Hoạtđộng M&A được kỳ vọng trong khủng hoảng tài chính:

Một phần của tài liệu Tcctđqg - xu hướng hoạt động hợp nhất và sáp nhập hậu khủng hoảng thế giới và việt nam.doc (Trang 30 - 38)

Tác động kéo dài của cuộc khủng hoảng tài chính vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động M&A xuyên biên giới trên thị trường trung gian. Cả số lượng và giá trị các vụ M&A đều chịu những tác động mang tính toàn cầu. Chẳng hạn như, số vụ M&A ở Châu Âu đã giảm xuống từ 318 vụ trong Q1 năm 2008 còn 108 vụ vào Q1 năm 2009. Tương tự, ở Châu Á số vụ M&A giảm từ 210 xuống 129 vụ trong cùng một khoảng thời gian. Ở Nam Mỹ, tổng giá trị của các vụ M&A là €23.6bn (Q1,2008), đã giảm xuống chỉ còn €10.2bn (Q1,2009); ở Châu Mỹ Latinh, giá trị đã sụt giảm từ €3.7bn xuống còn €2bn. Sự sụt giảm trong giá trị và số lượng là hoàn toàn không được mong đợi – do sự kết hợp của những khó khăn tài chính, sự không chắc chắn về điều kiện môi trường, và điều kiện luật pháp.

Theo báo cáo tháng 11 năm 2008, chưa tới ¼ số người được hỏi (23%) mong chờ sự gia tăng trong hoạt động M&A trên thị trường nội địa và một tỷ lệ lớn (44%) dự đoán một sự sụt giảm.

đầu tư xuyên biên giới sẽ tăng, giảm, và duy trì ổn định trong vòng 12 tháng tới. Cuộc khảo sát cho kết quả: hoạt động mua bán và sáp nhập xuyên biên giới đang được mong đợi là sẽ tăng trong thời gian tới (43%), chỉ có 12% ý kiến cho là sẽ giảm. Hầu hết cho rằng thị trường nội địa sẽ cung cấp một môi trường đầu tư tiềm năng từ các doanh nghiệp sở hữu gia đình cho đến các công ty thuộc sỡ hữu công cộng. Điều này có thể được giải thích như sau, mục tiêu đầu tư nước ngoài, không phải là vấn đề về kích thước, sẽ tiếp tục thu hút những bên mua lại từ nước ngoài tìm kiếm con đường đi vào những thị trường mới: “Kinh tế hộ gia đình thì nhỏ, còn yếu kém và chưa chuyên môn hoá. Những công ty công cộng lớn hơn sẽ thực sự hấp dẫn khi một công ty tìm cách thâm nhập vào một khu vực địa lý mới và muốn có một cơ sở kinh tế vững mạnh nhằm đảm cho sự khởi đầu.”

châu Á Thái Bình Dương, trong khi Mỹ và Canada nằm ở vị trí được kỳ vọng thấp nhất. Năm nay, mọi người lại kỳ vọng rằng thị trường trung gian M&A vùng châu Mỹ Latinh và Trung Đông mang lại ít cơ hội hơn những khu vực khác. Điều này chủ yếu được tạo ra bởi những phản hồi từ Đức, họ hoàn toàn không muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư ở một thị trường đầy rủi ro như hai khu vực vừa nêu.

Điều thú vị là những mong đợi trên xoay quanh vấn đề các quỹ đầu tư nhà nước và quỹ đầu tư tư nhân có những thuận lợi rõ rệt hơn quỹ đầu tư mạo hiểm và phòng ngừa rủi ro tương đương. Những phản hồi từ Mỹ thường cho rằng những quỹ đầu tư tư nhân thường nắm giữ một lượng vốn dồi dào hơn là quỹ đầu tư phòng ngừa rủi ro, vì vậy những quỹ này vẫn có thể duy trì hoạt động của mình ngay cả trong điều kiện tài chính khó khăn. Các quỹ đầu tư nhà nước cũng vậy, phản hồi từ Mỹ, Canada, Italy cho rằng các quỹ này có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn vốn hơn và đó là lý do tại sao họ có khả năng đủ để vượt qua những khó khăn tài chính.

Một nguồn khác về hoạt động thị trường trung gian M&A toàn cầu là những quỹ quản lý tài sản (asset managers). Mặc dù khủng hoảng tài chính đã làm cho thị trường toàn cầu chao đảo, những quỹ quản lý tài sản có mức độ rủi ro thấp vẫn được mong đợi sẽ có nhiều cơ hội trên thị trường trung gian. Theo khảo sát, có 46% mong đợi rằng khu vực đầu tư tư nhân sẽ là khu vực quản lý tài sản năng động nhất, trong khi khu vực quỹ đầu tư nhà nước (Sovereign Wealth Funds) nhận được 40%.

Khu vực Mỹ và Canada được kỳ vọng nhiều nhất (51%) là có khối lượng giao dịch trên thị trường trung gian lớn nhất – kết quả được lấy từ Financial Services, theo sau là khu vực Tây Âu với 32%. Người ta cho rằng, các doanh nghiệp đang loay hoay với sự suy giảm tài sản và nợ nần gia tăng ,nên tiếp cận với thị trường trung gian M&A bằng cách hạ giá doanh nghiệp của họ để tăng vốn.

Vẫn với cách dự báo theo những tiêu chuẩn như trước, khu vực Dịch vụ tài chính được mong đợi là có nhiều sự tái cấu trúc liên quan đến M&A hơn bất cứ khu vực nào khác trong năm nay, chiếm 65% ý kiến phản hồi. Khu vực tiêu dùng được xếp vị trí thứ 2 với 35%, cả hai khu vực này đóng góp nhiều nhất cho thị trường trung gian hoạt động M&A.

Nhấn mạnh thêm tập trung vào khu vực Dịch vụ tài chính, đa số ý kiến phản hồi (54%) kỳ vọng những quỹ quản lý tài sản cũng như quỹ đầu tư tư nhân hay phòng ngừa rủi ro đạt được mức độ hợp nhất – sáp nhập cao nhất. Một chuyên gia về quản lý tài sản ở Anh giải thích: “ Có quá nhiều quỹ quản lý tài sản, vì các nhà đầu tư đều mong muốn giảm chi phí đầu tư nên các quỹ này phải sát nhập với nhau để cắt giảm chi phí”.Xu hướng tương tự trong khu vực Ngân hàng bán lẻ thể hiện ở mức kỳ vọng 38% .Một nhân viên ở quỹ đầu tư tư nhân ở Mỹ cho rằng: “ Các ngân hàng bán lẻ ngày càng mở rộng, vì vậy việc hợp nhất là tất yếu.”

người ta mong rằng sẽ có một thị trường trung gian M&A nhiều đổi mới, ở đó, các bên tham gia sẽ không còn dựa nhiều vào nợ, thay vào đó là nguồn vốn tự có.

Hơn 81% ý kiến kỳ vọng rằng tiền mặt sẽ là nguồn giao dịch chính trong năm tới, trong khi tài khoản ngân hàng chỉ được kỳ vọng ở mức 14%. Chứng khoán và nợ bấp bênh (mezzanine debt) đều được kỳ vọng ở mức 24%.

Trong khi dự báo rằng việc sử dụng nhiều tiền mặt hơn để giao dịch đã trực tiếp ảnh hưởng làm tăng khủng hoảng tín dụng, dự báo cũng cho rằng thị trường M&A toàn cầu sẽ thay đổi để phù hợp với điều kiện mới. Nhìn chung, mọi phản hồi đều cho thấy triển vọng của thị trường trung gian, mang đến những cơ hội cho các bên giao dịch trên toàn thị trường.

Nhìn chung, trên phạm vi toàn cầu đang diễn ra một làn sóng sáp nhập, hợp nhất các công ty đa quốc gia để hình thành nên những tập đoàn lớn, đặc biệt trong các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp ô tô, dịch vụ tài chính, viễn thông. Đây được coi là làn sóng M&A thứ 6 kể từ đầu thế kỷ 20 tới nay. Xu hướng này sẽ còn được tiếp diễn trong những năm sắp tới vì các nguyên nhân chính sau:

- Cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ đã và sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế thế giới, đặc biệt là khu vực châu Âu và các nước có hoạt động xuất khẩu vào Mỹ, EU chiếm tỷ trọng cao. Điều này sẽ làm cho ngày càng nhiều công ty, kể cả các công ty lớn, lâm vào tình trạng khó khăn, buộc phải tính đến phương án M&A.

- Nhiều ngành công nghiệp đòi hỏi phải có sự tái cơ cấu để tối ưu hóa năng lực sản xuất, giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh giá nhiên liệu và các đầu vào khác tăng mạnh, thị trường chậm mở rộng.

- Nhiều quỹ đầu tư (gồm các quỹ thuộc nhà nước và tư nhân) đã tích lũy hoặc huy động được một nguồn vốn to lớn để thực hiện các vụ mua bán sáp nhập. Trong đó đáng chú ý nhất là các quỹ của các quốc gia thu được nguồn lợi lớn từ dầu mỏ (các nước

trong hệ thống kinh tế toàn cầu.

Một phần của tài liệu Tcctđqg - xu hướng hoạt động hợp nhất và sáp nhập hậu khủng hoảng thế giới và việt nam.doc (Trang 30 - 38)