1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình luật hợp đồng thương mại quốc tế - Phần II Các hợp đồng thương mại quốc tế thông dụng - Chương 9 ppt

37 646 5
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Vậy, hợp đồng thuê tài chinh và hợp đồng thuê tài chính quốc tế là gì, bản Trên cơ sở kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong lĩnh vực thuê tài chính và tổng kết thực tiễn hoạt động thuê tài chính

Trang 1

CHƯƠNG IX TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU

Trong thế giới hiện đại, việc sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói riêng là không thể nếu không sử dụng các loại địch vụ tài chính khác nhau Củng với sự hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực và Việt Nam tham gia

Tổ chức thương mại thé giới, thương mại dịch vụ trong Tĩnh vực tài chính chắc chắn sẽ phát triển ở nước ta, bởi vì dịch vụ tải chính của ngân hàng hay của các công ty tài chính quốc tế sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất cũng như hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá Trong chương này, chủng tôi muốn

để cập đến một số loại giao dịch nhằm mục đích tài trợ tài chính cho hoạt , động xuất nhập khẩu được sử dụng phổ biến trong hoạt động thương mại quốc tế như: thuê tải chỉnh, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng

| HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng thuê tài chính quốc tế

1.1.1 Khái niệm

Trong thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế hiện nay, ngân hàng và các công ty tài chính thường được yêu cầu cung cấp tài chính cho những hợp đồng thuê tải sản - là những công cụ sản xuất như: máy bay, tàu thủy, container, các máy móc thiết bị dùng cho việc thăm dò dầu khi, khoáng sản Người sử dụng những máy móc thiết bị nói trên phải cỏ nghĩa vụ thanh toán cho người cho thuê theo định kỳ Bởi vì thời hạn thuê thiết bị, máy móc có thể kéo dài,

đo đó người cho thuê có thể phải chịu những rủi ro đảng kể về mặt tài chính, Nếu chủ sở hữu máy móc, thiết bị sẵn sàng chịu những rủi ro về tài chính

đó thì họ tham gia vào quan hệ hợp đồng với tư cách là người cho thuê Trong trường hợp này hợp đồng được ký kết giữa người cho thuê và người thuê được coi là hợp đồng thuê tài sản thông thưởng, ví dụ, hợp đồng thuê tải sản được quy định tại Mục § Chương 2 Bộ luật Dân sự Việt Nam Nếu chủ sở hữu không muốn chịu rủi ro tài chính thì họ sẽ kỹ kết hợp đồng cho thuê tài chính

mà trong thương mại quốc tế nó được gọi là Hợp đồng Leasing

Hợp đồng thuê tài chính là một đặc thù của hợp đồng thuê tài sản ” Hợp đồng này được áp dụng trong hoạt động thương mại của Hoa Kỹ vào giữa thế

!” Xem: Cabatov E V Thuê tài chính - Điều chỉnh pháp luật cà thực tiễn, Matxcova, 1998, tr 32-39

248

Trang 2

kỹ 18 và tử nửa sau thế kỷ 20 bắt đầu được sử dụng một cách rộng rãi trong hoạt động thương mại của các nước Tây Âu, Nhật Bản và hiện nay được sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Ở Việt Nam các quan hệ thuê tài chính được pháp luật điều chỉnh còn ở mức độ hết sức khiêm tốn, mặc dù vậy một số công ty đã sử dụng loại hợp đồng này để mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh, ví dụ, nhiều máy bay mà Vietnam Airline đang sử dụng hiện nay là đối tượng của hợp đồng thuê tài chính

Vậy, hợp đồng thuê tài chinh và hợp đồng thuê tài chính quốc tế là gì, bản

Trên cơ sở kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong lĩnh vực thuê tài chính và tổng kết thực tiễn hoạt động thuê tài chính ở các nước châu Âu, LEASEUROPE năm 1983 đã đưa ra định nghĩa hợp đồng thuê tài chính, theo định nghĩa này, thuê tài chính động sản được đầu tự là máy móc thiết bị của nhà máy xí nghiệp với mục đích sử dụng chuyên nghiệp Những tài sản này trước hết được các công ty cho thuê tài chính mua riêng để cho thuê và vẫn thuộc sở hữu của người cho thuê trong thời hạn hợp đồng

Như vậy:

- Người thuê tài chính tự chọn đối tượng của thuê tài chính, tự lựa chọn người bản và sau đó sử dụng đối tượng này cho các mục đích kinh doanh thương mại của mình

- Người cho thuê mua đối tượng cho thuê và là chủ sở hữu của đối tượng này trong thời gian hợp đồng thuê tài chính có hiệu lực

- Người thuê phải chịu mọi rủi ro liên quan đển đổi tượng và việc sử dụng đối tượng này

- Thời gian của hợp đồng thuê tài chính phụ thuộc vào thời gian hao mòn của may móc thiết bị

- Khi hết thời hạn của hợp đồng, người thuê có quyển hoặc trả lại tài sản thuê, hoặc gia hạn hợp đồng, hoặc mua đứt tải san

Định nghĩa hợp đồng thuê tài chính được soạn thảo với mục địch thể chế hóa hoạt động thuê tài chính trong phạm ví EU

Sau đó trên cơ sở phân tích so sánh thực tiên thuê tải chính của nhiều nước và kết quả nghiên cứu của UNIDROIT và hiệp hội thuê tài chính quốc tế trong lĩnh vực này, trung tâm các nghiệp đoàn đa quốc gia thuộc LHQ (UNCTC) năm 1984 cũng đưa ra định nghĩa hợp đồng thuê tải chính Tuy nhiên định nghĩa này không có nhiều khác biệt so với định nghĩa của LEASEUROPE

249

Trang 3

Trong thực tiễn cũng như khoa học pháp ly ” thì theo hợp đồng thuê tài chính, bên cho thuê só nghĩa vụ mua tài sản của người thứ ba xác định (nguoi bản hay người sản xuất) theo sự chỉ định của người thuê và giao tài sản này cho người thuê chiếm hữu và sử dụng trong hoạt động kinh doanh thương mại

và người thuê có nghĩa vụ phải trả tiền thuê tài sản

Điểm 1 Điều 1 Công ước Ottawa 1988 về thuê tài chính quốc tế quy định, hợp đồng thuê tài chính quốc tế là một giao dịch theo đó một bên (bên cho thuê - là ngân hàng hay các công ty tài chính) phủ hợp với những đặc điểm và điều kiện được bên kia nhất trí (người thuê) ký kết hợp đồng mua bán với bên thử ba (người bản) và theo hợp đồng này người cho thì:3 mua máy móc thiết Đ¡ công nghiệp hay những thiết bị khác và như vậy tham gia vào hợp đồng cho thuê tài chính với người thuê khi giao cho người thuệ quyền sử dụng máy móc

và dugc thanh toán theo định ky 128,

Hợp đồng thuê tải chính là một giao dich đặc biệt được sử dụng trong lĩnh

vục hoạt động thương mại, vì thế chủ thể của nó là những chủ thể chuyên

nghiệp trong luu thông thương mại Trong hợp đồng thuê tài chính có các chủ thể tham gia sau:

1- Bên cho thuê thông thường là những công ty tài chính hay là ngân hàng, nói cách khác là những tổ chức thương mại được phép huy động vốn 2- Bên thuê tài chính là bên nhận tải sản để tạm thời chiếm hữu và sử dụng trên cơ sở hợp đồng thuê tài chính

3- Người bán là người kỷ kết hợp đồng mua ban tai sản với bên cho thuê

và sau đó giao hàng cho người sử dụng 6 đây người bán được biết trước rằng người sử dụng tải sản này không phải là người đã trả tiền mua nó, người sở hữu nó mà là người thuê, người này có quyền trực tiếp có những yêu cầu đối với người bán liên quan đến chất lượng của hàng hóa (máy móc thiết bị) hay

là nghĩa vụ bảo lãnh của người bán Như vậy điểm đặc biệt của hợp đồng thuê tài chính quốc tế thể hiện ở chỗ, người thuê tai sản không nằm trong mối liên hệ hợp đồng với người bán nhưng lại có một số quyền đối với người bán Hạp đồng thuê tài chính nội địa và hợp đồng thuê tài chính quốc tế có nội dung và các dấu hiệu giống nhau Điểm khác nhau cơ bản giữa chúng là trong hợp đồng thuê tài chính quốc tế trụ sở thương mại của bên cho thuê và trụ sở thương mại của bên thuê phải nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau (Điểm 2 Điều 1 Công ước Ottawa 1988)

™ Xem: Điều 666 Bộ luật Dân sự và Điều 2 Luật về thuê tài chính của Cộng hoà

Liên bang Nga

'?* Xem: Luật Thương mại quốc tế, Minsk, 2000, tr 439

250

Trang 4

Dưới góc độ kinh tế, bản chất của hợp đồng thuê tai chính quốc tế là hợp

“đồng tin dụng tài chính, có nghĩa là người thuê muốn mua sắm máy móc, thiết

bị của mốt người bán xác định tuy nhiên không có khả năng tài chính để sở hữu chúng vì vậy phải yêu cầu ngân hàng hay công ty tài chính thanh toán Theo nguyên tắc thì tài chính có thể được cung cấp cho người thuê bằng hình thức khác ví dụ như cho người thuê vay, tuy nhiên trong trường hợp này người cho vay (ngân hàng hay công ty tài chính) phải thực hiện một số hoạt động nhất định và những hoạt động này thường gần liền với nhiều thủ tục phức tạp

để trong trường hợp không thu hồi được tiền cho vay có thể đòi lại được quyền

sở hữu đối với máy móc thiết bị được chuyển giao Thuê tải chính cho phép thực hiện việc cho vay trên thực tế nhưng người cho thuê vẫn giữ quyển sở hữu đối với đối tưọng hợp đồng thuê tài chính, có nghĩa là người cho thuê chỉ cung cấp tài chính theo hợp đồng thuê tai chính và mối quan tâm chính của họ chỉ là thu lợi nhuận tử việc cho vay tài sản

Hợp đồng thuê tài chính được sử dụng một cách rộng rãi nhỡ việc nó bảo đảm cho người thuê có khả năng được sử dụng những máy móc thiết bị công nghiệp và trong tương lai có thể có được quyền sở hữu đối với các máy móc thiết bị này mà không cần phải bỏ ra một khoản tiển lớn cho đầu tư ban đầu

Còn người cho thuê có thể dùng khả năng tài chính của mình để đầu tư một

cách có hiệu quả bằng cách mua máy móc thiết bị sau đó cho thuê và thường

là cho thuê dài hạn Người cho thuê hoàn lại vốn đầu tư của mình, bao gồm

cả lãi suất bằng cách nhận tiển do bên thuê thanh toán vì đã sử dụng tài sản Trong thực tiễn thương mại quốc tế, thường thì khi hợp đồng thuê tài chính hết thời hạn bên thuê mua lại tài sản đã thuê Thông thường cả bên cho thuê và bên thuê đều được hưởng ưu đãi về thuế, đây cũng là một trong những vấn

để làm cho hợp đồng thuê tài chính trở nên hấp dẫn trong hoạt động thương mại quốc tế "”

1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng thuê tài chính quốc tế

Hợp đồng thuê tài chính là một loại của hợp đồng thuê tài sản, nó được đặc trưng bởi một số dấu hiệu đặc thù Trên cơ sở Công ước quốc tế về hợp đồng thuê tài chính quốc tế, pháp luật của một số nước cũng như thực tiễn áp dụng hợp đồng thuê tài chính có thể khái quát một số dấu hiệu của hợp đồng thuê tài chính như sau:

1 Người cho thuê phải có mục đích cung cấp tài chính (đầu tư) ”, có nghĩa là người cho thuê ký kết hợp đồng thuê tài chính với mục đích là đầu tư

* Xem: Giáo trình Luật Dân sự, tập II, bán tiếng nga, Matxcơva, 2001, tr 194 13! Người cho thuê tài chính nong muốn đầu tư vào đối tượng thuê tài chính, việc mua tài sản là đối tượng thuê tài chính không phải để sử dụng mà để cho thuê kiểm lời

251

Trang 5

vào tài sản và sau đó cho thuê tải sản này, còn tiển do người thuê thanh toán theo bản chất là một hinh thức thu nhập từ việc đầu tư Rõ rảng người cho thuê không cần tài sản trong hình thức vật chất tự nhiên của nó mà người cho thuê mua tài sản với mục đích cho thưê để thu lời Ở đây quyển lợi của người cho thuê được bảo đảm bởi tài sản cho thuê thuộc sở hữu của họ, trong trường hợp người thuê không thực hiện nghĩa vụ của mình thi người cho thuê không cần yêu cầu bồi thường thiệt hại ma chi don giản là yêu cầu trả iại tài sản Như vậy hợp đồng thuê tải chính còn thực hiện chức năng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

2 Sau khi ký kết hợp đồng, bên cho thuê mua tài sản do người thuê lựa chọn của người bán cũng do người thuê chỉ định và giao tải sản đó cho bên thuê Theo Công ước Ottlawa 1988 về thuê tai chính quốc tế thì đây là dấu hiệu chủ yếu của hợp đồng thuê tài chính Trong trường hợp này, bên cho thuê không chịu trách nhiệm vị sự lựa chọn đối tương của hợp đồng cũng như

sự lựa chọn người bán Sự thực thi trong hợp đồng thuê tài chính, các bên cũng có thể thỏa thuận, bên cho thuê có nghĩa vụ lựa chọn đối tượng của hợp đồng và người bán Tuy nhiên ngay cả trong trường hợp này hợp đồng thuê tài chính vẫn có dấu hiệu, theo đó bên cho thuê phải mua tài sản sau khi ký kết hợp đồng và việc mua tài sản này nhằm mục đích phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng thuê tải chính

3 Tài sản được bên thuê thuê chỉ để sử dụng trong hoạt động kinh doanh thương mại Cũng chính vì mục đích này mà hợp đồng được ký kết

4 Người thuê đồng thời vừa chiếm hữu vừa sử dụng tài sản được bên cho thuê giao theo hợp đồng thuê tài chính Nếu người thuê chỉ sử dụng tài sản không thôi thì hợp đồng không còn ÿ nghĩa của hợp đồng thuê tài chính, bởi vì người cho thuê không cần thiết phải giữ lại quyền chiếm hữu đối với tài sản cho thuê Mục đích của bên cho thuê trong hợp đồng thuê tải chính là thu lợi nhuận thông qua việc cho thuê tài sản, vì vậy việc chiếm hữu tài sản đã cho thuê có thể gặp nhiều vấn để phức tạp bởi vì trong nhiều trường hợp bên

cho thuê có thể phải chịu một số chỉ phí bổ sung

5 Bên thuê có khả năng mua lại đối tượng thuê tài chính nếu việc mụa lại này được quy định trong hợp đồng Cũng phải nói rằng, quyển mua lại tài sản thuê cũng được quy định trong mọi hợp đồng thuê tải sản (Bộ luật Dân sự Việt Nam) Tuy nhiên, để mua lại tài sản, người thuê phải trả một khoản tiền mua đặc biệt được quy định trong hợp đồng thuê tài sản hay trong hợp thôa thuận bổ sung cho hợp đồng Còn trong hợp đồng thuê tài chính, tiền thuê đồng thời cũng là tiền mua lại tài sản Tất nhiên, khả năng mua lại đối tượng của hợp đồng thuê tài chính phải được quy định trực tiếp trong hợp đồng

Trang 6

VÌ những dấu hiệu nói trên mà một số tác giả coi hợp đồng thuê tài chính

là một giao dịch song vụ, gắn liền với hợp đồng mua bản tài sản cho thuê Bên cho thuê theo hợp đồng thuê tài chính giao việc thực hiện một phần nghĩa

vụ của mình cho người bán theo hợp đồng mua bán như là một sự ủy quyền thực hiện nghĩa vụ, theo đó người bán phải chịu trách nhiệm trước người thuê

về chất lượng của tài sản cho thuê Về phần mình, hợp đồng mua bán được coi là hợp đồng vi lợi ích của người thứ ba- bên thuê ”

Phổ biến nhất vẫn là quan điểm theo đó hợp đồng thuê tải chính là hợp đồng ba bên, trong đó có: người bán, ngưởi cho thuê, người thuê, mỗi một người có quyền và nghĩa vụ riêng của mình Quan điểm này được nhiều người ủng hộ ” và tim được sự thể hiện của mình trong Công ước Ottawa năm 1988

về thuê tài chính quốc tế Tuy nhiên, cấu trúc pháp lý cửa định nghĩa này không đặc trưng cho pháp luật của các nước châu Âu lục địa bởi vì luật pháp của các nước này chỉ công nhận sự tổn tại nghĩa vụ của nhiều bên trong giao dịch liên doanh liên kết, Vì vậy, đúng hơn hết không nên coi hợp đồng thuê tài chính quốc tế là hợp đồng giữa nhiều bên mà là loại hợp đồng phức tạp, trong

đó có cả quan hệ mua bán và quan nệ thuê tài san

1.1.3 Căn cứ pháp lý của hợp đồng thuê tài chính quốc tế

Hợp đồng thuê tài chinh được công nhận trong thực tiên xét xử của những quốc gia, ở đó pháp luật không dành riêng những quy phạm để điều chỉnh loại hợp đồng này, ví dụ, Hoa Kỳ, Nhật, Đức G một số quốc gia khác, loại hợp đồng này được pháp luật điều chỉnh một cách đặc biệt, ví dụ, ở Liên bang Nga được quy định trong Bộ luật Dân sự và Luật Thuê tài chính; ở Pháp, Luật Thuê tài chính năm 1966; ở Anh, Luật về thuê bán năm 1965

Văn bản pháp luật quốc tế chủ yếu điểu chỉnh hợp đồng thuê tài chính quốc tế là Công ước Ottawa được ký kết ngày 28.5.1988 Việc thông qua Công ước này tạo nên sự quan tâm đến vấn để hệ thống hóa việc điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực thuê tài chính ở nhầu quốc gia Liên minh châu Âu mong muốn các thành viên tham gia Công ước này Những quy định của Công ước Ottawa 1988 được Ủy ban Pháp luật của LEASEUROPE sử dụng

để soạn thảo hợp đồng thuê tài chính mẫu áp dụng trong hoạt động thuê tài chính trong phạm vi châu Âu, Hiện nay số lượng quốc gia tham gia công ước này không nhiểu, vì vậy các quan hệ phát sinh từ hợp đồng thuê tài chính

** Xem; Giáo trình Luột Dân sự, tập I1, Matxcova, 2000, tr 195

°# Xem: Giáo trình Luật Dân sự, tập IL, Matxcdva, 1993, tr 142-14; Gazman

V.D Thuê tài chính: Lý luận, thực tiễn va bink ludn, Matxcova, 1991, tr, 94;

Resetnik I A., Điều chỉnh bằng pháp luật thuê tài chính ở Cộng hoà Liên Bang

Nga, Perm 1998, tr.7-21

253

Trang 7

quốc tế được điều chỉnh bằng các quy phạm của luật quốc gia (có thể áp dụng các quy định của pháp tuật điều chỉnh hợp đồng thuê tải sẵn)

Ở Việt Nam chúng ta hợp đồng thuê tài chính được tuật Các tổ chức tín dụng điều chỉnh (Điều 61, 62, 63) ” Tuy nhiên, văn bản pháp luật này chỉ dừng lại ở mức độ quy định quyển và nghĩa vụ của bên cho thuê và bền thuê

mà chưa nói rõ bản chất, đặc điểm của hợp đồng thuê tải chính cũng như mối quan hệ giữa người bán và người thuê Việc pháp luật của Việt Nam chưa điều chỉnh một cách toàn điện những quan hệ phát sinh từ hợp đồng thuê tài chính cũng như chính bản thân hợp đồng thuê tài chính sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương của nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

1,2 Nội dung của hợp đồng thuê tài chính

Nôi dụng cơ bản của hợp đồng thuê tài chính bao gồm các diéu khoản chủ yếu và quyến, nghĩa vụ của các bên

1.2.1 Các điều khoản cơ bắn của hợp đồng thuê tài chính

- Đối tượng của hợp đồng thuê tài chính là mọi tài sản không phải hàng tiêu dùng, gồm cỏ: nhà máy xí nghiệp, những loại tài sản khác như: máy móc thiết bị, các phương tiên vận tải, những tài sản là động sản hay bất động sản được sử dụng trong hoạt đông kinh doanh thương mại

Thông thường, đối tượng của hợp đồng thuê tài chính là động sản bởi vì những hoạt động thương mại có tính hệ thống đại trà thường mang lại nhiều lợi nhuận Đất đai, mặt nước không thể là đối tượng của hợp đồng thuê tài chính quốc tế

Như vậy, có thé nói rằng đối tượng của hợp đồng thuê tài chính quốc tế là mọi tài sản mã người thuê có thể sử dụng cho mục đích kinh doanh thương mại Theo nguyên tắc, đối tượng của hợp đồng thuê tài chính quốc tế là bất động sản, động san, tuy nhiên Công ước quốc tế Ottawa 1988 khong coi bất động sản là đổi tượng của hoạt động này do tính đặc thù của giao dịch này trong lưu thông quốc tế Có thể nhận thấy rằng quy định về bất động sản và động sản trong Công ước Viên 1980 và trong Công ước Ottawa 1988 có một

số điểm khác nhau Ví dụ máy bay, tàu thủy, tàu hóa là bất động sản theo Công ước Viên 1980 nhưng trong thực tiễn thương mại các loại tài sản trên được coi là đối tượng của hợp đồng thuê tài chính quốc tế

Đối tượng của hợp đồng thuê tài chính, sau khi được giao cho người thuê, vẫn thuộc sở hữu của người cho thuê, Dưới góc độ kế toán, việc tài san cho

13! Xem: Luật Các tổ chức tín dụng

Trang 8

thuê thuộc sở hữu của người cho thuê cần phải được thể hiện trong sổ sách

kế toán của người cho thuê Tuy nhiên hợp đồng thuê tài chính cũng có thể quy định đối tượng cúa hợp đồng năm trong sổ sách kế toán của người thuê Đây là sự khác biệt co bản với hợp đồng thuê tài sản thông thường Quy định này thể hiện sự cần thiết phải giải quyết vấn để ai là người phải chịu khấu hao đối tượng của thuê tài chính Trong thực tiễn thương mại, tài sản là đối tượng của thuê tài chính nằm trong sổ sách kế toán của người nào thì người đó chịu khấu hao tài sản

Bên thuê có quyển chiếm hữu và sử dụng đối tượng thuê tài chính, Quyền nay theo bản chất là quyền tuyệt đối, nỏ không thể là đối tượng của việc tranh chấp theo nghĩa vụ của người cho thuê, ngay cả khi tài sản cho thuê được dang ký dưới tên của người cho thuê

Quyển định đoại đối tượng của hợp đồng thuê tài chính thuộc người cho thuê Người cho thuê có thể đòi lại tài sản cho thuê trong những trưởng hợp

và theo thủ tục do pháp luật hay hợp đồng thuế tài chính quy định, ví dụ, bên thuê không trả tiền thuê

Tuy nhiên quyền định đoạt đối tượng của hợp đồng thuê tài chính của bên cho thuê bị pháp luật (nếu có) hay hợp đồng hạn chế Theo nguyên tắc, chủ

sở hữu tài sản có quyền thế chấp tài sản của mình, nhưng nếu người cho thuê thế chấp tài sản cho thuê theo hợp đồng thuê tài chính thì bên thuê có quyền hủy hợp đồng và yêu cầu bổi thường thiệt hại

- Thời hạn của hợp đồng thuê tài chính do các bên thỏa thuận, phụ thuộc vào giá trị và thời gian khấu hao của tài sản cho thuê Thông thường hợp đồng được kỹ dài hạn Tài sản là đối tượng của hợp đồng thuê tài chính được cho thuê trong một thời hạn nhất định, thời hạn này thường là tương đương với thời gian khấu hao của tải sản cho thuê, tức là thởi gian mà bên cho thuê có thể thu hổi cả vốn lẫn tãi Khả năng mà hợp đồng thuê tải chính vô thời hạn hay không quy định thời hạn không được pháp luật cho phép cũng như không được công nhận trong thực tiễn hoạt động thuê tài chính Điểu này không phải

là ngẫu nhiên, bởi vì trong hoạt động thuê tài chính đòi hỏi phải có sự tính toán mức tiền thuê tài sản một cách chính xác phụ thuộc vào thời hạn của hợp đồng Như vậy khi ký kết hợp đồng, các bên đã biết thời hạn hợp đồng

có hiệu lực Trong trường hợp ngược lại, những tiêu chí rõ ràng để xác định khả năng tài chính của công ty cho thuê tài chính sẽ bị mất di mà công ty tài chính được phép huy động vốn từ bên ngoài

- Giá của hợp đồng thuê tài chính được hiểu là tiền thuê tài sẵn và bao gồm hai phần: chỉ phí đầu tu và thù lao của bên cho thuê Tiền thuê tài chính được thanh toán phụ thuộc vào thời gian hao mòn của tài sản cho thuê

255

Trang 9

Những chỉ phí đầu tư bao gồm:

+ Giá thành ban đầu của đối tượng hợp đồng thuê tài chính;

+ Lãi suất mà bên cho thuê phải trả cho ngân hàng theo hợp đồng vay tín dụng;

+ Những chỉ phí liên quan đến bảo lãnh theo hợp đồng nếu có;

+ Thuế và những khoản thanh toán khác;

+ Những chỉ phí của bên cho thuê liên quan đến việc thực hiện bảo dưỡng đại tu đối tượng hợp đồng tài chính nếu bên cho thuê có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ này

+ Tiền mua bảo hiểm cho đối tượng của hợp đồng thuê tài chính nếu bên cho thuê mua bảo hiểm và nếu hợp đồng tài chính không có quy định khác Thủ lao là khoản tiền được quy định trong hợp đồng thuê tài chính mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê ngoài chỉ phí đầu tư ban đầu Đây chính là thu nhập của bên cho thuê tài sản

Trong thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế, tiền thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính được xác định theo nguyên tắc dưới dạng thanh toán cho toàn bộ tài sản được thuê Trong trường hợp nếu đối tượng của hợp đồng gồm nhiều tài sản có thời hạn sử dụng khác nhau thì tiền thuê sẽ được xác định phù hợp và được tính vào thời hạn sử dụng của mỗi loại tài sản

1.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên

- Nghĩa vụ của bên cho thuê

Mua tài sản của người bán do bền thuê chỉ định'3 trên cơ sở hợp đồng

mua bán hàng hoá Bên cho thuê, khi mua tài sản, phải thông báo cho người bán biết rằng, tài sản được mua để cho thuê và chỉ rõ tên người thuê, Hợp đồng cũng có thể quy định, bên cho thuê tự chọn tài sản và tự chọn người bán Theo quy định của Điểu 8 Công ước Ottawa 1988, bên cho thuê không chịu trách nhiệm trước người thuê về chất lượng của đối tượng hợp đồng thuê tài chính, ngoại trử trường hợp khi mà người thuê chịu những thiệt hại do sự can thiệp của người cho thuê trong việc lựa chọn người bán hay đối tượng hợp đồng gây ra cũng như trong trường hợp nếu người thuê quá tin tưởng vào kinh nghiệm của người cho thuê Theo hợp đồng này, người cho thuê không chịu trách nhiệm trước ngưới thứ ba về những thiệt hại do đối tượng hợp đồng thuê tài chính gây ra

Bảo đảm việc giao tài sản cho bên thuê, tài sản phải phù hợp với điều kiện của hợp đồng và mục đích sử dụng Theo quy định Điều 10 Công ước

5 Bên thuê chỉ định cả loại tài sản, cả người bán,

256

Trang 10

ˆ Otawa 1988, người thuê có các quyền đối với người ban, và người bán phải

có nghĩa vụ tương ứng đối với người thuê như là một bên của hợp đồng mua bán Tất nhiên người bản không thể chịu trách nhiệm theo hợp đồng thuê tài chính trước người cho thuê và người thuê về cùng một thiệt hại Ngoài ra, người thuê không thể đơn phương hủy hợp đồng mua bán

Theo quy định của Điều 12 Công ước Ottawa 1988, nếu người giao hàng

vi phạm nghĩa vụ do không giao hàng hay chậm giao hàng cho bên thuê thì bên thuê có quyền đơn phương hủy bở hợp đồng thuê tài chính quốc tế và từ chối nhận máy móc thiết bị Tuy nhiên, bên cho thuê có quyền sửa chửa sai sót của minh bằng cách đề nghị thay thế máy móc thiết bị phù hợp với hợp đồng bên thuê ngoài ra

Bên thuê có quyển chưa thanh toán tiền thuê theo định kỳ nếu bên cho thuê chưa khắc phục sữa chữa sai sót trong việc thực hiện hợp đồng thuê tài chính quốc tế bằng cách thay thể máy móc thiết bị phù hợp với điều kiện hợp đồng Nếu bên thuê nhất định đơn phương hủy bồ hợp đồng thì có quyền yêu cầu bên cho thuê phải trả lại các khoản đã thanh toán

Bên thuê không có quyển đưa ra cho bên cho thuê bất kỳ một yêu cầu nào khác liên quan đến việc người bán không giao hàng, không giao đủ hay giao chậm ngoại trừ trường hợp là hậu quả những hành vỉ của bền cho thuê Tuy nhiên cần phải chú ý rằng, mặc dủ bên cho thuê không chịu trách nhiệm trước bên thuê do tài sản được giao theo hợp đồng thuê tài chính quốc tế không phù hợp với điều kiện hợp đồng nhưng có quyền cùng với bên thuê đưa

ra những yêu cầu liên quan đến chất lượng của máy móc thiết bị cho bên bán Bởi vì việc sử dụng đối tượng thuê tài chính quốc tế là mục đích chính của bên thuê, nên đối tượng của thuê tài chính thường được đăng ký dưới tên người thuê Theo nguyên tắc, trong chứng từ đăng ký có chỉ rõ chủ sở hữu của đối tượng hợp đồng thuê tài chính (người cho thuê), ngoài ra hợp đồng thuê tài chính côn quy định nghĩa vụ của bên thuê không có quyền đưa ra một

sự thay đổi nào vào chứng từ đăng kỷ nếu không có sự đồng ý của bên cho thuê Trong trưởng hợp hợp đồng thuê tài chính chấm dút hiệu lực trước thời hạn hoặc trong trường hợp bên thuê không sử dụng quyền mua lại đổi tượng của hợp đồng thuê tải chính, đăng ký của các đổi tượng này bị hủy

Bên cho thuê phải bảo đảm cho bên thuê quyền sử dụng đổi tượng của hợp đồng thuê tài chính và bảo vệ quyền này khỏi sự can thiệp của người thứ

ba, ngoại trừ trưởng hợp sự can thiệp đó là hậu quả của những hành ví hay sơ suất của chính bên thuê

- Nghĩa vụ của bên thuê: Theo pháp luật Việt Nam, nghĩa vụ của bên thuê được quy định rõ tại Khoản 2 Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng

257

Trang 11

Theo quy định tai Điểu 9 Gông ước Ottawa 1988, bén thuê có nghĩa vụ phải quan tâm một cách đúng mức đến đối tượng của hợp đồng thuê tài chính, sử dụng mục đích này mà vị mục đích này đối tượng hợp đồng được sẵn xuất, bảo quản máy móc thiết bị trong những điều kiện phủ hợp

Nghĩa vụ sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ hay đại tu máy móc thiết bị của cac bên được quy định trong hợp đồng Theo nguyên tắc chung, trong thuê tải chính quốc tế bèn thuê phải thực hiện nghĩa vụ này

Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng thuê tải chính quốc *ế, bên thuê có nghĩa vụ cho phép bẻn cho thuê tiếp cận đối tượng của hợp đô 4, tiếp cận với những thông tin tài chính với mục đích thực hiện giảm sát việc sử dụng đối tương của hợp động, tuân thủ những diéu kiện của hợp đồng liên quan đến báo quản, gid gin đối tượng của hợp đồng

Bảo hiểm cho tải sản thường được hoặc người thuê hoặc người cho thuê tiến hành mua Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng được bên cho thuê mua bảo hiểm thì tiền mua bảo hiểm sẽ được tính vào tiền thuê phù hợp với điêu kiện của hợp đồng Nếu bên thuê tài chỉnh ký hợp đồng mua bảo hiểm cho đối tượng thuê tài chính thì hợp đồng này được kỷ kết vì lợi ích của bên cho thuê, có nghĩa là bên cho thuê sẽ nhận bảo hiểm trong trường hợp rủi ro Theo Điều 7 Công ước Ottawa 1988, bên cho thuê vẫn là chủ sở hữu đổi với đối tuởng của hợp đồng thuê tài chính, tức là máy móc, thiết bị, vì vậy tong trưởng hợp bên thuê bị phá sản thì chủ nợ của bên thuê không có quyển yêu cầu đối với đối tượng thuê tài chỉnh quốc tế

Theo quy định của Điểu 14 Công ước Ottawa 1988, bên cho thuê có thể chuyển nhượng một phần hay tất cả các quyền liên quan đến đối tượng của thuê tài chính quốc tế Tuy nhiên sự chuyển nhượng các quyền này không ảnh hưởng và làm thay đổi bản chất của hợp đồng thuê tài chính được ký kết trước đó và cũng không miễn trừ một trách nhiệm não cho bên thuê

Bên thuê không có quyển định đoạt đối tượng thuê tài chính theo ý mình bằng cách chuyển nhượng cho người thứ ba Bên cạnh đó, Điểm 2 Điều 14 lại cho phép bên thuê giao quyển sử dụng đối tượng hợp đồng thuê tài chỉnh hay một quyền nào khác theo hợp đồng cho người thứ ba nếu được sự đồng ý của bên cho thuê và phải phủ hợp với lợi ích của người thử ba

258

Trang 12

- Bên thuê cho thuê lại tài sản khi chưa có sự đồng ý của bên cho thuê;

- Nếu bên thuê không bảo quản tài sản thuê theo đúng quy định;

- Nếu bên thuê không trả tiển thuê tài sản đúng thời hạn (có thể hai hay

II HỢP ĐỒNG BAO THANH TOAN (FACTORING)

2.1 Khái niệm và đặc điểm hợp đồng bao thanh toán

2.1.1 Khái niệm

Trong hoạt động thương mai và thương mại quốc tế nói riêng, những người bán hảng và cùng cấp dịch vụ bao giờ cũng mong muốn được phía đối tác thanh toán tiên mua hàng hay dịch vụ một cách nhanh chóng nhất Tuy nhién mong muốn này không phải lúc nào cũng được thỏa mãn do nhiều hoàn cảnh, trước hết là khả nằng tài chính, mả người mua hay người hưởng dịch vụ không phải bao giờ cũng thực hiện việc thanh toán môi cách nhanh chóng

Để giải quyết mâu thuẫn nói trên, trong thực tiễn thương mại quốc tế đã hình thành một loại quan hệ hợp đồng gọi là Hợp đồng Factoring - Hợp đồng bao thanh toán

Theo quy định của Điều 21 Quy chế hoạt đông bao thanh toán của các tổ chúc tin dụng (sau đây được gọi là Quy chế bao thanh toán) '?, hợp đồng bao thanh toán là văn bản thoả thuận giữa đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng

về việc mua lại các khoản phải thu phù hợp với các quy định của pháp luật Định nghĩa hợp đồng bao thanh toán trong Công ước Ottawa 1988 khác với quy định của pháp luật Việt Nam Theo Điều 1.2 của Công ước, hợp đồng bao thanh toán (Factoring) được ký kết giữa một bên là người giao hàng với bên khác là ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác, theo đỏ:

1- Người giao hàng (người xuất khẩu) phải hay sẽ nhượng lại cho ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác quyền yêu cầu thanh toán phát sinh từ hợp đồng mua bản hàng hóa được ký kết giữa người bán với người mua, ngoại tr những trưởng hợp khi hàng hóa được mua bán dùng cho mục dich cá nhân hay gia đình

!° Xem: Quyết định số 1096/⁄2004/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam ngày 6-9-2004

259

Trang 13

2- Ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác - có nghĩa vụ phải thực hiện ít nhất là hai trong các hành vi sau đây:

a- Cung cấp tài chính cho người bán trong đó bằng cả hình thức cho vay vốn hay trả trước tiền hang

b- Thực hiện kế toan liên quan đến việc nhận tiền từ người mua hàng c- Nhận tiền bản hàng tử người mua

d- Có biện pháp bảo vệ trong trường hợp người mua hàng không có khả năng thanh Toản

3- Người mua hàng (người mắc nợ) cần phải nhận được sự thông báo về

sự tồn tại hợp đồng bao thanh toán giữa người bán với ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác

So sánh Điều 21 Quy chế bao thanh toán với Điều 1 Công ước Ottawa có thể thấy rằng, đối tượng của hợp đồng bao thanh toán theo Công ước không chỉ giới hạn bởi khoản phải thu

Từ những định nghĩa nêu trên, có thể thấy rằng, hợp đồng bao thanh toán

là một hợp đồng phức tạp, bao gồm một số loại nghĩa vụ vả là một quan hệ pháp luật ba bên gồm có:

- Chủ nợ là người bán, thực hiện công việc hay người cung cấp dịch vụ

- Người mặc nợ là người mua, người đặt hàng hay người hưởng dịch vụ

- Công ty tài chính được người bán bán lại khoản phải thu

Mặc dù có ba chủ thể tham gia vào hoạt động bao thanh toán: người bán, ngân hàng, người mua nhưng chủ thể của hợp đồng bao thanh toán chỉ có người bản và ngân hàng

Người mua mặc dù có tham gia vào hoạt động bao thanh toán nhưng lại không tham gia vào hợp đồng và không có một sự ảnh hưởng nào đến nội dung của hợp đồng Điều này được giải thích bởi việc, đối với người mua thi việc họ thanh toán cho ai, cho người bán hay cho người ngân hàng khi đến thời hạn thanh toán đều không quan trọng bởi vì quyển yêu cầu thanh toán ở đây không có tỉnh chất nhân thân

Nội dụng của hợp đồng bao thanh toán có mục đích xác lập các mối quan

hé kinh tế thương mại gắn bó, mật thiết giữa các bên trong thời gian được hợp đống quy định Loại hợp đồng này cũng quy định sự hợp tác của các bên trong quá trình tiến hành hoại động thương mại, góp phần làm cho hoạt động thương mại trên thị trường trở nên ít căng thẳng và phức tạp hơn

Sự tiện lợi của hợp đồng bao thanh toán (Factoring) thể hiện ở chỗ: Người

xuất khẩu sau khi giao hàng cho người mua có thể nhận được tiền bán hàng

Trang 14

tử công ty tài chính ngay mà không cần phải đợi đến thời hạn thanh toán Như vậy trọng nhiều trường hợp, người xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ không cần phải lo lắng gì đến vấn đề người mua hay người hưởng dịch vụ vì một nguyên nhân nào đỏ chậm thanh toán hay hoàn toàn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình Khi sử dụng loại hợp đồng này người bán có thể tránh được những chỉ phí không cần thiết liên quan đến việc yêu cầu người mua thanh toán, liên quan đến việc thực hiện nghiệp vụ kế toán xuất khẩu, nghiên cứu thị trường, xác định chiến lược phát triển và thâu tóm những thị trưởng tiêu thụ sản phẩm của mình Ngoài ra thông qua hợp đồng bao thanh toán ngân hàng hay tổ chức tin dụng cung cấp cho khách hàng một phương thức tài trợ mới, góp phần làm cho các hoạt đông huy động vốn trở nên đa dạng và hiệu quả hơn

Việc sử dụng rộng rãi hợp đồng bao thanh toán trong thương mại quốc tế đỏi hỏi sự cần thiết phải tiêu chuẩn hóa các quy phạm pháp luật để điểu chỉnh loại quan hệ này

Việc áp dụng hợp đồng bao thanh toán một cách rộng rãi trong hoại động thương mại quốc tế đã dẫn đến việc UNIDROIT soạn thảo va thông qua Công ước về bao thanh toán (Factoring) ngày 28-5-1988 tai Ottawa 6 Việt Nam chúng ta, trước đây bao thanh toán còn là một loại dịch vụ chưa được nhiều ngân hàng biết đến, và cũng chỉnh vì vậy mà hợp đồng bao thanh toán chưa được sử dụng trong thực tiễn hoạt động kinh doanh thương mại Ngày 6-9-

2004 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quy chế bao thanh toán, Sau khi Quy chế bao thanh toán được ban hành nhiều ngân hàng, kể cả của trong nước và của nước ngoài tiến hành triển khai việc cung cấp loại sản phẩm này ''?,

Hợp đồng bao thanh toán là một hợp ,đồng thực hiện dịch vụ trung gian trong việc thanh toán giữa các bên thường là trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Bản chất của hợp đồng bao thanh toán thể hiện ở chỗ: Tổ chức tín dụng hay ngân hàng đồng ý giải phóng người xuất khẩu khỏi gánh nặng tài chính trong việc yêu cầu các đối tác nước ngoài thanh toán để người xuất

khẩu có thể tập trung vào hoạt động chính của mình Như vậy tạo nên sự

phân chia chức năng của các chủ thể của hoạt động thương mại Người xuất khẩu bán hàng, giao hàng và các chứng tử liên quan đến hàng hóa, còn ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác thanh toán ngay cho người xuất khẩu, sau đó công ty tải chính yêu cầu người mua thanh toán lại cho mình

“” Ngày 24-6-2005 Ngân hàng UFJ của Nhật Bản tổ chức cuộc hội thảo giới

thiệu sắn phẩm bao thanh toán tại Thành phố Hồ Chí Minh

261

Trang 15

2.1.2 Phân loại

Trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng bao thanh toán quốc tế, căn

cứ vào mối quan hệ pháp lý của những người tham gia vào quan hệ bao thanh toán, có thể phân chia hợp đồng bao thanh toán thành hai loại: Hợp đồng bao thanh toán đóng và hợp đồng bao thanh toán mở

- Hợp đồng bao thanh toán đóng

Trong hợp đồng bao thanh toán đóng (Confidential factoring) là người bán hàng bán cho ngân hàng hay tổ chức tin dụng khác khoản phải thu phat sinh

†ủ việc bản hãng nhung van gid quan hé hop đồng với người mua Trong loại hợp đồng này người mua không được thông báo về hợp đồng bao thanh toán được kỹ kết giũa người bán và ngân hang hay tổ chức tín dụng khác và ngân hàng hay tổ chục tin dụng thục hiện thanh toán cho người bán và nhân danh ngưỡi bản có quan hệ trục tiếp v3i người mua Ngân hang khi yêu cấu người mua thanh toán đã hảnh động theo ủy quyền và nhân danh người bán

Trong thực tiền hoạt động thương mại quốc tế, hợp đồng bao thanh toán đóng còn được biết đến trong những trường hợp khi người giao hàng trực tiếp thực hiện việc nhân tiền thanh toản tử người mua, còn ngân hàng chỉ cung cấp tài chính cho người bán, tức là có sự tồn tại của hợp đồng bao thanh toản

mà người thứ ba không được biết Tuy nhiên, Công ước Ottawa 1988 không coi những quan hệ nói trên là những quan hệ thuộc hợp đồng bao thanh toán

vả dĩ nhiên loại hợp đồng này không được Công ước Ottawa điều chỉnh Loại hợp đồng nay cũng không được Quy chế bao thanh toán của điều chỉnh, nó được điều chỉnh chủ yếu bằng các điều kiện do các bên thoả thuận trong hợp đồng và thực tiễn thương mai

Quan hệ pháp lý trong hợp đồng bao thanh toán đóng theo bản chất là mối quan hệ nội tại giữa người bán hàng và ngân hàng hay tổ chức tín dụng Như vây, trong hợp đồng bao thanh toán đóng chỉ chuyển giao quyền "kinh tế” đối với việc thanh toán sau này, còn quyền “pháp lý” tức là quyền yêu cầu thanh toán không chuyển giao Loại hợp đồng này bao gồm cả các yếu tố của hợp đồng đại diện (có sự ủy quyền) và hợp đồng tin dụng (liên quan đến việc người thực hiện cung cấp tài chính cho người bán) Trong trưởng hợp ngân hàng cung cấp cho người bán một số dịch vụ bổ sung thi hợp đồng bao thanh toán bao gồm cả những yếu tổ của hợp đồng cung cấp dịch vụ

Bao thanh toán đóng trong thương mại quốc tế thường được sử đụng trong những truởng hợp, khi mà có sư tham gia công khai của ngân hay tổ chức tín vào quan hệ thanh toán giữa người mua và người bán theo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể gây thiệt hại cho quyển lợi của người bán 282

Trang 16

- Hợp đồng bao thanh toán mở

Khác với hợp đồng nhượng bao thanh toán đóng, trong hợp đồng bao thanh toan mé (open factoring, conventions factoring, disclosed factoring) người bán giao quyển yêu cầu có tính pháp lý cho ngân hàng nhận thanh toán

tử người mua khi đến thời hạn mà người mua phải thanh toán theo thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán Chính vì lý do này nên ngân hàng hay tổ chức tin dụng trở thành chú ng theo hợp đồng mua bán hàng hóa với người mua, còn nghĩa vụ giao hàng vần là của ngưỡi bán hàng

Trong hợp đồng bao thanh toán mở, người bán hay ngân hàng có nghĩa

vu phải thông báo cho người mua vê sự tham gia của ngàn hàng vào hợp đông mua bán Thông thường, ngay trong khi hoàn thanh chứng từ giao hàng cùng như trong khi người bán giao hóa đơn thương mại cho người mua, thì trong cac chứng tu nảy có chỉ rõ người mua phải thanh toán tiến mua hàng cho ngân hàng Trong các chúng tủ nói trên cũng chỉ cần nói rõ rằng, chỉ có việc thanh toản cho ngân hàng thi người mua mới được coi là đã thực hiện đùng nghĩa vụ thanh toàn

Bởi vi hối phiếu là một trong những chứng tử quan trọng mà bên bán phải giao cho ngân hàng va trong hối phiếu cỏ chỉ rõ rằng, ngân hàng hay tổ chức tin dụng tham gia vào quan hệ nghĩa vụ giữa người bán với người mua nên loại hợp đồng này được coi là hợp đồng bao thanh toán mở Theo nguyên tắc chung và thực tiễn cho thấy rằng, hợp đồng bao thanh toán mở bảo vệ quyền lợi cho người thế quyền ở một mức độ cao hơn, chặt chẽ hơn

Tuy nhiên trong thực tế, nhiều chủ thể của hoạt động thương mại có cách nhìn nhận tiêu cực đối với hợp đồng bao thanh toán mở vì họ cho rằng, việc thông báo cho người mua biết việc thanh toán phải được thực hiện vì lợi ích của người thứ ba có thế bị xem xét như là hiện tượng không ổn định của tinh hình tài chính của người bán, và kéo theo sự e ngại của các đổi tác đối với người bán

Căn cử vào quyền truy đòi của ngân hàng hay của tổ chức tín dụng đối với người giao hàng có thể phân hợp đồng bao thanh toán truy đòi và miễn truy đòi (Điều 11 Quy chế bao thanh toan)

Trong hợp đồng bao thanh toán có quyền truy đòi, ngân hàng hay tổ chức tin dung khác có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho người bán hàng trong trường hợp người mua không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu khi đến thời hạn Trong hợp đồng bao thanh toán miễn truy đòi ngân hàng chịu toàn bộ rủi ro trong trường hợp người mua không có khả năng thanh toán các khoản phải thu khi đến hạn Ngân hàng chỉ cỏ quyển đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán trong trường hợp bên mua hàng từ chối thanh

263

Trang 17

toán khoản phải thu do người bán giao hàng không phủ hợp với điều kiện của hợp đồng hoặc vì một lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của người mua

Việc sử dụng loại bao thanh toán truy đòi hay miễn truy đòi hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của các bên và thông thường phụ thuộc vào khả năng thanh toán của người mua hay mức chiết khấu

2.1.3 Đặc điểm của hợp đồng bao thanh toán

Hợp đồng bao thanh toán có các đặc điểm cơ bản sau đây:

- Hợp đồng này là một hợp đồng thương mại, chủ thể của nó chỉ có thể là thương nhân, khác với việc chuyển giao quyền yêu cầu được quy định tại Mục

4 Ghương 1 Phần thứ ba của Bộ luật Dan su Việt Nam Vì có tính chất thương mại nên hợp đồng bao thanh toán là hop đồng sơng vụ

- Thông thường ngân hàng không chịu trách nhiệm do người bán không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình trước người mua theo hợp đồng mua ban

- Là một hợp đồng phức tạp bao gồm cả yếu tổ của hợp đồng tín dụng, chuyển giao quyền yêu cầu, hợp đồng đại diện, hợp đồng ủy quyền cũng như hợp đồng cung cấp dịch vụ

- Tính quốc tế của hợp đồng bao thanh toản được xác định bởi trụ sở thương mại của người bán và của ngân hàng nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau Tuy nhiên trong trường hợp nếu trụ sở thương mại của người bán và ngân hàng hay tổ chức tin dụng khác củng nằm trên lãnh thổ của một quốc gia, còn trụ sở thương mại của người mua nằm trên lãnh thổ của một quốc gia khác thì hợp đồng này cũng được coi là hợp đồng bao thanh toán quốc tế

2.1.4 Sự khác biệt giữa bao thanh toán với các quan hệ tương tự

Cần phải phân biệt rõ hợp đồng bao thanh toán với những quan hệ tương

tự khác, tuy nhiên việc chỉ rõ sự khác nhau giữa chúng không phải là vấn đề đơn giản bởi hợp đồng này là một loại hợp đồng phức tạp bao gồm nhiều yếu

tố của các loại hợp đồng khác nhau

a Khác với hợp đồng nhượng quyền yêu cầu theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam

- Thông thường, hay có sự đồng nhất hợp đồng bao thanh toán với hợp đồng nhượng quyền yêu cẩu được quy định trong Bộ Luật Dân sự Tuy nhiên

sự đồng nhất này không thể được coi là chính xác bởi hợp đồng bao thanh

Trang 18

toán kín không có yếu tố chung nào với nhượng quyền yêu cầu Còn hợp đồng bao thanh toán mở thì đối tượng của nó ngoài việc chuyển giao quyền yêu cầu còn có các quan hệ khác, ví dụ: cung cấp dịch vụ, hỗ trợ tài chính

- Chủ thể của chuyển giao yêu cầu là một chủ thể cửa lưu thông dân sự, côn trong hợp đồng bao thanh toán chủ thể phải là thương nhân Ngoài ra một trong hai chủ thể là chủ thể đặc biệt (ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác)

- Hợp đồng bao thanh toán luôn là hợp đồng hoàn trả, có nghĩa là ngân hàng nhận lấy quyền yêu cầu thanh toán vì một khoản lợi nhất định (tiền hoa hồng hay thù lao) Chuyển giao quyền yêu cầu không phải lúc nào cũng là nghĩa vụ hoàn trả, ví dụ, chuyển giao quyển yêu cầu có thể được thực hiện thông qua hợp đồng tặng cho

- Nếu như chuyển giao quyển yêu cầu có thể là một nghĩa vụ đơn phương thì chuyển giao quyền trong thanh toản luôn là nghĩa vụ song phương bởi vì người bán giao hoặc sẽ giao quyền yêu cầu thanh toán còn ngân hàng hay tổ chức tín dụng có nghĩa vụ phải thanh toán cho người bán một số tiền nhất định

- Mục đích của hoạt động bao thanh toán trước hết là huy động tài chính một cách có hiệu quả, có nghĩa đây là một hình thức đặc thù của hỗ trợ tài chính cho người bán Mục đích của chuyển giao quyền yêu cầu có thể rộng hơn Chuyển giao quyền yêu cầu trong Luật Dân sự theo nguyên tắc có mục đích nhận tiền nợ khi người mắc nợ không có khả năng thanh toán cho chủ ng với tư cách là một hình thức trả nợ đã chuyển giao quyền yêu cầu

- Đối tượng chuyển giao quyền yêu cầu là bất kỳ nghĩa vụ nào không gắn liền với nhân thân của người có quyển, còn đối tượng của bao thanh toán chi co thể là nghĩa vụ bằng tiền phat sinh từ hợp đồng mua bán, cung cấp dịch vụ

- Hợp đồng bao thanh toán là hợp đồng dài hạn, có nghĩa đổi tượng của hợp đồng là việc chuyển giao nợ của người mua trước người bán cho người thế quyền cần được thực hiện chừng nào nợ còn xuất hiện Còn chuyển giao quyền yêu cầu là một hành vi nhất thời

- Cơ sở pháp lý của hợp đồng bao thanh toán là hợp đồng mua bán khoản phải thu Còn cơ sở pháp lý của việc chuyển quyền yêu cầu có thể rộng hơn không chỉ liên quan đến việc thanh toán

b Khác với hợp đồng tín dụng

Cần thiết phải phân biệt hợp đồng bao thanh toán với hợp đồng vay tín dụng, hơn nữa sự giống nhau bề ngoài của hai loại hợp đồng này thể hiện ở chỗ ngân hàng đều giao cho người bán hay người vay một số lượng tiền nhất định, và số tiền này phải được hoàn trả cho ngân hàng hay tổ chức tín dụng

cùng với một khoản lợi Sự khác biệt giữa chúng được thể hiện ở chỗ, người

bán trong hợp đồng bao thanh toán không trực tiếp trả lại tiền cho ngân hàng

265

Ngày đăng: 26/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w