1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tham luan đổi mới kiểm tra đánh giá môn ngữ van THCS

9 5,8K 111
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 98 KB

Nội dung

PHềNG GD&T Vế NHAI CNG HO X HI CH NGHA VIT NAM TRNG THCS BèNH LONG c lp - T do - Hnh phỳc I MI KIM TRA, NH GI KT QU HC TP CA HC SINH Môn: Ngữ Văn Họ tên giáo viên: Nguyễn Văn Hùng VOế NHAI NGAỉY 23 THANG 02 NAấM 2009 LỜI NÓI ĐẦU Đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục THCS nói riêng là vấn đề được đặt ra và thực hiện từ nhiều năm nay . Để thực hiện vấn đề này, đã có nhiều những hình thức và biện pháp dạy học được triển khai như: dạy học nêu vấn đề, tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học… Những biện pháp và hình thức đó, trong quá trình thực hiện, đã góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học, bên cạnh các biện pháp, hình thức dạy học như trên thì việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là vô cùng quan trọng. Đổi mới kiểm tra, đánh giá sẽ tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục. Vậy, thế nào là đổi mới kiểm tra, đánh giá? Kiểm tra đánh giá như thế nào để nâng cao hiệu quả giảng dạy, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục? Kiểm tra, đánh giá trong môn ngữ văn như thế nào để đảm bảo mục tiêu bộ môn? Đó là những câu hỏi lớn mà cá nhân tôi cũng chưa có lời giải cụ thể. Nhưng, xuất phát từ thực tế giảng dạy, dưới đây, tôi xin trình bày những kinh nghiệm của bản thân trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, theo cá nhân tôi, những biện pháp và hình thức kiểm tra như vậy đã có tác dụng tích cực đến các hoạt động dạy học của giáo viên chất lượng học tập của học sinh. Những kinh nghiệm mà tôi trình bày sau đây chỉ mang tính chất cá nhân, do đó, sẽ khó tránh khỏi suy nghĩ chủ quan và chắc sẽ có nhiều điểm chưa phù hợp, vì vậy, rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí. Bài tham luận của tôi gồm có hai phần: Phần thứ nhất trình bày vai trò, ý nghĩa của kiểm tra, đánh giá. Phần thứ hai trình bày quan niệm của bản thân về đổi mới kiểm tra đánh giá. Những kinh nghiệm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn Ngữ văn. I. VAI TRÒ, Ý NGHĨA VIỆC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH. Kiểm tra, đánh giá có tầm quan trọng đặc biệt vì: Thứ nhất: Kiểm tra là khâu cuối cùng, đồng thời cũng là khâu mở đầu cho một chu trình tiếp theo của quá trình dạy học. Ở khâu cuối cùng, kiểm tra giúp giáo viên đánh giá được chất lượng học tập của học sinh đồng thời cũng giúp giáo viên tự đánh giá việc giảng dạy của mình. Ở khâu tiếp theo ( tức là trước khi vào bài mới), kiểm tra giúp học sinh liên kết mạch kiến thức, dựa trên kiến thức cũ để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức mới. Thứ hai: kiểm tra, đánh giá giúp giáo viên hiểu rõ việc học tập của học sinh, phát hiện những thiếu sót trong kiến thức, kĩ năng để kịp thời sửa chữa. Thứ ba: kiểm tra, đánh giá sẽ hình thành cho học sinh ý chí quyết tâm đạt kết quả cao trong học tập. Thứ tư: Kiểm tra đánh giá giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kĩ năng trong học tập và cuộc sống như nói, viết, cách trình bày một vấn đề khúc triết, rõ ràng. II. NHỮNG QUAN NIỆM VÀ KINH NGHIỆM CỦA BẢN THÂN VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN _blank' alt='đổi mới kiểm tra đánh giá môn hóa học thcs' title='đổi mới kiểm tra đánh giá môn hóa học thcs'>ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN NGỮ VĂN. 1. Kiểm tra đánh giá là gì? Cần hiểu cho đúng về cụm từ này. Theo tôi, kiểm tra, đánh giá là hai khâu có quan hệ mật thiết trong một hoạt động dạy học. Khâu kiểm tra được tiến hành trước. Nó bao gồm các hoạt động: ra đề, học sinh thực hiện, giáo viên theo dõi, giám sát. Khâu đánh giá được tiến hành ngay sau đó. Yêu cầu của hoạt động này là phải đi liền với kiểm tra. Đánh giá có vai trò quan trọng. đánh giá giúp học sinh xác định được kết quả học tập của bản thân, phát huy những mặt mạnh, khắc phục những điểm yếu của mình trong học tập. Đối với giáo viên, việc dánh giá chính xác sẽ giúp điều chỉnh nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học… Nếu kiểm tra mà không đánh giá sẽ gây ra những hậu quả tai hại cho quá trình dạy học nhất là phản ứng của học sinh. 2. Đổi mới kiểm tra đánh giá trong môn ngữ văn. 2.1. Thế nào là đổi mới kiểm tra đánh giá. Theo tôi, đổi mới kiểm tra đánh giá không chỉ là đưa vào nhiều hình thức kiểm tra mới lạ hoặc thay đổi các kiểu kiểm tra để tránh sự đơn điệu nhàm chán. Cái đích đến của kiểm trađánh giá được người học một cách toàn diện trên các mặt: kiến thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm, thái độ. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với đổi mới kiểm tra, đánh giá là phải vận dụng các hình thức, biện pháp kiểm tra sao cho đạt được cái đích đến đó. 2.2. Tại sao đổi mới kiểm tra đánh giá có thể thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy - học. Mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy - học là thông qua các biện pháp, hình thức dạy học giúp học sinh học tập chủ động, tích cực. Vì vậy, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh sẽ góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. 2.3. Đổi mới kiểm tra đánh giá trong môn Ngữ văn. Do yêu cầu đặc trưng bộ môn nên kiểm tra, đánh giá trong môn ngữ văn không những chỉ nhằm mục đích đánh giá học sinh một cách toàn diện mà còn phải đạt yêu cầu để đánh giá thẩm mĩ của học sinh như: diễn đạt trong sáng, rõ ràng, có sức thuyết phục với người nghe, người đọc. Muốn vậy, đề kiểm tra môn ngữ văn cần phải đạt một số yêu cầu sau: - Hình thức: câu hỏi cần ngắn gọn, rõ ràng, kích thích được khả năng trả lời của học sinh. - Mức độ: kết hợp cả ba mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng của học sinh. - Nội dung: Đảm bảo tính chính xác, đảm bảo mục tiêu dạy học, phù hợp với thời gian kiểm tra, góp phần đánh giá đúng trình độ học sinh. 3. Một số kinh nghiệm trong kiểm tra môn ngữ văn 3.1.Kiểm tra miệng. * Yêu cầu chung: - Thời điểm kiểm tra: tiến hành trước, trong hoặc sau giờ học. - Yêu cầu: Toàn bộ quá trình này chỉ thực hiện từ 5 đến 7 phút. Các câu hỏi phải tránh được việc học sinh học thuộc lòng là trả lời được. Tuy nhiên, cũng cần tránh những câu hỏi quá khó mang tính chất đánh đố khiến học sinh không thể trả lời. * Những ví dụ cụ thể: Câu hỏi kiểm tra truớc giờ học Cần tránh nhưng câu hỏi như sau: Ví dụ: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ và cho biết nội dung, nghệ thuật của bài? Dạng câu hỏi này không có tác dụng phát huy sự sáng tạo, tính tích cực của học sinh vì chỉ cần chăm chỉ học thuộc phần ghi nhớ cuối SGK chứ không cần tư duy nhiều là học sinh trả lời được. Hơn nữa, câu hỏi này sẽ gây cho học sinh thói quen có hại đó là thói quen học thuộc một cách máy móc. Có thể thay dạng câu hỏi này bằng một câu hỏi có sức gợi hơn. Ví dụ: 1. Em thích nhất đoạn thơ nào trong bài? Vì sao? Hãy đọc đoạn thơ đó với ngữ điệu sao cho phù hợp với những điều mà em vừa giải thích? 2. Tác giả sử dụng lối viết như thế nào trong tác phẩm? Cách viết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề? Từ đó, em hãy khái quát chủ đề của tác phẩm? Với những câu hỏi này, đòi hỏi học sinh phải có sự hiểu biết, cảm thụ sâu sắc về tác phẩm đồng thời phải có cách trả lời sao cho đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi. Loại câu hỏi này vừa giúp giáo viên đánh giá được kiến thức, sự cảm thụ vừa rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong môn ngữ văn đồng thời cũng phát huy được tư duy sáng tạo, tính tích cực, chủ động của học sinh. Sở dĩ như vậy vì học sinh phải dựa vào quá trình phân tích tác phẩm để nhận biết những chi tiết nghệ thuật mà tác giả sử dụng ( đây là yêu cầu nhận biết ). Sau khi nhận biết, học sinh phải lí giải được tác dụng của những chi tiết nghệ thuật ấy tức là phải lí giải được câu hỏi viết để làm gì? ( đây là yêu cầu tư duy, cảm thụ). Cuối cùng học sinh phải chủ động tổng hợp khái quát những vấn đề do chính học sinh đã phân tích ở trên. Như vậy, trong kiểm tra miệng, cần chú ý đến việc hiểu sâu sắc vấn đề, kĩ năng trình bày của học sinh ( đối với văn bản, phải kết hợp yêu cầu cảm thụ). Nên có thêm câu hỏi phụ để tăng khả năng lí giải cho học sinh. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nên dựa vào kết quả đó để dẫn vào phần kiến thức tiếp theo. Câu hỏi kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh khi bài học kết thúc. Ví dụ: Khi kết thúc tiết học đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” Sau khi học xong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” Em thấy thương nhân vật nào nhất? Vì sao? Khi học xong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” Nếu thay nhan đề “ Mùa xuân nho nhỏ” bằng nhan đề “ Mùa xuân”, em có nhất trí không? Vì sao? Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy học sinh rất thích thầy cô kiểm tra ngay sau khi kết thúc giờ học. Kết quả kiểm tra vào thời điểm này cũng luôn có hiệu quả cao hơn so với kiểm tra trước khi vào bài mới. Vì vậy, theo tôi, cần tăng cường kiểm tra vào khoảng thời gian này. 3.2 Kiểm tra viết. * Kiểm tra 15 phút Nên tiến hành chủ yếu ở các tiết Tiếng Việt và văn bản. - Thời điểm: tiến hành trước hoặc sau giờ học. - Yêu cầu: Cũng cần tránh các câu hỏi với yêu cầu ghi nhớ kiến thức máy móc. Với hình thức này, câu hỏi cần phải rèn luyện được kĩ năng trình bày của học sinh. Ví dụ: Câu văn sau có thành phần khởi ngữ hay không? Vì sao? - Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: cô có cái nhìn sao mà xa xăm. ( Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê) Câu hỏi này vừa đòi hỏi học sinh phải nắm chắc khái niệm khởi ngữ vừa phải vận dụng vào thực hành lại phải biết cách trình bày bài sao cho phù hợp. Thời gian dành cho suy nghĩ và trả lời cũng chỉ cần 15 phút. Cần tránh đưa ra những câu hỏi quá ngắn và có mức độ dễ để học sinh không cần sử dụng đến 15 phút. * Kiểm tra 45 phút - Gồm kiểm tra Tiếng Việt và văn. - Yêu cầu: + Đối với kiểm tra Tiếng Việt: đề kiểm tra cần có nhiều câu hỏi trong một đề với những hình thức khác nhau. Tuỳ theo đặc điểm từng phần kiến thức mà có tỉ lệ câu hỏi cho phù hợp. Nên có loại câu hỏi trắc nghiệm trong loại bài kiểm tra này với tỉ lệ khoảng 30% tổng số điểm. + Đối với kiểm tra văn: Không nên có loại câu hỏi trắc nghiệm vì ở loại bài này, ngoài yêu cầu đánh giá sự hiểu biết sâu sắc, cảm thụ tác phẩm văn học cũng cần phải rèn luyện kĩ năng diễn đạt cho học sinh. Thói quen của học sinh là khi làm bài kiểm tra văn học thường trả lời theo kiểu gạch đầu dòng những ý chính. Để tránh lỗi này, đề kiểm tra cần phải tạo được mệnh đề và yêu cầu bắt buộc học sinh trình bày thành một bài văn hoặc ít nhất là một đoạn văn hoàn chỉnh. Trong một đề kiểm tra văn, chỉ nên bố trí hai câu hỏi, hai câu hỏi này phải có số lượng điểm chênh lệch nhau nhưng không quá lớn. Nên sắp xếp câu hỏi ít điểm và có mức độ đơn giản trước. Ví dụ: Đề kiểm tra văn 45 phút Câu 1. Trong ba tác giả: Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố, Nam Cao, em thích nhất cách viết văn của tác giả nào? Vì sao? Câu 2. “ Cái chết của lão Hạc là không tránh khỏi nhưng đó là cái chết cao cả, đẹp đẽ.” Em hãy là rõ nhận định trên. Cần tránh những câu hỏi mng tính liệt kê như: trình bày những nét chính về tác giả…, Hãy kể tên các tác phẩm và tác giả mà em đã được học… * Viết bài tập làm văn Đa số đề tập làm văn hiện nay thiếu tính gợi mở. Cách ra đề như vậy thường đưa học sinh vào “thế bí” hoặc không gây được tâm lí thoải mái cho học sinh làm bài. Vì vậy, theo tôi, đề tập làm văn cần có “mệnh đề” để tạo cho các các em phương hướng viết bài, mặt khác nó cũng đảm bảo tính thẩm mĩ trong văn chương. Ví dụ: Khi khắc hoạ chân dung nhân vật chính diện, Nguyễn Du chỉ gợi chứ không tả trực tiếp. Phân tích bức chân dung chị em Thuý Kiều để làm rõ nhận định đó. * Kiểm tra học kì - Yêu cầu: Nội dung phải bao quát chương trình học, Có nhiều câu hỏi trong một đề, không nên có câu hỏi trắc nghiệm. Các câu hỏi của đè phải được diễn đạt rõ, đơn nghĩa, nêu đúng và đủ yêu cầu của đề. 2.3. Quy trình ra đề kiểm tra. Trước khi ra đề kiểm tra, cần đối chiếu với các mục tiêu dạy học để xác định mục tiêu, mức độ, nội dung và hình thức kiểm tra nhằm đánh giá khách quan trình độ học sinh. Phải xây dựng đáp án, biểu điểm để tránh những tình huống có nhiều phương án trả lời hoặc trả lời nhiều hơn mức độ cho điểm khiến thang điểm không phù hợp. Trên đây là một số ý kiến và kinh nghiệm của bản thân trong việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn ngữ văn. Rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí. Xin chân thành cảm ơn! Võ Nhai ngày 23 tháng 02 năm 2009 Người viết tham luận Nguyễn Văn Hùng . của học sinh. 2. Đổi mới kiểm tra đánh giá trong môn ngữ văn. 2.1. Thế nào là đổi mới kiểm tra đánh giá. Theo tôi, đổi mới kiểm tra đánh giá không chỉ là. 2.3. Đổi mới kiểm tra đánh giá trong môn Ngữ văn. Do yêu cầu đặc trưng bộ môn nên kiểm tra, đánh giá trong môn ngữ văn không những chỉ nhằm mục đích đánh giá

Ngày đăng: 16/09/2013, 03:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w