Ngành phân phối, bán lẻ

Một phần của tài liệu Tcctđqg - xu hướng hoạt động hợp nhất và sáp nhập hậu khủng hoảng thế giới và việt nam.doc (Trang 59 - 61)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT NAM

3.5.3Ngành phân phối, bán lẻ

Năm 2008, lần đầu tiên Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn nhất trong số các nước mới nổi về thị trường bán lẻ, theo báo cáo của AT Kearney32. Hiện nay thị trường bán lẻ.Việt Nam ước đạt 20 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20%, cộng với số lượng người tiêu dùng trẻ hàng nhất châu Á, hoạt động cạnh tranh chưa gay gắt bằng các thịt rường khác trong khu vực là cơ hội mở rộng thị trường hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ toàn cầu. Trong năm 2007, người Việt Nam đã chi gần 45 tỷ USD cho mua sắm và tiêu dùng.Trong khi đó 5 nhà bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam hiện chỉ có dưới 3% thị phần.Tuy nhiên, việc tự thành lập cơ sở kinh doanh tại Việt Nam không phải là điều dễ dàng đối với các nhà phân phối, bán lẻ nước ngoài. Theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá, các nhà đầu tư được đầu tư thực hiện quyền phân phối theo hình thức liên doanh giữa nước ngoài và trong nước, với vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49% vốn điều lệ; kể từ ngày 1/1/2008 không hạn chế tỷ lệ góp vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được đầu tư theo hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài kể từ ngày 1/1/2009.Quyền phân phối của các nhà đầutư được gắn liền với quyền được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất. Tuy nhiên, việc lập thêm cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế như số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường.Đây chính là yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài (gồm cả các nhà đầu tư mới và nhà đầu tư hiện đang kinh doanh tại Việt Nam) sẽ nghiêng về con đường mua lại, sáp nhập các công ty phân

•Tập đoàn bán lẻ Dairy Farm (Hongkong) mua lại chuỗi 6 siêu thị Citimart của Công ty Đông Hưng. Ngoài ra, thông qua công ty con là Giant South Asia Việt Nam, tập đoàn này cũng vừa khai trương siêu thị Wellcome đầu tiên tại TP.Hồ Chí Minh.

•Lotte đã mua lại tới 35,6% vốn điều lệ của Bibica và kiểm soát doanh nghiệp niêm yết có sản lượng và thương hiệu xếp thứ 2 tại Việt Nam này. Theo công bố thông tin từ doanh nghiệp, với việc kiểm soát cộng nghệ, kỹ thuật, chiến lược này, Lotte có thể sản xuất ngay trên nhà máy của Bibica Miền Đông, dây chuyền sản xuất cao cấp. Mục tiêu trở thành nhà kinh doanh lớn nhất Việt Nam của Lotte có thể đạt được với mạng lưới phân phối sẵn có của Bibica lên đến 20.000 cửa hàng, chiếm 10% thị phần bánh kẹo ở Việt Nam. Trước mặt, từ tháng 5.2008, sản phẩm bánh Chocopie của Lotte đã được phân phối qua hệ thống của Bibica, và những dãy sản phẩm tiếp theo của tập đoàn này đang chuẩn bị được đưa vào Việt Nam.

•Không chỉ các doanh nghiệp nước ngoài, ngay cả các công ty Việt Nam cũng coi M&A là hình thức nhanh chóng để mở rộng thị phần, tận dụng hệ thống phân phối sẵn có. Kinh Đô là một trường hợp điển hình.Năm 2003, công ty này đã mua lại toàn bộ nhà máy sản xuất và hệ thống kinh doanh kem Wall”s từ Unilever Bestfoods Vietnam, sang năm 2005 và 2007, thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, họ đã mua được một phần lớn quyền sở hữu (trên 30%) các công ty CP nước giải khát Sài Gòn (Tribeco) và công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm (Nutifood). Nhờ đó, Kinh Đô đã kiểm soát được hệ thống phân phối tương đối rộng trên cả nước, ngoài hệ thống phân phối sẵn có của họ. Trong năm 2008, Kinh Đô đã có kế hoạch sáp nhập với công ty Kinh Đô miền Bắc. Cả hai công ty này đều được cho là có thị phần tương đối lớn trên thị trường bánh ngọt trung – cao cấp.

•Sự ra đời của Công ty phân phối Việt Nam (VDC) trong năm 2007 là kết quả của liên doanh giữa 4 đại gia phân phối – bán lẻ lớn: Satra, Hapro, Saigon Coop và Phú Thái. Đây được coi là một bước đi mạnh mẽ của các nhà phân phối, bán lẻ trong nước để ứng phó với sự cạnh tranh của các nhà phân phối, bán lẻ nước ngoài đã có hiện diện tại Việt Nam hoặc chuẩn bị tham gia thị trường.

trên thị trường liên quan – tương tự như trường hợp Kinh Đô đã nêu ở trên).

Trong 3 năm sắp tới, con đường ngắn nhất để các nhà phân phối nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam là mua lại các doanh nghiệp trong nước để tận dụng hệ thống phân phối, bán lẻ sẵn có và cũng sẽ có nhiều công ty Việt Nam thực hiện hình thức này.

Một phần của tài liệu Tcctđqg - xu hướng hoạt động hợp nhất và sáp nhập hậu khủng hoảng thế giới và việt nam.doc (Trang 59 - 61)