1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Nội dung và phương pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn 11

24 635 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 138 KB

Nội dung

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I.CƠ SỞ LÝ LUẬN: Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã được đề cập và bàn rất sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua. Các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của lý luận dạy học hiện đại để đưa nền dạy học của nước ta ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động của học sinh dưới sự tổ chức hướng đẫn của giáo viên: học sinh tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ, nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức, kỹ năng đã thu nhiệm được. Một trong những biểu hiện quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới kiểm tra, dánh giá. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học tạo điều kiện tăng cường kiẻm tra, đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau, với độ phân hoá cao và có thể coi kiểm tra, đánh giá như một biện pháp kích thích hứng thú học tập cho tất cả các đối tượng học sinh, giúp cá nhân học sinh có thể tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục những sai sót, hạn chế (nếu có) trong quá trình tìm hiểu, lĩnh hội và vận dụng kiến thức, kỹ năng bộ môn. Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình dạy học, góp phần tạo thành công cho đổi mới giáo dục ở trung học phổ thông. Từ việc coi kiểm tra, đánh giá chỉ với mục tiêu kết luận kết quả học tập của học sinh tại thời điểm cuối của chương trình giáo dục, tới việc định hướng đánh giá nằm trong cả quá trình giúp cho giáo viên điều chỉnh cách dạy để học sinh đạt kết quả học tập ngày càng cao đang là một chuyển đổi tích cực của giáo dục phổ thông. 1 Đổi mới công tác đánh giá, cần nắm vững mối quan hệ giữa kiểm tra, lượng giá và đánh giá khắc phục thói quen khá phổ biến là trong khi chấm bài kiểm tra giáo viên chỉ chú trọng việc cho điểm, ít cho những lời phê chỉ rõ ưu, khuyết điểm của học sinh khi làm bài, không mấy quan tâm đến việc ra những quyết định sau kiểm tra nhằm điều chỉnh hoạt động dạy và học, bổ sung những lỗ hổng trong kiến thức của học sinh, giúp đỡ riêng đối với học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, chú trọng hướng dẫn học sinh phát triển kỹ năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Ngữ văn không có nghĩa là thay thế những hình thức đánh giá đang dùng bằng các hình thức đánh giá hoàn toàn mới lạ mà là sử dụng linh hoạt nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau.Thí dụ, căn cứ theo thời điểm đánh giá có thể sử dụng các hình thức như: đánh giá đầu vào, đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, đánh giá tổng kết. Căn cứ theo tính chất đánh giá có các hình thức kiểm tra, đánh giá: viết, nói, làm (thực hành). Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là một quá trình lâu dài, không thể ngày một ngày hai mà đông đảo giáo viên từ bỏ được kiểu truyền thụ kiến thức, tiếp thu thụ động kiến thức của học sinh.Việc phát triển các phương pháp tích cực đòi hỏi một số điều kiện, trong đó quan trọng nhất là bồi dưỡng gíao viên có năng lực chuyên môn tốt, nắm bắt được phương pháp dạy học mới để áp dụng vào việc đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh. Nhưng cần lưu ý rằng: đổi mới kiểm tra, đánh giá theo mục tiêu môn học phải gắn liền với hàng loạt vấn đề của chương trình, sách giáo khoa, với chuẩn kiến thức, với đối tượng học sinh vùng miền. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 2 Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy của bản thân ở môn học Ngữ văn 11 , tôi đã vận dụng linh hoạt việc đổi mới kiểm tra, đánh giá dưới nhiều hình thức khác nhau: kiểu bài tự luận, kiểu bài trắc nghiệm, kiểu bài kết hợp tự luận và trắc nghiệm, bài vấn đáp, kiểu mẫu đánh giá định kỳ, đánh giá qua quan sát, trao đổi, thảo luận, đánh giá qua tự học( soạn bài, làm bài tập, đọc thêm, kiếm tìm tư liệu, tích luỹ tư liệu, sáng tạo đồ dùng học tập…) và còn đánh giá qua hoạt động ngoại khóa: diễn kịch, hội thảo hoặc thi sáng tác… Trong quá trình thực hiện chương trình trung học phổ thông mới tôi đã có những nghiên cứu trong đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn 11, điều đó được thể hiện qua hệ thống câu hỏi bài tập rất phong phú, đa dạng trong sách giáo khoa và trong những bài kiểm tra kết quả học tập ở từng học kỳ cho học sinh. Các đề kiểm tra luôn có sự cải tiến cả về nội dung và hình thức. Bên cạnh những câu hỏi quen thuộc theo dạng tự luận còn có câu hỏi trắc nghiệm khách quan được xây dựng theo các dạng:câu hỏi lựa chọn đúng sai, câu hỏi nhiều lựa chọn( từ hai lựa chọn trở lên), câu hỏi điền khuyết, câu hỏi đối chiếu cặp đôi… những loại câu hỏi này được dùng để kiểm tra, luyện tập kỹ năng nghe, đọc, nói, viết và năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực nắm vững và sử dụng các kiến thức, kỹ năng sử dụng từ ngữ, ngữ pháp cho học sinh trên phạm vi báo quát những kiến thức kỹ năng các em đã được học trong chương trình, mỗi câu hỏi có độ khó khác nhau, nhằm vào những mạch kiến thức, kỹ năng khác nhau nên có thể hạn chế được thói học tủ, lệch ở học sinh. Học sinh phải bỏ nhiều thời gian đọc và suy nghĩ trước khi trả lời tuy cách trả lời thường là đánh dấu theo sự lựa chọn hoặc trả lời rất ngắn gọn theo đáp án cho sẵn. Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh không chỉ nhằm cho điểm mà phải được xem là căn cứ xác định mức độ phát triển và tiến bộ hay chưa tiến bộ, 3 đạt được những gì,…làm căn cứ điều chỉnh nội dung và cách thức dạy học thích hợp. Công việc này phải được tiến hành thường xuyên trong cả quá trình theo dõi kết quả học tập của học sinh. Trong các cuộc họp nhóm chuyên môn, tổ chuyên môn tôi luôn trao đổi, thảo luận đi đến thống nhất việc thiết kế đề kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn 11 sao cho phù hợp với chương trình, sách giáo khoa và chuẩn kiến thức với đối tượng học sinh từng lớp. III. MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: Đề tài này hướng tới mục đích nhiệm vụ sau đây: 1.Về kiến thức: • Nắm được những định hướng chung về đổi mới kiểm tra, đánh giá ở môn Ngữ văn 11- trung học phổ thông • Nội dung và phương pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn 11 • Hiểu được kỹ thuật thiết kế đề kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn 11 2. Về kỹ năng: • Thiết kế đề kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo hướng đổi mới. • Rèn kỹ năng nghe, đọc, nói, viết cuả học sinh. 3. Về thái độ: • Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn. • Đổi mới quan niệm đánh giá kết quả học tập của học sinh, tăng cường rèn luyện kỹ năng. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Làm đề tài này, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp. Dưới đây là những phương pháp chủ yếu: 1. Phương pháp thống kê, nêu ví dụ. 4 2. Phương pháp thực nghiệm. 3. Phương pháp so sánh. 4. Phương pháp phân loại, phân tích. 5. Phương pháp tổng hợp. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ A. GIẢI PHÁP VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TRONG MÔN NGỮ VĂN 11. I. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN: 1. Định hướng chung: Đổi mới toàn diện về nhận thức, kĩ thuật và hình thức. Đảm bảo các yêu cầu cơ bản: Bám sát mục tiêu môn học, chuẩn kiến thức môn học, đổi mới theo hướng tích hợp, đổi mới theo hướng tích cực và kết hợp với tự đánh giá. Đổi mới kiểm tra, đánh giá phải chính xác, khách quan, công bằng; phù hợp với đặc trưng môn học; đảm bảo toàn diện về nội dung; đảm bảo phân hoá kết quả; đảm bảo nội dung và thời lượng. Đặc biệt phải đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá: Trắc nghiệm và tự luận. 2. Những yêu cầu đổi mới môn Ngữ văn 11 Dựa vào kết quả thực hành nghe, đọc, nói, viết các kiểu văn bản cũng như thực hành phân tích, bình giá tác phẩm văn học của học sinh mà đánh giá kết quả dạy và học. Dựa trên mức độ tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh khi học tập và thực hành nghe, đọc, nói ,viết.Tính tích cực chủ động của học sinh thể hiện ở việc tìm ra những khía cạnh mới trong khi đọc các văn bản văn học, 5 những ý kiến hướng dẫn của giáo viên và sách giáo khoa. Cần khuyến khích những hình thức bài tập theo đó học sinh phải phân tích những văn bản đọc thêm trong sách giáo khoa hoặc được nghe giáo viên đề cập đến trong khi giảng. Đổi mới nội dung và phương pháp đánh giá bằng cách đa dạng hoá các hình thức và công cụ đánh giá. II. NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ CỦA MÔN NGỮ VĂN 11 ( căn cứ vào mục tiêu chương trình và nội dung sách giáo khoa Ngữ văn 11). 1. Năng lực đọc- hiểu và cảm thụ văn bản: Hiểu và cảm nhận: Những giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm ( đoạn trích) tiêu biểu cho kiểu văn bản tự sự ( tự sự trung đại: Thượng kinh kí sự; tự sự hiện đại: Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Số đỏ, Chí phèo, Cha con nghĩa nặng, Vi hành, Tinh thần thể dục; tự sự nước ngoài: Người trong bao, Người cầm quyền khôi phục uy quyền …) Vẻ đẹp nhân văn và nghệ thuật trữ tình của thơ trung đại và một số bài thơ trữ tình hiện đại Việt Nam và thơ trữ tình tiêu biểu thế giới của Puskin và Tago. Giá trị nội dung và nghệ thuật của một số đoạn kịch được trích: Vĩnh biệt cửu trùng đài; Tình yêu và thù hận Ý nghĩa và nội dung của thể loại văn tế, chiếu . Hiểu ở mức độ cơ bản một số khái niệm lý luận văn học : đề tài, chủ đề, cốt truyện, trào lưu văn học…một số đặc điểm cơ bản của những thể loại văn học đã được học trong chương trình: Kí, chiếu, văn tế, truyện ngắn hiện đại, thơ trữ tình, kịch… 6 2. Năng lực hiểu biết và vận dung ngôn ngữ: Hiểu khái niệm và biết sử dụng ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân Bước đầu biết lĩnh hội và sử dụng những thành ngữ, điển cố. Phân tích được những giá trị của những thành ngữ, điển cố thông dụng. Nâng cao nhận thức về nghĩa của từ trong sử dụng: hiện tượng chuyển nghĩa của từ, quan hệ giữa các từ đồng nghĩa. Có kĩ năng chuyển nghĩa của từ, lựa chọn từ trong các từ đồng nghĩa dể sử dụng thích hợp trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp. Nắm được khái niệm ngữ cảnh, biết nói và viết phù hợp với ngữ cảnh, có năng lực nhận thức và lĩnh hội được lời nói trong mối quan hệ ngữ cảnh. Hiểu được khái niệm ngôn ngữ báo chí, các thể loại chủ yếu của báo chí và đặc điểm phong cách ngôn ngữ báo chí. Nâng cao nhận thức về vai trò tác dụng trật tự các bộ phận câu trong việc thể hiện ý nghĩa và liên kết ý trong văn bản. Biết cách viết bản tin về những sự kiện xảy ra trong cuộc sống. Nắm được những yêu cầu cơ bản và cách thức thực hiện phỏng vấn cũng như trả lời phỏng vấn. Biết phân tích và lĩnh hội kiểu câu trong văn bản, biết cách lựa chọn kiểu câu thích hợp để diễn đạt khi nói và viết. Có kĩ năng phân tích lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu thể hiện được các thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất. Hiểu được khái niệm ngôn ngữ chính luận và đặc điểm của ngôn ngữ chính luận. 3. Năng lực tạo lập văn bản Nắm được mục đích yêu cầu của thao tác lập luận phân tích. Biết phân tích một vấn đề xã hội, văn học. 7 Hiểu rõ vai trò của thao tác lập luận so sánh. Biết vận dụng thao tác lập luận so sánh khi viết một đoạn văn, bài văn nghị luận. Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh trong bài văn nghị luận. Hiểu được mục đích và yêu cầu của lập luận bác bỏ. Biết cách lập luận bác bỏ trong bài nghị luận. Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận, những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận. Vận dụng các thao tác lập luận đã học để viết dược một văn bản nghị luận ngắn về một hiện tượng gần gũi, quen thuộc trong đời sống hoặc trong văn học. III. NHỮNG YÊU CẦU VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ CỦA MÔN HỌC NGỮ VĂN 11 1.Yêu cầu về phương pháp Đánh giá năng lực ngữ văn của học sinh một cách toàn diện, chính xác ,khách quan . Kết hợp một cách hợp lí, nhuần nhuyễn giữa các hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận. Hệ thống câu hỏi và bài tập ngữ văn cần có yêu cầu và độ khó cao hơn so với lớp 10 . Giáo viên cần đầu tư thời gian và trí tuệ vào việc đổi mới, biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. 2. Hình thức xây dựng bộ công cụ đánh giá : a.Trắc nghiệm khách quan: * Phạm vi kiến thức: 8 - Năng lực hiểu biết và vận dụng ngôn ngữ . - Năng lực đọc- hiểu và cảm thụ văn bản. *Yêu cầu: - Đa dạng hoá hình thức. - Kiểm tra kiến thức toàn diện và có tính phân hoá . - Hạn chế câu hỏi kiểm tra ở trình độ nhận biết đơn giản mà chú trọng câu hỏi ở mức độ thông hiểu và vận dụng . * Câu hỏi trắc nghiệm : - Đa dạng các hình thức trắc nghiệm: Đúng – sai; đối chiếu –cặp đôi; điểm khuyết; bổ sung lựa chọn . - Giáo viên cần đầu tư cho các phương án để tăng cường độ khó cho các câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn . - Do yêu cầu tích hợp của chương trình, hạn chế ra câu hỏi cho những đơn vị kiến thức riêng rẽ mà tăng cường những câu hỏi nhằm đánh giá năng lực đọc – hiểu tác phẩm văn học của học sinh. Cụ thể là : + Giáo viên có thể lựa chọn một văn bản (trích đoạn) kiểm tra những kiến thức đọc – hiểu, về Tiếng việt và Làm văn chứa đựng ngay trong văn bản đó . + Văn bản lựa chọn không chỉ là những văn bản được học trong chương trình mà có thể là các văn bản đọc thêm hoặc văn bản nước ngoài trong sách giáo khoa. Song phải có nội dung tương đương . + Khi kiểm tra, cần chú ý khai thác cụ thể và từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, nghệ thuật thể hiện …của văn bản để đánh giá có chiều sâu năng lực đọc – hiểu, cảm thụ tác phẩm văn học của học sinh . b. Tự luận : 9 * Phạm vi kiến thức và kỹ năng : - Năng lực tạo lập văn bản . *Yêu cầu: - Kiểm tra năng lực cảm thụ phân tích tác phẩm văn học, kỹ năng tư duy, diễn đạt và huy động kiến thức, kỹ năng tóm tắt văn bản . - Không nên gò bó, cứng nhắc trong một kiểu khuôn mẫu mà đa dạng hoá cách ra đề có tính mở để học sinh khó sao chép. - Tích hợp về nội dung và phương pháp biểu đạt. - Khuyến khích tính sáng tạo trong bài làm của học sinh. - Chú ý đến mức độ phù hợp với trình độ học sinh, từng lớp, từng trường * Các dạng đề tự luận : - Là một bài tự luận dài ( 90 phút). - Là một bài tự luận ngắn(45 phút ) nhằm kiểm tra một phương diện kiến thức kỹ năng nào đó. 3. Quy trình của kiểm tra, đánh giá : Xác định nội dung về kiến thức và kỹ năng cần kiểm tra :Định kì, cuối kì , cuối năm. Cần sử dụng sách giáo khoa để liệt kê những nội dung đã trình bày với học sinh ở cả ba phân môn (định kì ). Còn kiểm tra học kì thì cần kiểm tra kiến thức nào cho phù hợp với trình độ của học sinh . Xác định nội dung của đề kiểm tra gồm hai yêu cầu : + Ngữ liệu tiêu biểu, ngắn gọn, đầy đủ, hỏi học sinh đúng kiến thức đã học. + Xác định đúng hình thức trắc nghiệm: Đúng – sai ,đối chiếu – cặp đôi , điền khuyết , bổ sung lựa chọn ,… 4. Lập bảng đặc trưng hai chiều : 10 [...]... Bài kiểm tra Tổng hợp Học kì I: khả năng tổng hợp kiến thức chưa nhuần nhuyễn 22 D ĐIỀU KIỆN ĐỂ ÁP DỤNG ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TRONG MÔN NGỮ VĂN 11 I VỀ PHÍA GIÁO VIÊN: - Không ngừng học tập đảm bảo có đủ vững vàng các kiến thức khoa học cơ bản môn học - Nắm vững nội dung và kế hoạch dạy học chung của cấp học và môn học, luôn rèn luyện kỹ năng dạy học - Thường xuyên tiếp cận với đổi mới, ... thức vào thực tiễn - Học sinh tự tìm ra kiến thức thông qua hành động của chính mình Hợp tác với bạn và học bạn - Tự kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh quy trình học tập của bản thân 23 PHẦN III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ I KẾT LUẬN: 1 Những thay đổi về kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn1 1 nói riêng và trong giáo dục nói chung đã làm chuyển đổi toàn bộ cách dạy và học trong nhà trường Nếu không tiếp cận và thay... không tiếp cận và thay đổi nhận thức đánh giá, kiểm tra kết quả học tập của học sinh sẽ theo một hướng khác và không phù hợp với yêu cầu, mục tiêu đặt ra trong đổi mới 2 Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải gắn với chương trình, sách giáo khoa với chuẩn kiến thức được xác định trong từng môn học, từng phân môn cũng như đối với mỗi bài học cụ thể 3 Đánh giá kết quả học tập của... THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN 11 THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI: I GIỚI THIỆU ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – PHẦN VĂN BẢN: 1 Đề bài: a) Phần trắc nghiệm : (2 đ) Đọc các câu hỏi, trả lời bằng cách viết thêm vào phần để trống hoặc khoanh tròn vào trước chữ cái đúng nhất cho mỗi câu hỏi Câu1 Hai đứa trẻ được in trong tập: A Gió đầu mùa C Hà Nội ba sáu phố B Nắng trong vườn phường D Sợi tóc 11 Câu 2 Chi tiết mở đầu... - Kiểm tra toàn diện học sinh - Chọn học sinh giỏi * Mức độ : Nhận biết ;thông hiểu ; vận dụng 5 Xây dựng câu hỏi và đáp án trả lời : - Ngắn gọn, đầy đủ - Sáng rõ - Đơn nghĩa 6 Các hình thức kiểm tra ,đánh giá khác: - Kiểm tra miệng thường xuyên - Làm bài tập nghiên cứu nhỏ - Các bài luyện nói trên lớp - Tham gia vào các hoạt động ngữ văn ( hội thảo chuyên đề, ngoại khoá) B THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH... 7: Hãy điền từ còn thiếu vào đoạn văn sau? 17 Phát biểu trong hoàn cảnh của một đất nước thuộc địa, chịu sự chi phối mạnh mẽ và sâu sắc của phong trào đấu tranh và giải phóng dân tộc, văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 đã chia thành … (1) Đó là bộ phận văn học …(2) Văn học hợp pháp …(3) trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân Văn học bất hợp pháp .(4) vòng pháp luật, phải lưu hành... đạt hơi vụng nhưng câu văn rõ ý * Điểm 3- 4 : hiểu chưa đúng trọng tâm yêu cầu đề, phân tích sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt * Điểm 1- 2 : bài viết lạc đề * Điểm 0: bỏ giấy trắng 21 C ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH: I KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Trong quá trình thực hiện việc kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn 11 ở học kì I vừa qua, tôi đã thu nhận được kết quả học tập của học sinh lớp11A1 như sau: Tổng số... diễn ra trong cả quá trình dạy học Các bài tập đánh giá phải gắn với thực trạng chất lượng của lớp nói chung và cũng như đối với từng cá nhân Kết quả đánh giá thường xuyên không nhằm qui chụp điểm số mà có tác dụng điều chỉnh kế hoạch, cách thức dạy học, hỗ trợ học sinh trong học tập II KIẾN NGHỊ Tổ chức hội thảo các chuyên đề về kiểm tra, đánh giá học sinh và xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho... nghị luận văn học Nắm vững nội dung tác phẩm “ Chí Phèo”; biết chọn dẫn chứng tiêu biểu để thấy được diễn biến tâm trạng của Chí Phèo - Diễn đạt lưu loát, ít mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp 13 - Khuyến khích những bài viết sáng tạo và độc đáo trong cách phân tích * Yêu cầu về kiến thức: - Đây là đoạn văn đặc sắc trong truyện ngắn “ Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao, đồng thời nó còn thể hiện giá trị... ngoài B Hợp pháp và bất hợp pháp C Tồn tại D Hai bộ phận Câu 8: Ngữ cảnh là gì ? A Là không gian, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động giao tiếp B Là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói C Là các vai giao tiếp gồm có người nói( viết) và người đọc( nghe) D Là hoàn cảnh của phát ngôn Câu 9: Hãy nối cột A và cột B sao . về đổi mới kiểm tra, đánh giá ở môn Ngữ văn 11- trung học phổ thông • Nội dung và phương pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn 11 • Hiểu được kỹ thuật thiết kế đề kiểm tra, đánh giá môn. mới nội dung và phương pháp đánh giá bằng cách đa dạng hoá các hình thức và công cụ đánh giá. II. NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ CỦA MÔN NGỮ VĂN 11 ( căn cứ vào. đánh giá, đánh giá lẫn nhau. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Ngữ văn không có nghĩa là thay thế những hình thức đánh giá đang dùng bằng các hình thức đánh giá hoàn toàn mới lạ

Ngày đăng: 07/08/2015, 11:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w