Xu hướng hoạtđộng M&A tại châ uÁ

Một phần của tài liệu Tcctđqg - xu hướng hoạt động hợp nhất và sáp nhập hậu khủng hoảng thế giới và việt nam.doc (Trang 38)

Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ năm 1997, các nền kinh tế châu Á đã có những thay đổi theo hướng tích cực. Tốc độ phát triển tại hai nền kinh tế mới nổi của khu vực là Trung Quốc và Ấn Độ mặc dù chậm lại do suy thoái kinh tế tại Mỹ và lạm phát gia tăng, nhưng vẫn nằm trong nhóm các nước phát triển nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, so với các khu vực khác, hoạt động M&A tại châu Á vẫn còn khiêm tốn với tổng giá trị giao dịch trung bình chỉ bằng 4% GDP, thấp hơn nhiều so với 11% ở Mỹ và 9% ở châu Âu.

Xu hướng của các vụ giao dịch tại châu Á là ít sử dụng các đòn bẩy tài chính (leveraged buyout - LBO) và thường tập trung nhiều vào hình thức sử dụng các nguồn vốn tự có. Do đó, họ sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những biến động mạnh về tín dụng. Các ngân hàng châu Á tương đối ít bị tác động bởi cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn (subprime mortgage) như các ngân hàng của Mỹ và châu Âu, vì thế trong thời gian tới hoạt động M&A ở châu Á sẽ gia tăng mạnh mẽ hơn ở châu Âu và Mỹ.

Sau một thập kỷ hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, khu vực này hiện đang dư thừa tiền để nhằm vào tới các khoản đầu tư. Quy mô của các quỹ đầu tư nhà nước ở Trung Đông và châu Á sẽ tiếp tục gia tăng mạnh, và họ sẽ nhắm tới các khoản thu nhập mới hơn là từ nguồn lợi tức trái phiếu do chính phủ Mỹ phát hành. Ngoài ra, các quỹ đầu tư tư nhân và hàng loạt các quỹ đầu tư bảo hiểm rủi ro (hedge funds) và quỹ đầu tư mạo hiểm đã huy động được các quỹ có quy mô lớn và đang rót tiền đầu tư vào một châu Á đang phát triển nhanh và tiềm tàng nhiều cơ hội.

Một phần của tài liệu Tcctđqg - xu hướng hoạt động hợp nhất và sáp nhập hậu khủng hoảng thế giới và việt nam.doc (Trang 38)