụngcủangânhàng phải thường xuyên kiểm tra giám sát quá trình sử dụng tiền vay. * Vốn vay phải cótài sản tương đương làm đảm bảo: Đây là một nguyên tắc cần thiết bởi tài sản làm đảm bảo sẽ là nguồn thu thứ 2 cho ngânhàng khi khách hàng không thanh toán được nợ vay. Bằng cách phát mạitài sản cầm cố, thế chấp, ngânhàngcó thể thu hồi được một phần vốn cho vay khi khách hàng không còn khả năng trả nợ ngân hàng. Cùng với sự phát triển của ngoại thương và của hệ thống ngânhàngcác phương thức thanh toán quốc tế ngày càng đa dạng đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao củacác doanh nghiệp. Nhờ đó, nghiệp vụ tíndụngtàitrợ XNK củangânhàng cũng phát triển dưới nhiều hình thức, góp phần phục vụ tích cực và có hiệu quả cho hoạtđộng XNK. Tóm lại: Tíndụngtàitrợ XNK là một dịch vụ củangânhàngthươngmại hỗ trợtài chính và kỹ thuật cho các nhà kinh doanh XNK trong hoạtđộng ngoại thương, nhằm tạo điều kiện cho họ thực hiện thành công giao dịch thươngmại quốc tế và gia tăng hiệu quả kinh tế củathương vụ, từ đó thúc đẩy quan hệ buôn bán và mối quan hệ kinh tế giữa các nước trên thê giới phát triển. 1.2. Vai tròcủahoạtđộngtíndụngtàitrợ XNK. Tíndụngtàitrợ XNK là một mảng dịch vụ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng không những đối với các doanh nghiệp mà còn đối với cả Ngânhàng và nền kinh tế. Nhờ hoạtđộngtàitrợ XNK củangânhàng mà tất cả các bên tham gia vào thươngmại quốc tế đều được hưởng lợi từ chính hoạtđộng này. 1.2.1. Đối với nền kinh tế. Thông qua các hình thức tíndụngtàitrợ XNK củacácngânhàngthương mại, hoạtđộng mua bán hàng hoá XNK theo yêu cầu của thị trường được thực hiện thường xuyên, liên tục, các sản phẩm trong nước có thể thâm nhập thị trường quốc tế dễ dàng hơn. Hoạtđộngtàitrợ XNK góp phần nâng cao tính năng độngcủa nền kinh tế và giúp ổn định thị trường. Bên cạnh đó, hoạtđộngtàitrợ XNK củangânhàng còn giúp các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp XNK nói riêng tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín và danh tiếng trên thị trường quốc tế. Và chính sự phát triển củacác doanh nghiệp là độngcơ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thông qua tíndụngtàitrợ XNK củangânhàng mà các doanh nghiệp có vốn để thay đổi dây chuyền công nghệ, hiện đại hoá máy móc thiết bị nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra sản phẩm phong phú đa dạng về mẫu mã chủng loại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Các doanh nghiệp cũng có thể nhậpkhẩucác mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống sinh hoạtcủa nhân dân hoặc các mặt hàng phục vụ sản xuất mà trong nước chưa sản xuất được hay giá thành còn cao. Vì vậy, sự phát triển củacác doanh nghiệp đã mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Hoạtđộngtàitrợtíndụngcủangânhàng còn giúp tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước, góp phần phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, giúp mở rộng mối quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới. 1.2.2. Đối với cácngânhàngthương mại. Tàitrợ XNK đóng vai trò quan trọng đối với cácngânhàngthươngmại bởi vì đây là mảng dịch vụ tạo nguồn thu phí và lãi suất lớn nhất trong sốcác dịch vụ kinh doanh đối ngoại củangân hàng, đặc biệt là ở cácngânhàngthươngmại ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Có nhiều loại lãi suất trong quá trình tàitrợ như lãi cho vay thanh toán, lãi chiết khấu chứng từ, lãi vay bắt buộc (bằng mức lãi quá hạn)… Thêm vào đó, đây còn là hình thức cho vay nâng cao được tính an toàn cho ngânhàng thông qua việc quản lý thu các nguồn thanh toán, do vậy nguồn thu để trả các khoản tàitrợcủangânhàng được ngânhàng quản lý hết sức chặt chẽ, vì vậy mà tránh được tình trạng xoay vòng vốn, sử dụng vốn không đúng mục đích của doanh nghiệp trong thời gian vốn tạm thời nhàn rỗi, vì vậy mà cũng tránh được rủi ro. Tíndụngtàitrợxuấtnhậpkhẩu đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và thời gian thu hồi vốn nhanh. Do gắn liền với thời hạn thực hiện thương vụ nên kỳ hạn tàitrợthườngngắn (dưới 1 năm), vì vậy nó phù hợp với kỳ hạn huy động vốn củangân hàng, giúp ngânhàng tránh được các rủi ro về thanh khoản. Thông qua việc cấp tíndụngtàitrợ XNK, cácngânhàngcó thể kiểm soát các giao dịch của doanh nghiệp, tránh tình trạng doanh nghiệp được tàitrợ vốn sử dụng sai mục đích, giúp cho ngânhàng tránh rủi ro tín dụng. Lợi ích quan trọng khác mà hoạtđộngtíndụngtàitrợ XNK mang lại cho ngânhàng là không những giúp thắt chặt mối quan hệ bền vững giữa ngânhàng với các doanh nghiệp kinh doanh XNK mà còn giúp mở rộng hoạtđộng và nâng cao uy tíncủangânhàng trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, thông qua hoạtđộngtíndụngtàitrợxuấtnhậpkhẩungânhàngthươngmại còn mở rộng được các quan hệ với các doanh nghiệp và ngânhàng nước ngoài, nâng cao uy tínngânhàng trên thị trường quốc tế, đây cũng là một hiệu quả cho ngânhàng từ hoạtđộngtíndụngtàitrợxuấtnhập khẩu. Hoạtđộngtíndụngtàitrợ XNK phát triển tạo điều kiện để phát triển các dịch vụ khác như dịch vụ mở tài khoản, dịch vụ thanh toán quốc tế… 1.2.3. Đối với các doanh nghiệp. Thông qua hoạtđộngtíndụngtàitrợ XNK củangânhàng mà nhu cầu tài chính cho cácthương vụ lớn củacácthương nhân được đáp ứng. Trong kinh doanh quốc tế, có những thương vụ ngoại thương đòi hỏi 1 nguồn vốn rất lớn để thanh toán tiền hàng mà nguồn vốn lưu độngcủa doanh nghiệp nhiều khi không đáp ứng kịp thời cho nhu ccầu thanh toán hàngnhập hoặc chuẩn bị hàng xuất. Chính nhờ hoạtđộngtàitrợcủangânhàng mà doanh nghiệp có thể thực hiện được những hợp đồng lớn này. Bên cạnh đó, hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng tăng lên nhờ có nghiệp vụ tàitrợ ngoại thương. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, vốn tàitrợ giúp doanh nghiệp thu mua hàngđúng thời vụ, gia công chế biến và giao hàngđúng thời điểm. Đối với doanh nghệp nhập khẩu, vốn tàitrợcủangânhàng giúp doanh nghiệp mua được những lô hàng lớn, giá cả hạ hơn. Cả 2 trường hợp này đều giúp tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tíndụngtàitrợ XNK cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển sản xuất, tăng nhanh sản lượng, đa dạng hoá mặt hàngxuất khẩu, giúp cho cấc sản phẩm trong nước có thể thâm nhập thị trường nước ngoài dễ dàng hơn. Tíndụngtàitrợ XNK củangânhàng còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế. Nhờ có bảo lãnh củangân hàng, các doanh nghiệp có thể thực hiện các hợp đồng lớn trôi chảy, quan hệ làm ăn với các khách hàng lớn trên thế giới, từ đó không ngừng nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. 1.3. Các hình thức tíndụngtàitrợ XNK củaNgânhàngthươngmại Việt Nam hiện nay. 1.3.1. Tíndụngtàitrợnhập khẩu. Là khoản tíndụng mà ngânhàng cho các doanh nghiệp vay để tiến hành nhậpkhẩu máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu… phục vụ cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mình. Bao gồm một sốcác hình thức chủ yếu sau: a. Mở L/C thanh toán hàngnhập khẩu. Đây là hình thức thể hiện sự tàitrợcủangânhàng anh cho các nhà nhập khẩu. - Điều kiện mở L/C tạicácngânhàngthương mại. + Phải có giấy phép kinh doanh XNK, đối với các đơn vị nhậpkhẩu uỷ thác phải có hợp đồng uỷ thác nhập khẩu. + Đối với những mặt hàng nằm trong danh mục quản lýhàngnhậpkhẩucủa nhà nước, đơn vị phải xuất trình giấy phép nhậpkhẩu do bộ thươngmại cấp. + Đơn vị phải có tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính ổn định và cótín nhiệm trong quan hệ tín dụng. + Lô hàngnhập phải có giá hợp lý, đồng thời chứng minh việc nhập lô hàng trên là hợp lý phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán lô hàng. + Đơn vị phải cótài sản thế chấp đảm bảo cho giá trị L/C hoặc được bảo lãnh thanh toán bởi một tổ chức đáng tin cậy. + Đối với L/C trả chậm, dư nợ bảo lãnh phải nằm trong hạn mức cho vay vốn nước ngoài được ngânhàng nhà nước phê duyệt. - Thẩm định hồ sơ mở L/C: Sau khi kiểm tra hồ sơ mở L/C sẽ chuyển qua phòng tíndụng thẩm định: Đánh giá tình hình tài chính, tư cách pháp nhân, mặt hàngnhậpkhẩu trên thị trường, thẩm định tài sản thế chấp. - Quyết định mức ký quỹ mở L/C: Trên cơsở thẩm định, ngânhàng quyết định mức ký quỹ L/C. Ký quỹ L/C được xem là một hình thức bắt buộc tạingânhàngthương mại. Ký quỹ nhằm đảm bảo khách hàng nhận hàng và thanh toán L/C. Thông thường mức ký quỹ cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Khả năng thanh toán của khách hàng, khả năng thanh toán của khách hàng càng cao mức ký quỹ càng thấp và ngược lại. +Đối tượng khách hàng: Khách hàngcó uy tín với ngânhàng mức ký quỹ thấp và ngược lại. + Loại L/C: L/C trả chậm thì mức ký quỹ thì mức ký quỹ thường thấp hơn L/C trả ngay, vì mục đích của L/C trả chậm là để vay vốn nước ngoài, thời gian khá dài, mức ký quỹ cao sẽ làm ứ đọng vốn của khách hàng. + Loại hàng hóa nhập, khả năng tiêu thụ hàng và tình hình biến động giá cả hàng hoá trên thị trường, những mặt hàng dễ tiêu thụ, thị trường ổn định và giá cả ít biến động thì mức ký quỹ có thể thấp Trên cơsở kết hợp các yếu tố trên các định mức ký quỹ L/C, ngânhàng quyết định mức ký quỹ cụ thể. Ký quỹ được thực hiện bằng cách trích tài khoản ngoại tệ của khách hàng để chuyển vào tài khoản ký quỹ thanh toán L/C, theo quy định hiện nay thì số tiền ký quỹ được hưởng lãi bằng với lãi tiền gửi thanh toán. Nếu không đủ số dư trên tài khoản ngoại tệ hoặc đối với các đơn vị nhập uỷ thác có thể kèm đơn xin mua ngoại tệ nộp tiền đồng để mua ngoại tệ ký quỹ hoặc có thể làm đơn xin vay ngoại tệ ký quỹ mở L/C, hiện nay ở nước ta cho vay ký quỹ L/C là rất hạn chế. b. Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập. Khi nhận được bộ chứng từ từ ngânhàng thông báo L/C, ngânhàng mở L/C tiến hành kiểm tra chứng từ và đưa ra ý kiến thanh toán, hoặc từ chối thanh toán. Trong nghiệp vụ này, Ngânhàng dựa vào bộ chứng từ chứ không dựa vào hàng hoá, nên ngânhàng mở L/C phải kiểm tra chứng từ cẩn thận. Nếu chứng từ hợp lệ và phù hợp với L/C, ngânhàng sẽ thanh toán tiền ( đối với L/C trả ngay) và chấp nhận hối phiếu (đối với L/C trả chậm). Đối với nhà nhập khẩu, khoảng thời gian từ khi thanh toán hàngnhập cho đến khi thu hồi được vốn là một khoảng thời gian khá dài, do dó nhà nhậpkhẩu cần có khoản tàitrợ từ ngânhàng bằng cách vay ngânhàng để thanh toán hàngnhập khẩu. Theo đó, trước khi nhậphàng khách hàng phải lập phương án sản xuất kinh doanh mang tính khả thi cho lô hàngnhậpvề phục vụ sản xuất hoặc kinh doanh. Đồng thời, khách hàng phải lên kế hoạch tài chính nhằm xác định khả năng thanh toán khi đến thời điểm thanh toán dự kiến, xác định khoản thiếu hụt cần ngânhàngtài trợ. Ngânhàng sẽ tiến hành thẩm định tính hiệu quả của việc sử dụng vốn vay và khả năng tài chính, khả năng trả nợ, tài sản thế chấp của khách hàng… để từ đó quyết định cho vay hay không. c. Nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh. Hiện nay cácngânhàng thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp và thực hiện tái bảo lãnh cho cácngânhàng khác. Các doanh nghiệp muốn vay vốn nước ngoài thì lập kế hoạch vay vốn nước ngoài đã có sự đồng ý củacơ quan chủ quản và nằm trong hạn mức vay vốn nước ngoài được ngânhàng nhà nước phê duyệt. Khi phát sinh nhu cầu thực sự, doanh nghiệp phải lập phương án vay vốn, đã được cơ quan chủ quản đồng ý và đơn xin vay vốn nước ngoài gửi đến ngânhàng nhà nước. Hiện nay có nhiều hình thức bảo lãnh: Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đặt cọc… nhưng thực tế bảo lãnh thực hiện hợp đồng, ở nước ta chưa quen sử dụngcác dịch vụ ngânhàng để bảo vệ quyền lợi của mình. Bảo lãnh vay vốn là hình thức chủ yếu tạicácngânhàng và tái bảo lãnh cũng ít thực hiện. Bảo lãnh ở nước ta chủ yếu để tàitrợ cho nhà nhậpkhẩu vay vốn, được thực hiện dưói hình thức sau: + Phát hành thư bảo lãnh + Mở L/C trả ngay và L/C trả chậm + Ký bảo lãnh trên hối phiếu ( Bill of Exchange ) nhận nợ nước ngoài. + Ký bảo lãnh trên lệnh phiếu (Promissory Note) nhận nợ nước ngoài. + Ký xác nhận bảo lãnh ngay trên giấy nhận nợ do khách hàng (vay nợ) lập nhận nợ nước ngoài. Đối với nghiệp vụ tái bảo lãnh hình thức duy nhất thực hiện là phát hành thư bảo lãnh 1.3.2. Tíndụngtàitrợxuất khẩu. Là khoản tíndụng mà ngânhàng cho các doanh nghiệp vay để phục vụ cho hoạtđộngxuất khẩu, quá trình này bao gồm từ khâu doanh nghiệp dùng khoản vay này để tiến hành mua nguyên vật liệu, máy móc trang thiết bị, cơsở vật chất kỹ thuật cho hoạtđộng sản xuất để phục vụ cho việc xuấtkhẩu cho đến khi doanh nghiệp nhận được tiền thanh toán. Tíndụngtàitrợxuấtkhẩucó một số hình thức sau: a. Tàitrợ vốn lưu động để thu mua, chế biến sản xuấthàngxuấtkhẩu theo đúng L/C quy định, trên cơsở hợp đồng ngoại thương đã ký kết, hoặc đơn đặt hàng. Hình thức này được tiến hành trước khi giao hàng, thường được áp dụng trong trường hợp Ngânhàngtàitrợ là ngânhàng thanh toán cho L/C xuất, nhà xuấtkhẩu trình bộ chứng từ và được thanh toán tạiNgân hàng. Để giám sát và kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay theo đúng mục đích cho vay, ngânhàngthường thực hiện tàitrợ như sau: - Khi cho vay ngânhàng yêu cầu nhà xuấtkhẩu phải có một số vốn nhất định cùng với số tiền cho vay củangânhàng để thu mua hàng hoá, chế biến, sản xuấthàng hoá xuất khẩu. Hàng hoá sẽ làm tài sản đảm bảo để ngânhàng tiếp tục cho vay đến khi bằng 100% giá trị hàng sản xuất. Tuỳ vào từng đối tượng khách hàng mà Ngânhàng đưa ra những mức vay khác nhau. Thông thườngngânhàng cho vay khoảng 70% trị giá lô hàngxuất khẩu. - Sau khi giao hàng xong, nhà xuấtkhẩu hoàn tất bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện quy định trong L/C nộp vào ngânhàng để xin thanh toán tiền. Trên hối phiếu đòi nợ, ngânhàng cho vay (ngân hàng thông báo) sẽ là người hưởng lợi trực tiếp. Ngânhàng kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy hợp lệ thì chuyển ra nước ngoài đòi nợ ngânhàng mở L/C. Khi nhận được điện chuyển tiền từ ngânhàng mở L/C, ngânhàng thông báo L/C ghi có trên tài khoản cho vay để thu nợ. - Nếu giữa ngânhàng mở L/C và ngânhàng thông báo L/C là đại lýcó mở tài khoản tiền gửi cho nhau, thì việc thực hiện thanh toán bộ chứng từ để thu nợ được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng hơn. Từ đó ngânhàngcó thể tàitrợ cho khách hàng với mức lãi suất ưu đãi, thấp hơn mức lãi suất bình thường. - Trong quá trình cho vay, rủi ro có thể xảy ra đối với ngânhàng nếu như sau khi được tài trợ, doanh nghiệp không xuất được hàng, hay thanh toán, hoặc khách hàng không dùngsố tiền trên vào mục đích xuấthàng như đã cam kết với ngân hàng. Chính vì vậy, cácngânhàngthường yêu cầu khách hàng phải cócác đảm bảo nhất định cho khoản vay của mình. b. Tàitrợ vốn trong thanh toán hàngxuấtkhẩu Từ lúc giao hàng và nộp bộ chứng từ vào ngânhàng thông báo L/C, cho đến khi được ghi có trên tài khoản phải trải qua một thời gian nhất định để xử lý và luân chuyển chứng từ. Nếu nhà xuấtkhẩu cần tiền để có thể thương lượng với ngânhàng để chiết khấu bộ chứng từ, hoặc ứng trước tiền hàngtạingânhàng đã được chỉ định rõ trong L/C, hoặc ở bất kỳ ngânhàng nào, hình thức tàitrợ này được tiến hành sau khi giao hàng. Để đảm bảo việc thu hồi nợ được dễ dàng, nhanh chóng, ngânhàngthươngmạithường yêu cầu các L/C hàngxuấtcủa khách hàng phải được thông báo qua ngân hàng, ngânhàngtàitrợ vừa là ngânhàng thông báo, hoặc vừa là ngânhàng thanh toán L/C. Tàitrợ vốn trong thanh toán thường được thể hiện dưới các hình thức sau: * Chiết khấu chứng từ hàngxuấtkhẩu Để đáp ứng nhu cầu vốn, nhà xuấtkhẩu sau khi giao hàng xong có thể thương lượng với ngân hàng, thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hoặc ứng trước tiền khi bộ chứng từ được thanh toán. Như vậy, đối với nhà xuất khẩu, L/C không những là công cụ đảm bảo thanh toán mà là công cụ đảm bảo tín dụng. Chiết khấu bộ chứng từ xuấtkhẩu là hình thức ngânhàngtàitrợ nhà xuấtkhẩu thông qua việc mua lại hoặc cho vay trên cơsở giá trị bộ chứng từ xuấtkhẩu hoàn hảo được người xuấtkhấuxuất trình. Trong đó ngânhàng mở L/C phải có uy tín trên thị trường quốc tế và có quan hệ giao dịch thường xuyên với ngânhàng chiết khấu. Khách hàng vay vốn phải có tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính ổn định, có khả năng thanh toán, có uy tín với ngân hàng. Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ phía khách hàng, ngânhàng thẩm định về mục đích vay, tình hình tài chính, khả năng thanh toán… kiểm tra tính hợp lệ và sự phù hợp trên bề mặt chứng từ so với các điều khoản đã ghi trong L/C để có căn cứ chính xác trước khi quyết định cho vay. Số tiền chiết khấu tuỳ thuộc mỗi ngân hàng, nhưng thường không quá 90% giá trị hối phiếu. Có 2 hình thức chiết khấu: chiết khấu miễn truy đòi và chiết khấu được phép truy đòi. - Chiết khấu miễn truy đòi (chiết khấu đóng): Ngânhàng mua lại bộ chứng từ xuấtkhẩu hoàn hảo của người xuất khẩu. Giá mua sẽ thấp hơn giá của lô hàng được xác định trong bộ chứng từ, do ngânhàng tính trừ lại chi phí chiết khấu và thời gian cần thiểt trung bình để đòi tiền người nhậpkhẩu nước ngoài. Chiết khấu miễn truy đòi có nghĩa là người xuấtkhẩu bán hẳn bộ chứng từ cho ngân hàng, nhận tiền và không còn trách nhiệm hoàn trả, trách nhiệm thu tiền và [...]... được các khoản cho vay từ phía ngân hàng, doanh nghiệp ngoài việc cung cấp các giấy tờ chứng minh về tình hình tài chính, vềtài sản thế chấp, họ còn phải nộp cho ngânhàngcác bản đề án kinh doanh với mục đích làm tăng tính thuyết phục cho kế hoạch kinh doanh của mình, từ đó mới mong nhận được các khoản tíndụng cho vay củangânhàng b Các nhân tố thuộc vềngânhàng - Khả năng huy động vốn củangân hàng: ... trường thuận lợi cho mọi hoạtđộngcủa nền kinh tế phát triển, trong đó cóhoạtđộngxuấtnhậpkhẩu Cũng chính từ đó sẽ làm phát sinh nhu cầu về tài trợxuấtnhậpkhẩu Về môi trường xã hội: Như đã biết quan hệ tíndụng một phần lớn dựa trên sự tín nhiệm, vì chỉ khi hai bên khách hàng và ngânhàng đã có một sự hiểu biết khá rõ thì ngânhàng mới cấp tín dụng, do đó chữ tín được đặt lên hàng đầu Một xã hội... cấp tíndụng - Cơsở vật chất, trang thiết bị củangân hàng: Đây cũng là một trong những yếu tố hết sức quan trọng quyết định cho sự thành công của một khoản tíndụngCơsở vật chất tốt sẽ góp phần đẩy nhanh các bước của quá trình cấp tín dụng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả ngânhàng và khách hàng 1.4.2 Các nhân tố bên ngoài Các nhân tố này mặc dù không tác động trực tiếp tới hoạtđộngtài trợ. .. dụngtàitrợ XNK Cũng như cáchoạtđộng kinh doanh khác, hoạt độngtíndụngtàitrợ XNK củangânhàngthươngmại chịu sự tác độngcủa nhiều yếu tố, những yếu tố này có thể mang đến những kết quả tích cực nhưng cũng có thể gây ra những kết quả tiêu cực cho cả hai bên là bên tàitrợ và bên nhận tàitrợ Nếu là kết quả tích cực nó có thể thúc đẩy sự phát triển và làm tăng tính hiệu quả của khoản tín dụng, ... tài trợ tíndụngxuấtnhập khẩu, những tác độngcủa nó cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới hoạtđộng này Các nhân tố bên ngoài được đề cập đến ở đây bao gồm: Chính sách vềxuấtnhậpkhẩucủa nhà nước, môi trường kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước Thứ nhất là chính sách vềxuấtnhậpkhẩucủa nhà nước: Ngày nay hoạtđộng ngoại thươngđóng một vai trò rất to lớn trong nền kinh tế của mỗi... phát triển củahoạtđộngtíndụngCác yếu tố tác động đến hoạtđộng này có thể chia làm 2 nhóm: Là các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài 1.4.1 Các nhân tố bên trong Là các nhân tố thuộc thuộc vềcác bên có liên quan trực tiếp đến khoản tíndụng Cụ thể ở đây là doanh nghiệp và ngânhàng a Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp - Khả năng tài chính của doanh nghiệp được thể hiện thông qua các chỉ tiêu... trong và ngoài nước: Về môi trường kinh tế, điều kiện kinh tế của khu vực mà ngânhàng kinh doanh, ảnh hưởng tới quy mô và hiệu quả củahoạtđộngtíndụng nói chung và tín dụngtàitrợxuất nhập khẩu nói riêng Một nền kinh tế ổn định, tăng trưởng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng kinh tế quôc tế phát triển, từ đó làm cho hoạtđộngtíndụng được mở rộng và đạt hiẹu quả cao Về môi trường chính... cócủaNgânhàng nước ngoài, Ngânhàng tự động ghi nợ tài khoản tiền gửi của khách hàng Nếu trên tài khoản của khách hàng không đủ tiền trong vòng 7 ngày làm việc Ngânhàng sẽ chuyển số tiền chiết khấu, hoặc ứng trước sang nợ quá hạn Khi được thanh toán từ phía Ngânhàng nước ngoài, sẽ khấu trừ trực tiếp khoản tiền vay cùng các chi phí khác có liên quan 1.4 Các nhân tố tác động đến hoạtđộngtín dụng. .. lành mạnh, không có sự lừa lọc lẫn nhau, tất cả đều coi uy tíncủa mình là thứ quan trọng nhất Trên đây là những nhân tố chính tác động tới hoạt độngtíndụngtàitrợ xuất nhập khẩu, ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác như cơ chế chính sách tín dụng, các hình thức tíndụng Điều quan trọng là các doanh nghiệp và cácngânhàng cần phải biết tận dụng những ảnh hưởng tích cực để mang lại lợi ích cho mình... gia tăng nhu cầu về dịch vụ này - Chiến lược kinh doanh, sức mạnh củangân hàng: Đây là yếu tố quyết định cho việc cấp các khoản tíndụng và hạn mức các khoản tíndụng đó Với cácngânhàngcó sức mạnh về cạnh tranh, sức mạnh vềtài chính họ sẵn sàng cấp các khoản tíndụng mà họ cho là sẽ mang lại kết quả khả quan Còn nếu như đó chỉ là một ngânhàng nhỏ chưa khảng định được vị trí của mình thì trước . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái niệm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Trong. tín ngân hàng trên thị trường quốc tế, đây cũng là một hiệu quả cho ngân hàng từ hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Hoạt động tín dụng tài trợ