SKKN sử dụng nhóm phương pháp nêu gương đánh giá trong giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớp 5 tuổi

22 4.3K 3
SKKN  sử dụng nhóm phương pháp nêu gương   đánh giá trong giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớp 5 tuổi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Lần đầu tiên làm quen với bài tập tốt nghiệp cuối khoá đối với em thật mới mẻ và bỡ ngỡ. Được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Khoa giáo dục mầm non - trường Đại học sư phạm I Hà Nội. Đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy Đinh Hồng Thái - người hướng dẫn em hoàn thành bài tập này. Đề tài của em đã được hoàn thành, để có được cơ sở thực tiễn của việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ phải kể đến sự giúp đỡ tạo điều kiện của Ban giám hiệu trường Tân Lập và 2 cô giáo chủ nhiệm lớp 5 tuổi của trường. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học sư phạm - khoa giáo dục mầm non. Đặc biệt là thầy giáo Đinh Hồng Thái. Đồng thời xin cảm ơn Ban giám hiệu và 2 cô giáo trường mầm non Tân Lập - Huyện Lạc Sơn - tỉnh Hoà Bình đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt bài tập nghiệp vụ cuối khoá này. MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài II. Mục đích nghiên cứu III. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận 2. Thực hiện sư phạm, tác động sư phạm để giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá 3. Đề xuất và những kiến nghị sư phạm. IV. Phương pháp nghiên cứu. 1 1. Đọc tài liệu 2. Thực hiện sư phạm 3. Xử lý kết quả. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I: Cơ sở lý luận 1. Cơ sở lý luận của việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo. Chương II. Mô tả quá trình nghiên cứu I. Khảo sát nhận thức hành vi giao tiếp của trẻ II. Biện pháp tác động để giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN I : MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 1. Cơ sở lý luận: Đất nước ta đang trên bước đường công nghiệp hóa, hiện đại hoá; nền kinh tế phát triển mạnh. Tất cả vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc, của cộng đồng. Trẻ em hôm nay là những công dân của thế giới ngày mai. Vậy việc bảo vệ chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của tòan xã hội và của mỗi gia đình. Thế giới trẻ thơ- một thế giới đã từng là đề tài cuả biết bao cuốn sách, nguồn cảm xúc bao nhiêu tác gỉa. Tuổi mẫu giáo là thời kỳ vàng ngọc để phát triển những năng khiếu về văn hoá nghệ thuật của mỗi con người. Từ thực tế cũng như nhiều công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học, giáo dục học đã cho chúng ta thấy rằng trong những năm đầu của cuộc đời đứa trẻ, hệ thần kinh mềm mại hơn, non yếu hơn. Trong quãng thời gian đó rất dễ hình thành những nét cơ bản của cá tính và những thói quen nhất định. Sau đó những phẩm chất tâm lý, nhân cách của con người dần dần được định hình. 2. Cơ sở thực tiễn: Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo thì việc tiếp nhận vốn tri thức, những phẩm chất nhân cách con người cũng như văn hoá, nghệ thuật thẩm mỹ thông qua sự vật, hiện tượng xung quanh gần gũi với trẻ. Cũng 2 vì thế, khi chúng ta lo lắng nhiều tới việc nâng cao trình độ văn hoá nghệ thuật của người lớn (người mẹ, người cô đó chính là nhằm tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của thế hệ trẻ thông qua những người gần gũi nhất đối với trẻ thơ) và việc giáo dục trẻ đòi hỏi chúng ta phải uốn nắn từ đầu như nhân dân ta đã đúc kết thành những kinh nghiệm sâu sắc lưu truyền cho đời sau: Uốn cây từ thưở còn non Dạy con từ thưở hãy còn thơ ngây. Hay: Bé không vin, cả gãy cành. Qua thời gian học tập tôi đã được các thầy cô giáo giảng dạy, hướng dẫn, bản thân tôi thấy rõ việc giáo dục thế hệ trẻ cụ thể là lứa tuổi mầm non cần được chăm sóc giáo dục để tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa có phẩm chất đạo đức, có tài năng và có thể lực cường tráng để phù hợp với thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, tôi đã chọn việc nghiên cứu Thực trạng sử dụng nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá trong giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớp 5 tuổi ở trường mầm non làm đề tài cho bài tập tốt nghiệp khoá học. Giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua phương pháp nêu gương - đánh giá là phương pháp dùng những tấm gương điển hình về những hành vi, phẩm chất đạo đức để giáo dục trẻ học tập noi theo hoặc không lặp lại đồng thời nhà giáo dục (cô giáo, thầy giáo) tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình của người lớn trước việc làm, hành vi , cử chỉ của trẻ từ đó đưa ra nhận xét, tự nhận xét trong từng tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể … Nghĩa là phải tiến hành daỵ trẻ phân biệt được các hành vi đạo đức tốt, cần học tập, phát huy và những hành vi xấu cần sửa chữa, không được lặp lại trong các tình huống tương tự… Tất cả những điều đó sẽ giúp chúng ta đạt được ý nguyện : Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Thế giới của công nghệ thông tin, thế giới của trí tuệ, tài năng nhưng không thể thiếu những chuẩn mực đạo đức truyền thống vốn có của dân tộc. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : 3 Nghiên cứu lý luận và thực trạng sử dụng nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá trong giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo …. ở trường mầm non và từ đó đưa ra một số kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng PPGD trong quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : - Đối tượng nghiên cứu : Thực trạng sử dụng nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá trong giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. - Khách thể nghiên cứu : Quá trình sử dụng nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá trong giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. - Khách thể điều tra : Quá trình được thực hiện với … cô, …. CBQL, … cháu mẫu giáo. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU : 1. Xây dựng cơ sở lý luận về sử dụng nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá trong giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non 2. Khảo sát thực trạng sử dụng nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá trong giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. 3. Kết luận và kiến nghị sư phạm V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích - tổng hợp lý thuyết. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, đàm thoại, quan sát, nghiên cứu sản phẩm hoạt động của trẻ. 3. Phương pháp sử lý số liệu: Dùng toán thống kê. 4 PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC HÀNH VI GIAO TIẾP CÓ VĂN HOÁ CHO TRẺ MẪU GIÁO . I. Cơ sở lý luận của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua sử dụng nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá. 1. 1. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo: Để tiến hành giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua sử dụng nhóm phương pháp nêu gương đánh giá có hiệu quả, chúng tôi đã tìm hiểu rõ về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo cũng như phân tích nhân tố có tính quy luật chi phối quá trình giáo dục này. a. Đặc điểm sinh lí của trẻ mẫu giáo: " Trẻ em như búp trên cành", cơ thể trẻ là cơ thể đang lớn, nhưng trẻ không phải là" Người lớn thu nhỏ" mà có những đặc điểm khác với người lớn. Muốn làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển toàn diện, cô giáo mầm non cần hiểu rừ đặc điểm cơ thể trẻ em. Mỗi trẻ em tuổi mầm non là một chủ thể tích cực, sự phát triển của trẻ mang bản chất văn hoá-xó hội, cú tớnh duy nhất, phụ thuộc nhiều vào tỡnh huống và là kết quả của quỏ trỡnh nội tõm hoỏ những gỡ chỳng trải nghiệm, học được nhờ sự tương tác với người khác (cha mẹ, người thân trong gia đỡnh, cụ giỏo, trẻ cựng lớp. Vậy ngay từ tuổi mầm non, trẻ cần phải được dạy như thế nào? Làm thế nào để lập được một “bản đồ” về sự phát triển nhận thức, kỹ năng sống và hình thành các chuẩn mực hành vi đạo đức xã hội của trẻ, đánh giá chính xác đâu là điểm mạnh, điểm yếu của trẻ? Và phải có những chiến lược nuôi dưỡng, bồi đắp như thế nào, để hỗ trợ kịp thời sự phát triển trí tuệ, nhân cách , tư cách đạo đức sớm giỳp trẻ thành cụng? 5 Với chương trỡnh “Phỏt triển trớ tuệ và nhân cách” cho trẻ từ 3 - 6 tuổi,Thạc sĩ Nguyễn Thành Đoàn, Giám đốc công ty Con Đường Mới EQuest cho biết chương trỡnh được xây dựng dựa trên các tiêu chí của trẻ thành công là phát triển toàn diện về đạo đức, nhân cách và trí tuệ bao gồm: 1. Biết tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp với người khác 2. Đồng cảm và biết chia sẻ với người khác 3. Tốt bụng và lịch sự 4. Thụng minh 5. Sỏng tạo 6. Sẵn sàng vượt khó, có kỹ năng giải quyết vấn đề 7. Đưa ra quyết định sáng suốt, nghĩ và hành động theo chuẩn mực xó hội 8. Độc lập, tự tin, kiên trỡ 9. Kỹ năng giao tiếp tốt Để đạt được những tiêu chí đó, chúng ta cần: - Hiểu biết tốt hơn về đặc điểm tâm sinh lý trẻ, hiểu được đâu là điểm mạnh cần kích hoạt và đâu là điểm thiếu hụt cần bổ sung, bồi đắp kịp thời. - Nắm được các phương pháp, kỹ năng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo bằng sử dụng phương pháp nêu gương - đánh giá để trẻ có thể nhận ra những hành vi đạo đức tốt , cần học tập và những hành vi không tốt , không được lặp lại hay làm theo nhằm góp phần phỏt triển nhõn cỏch, đạo đức của trẻ ngay từ tuổi mầm non. Với nguyờn tắc và quy trỡnh đào tạo như: • Dựa trên đặc điểm phát triển hiện tại của trẻ • Tụn trọng vốn tự nhiờn của trẻ • Dạy trẻ bằng các trải nghiệm thực tiễn trong hoạt động và trũ chơi, đặc biệt trong tiết nhận xét, đánh giá cuối tuần. b. Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo : 6 Có nhiều khoa học nghiên cứu về trẻ em, mỗi khoa học nghiên cứu trẻ em theo khía cạnh riêng, bằng cách riêng của mình. Tâm lý học trẻ em quan tâm đến quá trình phát triển trẻ em, hình thành nhân cách và các chuẩn mực đạo đức, trở thành người lớn như thế nào. Tâm lý học trẻ em là khoa học nghiên cứu những đặc điểm và quy luật phát triển tâm lý của trẻ , xem sự hoạt động của trẻ, sự phát triển các quá trình , phẩm chất tâm lý và sự hình thành nhân cách , tư cách đạo đức của trẻ bằng con đường nào, theo cơ chế nào. Có thể nói một cách khái quát rằng đối tượng của tâm lý học trẻ em là sự phát triển tâm lý của trẻ , những đặc điểm, những quy luật đặc trưng cho sự phát triển tâm lý ở mỗi độ tuổi để từ đó áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp trong mọi lĩnh vực cho trẻ, trong đó có không thể không nói đến vai trò của nhóm phương pháp nêu gương đánh giá trong giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo. Tâm lý học trẻ em thường xuyên sử dụng những thành tựu giải phẫu sinh lý lứa tuổi , nhất là những số liệu về sự phát triển của hệ thần kinh và hoạt động thần kinh cao cấp của trẻ. Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục , nhất là giáo dục đạo đức cho trẻ là đảm bảo sự phát triển của trẻ , chuẩn bị cho trẻ tâm thế tốt nhất bước vào cuộc sống. Để làm tốt việc này , nhà giáo dục phải nắm vững những đặc điểm và quy luật phát triển của trẻ , nếu không sẽ bị mò mẫm, dễ sai lệch. Trong lĩnh vực giáo dục đạo đức ở trường mầm non , tâm lý học trẻ em có một vị trí đặc biệt . Từ việc tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi trên lớp hàng ngày đến những tiết nhận xét , đánh giá cuối tuần , muốn đạt được kết quả tốt , người giáo viên mầm non cần phải biết những đặc điểm và quy luật phát triển tâm lý của trẻ . Tâm lý học trẻ em không những giúp cho người giáo viên mầm non có khả năng hiểu trẻ mà còn biết vun trồng và phát triển tất cả những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của trẻ. Tránh được những thiếu sót trong công tác giáo dục trẻ trong trong giai đoạn phát triển của trẻ. Căn cứ vào sự thay đổi trong cấu trúc tâm lý của trẻ và sự trưởng thành cơ thể của trẻ em , các nhà tâm lý học đã chia ra một số thời kỳ chủ yếu trong sự phát triển tâm lý của trẻ em. Trong đó ở tuổi mẫu giáo (3 đến 6 tuổi) hoạt động chủ đạo của trẻ em là vui chơi. Dựa vào đặc điểm này, người GV mầm non có thể quan sát và 7 nhẹ nhàng , khéo léo giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua những trò chơi của trẻ để trẻ lĩnh hội một cách tự nhiên và hiệu quả. Bên cạnh đó GV cũng có thể sử dụng nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá một cách hiệu quả sau mỗi giờ chơi, buổi học hoặc tiết nhận xét đánh giá cuối tuần. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này cần chú ý đảm bảo tính chính xác , công bằng và không quá cứng nhắc để trẻ dễ dàng nhận ra lỗi lầm, hành vi , cử chỉ không tốt của mình để tiếp thu, thay đổi. 1.2. Lý luận về phương pháp nêu gương đánh giá: 1.2.1. Phương pháp nêu gương: Nêu gương là những phương pháp dùng những tấm gương điển hình về những hành vi , phẩm chất đạo đức để giáo dục trẻ học tập ,noi theo hoặc không lặp lại. Khi sử dụng phương pháp này cần lựa chọn những điển hình phù hợp với trẻ (những tấm gương có thật trong cuộc sống , những tấm gương được đưa ra trong các tác phẩm , những gương tốt ở trong lớp hoặc trong gia đình đặc biệt là tấm gương về nhân cách của chính cô giáo để giáo dục trẻ ) và chủ yếu sử dụng những tấm gương tốt . 1.2.2.Phương pháp đánh giá : Phương pháp đánh giá là phương pháp trong đó nhà giáo dục tỏ thái độ đồng tình của người lớn trước việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ từ đó đưa ra nhận xét , tự nhận xét trong tong tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể … Phương pháp này gồm hai phương pháp cụ thể như sau: -Phương pháp khen ngợi : Khen ngợi là phương pháp tác động đến trẻ nhằm xác nhận ,đánh giá , biểu dương những tiến bộ mà trẻ đã đạt được . Khen ngợi có tác dụng gây cho trẻ một cảm giác vui sướng , phấn khởi, tin vào sức mình mà cố gắng vươn lên đạt được những tiến bộ mới . Khen ngợi không những có tác dụng động viên đối với những trẻ được khen mà còn có tác dụng củng cố nhận thức , động viên trẻ khác noi theo. • Khi khen ngợi cần chú ý : 8 + Khen phải có chừng mực không nên tập chung vào một trẻ vì làm như thế trẻ chỉ quen với những lời khen do vậy khi có thiếu sót trẻ khó tiếp thu sự uốn nắn. + Khen ngợi phải đúng, kịp thời : Mức độ cố gắng của trẻ đến đâu thì khen trẻ đến đó tránh khen ngợi tràn lan, chung chung . Đặc biệt đối với trẻ nhút nhát cần khuyến khích những tiến bộ dù là rất nhỏ .Khen phải chỉ rõ khen cái gì ? tại sao được khen?. + Các hình thức khen phải đa dạng : Nụ cười, cử chỉ , lời khuyến khích , một sự tin cậy, hoặc bằng hiện vật như cờ , hoa, phiếu bé ngoan, tranh ảnh… - Phương pháp chê chê trách: Chê trách cũng là một phương pháp tác động mạnh mẽ đến trẻ . Chê trách là một hình thức đánh giá hành vi giúp trẻ tránh được những hành vi xấu. Sử dụng phương pháp này nhằm gây cho trẻ phạm sai lầm có một cảm xúc hối hận từ đó giúp trẻ ngăn ngừa được những hành động xấu. Khi sử dụng phương pháp này phải khéo léo vì chê trách không đúng và thiếu công bằng sẽ gây cho trẻ cảm giác khó chịu , cảm giác bị lăng nhục . Do vậy ,chê trách phải đúng lúc và phải có những yêu cầu đối với những hành động của trẻ để ngăn ngừa được những hành động xấu , không để những hành động ấy phát triển thành thói quen xấu . Chê trách cũng được sử dụng bằng nhiều hình thức khác nhau : Chê trách , phê bình, cưỡng bức. Cưỡng bức là phương pháp giáo dục đồng thời là biện pháp trách phạt . Khi trách phạt cần giúp trẻ hiểu rõ vì sao bị trách phạt ? tuyệt đối không sử dụng trách phạt về thể xác như : bắt trẻ nhị đói, đánh đập, nhốt trẻ vào nơi không phù hợp… • Lưu ý: Cần coi trách phạt là biện pháp ngoại lệ , chỉ dùng khi thấy thật cần thiết và dùng càng ít càng tốt. 9 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NHÓM PHƯƠNG PHÁP NÊU GƯƠNG - ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở TRƯỜNG MẦM NON NGỌC LÂM – HUYỆN MỸ HÀO – TỈNH HƯNG YÊN. 2. 1. Khái quát về trường mầm non : Trường mầm non Ngọc Lâm thuộc xã Ngọc Lâm, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Trường gồm có 14 lớp , trong đó có 4 lớp mẫu giáo lớn (trẻ 5-6 tuổi). Để nắm vững thực trạng sử dụng nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá trong giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, tôi đã tiến hành khảo sát 25 cháu mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi của trường mầm non Ngọc Lâm, xã Ngọc Lâm, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. 2.2. Thực trạng sử dụng nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá trong giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Ngọc Lâm : 2.2.1. Thực trạng về nhận thức : - Khảo sát nhận thức của trẻ dựa trên các tiêu chí nhận thức bằng phương pháp điều tra ,quan sát ,trò chuyện. Tiêu chí 1 : Biết chào hỏi. Tiêu chí 2 : Biết thưa gửi. Tiêu chí 3 : Cảm ơn xin lỗi Tiêu chí 4 : Biết giữ gìn vệ sinh thân thể Tiêu chí 5 : Thích chơi với bạn Tiêu chí 6 : Không tranh giành đồ chơi với bạn Tiêu chí 7 : Biết yêu thương những người gần gũi. Tiêu chí 8 : Giao tiếp mạnh dạn, tự tin, lễ độ. Tiêu chí 9 : Biết yêu quý cây trồng Tiêu chí 10 : Biết giữ gìn vệ sinh môi trường 10 [...]... trình chăm sóc trẻ nội dung và nhóm phương pháp nêu gương đánh giá trong giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mầm non, đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay để việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ đạt kết quả tốt hơn Cần có chế độ đãi ngộ với giáo viên mầm non, nhất là giáo viên ngoài biên chế Đảm bảo cho đời sống hàng ngày của giáo viên để giáo viên yên tâm công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong trường... toàn diện để có thể tạo các điều kiện, phương tiện hành vi đạo đức chuẩn mực cho trẻ một cách tốt nhất Một trong những điều kiện giáo dục đạo đức cho trẻ tốt nhất là áp dụng một cách linh hoạt các hình thức và các biện pháp phát triển ngôn ngữ, hành vi đạo đức cho trẻ Áp dụng ở mọi lúc, mọi nơi cho phù hợp với lứa tuổi của trẻ trong cả quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở gia đình, nhà trường và xã hội... và giao tiếp cho trẻ một cách tốt nhất, khoa học nhất nhằm tránh được những ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của trẻ II Những biện pháp sử dụng nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá trong giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non 1.Tạo cảm xúc, tình cảm đạo đức về các chuẩn mực hành vi Việc nắm các chuẩn mực hành vi dựa trên tình cảm của trẻ được bắt đầu từ lứa tuổi nhỏ dưới... PHẦN IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phương pháp nêu gương đánh giá Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, khoa giáo dục mầm non 2 Ngô Công Hoàn : Tâm lý học trẻ em Trường đại học sư phạm I Hà Nội 3 Nguyễn Xuân Khoa : Tiếng Việt tập 1 Nhà xuất bản Đại học sư phạm I Hà Nội 4 V.X Mukhina : Tâm lý học mẫu giáo Nhà xuất bản giáo dục 1986 5 Tạp chí Giáo dục mầm non số 2 /1999 Bộ giáo dục và đào tạo 6 Nguyễn Ánh Tuyết... mọi hành vi đạo đức của chúng với mọi người xung quanh được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành thói quen cần thiết Việc giáo dục trẻ thói quen sử dụng những hành vi đạo đức chuẩn mực cần được thực hiện thường xuyên Trong quá trình thực hiện giáo viên cần tiến hành tổ chức luyện tập để hình thành kỹ năng, kỹ xảo thói quen sử dụng hành vi đạo đức đúng đắn cho trẻ Việc luyện tập đối với trẻ cần nâng... người lớn trong gia đình như ông, bà, bố, mẹ, anh chị … Người lớn hơn luôn phải là người tốt, gương mẫu để trẻ noi theo Phải gương mẫu từ lời nói, cử chỉ, việc làm để trẻ bắt chước và làm theo Trong chương trình cần chú ý lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục lễ giáo thích hợp vào các tiết học cũng như các hoạt động 19 trong ngày của trẻ một cách linh hoạt ở mọi lúc, mọi nơi cho phù hợp với trẻ Trẻ có... chuẩn mực đạo đức xã hội Thói quen giao tiếp có văn hoá là toàn bộ những cử chỉ, điệu bộ, lời nói, cách cư xử của con người với nhau trong giao tiếp Nó được lặp đi lặp lại nhiều lần và trong thời gian dài sẽ tạo thành thói quen Đây là khâu quan trọng nhất của công tác giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo Bởi vì những xúc cảm, tình cảm, những tri thức về chuẩn mực đạo đức đã trang bị cho trẻ kỹ năng... (chủ biên), Nguyễn Như Mai, Đinh Kim Thoa Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non Nhà xuất bản Đại học sư phạm I Hà Nội 7 Lê Thị Ánh Tuyết : Thực trạng giáo dục mầm non Vụ mầm non 8 Nguyễn Xuân Thức : Tính tích cực giao tiếp và phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 - 6 tuổi Nghiên cứu giáo dục số 1/19 95 9 AP Xolokina : 21 Dạy học ở mẫu giáo Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội - 1997 22 ... tâm chăm sóc giáo dục con cái gặp rất nhiều khó khăn Trên đây là 2 ví dụ trẻ sống trong hai môi trường khác nhau để chúng ta thấy rõ hơn rằng : ông bà cha mẹ, cô giáo và những người 15 lớn xung quanh trẻ luôn phải là tấm gương sáng cho trẻ noi theo ở bất cứ hoạt động giao tiếp nào Người lớn cần phải chú ý nói hay, nói đúng; sử dụng từ chính xác, phong phú và luôn đưa ra cho trẻ những mẫu câu hay, những... huống có thực trong cuộc sống hàng ngày Giáo viên cần luyện tập cho trẻ ở các hoạt động đa dạng, phong phú Việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ và việc luyện tập đó phải được tiến hành thường xuyên để trở thành kỹ năng, kỹ xảo thói quen ứng xử đúng chuẩn mực đạo đức 3 Hình thành ý thức về hành vi đạo đức ở trẻ Để hành vi đạo đức ở trẻ được bền vững (hình thành thói quen) cần giúp trẻ thực hiện . giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua sử dụng nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá. 1. 1. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo: Để tiến hành giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua sử dụng nhóm. đánh giá trong giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. - Khách thể nghiên cứu : Quá trình sử dụng nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá trong giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo ở trường. - đánh giá trong giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non 2. Khảo sát thực trạng sử dụng nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá trong giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. 3.

Ngày đăng: 15/08/2015, 17:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • Lần đầu tiên làm quen với bài tập tốt nghiệp cuối khoá đối với em thật mới mẻ và bỡ ngỡ.

    • MỤC LỤC

      • Chương I: Cơ sở lý luận

        • Chương II. Mô tả quá trình nghiên cứu

        • PHẦN I : MỞ ĐẦU

        • PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

          • Tâm lý học trẻ em

            • Tiếng Việt tập 1

            • Tâm lý học mẫu giáo

            • Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non

            • Thực trạng giáo dục mầm non

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan