Ngành dược phẩm

Một phần của tài liệu Tcctđqg - xu hướng hoạt động hợp nhất và sáp nhập hậu khủng hoảng thế giới và việt nam.doc (Trang 61 - 62)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT NAM

3.5.4 Ngành dược phẩm

Sản xuất dược phẩm là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn trong các năm tới.Tổng giá trị sử dụng thuốc cả nước mỗi năm tăng từ 18-20% (năm 2007 ước khoảng hơn 1,1 tỷ USD). Khả năng đáp ứng nhu cầu của thuốc sản xuất trong nước mới đạt khoảng 40-50% (mặc dù tăng so với mức trên 30% của năm 2001) và phần lớn các Công ty Dược trong nước chỉ tập trung sản xuất các loại thuốc thông thường, rất ít công ty sản xuất các loại thuốc đặc trị hoặc cao cấp.Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam.Chỉ trong năm 2007, đã có thêm 58 doanh nghiệp dược nước ngoài đăng ký hoạt động so với năm 2006.

Các nhân tố làm gia tăng xu hướng sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp trong ngành dược có thể kể đến là:

•Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.Theo số liệu của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế, tính tới nay, cả nước có 180 nhà máy dược phẩm, 370 doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thuốc, 800 doanh nghiệp kinh doanh thuốc và 41500 cơ sở bán lẻ thuốc. Kể từ 1/1/2009, khi các công ty nước ngoài được phép nhập khẩu thuốc trực tiếp thì sự cạnh tranh giữa các công ty dược trong nước và các hang dược phẩm nước ngoài sẽ càng quyết liệt hơn. Nếu các công ty dược phẩm trong nước không có sự tiến bộ mạnh mẽ về quy trình và năng lực sản xuất, mở rộng thị trường thì nguy cơ mất thị phần vào thuốc nhập khẩu vì theo cam kết gia nhập WTO, sau 5 năm mức thuế trung bình sẽ giảm từ 5% xuống còn 2,5%.Sẽ có nhiều doanh nghiệp trong nước phải sáp nhập với nhau để có thể trụ được trong môi trường cạnh tranh mới.

•Theo quy định, kể từ ngày 1/7/2008, doanh nghiệp sản xuất không đạt tiêu chuẩn GMP theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GMP-WHO) và doanh nghiệp

3/2008, mới có 78/180 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP. Theo lộ trình trên, sẽ có không ít doanh nghiệp sản xuất tân dược buộc phải ngừng hoạt động, chuyển từ trực tiếp sản xuất sang làm gia công cho các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn hoặc sáp nhập với doanh nghiệp khác. Yếu tố này sẽ không tác động nhiều đến cấu trúc thị trường do các doanh nghiệp có GMP đã chiếm tới 95% thị phần. Riêng 10 doanh nghiệp trong nước lớn nhất đã chiếm 52,4% thị phần năm 2007.

•Để thâm nhập nhanh vào thị trường dược phẩm Việt Nam, thay vì phải mở nhà máy, xây dựng các nhà thuốc và hệ thống phân phối mới, các hãng dược phẩm nước ngoài có thể mua lại cổ phần chi phối các doanh nghiệp dược trong nước, gồm cả công ty niêm yết và công ty chưa niêm yết.

Xu hướng trong 3 năm tới sẽ có nhiều vụ mua lại, sáp nhập các doanh nghiệp trong ngành dược phẩm, kể cả giữa các doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước và giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau.

Một phần của tài liệu Tcctđqg - xu hướng hoạt động hợp nhất và sáp nhập hậu khủng hoảng thế giới và việt nam.doc (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w