1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư giai đoạn VI trước và sau điều trị tại khoa chống đau bệnh viện ung bưới Hà Nội năm 2013

101 1,1K 13
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 23,27 MB

Nội dung

Để cung cấp các số liệu về thực trạng CLCS của bệnh nhân ung thư giai đoạn IV và kết quả của điều trị tại khoa Chống Đau bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, làm cơ sở đưa ra các khuyến nghị, nhằm

Trang 1

NGUYEN THI THANH PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ CHÁT LƯỢNG CUỘC SÓNG

BỆNH NHÂN UNG THƯ GIAI ĐOẠN IV

TRUOC VA SAU DIEU TRI TAI KHOA CHONG DAU

BENH VIEN UNG BUOU HA NOI NAM 2013

LUAN VAN THAC SI QUAN LY BENH VIEN

MA SO CHUYEN NGANH: 60.72.07.01

Hướng dẫn khoa học: TS.BS Tran Dang Khoa Giáo viên hỗ trợ: ThS Nguyễn Quỳnh Anh

HÀ NỘI, 2013

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự

hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ của các thấy cô giáo, các đông nghiệp tại Bệnh

viện Ung Bướu Hà Nội và gia đình, bạn bè Đến nay luận văn đã hoàn thành

Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:

TS.BS Trần Đăng Khoa — Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội thầy đã tận tình chỉ

bảo, hướng dẫn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn; Ths Nguyễn Quỳnh Anh — Trường Đại học Y tế Công cộng cô đã hỗ

tro toi trong suốt quá trình thực hiện luận văn; TS.BS Vũ Văn Vũ — Bệnh viện Ung

Bướu Thành phó Hồ Chí Minh đã giúp đỡ cho tôi về tài liệu và phương pháp nghiên

cứu để tôi hoàn thiện luận văn

Các thấy, cô giáo trường Đại học Y tế Công cộng đã tận tình giảng dạy,

hướng dân, giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập và thực hiện đề tài nghiên

cứu

Xin gui loi cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc, các bác sĩ và điều dưỡng

khoa Chống Đau cùng các đông nghiệp Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, đã giúp đỡ và

tạo điễu kiện để tôi thực hiện, triển khai nghiên cứu này

Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình và bạn bè những người đã dành cho tôi tình cảm và nguôn động viên khích lệ tôi trong suốt

Trang 3

i

MUC LUC

DANH MỤC CÁC BẢNG 2222221111111 TT rrrrrreeeeeedng i

DANH MUC CAC BIEU BO

DANH MUC CHU VIET TAT

TOM TAT NGHIEN CUU.ccsssccsssssssssssecsssssssssessesssssesssssssssesecenesssssanssssnansasssuuaseseseessen iii DAT VAN DE on sssssscessssescsesssssssscsssessessssssssssensssensssnssnnsnsnsengeneuassssssascaessesssassnseseusunsee 1 MUC TIEU NGHIÊN CUU sssssssssscssssssssssscsssssssvessesesssnsnesssesssssseessseessssessssaseesesseesssee 3

Chương 1: TONG QUAN TAI LIBU vosecscscssssssssssssssssssvesssssesesssescsssscsssssesssssssesscsserceesees 4

1.1 Khái niém co ban vé ung thurs cccccccccsccssssssssesecessesecsssssscssssssssssssssssseseesessseseecee 4

1.1.1 Ban chat cia bénh ung thur sccsccccsssssscsssssssssssesssssessesecsessesssssssssssssssassesssseees 4

1.1.2 Phương pháp đánh giá xếp giai đoạn bệnh UHE THỨ: e.cssssesrasemaeesLlEe 4

1.1.3 Mục dich diéu tri bémh ung thut ccccccscccssssssseseessssssesessessssssssssssvessecssssssseece 5

1.2 Van dé chat lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư: .- 2-2 s+s+sczczzzz2 »

1.2.1 Khái niệm về chất lượng sống 222222222 212215111 1111 5

1.2.2 Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân TLE UE oss wccsuscovenavnlivearosnsuenee aie oes 6 1.2.3 Điều trị chăm sóc giảm nhẹ bệnh nhân ULE US, «-coLcS ee eee 8 1.2.4 Giới thiệu về bộ công cụ đánh giá CLCS bệnh nhân ung thư 10 1.3 Một số nghiên cứu về CLCS của bệnh nhân ung thư: - s+sccsczzcv2 13

1.3.1 Một số nghiên cứu trên thế giới: .-222222222222222222222222215E11 2 2n 13

1.3.2 Một số nghiên cứu tại Việt Nam: 222 2 2222222221111 Se 15

1.4 Khung ly thuyét ecccccscccsssssssssssuseeeesssssssssssssnsssnneseessssesssssassssssssssastasssseseeeeeee 18

1.5 Giới thiệu về địa bàn nghiên CUO: cssccecsssssesssssessssscsssssssssssssssssseeceesseeecessecccee, 19 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.25222s22222225222511511 1n 20

2.1 Đối COTE TE WIEM CU vs svscsasczssvseaeseassncesensesvareetooecessueevunsssanenvestisvssvaseavedseoussea dle 20

2.2 Thời gian và địa điểm nghién Ctr .ccccssssssesssssseseccsssssesssssssevsssssssvevscessseseece 20

2.3 Thiết kế mghiém COU: ccccsscsssssssssssssssssssssssesssssssssssssssssssasisisssssssisststtseseseeeeeeee 20 2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu -:s-+222112221111122222211 21s 20

2.5 Phương pháp thu thập số liệu: - 2cccs222222522222222221511 EE111ne 21

2.6 T6 chite thu thap $6 L@U: ccccsssssssssssssssssssssssssssssssssssssssastasessatetttteeeeeeeeecccc 21

Trang 4

il

2.8 Cách tính điểm, đánh giá CLCS theo bộ công cụ EORTC QLQ-C30 : 22

2.9 Phương pháp phân tích 6 1@U: 0 0 ccccscscseesseessesseceseesseessecssessseesssessssesssessveees 23

2.10 Vấn đề đạo đức của TEHISH DƯ boss vowcssassuesg Scinkeesensnonsncenanresnencancuenstoee nedesea titel 23 2.11 Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục -©cczcccscczsczcsz 24

Chuong 3: KET QUA NGHIEN CUU ucesccsccssessscssessesssesscssecsscesecsvsssessseseseseceseceveeseeee 25

3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên COU .cceccssescsseesesssseecessecescessesssssesssses 25 3.2 Điểm chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu trước điều trị: 28 3.2.1 Điểm CLCS lĩnh vực chức năng và sức khỏe tổng quát của đối tượng nghiên

3.2.2 Điểm trung bình lĩnh vực triệu chứng và vấn đề khó khăn tài chính của đối tượng nghiên cứu trước điều trị: -s ©2+x++2EEEt22251122221122211121121112E SE 30 3.3 Một số yếu tố liên quan đến điểm CLCS bệnh nhân ung thư giai đoạn IV trước

điều Ul sixeiaranntsaneenensnencromesecilteees ene ts en ah acter nưnợnnvenmmmzdr sẽ 32

3.3.1 Một số yếu tố liên quan đến điểm CLCS lĩnh vực chức năng và sức khỏe tổng

quát bệnh nhân ung thư giai đoạn IV trước điều trị - 2 Ss2Es1E 1211511511 sxey 32

3.3.2 Một số yếu tố liên quan đến điểm trung bình CLCS lĩnh vực triệu chứng và

vấn đề khó khăn tài chính trước điều trị 22:+2 2222222222222: 40

3.4 Sự thay đổi điểm CLCS của đối tượng nghiên cứu sau điều trị 49

3.4.1 Sự thay đổi điểm trung bình CLCS lĩnh vực chức năng và sức khỏe tổng quát

SAU GHGU tH ccccccccccesssssecsssssecssveccssssesesssesessseccusissssssvsssssvessstsssstessessieecessteeesseseecceee 49

chính sau điều trị: 22222222+£222E2222222+1222211111122122111111122222111 2 EEEEEEe 50

3.4.3 Sự thay đổi về điểm CLCS theo các yếu tố liên quan sau điều trị: 51

Chương 4: BÀN LUẬN o cesscessesosesssesssecssesssvssssesusesussnsessuesssesssessecsssessessssuctavesseessecees 58

4.1 Mô tả CLCS của bệnh nhân ung thư giai đoạn IV điều trị tại khoa Chống đau

bệnh viện Ủng Bướu Hà Nội: St tt E3 SE SE EE2E252111 11211521 EEE na 58

4.2 Một số yếu tố liên quan đến CLCS của bệnh nhân ung thư giai đoạn IV trước

điều ¡—-51 TT" ˆ 62

4.3 Đánh giá sự thay đổi điểm CLCS của bệnh nhân ung thư giai đoạn IV sau điều

Trang 5

iii

¡4.0A4)00)e) 022-411 71

Phụ lục 1: CÁC BIÊN SÓ NGHIÊN CỨU -2.- 2222 2ESE22222152221515222E1E1EEse a7

Phu luc 2: PHIEU DIEU TRA wocecscesssscssssesssssssssscesnecesnscsssssssscsssecssscssssesessssessssesessecense 83

Phụ lục 3: PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA PHỎNG VẤN NGHIÊN CỨU §9

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng I.1: Xếp giai đoạn theo kinh điển của bệnh ung thư .-: 5 52 5

Bang 1.2: Cấu trúc bảng hỏi EORTC QLQ - C30 22222222222222222222555222-E2 12

Bảng 3.1: Thông tin về đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu DS

Bảng 3.2: Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu .-. -‹- 26

Bảng 3.3: Ngày điều trị trung bình của bệnh nhân phân chia theo đặc điểm lâm sàng

và phương pháp điều trị -22+2+++EEEE211121122222221121E22 E121 cee 28 Bảng 3.4: Điểm trung bình CLCS lĩnh vực sức khỏe tổng quát trước điều trị theo một số đặc điểm cá nhân và lâm SỐ TẾ -180ssessretusrassnsacrrtries l1 32 Bảng 3.5: Điểm trung bình CLCS chức năng thể chất trước điều trị theo một số đặc

điểm cá nhân và lâm sàng -222222 2t 92222255322222222215115200110111 n6 33

Bảng 3.6: Điểm trung bình CLCS chức năng hoạt động trước điều trị theo một số

đặc điểm cá nhân và lâm sàng -222:2222222222222222222115522112152115Enx6E 35

Bảng 3.7: Điểm trung bình CLCS chức năng cảm xúc theo một số một số đặc điểm

cá nhân và lâm sàng trước điều trị -ss-222s22EE2E152215222112121122E1EexE 36

Bảng 3.8: Điểm trung bình CLCS chức năng nhận thức theo một số đặc điểm cá

nhân trước điều trị - ++++t22E211122222211122121112222111222121 E1 38 Bảng 3.9: Điểm trung bình CLCS chức năng xã hội theo một số đặc điểm cá nhân

và lâm sàng trước điều trị -ccc++2EE11111112211111111222.22EE2EEEsrree 39

Bảng 3.10: Điểm trung bình CLCS triệu chứng mệt mỏi theo một số đặc điểm cá

nhân và lâm sàng trước điều trị 2c 22+x++EEEE22E112221122221E21TEEEerre 4I

Bảng 3.11: Điểm trung bình CLCS triệu chứng đau theo một số đặc điểm cá nhân

và lâm sàng trước điều trị 22:sc1222E222221121211222112EEEeneeeree 42 Bảng 3.12: Điểm trung bình CLCS triệu chứng mắt ngủ theo một số đặc điểm cá

nhân và lâm sàng trước điều trị - 22 ss22S222222522152211211111251 5e 44

Bảng 3.13: Điểm trung bình CLCS triệu chứng chán ăn theo một số đặc điểm cá

nhân và lâm sàng trước điều trị :sc++22111122221112221111 2211 nEEnnneeg 45

Bảng 3.14: Điểm trung bình vấn đề khó khăn tài chính theo một số điểm cá nhân và lâm sàng trước điều trị 2 22SS 2222 2c 47

Trang 7

Bảng 3.15: Sự thay đổi điểm trung bình CLCS lĩnh vực chức năng và sức khỏe tổng quát của đối tượng nghiên cứu sau điều trị -.-2222c22222222222222222115222222E-ce2 49

Bảng 3.16: Sự thay đổi điểm trung bình CLCS lĩnh vực triệu chứng và vấn đề tài

chính của đối tượng nghiên cứu sau “8 0 es 50

Bảng 3.17: Sự thay đổi điểm trung bình lĩnh vực sức khỏe tổng quát theo vị trí ung thư của đối tượng nghiên cứu sau điều trị -2 2222222222222222222222225255e2 aL Bảng 3.18: Sự thay đổi điểm trung bình chức năng thể chất theo chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu sau điều trị c2E.xteEEEEEEEEE.11211112021211xeEcccee sỉ Bảng 3.19: Sự thay đổi điểm trung bình chức năng hoạt động theo số lần vào viện

của đối tuong nghién ctru sau GiSu tri eccccccceccseccssecsssessssesssseseseesesseccssescesecceesecceseee 52

Bảng 3.20: Sự thay đổi điểm trung bình chức năng cảm xúc theo tuổi của đối tượng nghiên cứu sau điều trị -22cs++2EEEktEEEE11122211111222111EE211EEeee 53 Bảng 3.21: Sự thay đổi điểm trung bình chức năng xã hội theo tuổi, nơi ở và số lần vào viện của đối tượng nghiên cứu sau điều trị ¿ -¿-©2s2EESEEzEEEseEse 53 Bảng 3.22: Sự thay đổi điểm trung bình triệu chứng mệt mỏi theo vị trí ung thư và

chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu sau điều trị -222:2.222222211221 E2 54

Bảng 3.23: Sự thay đổi điểm trung bình triệu chứng đau theo vị trí ung thư của đối

tượng nghiên cứu sau điều trị 22.22s22E22252221212521 1e 55

Bảng 3.24: Sự thay đổi điểm trung bình triệu chứng chán ăn theo vị trí ung thư và

chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu sau điều th iseeesesmssrsssvmiiD SẺ CN: $6

Bảng 3.25: Sự thay đổi về vấn đề khó khăn tài chính theo tuổi và số lần vào viện

của đối tượng nghiên cứu sau điều trị 222222222211 221211 Enseeresee 57

Trang 8

vi

DANH MỤC CÁC BIÊU DO

Biểu đồ I: Điểm trung bình CLCS lĩnh vực chức năng và sức khỏe tổng quát của

đối tượng nghiên cứu trước điều trị -2ccc+2222EE22222E12122222111112 22211 cxeE 30

Biểu đồ 2: Điểm trung bình CLCS lĩnh vực triệu chứng và vấn đề khó khăn tài

chính của đối tượng nghiên cứu trước điều trị ¿222 +czt222E22222225cc2Eze 31

Trang 9

DANH MUC CHU VIET TAT

Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể

Bệnh nhân

Bệnh nhân ung thư Center for Prevention end Disease Contron Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ

Chất lượng cuộc sống

Chức năng cảm xúc Chức năng nhận thức Chức năng thể chất

Vấn đề tài chính

World Health Organization

Tổ chức Y tế thé giới

Trang 10

vill

TOM TAT NGHIEN CUU

Chat lượng cuộc sống (CLCS) là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong

khoa học xã hội liên quan đến các khía cạnh khác nhau của đời sống Với bệnh nhân ung thư cũng như các bệnh khác, chất lượng sống tốt nhất là đưa bệnh nhân ung thư

về trạng thái sức khoẻ, tâm lý và hoạt động càng gần giống cuộc sống thường ngày càng tốt

Để cung cấp các số liệu về thực trạng CLCS của bệnh nhân ung thư giai đoạn

IV và kết quả của điều trị tại khoa Chống Đau bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, làm cơ

sở đưa ra các khuyến nghị, nhằm nâng cao chất lượng điều trị chúng tôi tiến hành

nghiên cứu này với mục tiêu: (1) Mô tả chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung

thư giai đoạn IV trước điều trị tại khoa Chống đau bệnh viện Ung Bướu Hà Nội; (2) Xác định một số yếu tố liên quan đến điểm CLCS của bệnh nhân ung thư giai đoạn

IV trước điều trị; và (3) Đánh giá sự thay đổi về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau ung thư giai đoạn IV sau điều trị tại khoa Chống đau bệnh viện Ung Bướu

Hà Nội từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2013

Phỏng vấn 202 bệnh nhân ung thư giai đoạn IV trước và sau điều trị tại khoa

Chống đau bệnh viện Ung Bướu Hà Nội từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2013 bằng bộ

cộng cụ EORTC QLQ - C30 phiên bản 3 của Tổ chức nghiên cứu và điều trị ung

thư châu Âu và sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, số liệu định lượng được nhập bằng phần mén Epi Data 3.1 và phân tích bằng SPPSS 16.0 cho kết quả như sau:

Trước điều trị điểm sức khỏe tổng quát của bệnh nhân là 45,9 điểm chức

năng hoạt động và chức năng xã hội đạt 32,8 điểm Các triệu chứng mệt mỏi, đau,

chán ăn, mắt ngủ có nhiều ở bệnh nhân trong nghiên cứu và điểm cao nhất là triệu

chứng mệt mỏi 70 điểm

Có mối liên quan giữa: vị trí ung thư với điểm sức khỏe tổng quát, triệu

chứng đau và triệu chứng mệt mỏi; Chỉ số BMI với điểm chức năng thẻ chất, triệu

chứng mệt mỏi và triệu chứng chán ăn; Tuổi với vấn đề khó khăn tài chính chức

năng cảm xúc và chức năng xã hội; Số lần vào viện với: khó khăn tài chính, chức năng hoạt động và chức năng xã hội

Trang 11

Sau điều trị các triệu vấn đề sức khỏe tổng quát, chức năng thể chất và các vấn đề về triệu chứng đều được cải thiện và có ý nghĩa thống kê Các chức năng hoạt động, chức năng cảm xúc và chức năng xã hội không những không được cải thiện mà còn giảm về điểm trung bình sau điều trị

Để nâng cao chất lượng điều trị nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư giai đoạn IV, cần phải có chế độ điều trị và chăm sóc toàn diện

cả về vấn đề thể chất và tỉnh thần của bệnh nhân, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng

Sử dụng bộ công cụ EORT QLQ — C30 để đánh giá CLCS của bệnh nhân trước và sau điều trị sẽ giúp các bác sĩ, điều dưỡng nhận định một cách đầy đủ và toàn diện hơn về tình trạng của bệnh nhân Từ đó lập kế hoạch điều trị và đánh giá được hiệu quả điều trị chăm sóc, nâng cao chất lượng điều trị góp phần cải thiện CLCS của bệnh nhân

Trang 12

DAT VAN DE Ung thư đã và đang là vấn đề lớn đối với sức khỏe cộng đồng Theo Tổ chức

Y tế thế giới mỗi năm trên toàn cầu có 12,7 triệu người mới mắc và trên 7,6 triệu chết do ung thư, trong đó 70% là ở các nước đang phát triển [6]

Tại các nước phát triển ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai sau bệnh tim mạch, ở các nước đang phát triển ung thư đứng hàng thứ ba sau

bệnh nhiễm trùng và tim mạch Ở Việt Nam năm 2010 có tối thiểu 126.307 ca ung thư mới mắc và theo ước tính đến năm 2020 sẽ có tối thiểu 189.344 ca ung thư mới

mắc [6]

Ủng thư là căn bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp

thời và đúng phương pháp Tại một số nước phát triển, 70% người bệnh ung thư tránh được tử vong nhờ tiến bộ của y học Tại Việt Nam, theo đánh giá của cơ quan

nghiên cứu ung thư (quốc tế (IARC) tỉ lệ chữa khỏi bệnh ung thư đạt 40% Tỉ lệ này

còn thấp do phần lớn người bệnh ung thư ở nước ta đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn Qua nghiên cứu 51.625 người bệnh ung thư đến khám và điều trị tại 5 bệnh

viện: Bệnh viện K, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện

Việt Tiệp Hải Phòng, Bệnh viện trung ương Huế, trong năm 2009 trong số 19.262

trường hợp được phân loại giai đoạn bệnh có đến 13.753 ca đến khám và điều trị

bệnh khi đã muộn (giai đoạn II, IV) chiếm tới 71,40% trên số ca được chẩn đoán

giai đoạn [6] Mục tiêu điều trị đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn là điều trị giảm đau, giảm nhẹ triệu chứng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tối

đa thời gian sống thêm [ 14]

Bởi vậy bên cạnh các nghiên cứu về chấn đoán, điều trị bệnh, trên thế giới đã

phát triển nhiều công trình nghiên cứu về chất lượng cuộc sống ở người bệnh ung

thư Việc nghiên cứu chất lượng cuộc sống người bệnh ung thư nhằm mục đích:

- Cung cấp dữ liệu cho người bệnh và bác sĩ về tình trạng sức khỏe để ra quyết

định điều trị phù hợp

-_ Đánh giá hiệu quả điều trị, chăm sóc

-_ Xác định được các biện pháp điều trị hỗ trợ và chăm sóc người bệnh

Trang 13

Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu đánh giá về CLCS của bệnh nhân ung thư như: nghiên cứu của Bùi Ngọc Dũng về CLCS của bệnh nhân Lơ-xê-mi (2008)[8]: nghiên cứu của Vũ Văn Vũ về CLCS bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn (2010)[27] va CLCS của bệnh nhân ung thư phổi sau Hóa trị (2008) [26]: nghiên cứu của Trần Bảo Ngọc về CLCS ung thư đầu cổ sau điều trị hóa xạ tuần tự 1 tuy nhiên chưa có nghiên cứu để đánh giá về CLCS của bệnh nhân ung thư giai

đoạn muộn trước và sau điều trị chăm sóc giảm nhẹ Theo thống kê năm 2012 bệnh

viện Ung Bướu Hà Nội số bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn đến khám và điều trị tại chiếm tỉ lệ hơn 70%, đặc biệt ở khoa Chống đau có trên 90% người bệnh ung thư

được chân đoán ở giai đoạn IV [2][3] vì vậy mục tiêu điều trị đối với bệnh nhân

của khoa Chống Đau là chăm sóc giảm nhẹ nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống

Do vậy việc nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống trước và sau điều trị là rất quan trọng giúp các bác sĩ trong việc chân đoán, điều trị chăm sóc giảm nhẹ nhằm nâng cao chất lượng điều trị cải thiện CLCS cho bệnh nhân ung thư giai đoạn IV

Xuất phát từ những phân tích trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư giai đoạn IV trước và sau điều trị tại khoa Chống đau bệnh viện Ung Bướu Hà Nội năm 2013” với mong muốn đóng góp những đữ liệu ban đầu làm cơ sở đề xuất những kiến nghị có giá trị cho công tác điều trị và chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện

Trang 14

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Mô tả chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư giai đoạn IV trước điều trị

tại khoa Chống Đau bệnh viện Ung Bướu Hà Nội từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2013

2 Xác định một số yếu tố liên quan đến điểm chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư giai đoạn IV trước điều trị tại khoa Chống Đau bệnh viện Ung Bướu

Hà Nội

3 Đánh giá sự thay đổi về chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư giai đoạn

IV sau điều trị tại khoa Chống Đau bệnh viện Ung Bướu Hà Nội từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2013

Trang 15

Chương 1

TỎNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Khái niệm cơ bản về ung thư:

1.1.1 Bản chất của bệnh ung thư:

Ung thư là một bệnh lý “ác tính” của tế bào Khi bị kích thích bởi các tác

nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ vô tổ chức, không tuân theo

các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thé

Đa số người bệnh ung thư hình thành các khối u, khác với các khối u lành

tính (chỉ phát triển rất chậm có vỏ bọc xung quanh) các khối u ác tính (ung thư) xâm lấn vào các tổ chức lành xung quanh giống như hình “con cua” với các càng cua bám vào các tô chức lành trong cơ thể hoặc giống như rễ cây lan trong đất Các

tế bào của khối u ác tính có khả năng di căn tới các hạch bạch huyết hoặc các tạng ở

xa hình thành các khối u và cuối cùng dẫn tới tử vong [17]

Người ta biết được có đến hơn 200 loại ung thư khác nhau trên cơ thể người,

những loại ung thư này tuy có những đặc điểm giống nhau về bản chất nhưng chúng

có nhiều điểm khác nhau về: nguyên nhân, tiến triển, phương pháp điều trị và tiên lượng bệnh [17]

Đa số ung thư có biểu hiện mạn tính, có quá trình phát triển lâu dài qua từng giai đoạn Trừ một số nhỏ ung thư ở trẻ em có thể do đột biến gien tir luc bao thai, còn phần lớn các ung thư đều có giai đoạn tiềm tang lau dài, khi khối u phát triển nhanh mới có các triệu chứng ung thư [17]

1.1.2 Phương pháp đánh giá xếp giai đoạn bệnh ung thư:

Đối với bệnh ung thư đánh giá mức độ xâm lấn, xếp giai đoạn là cần thiết giúp các bác sĩ trong việc tiên lượng bệnh, làm cơ sở cho việc áp dụng các phác đồ điều trị hợp lý và là phương pháp đề so sánh hiệu quả của các phương pháp điều trị Theo cách xếp loại kinh điển áp dụng cho ung thư hệ đặc (Solid tumor) được xếp loại theo giải phẫu bệnh và chia làm các giai đoạn như sau [18]

Trang 16

Bảng 1.1: Xếp giai đoạn theo kinh điển của bệnh ung thư:

Giai limphô hoặc đường máu)

đoạn I Xam Ian tại chỗ còn sớm, nhưng không có di căn

sớm Bướu ăn lan với mức độ giới hạn và (hoặc) di căn đến các hạch

1.1.3 Mục đích điều trị bệnh ung thư

Ung thư có nhiều loại, mỗi loại đều khác nhau về nguyên nhân, phát triển và

tiên lượng Điều trị bệnh ung thư cần dựa vào bản chất mô bệnh học của bệnh, giai đoạn của bệnh, mục đích điều trị, toàn trạng của người bệnh và một số yếu tố khác

Mục đích điều trị ung thư bao gồm điều trị triệt căn và điều trị tạm thời Điều trị

triệt căn nhằm giải quyết tận gốc với hy vọng chữa khỏi bệnh, kéo dài thời gian

sống và hạn chế khắc phục tối đa hậu quả của các phương pháp điều trị Mục đích điều trị này thường được áp dụng cho các ung thư giai đoạn sớm [ 14]

Điều trị tạm thời thường được áp dụng cho các bệnh nhân ung thư ở giai đoạn muộn, vượt quá khả năng chữa khỏi, khi đó điều trị đau và giảm nhẹ triệu

chứng dé cai thiện chất lượng sống và kéo dài tối đa thời gian sống là tiêu chí chính

cho các bệnh nhân này [ 14]

1.2 Vấn đề chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư:

1.2.1 Khái niệm về chất lượng sống

Chất lượng cuộc sống (CLCS) là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong

khoa học xã hội liên quan đến các khía cạnh khác nhau của đời sống Thuật ngữ

này được đo lường thông qua việc cá nhân tự đánh giá điều kiện kinh tế cũng như

Trang 17

những kỳ vọng chung về cuộc sống như giáo dục, nhà ở, hỗ trợ xã hội và sức

khỏe nên đây là một khái niệm mang tính chủ quan

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa CLCS là “sự hiểu biết của cá nhân

về vị trí xã hội của họ trong bối cảnh văn hóa và hệ thống các giá trị mà họ thuộc về: va trong mối quan hệ với các mục tiêu, kỳ vọng, chuẩn mực và mối quan tâm

của họ” [43] Thuật ngữ CLCS là một thuật ngữ đa chiều, vì vậy, việc phân tích các chỉ báo đo lường CLCS được nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nghiên cứu với những tiêu chí khác nhau

Việc đánh giá CLCS trong các nghiên cứu thường thông qua việc các cá nhân tự đánh giá, vì vậy các nhà nghiên cứu xây dựng các thang đo để đánh giá CLCS phát triển qua từng thời kỳ với các tiêu chí đánh giá khác nhau

Từ năm 1985, Ed Diener đã xây dựng thang đo lường sự hài lòng với cuộc sống là một thang đo được sử dụng trên toàn cầu để đo lường sự hài lòng với cuộc sống của mọi người Mỗi câu hỏi được đánh giá trên thang điểm 7 từ rất không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý

BO thang do Subjective Happiness Scale (SHS) duoc Sonja Lyubomirsky đưa ra năm 1999 là thang đo hạnh phúc chủ quan của mỗi cá nhân, được sử dụng trên toàn cầu Bộ công cụ SHS gồm 4 câu hỏi mỗi câu cũng được đánh giá trên thang điểm 7 như Ed Diener Thang đo đã được kiểm định về độ tin cậy và được xác nhận tính giá trị khi sử dụng để đo lường hạnh phúc chủ quan

Các bộ công cụ ngày càng được hoàn thiện và phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới Bộ công cụ WHOQOL - 100 của WHO đưa ra là bộ công cụ cập nhật nhiều

nhất các khía cạnh của CLCS, bao gồm 6 khía cạnh: thể chất, tâm lý, xã hội, tâm linh,

kinh tế và môi trường được xem là bộ công cụ đo lường sức khỏe toàn diện, chỉ tiết

[45] Cho đến nay rất nhiều bộ công cụ đánh giá CLCS đã được xây dựng và phát triển

cho từng nhóm đối tượng với các đặc điểm khác nhau trong đó có bệnh nhân ung thư 1.2.2 Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư:

Với bệnh nhân ung thư cũng như các bệnh nhân khác CLCS tốt nhất là đưa

bệnh nhân ung thư về trạng thái sức khoẻ, tâm lý và hoạt động sống càng gần với

đời sống bình thường càng tốt Có nhiều chỉ tiêu đánh giá về CLCS của bệnh nhân

Trang 18

khác nhau tuỳ theo bệnh, mức độ chăm sóc, khả năng điều trị điều kiện của bệnh

nhân Tựu trung chất lượng sống bệnh nhân ung thư thường là kết quả tổng hợp của trạng thái sức khoẻ cá nhân, chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thé,

những hoạt động tâm sinh lý cá nhân và các hoạt động cá nhân trong sinh hoạt, học

tập lao động thường ngày [32]

Trong ung thư CLCS của bệnh nhân chịu nhiều yếu tố tác động về bệnh lý, chẩn đoán, điều tri, chi phi, tiên lượng bệnh CLCS liên quan đến sức khỏe là vấn

đề đa diện bao gồm các khía cạnh về: thể chất, tỉnh thần và xã hội [32]

1.2.2.1 Khía cạnh sức khỏe thể chất:

Đối với bệnh nhân ung thư khía cạnh sức khỏe thẻ chất liên quan đến vấn đề

về hoạt động, vai trò hoạt động vấn đề đau và tình trạng sức khỏe chung

Các vấn đề của khía cạnh sức khỏe thể chất được đề cập rất chỉ tiết trong các

bộ công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư Thể hiện qua các câu hỏi về khả năng hoạt động cá nhân cả về trí óc cũng như hoạt động chân tay trong cuộc sống hàng ngày như sinh hoạt, lao động, học tập Trong bộ công cu QLQ

- C30 khía cạnh này còn được đề cập đến ở các câu hỏi về tình trạng đau và các chỉ

số triệu chứng như khó thở, nôn, táo bón, tiêu chảy ảnh hưởng đến sức khỏe của

bệnh nhân

1.2.2.2 Khia canh tinh than:

Được thể hiện và đánh giá qua các hoạt động tâm sinh lý của con người: những trạng thái về tỉnh thần như tâm trạng thoải mái, lo lắng, những cảm xúc như

yêu, ghét, vui, buôn những năng lực về tỉnh thần như giải trí, giao tiếp, ham

muốn những hoạt động sinh lý như tình dục cũng phản ánh chất luợng sống của

bệnh nhân

Đối vối bệnh nhân ung thư những ảnh hưởng tâm sinh lý là khía cạnh rất

quan trọng đối với kết quả điều trị và cũng là hệ quả của điều trị Kết quả điều trị sẽ tốt khi người bệnh thoải mái, hiểu rõ quá trình chữa bệnh, những kết quả đạt được

và những tổn that phải chấp nhận Những kết quả không mong muốn thường xảy ra

ở những người chán nản buồn bã, không hợp tác chữa bệnh, thay đổi phương án

diéu tri

Trang 19

1.2.2.3 Khía cạnh xã hội:

Các mối quan hệ xã hội xã hội của bệnh nhân ung thư là một trong những nội

dung được đánh giá trong các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống Mối quan hệ sự

hỗ trợ của gia đình, bạn bè đối với bệnh nhân trong quá trình điều trị Gia đình, thầy thuốc, những người xung quanh và cả xã hội là những yếu tố tác động tích cực đến bệnh nhân nếu cư xử đúng mực, tích cực giải quyết những vướng mắc tồn tại, sẽ cải thiện được CLCS đưa bệnh nhân tái hoà nhập trở lại cộng đồng :

1.2.3 Điều trị chăm sóc giảm nhẹ bệnh nhân ung thư:

Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư là sự kết hợp nhiều biện pháp để làm giảm sự chịu đựng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh thông qua phòng ngừa, phát hiện sớm, điều trị đau, các vấn đề tâm lý và thực thể khác, tư vấn

và hỗ trợ nhằm giải quyết những vấn đề xã hội và tâm linh mà gia đình bệnh nhân

và gia đình đang phải gánh chịu [13]

Mục đích của chăm sóc giảm nhẹ là nâng cao CLCS cho bệnh nhân ung thư

và góp phần kéo đài thêm cuộc sống, giúp đỡ người bệnh tái hòa nhập cộng đồng để trở thành người còn có ích cho xã hội CLCS của bệnh nhân được cải thiện thể hiện trên các mặt: thuyên giảm các triệu chứng bệnh, nâng cao sức khỏe chung bằng các

biện pháp điều trị, giảm đau và các triệu chứng thực thể khác; Được hỗ trợ nâng cao

sức khỏe tỉnh thần, tâm lý, tâm linh, giúp đỡ về các vấn đề xã hội có liên quan đến

bệnh nhân; Được cải thiện các chức năng sinh lý bình thường của con người; Được phục hồi các chức năng của con người như khả năng lao động chân tay, trí óc [13]

Ở giai đoạn ung thư giai đoạn IV đã có di căn xa tổn thương lan rộng nhiều

cơ quan hay tổ chức, điều trị ngày càng trở lên khó khăn Mục đích nâng cao chất

lượng sống trở lên quan trọng: Làm thuyên giảm u, hạch di căn; săn sóc triệu chứng

làm giảm những khó chịu phiền toái cho bệnh nhân và lúc này rất cần sự giúp đỡ

hàng ngày của nhân viên y tế Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay việc chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn chưa được đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau, nếu thầy thuốc và gia đình cùng phối hợp chăm sóc thì ý nghĩa của nó rất lớn: làm thuyên giảm thực sự bệnh, động viên tinh thần và giảm các triệu chứng hàng ngày,

nhất là đau.

Trang 20

Tình trạng đau chiếm tới hơn 50% bệnh nhân ung thư, ở giai đoạn cuối đau ngày càng trầm trọng, là nỗi ám ảnh cho bệnh nhân và gia đình Đánh giá đúng mức

độ đau; điều trị đau đúng phương pháp; cấp phát hướng dẫn quản lý và sử dụng

thuốc giảm đau, nhất là nhóm gây độc, nghiện (thuốc giảm đau bậc 3) là những việc

cần có nhân viên y tế hướng dẫn Sự lựa chọn thích hợp nhất là gắn kết với nhân viên y tế, tốt nhất là chuyên ngành ung thư để giúp đỡ cả về chuyên môn lẫn cung cấp thuốc men cho bệnh nhân [21]

Phục hồi chức năng của các bộ phận, cơ quan trong cơ thể là một lý do cần cân nhắc kỹ trước khi bắt tay vào điều trị: phục hồi những tổn thương do bệnh ung thư phát triển đến một giai đoạn nhất định gây ra được biểu hiện ra bên ngoài thành

các triệu chứng như: nôn, đau, đi ngoài, khó thở không ăn được, liệt, suy giảm chức

năng nội tạng và phục hồi những tốn thương do quá trình điều trị gây ra như cắt cụt chỉ, suy tủy, thiếu máu phục hồi chức năng thẩm mỹ, sinh lý sau điều trị

Những ảnh hưởng tâm sinh lý là khía cạnh rất quan trọng đối với kết quả

điều trị và cũng là hệ quả của điều trị Kết quá điều trị sẽ tốt khi người bệnh thoải

mái, hiểu rõ quá trình chữa bệnh, những kết quả đạt được và những tốn thất phải

chấp nhận Những kết quả không mong muốn thường xảy ra ở những người chán nản buồn bã, không hợp tác chữa bệnh, thay đổi phương án điều trị và không chấp nhận sự thực là không phải ung thư nào cũng có thể chữa khỏi Gia đình, thầy thuốc, những người xung quanh và cả xã hội là những yếu tố tác động tích cực đến bệnh nhân nếu cư xử đúng mực, tích cực giải quyết những vướng mắc tồn tại, đưa

bệnh nhân tái hoà nhập trở lại cộng đồng Những hoạt động chân tay trí óc từ thấp

lên cao như tự chăm sóc mình (ăn, uống, tắm rửa, vệ sinh cá nhân .) đến lao động tạo ra sản phẩm (việc nhà học tập, làm việc tại cơ quan công sở ) Sự phục hồi năng lực lao động cũng là thước đo kết quả điều trị Kết quả điều trị bệnh nhân ung thư sẽ đạt kết quả cao nhất khi người bệnh cảnthấy mình trở thành người bình thường có ích cho chính bản thân gia đình và xã hội, có khả năng sinh hoạt và lao động bình thường

Ủng thư là một trong những chứng bệnh nan y hiện nay mà khả năng điều trị

rất khó khăn, kết quả phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn bệnh loại ung thư, khả năng

Trang 21

10

chữa trị của y học và điều kiện của bệnh nhân Chính vì vậy đạt được kết quả hợp

lý cho bệnh nhân trong điều kiện cụ thể nhằm chữa khỏi bệnh, kéo dài thời gian

sống, nâng cao chất lượng sống là những điều cần được thảo luận kỹ giữa thầy thuốc với bệnh nhân cũng như gia đình họ và chấp nhận sự thực là không phải ung thư nào cũng có thể chữa khỏi

1.2.4 Giới thiệu về bộ công cụ đánh giá chất lượng sống bệnh nhân ung thư

Một số tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cuộc sống người bệnh ung thư nói chung và từng nhóm người bệnh ung thư nói riêng rất có hiệu quả, đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới Đánh giá chung về chất lượng sống trong ung thư có thang đánh giá chất lượng sống dành cho người trẻ tuổi (Quality of life youth form) được sử dụng trong nghiên cứu của Shankar và cộng sự (2005); thang đánh giá về ung thư trẻ em QL-32 được sử dụng bởi Vance và cộng sự (2001) Những năm gần đây, thang đánh giá chất lượng sống của trẻ em (PedsQL 4.0) được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu chất lượng sống ở trẻ bị ung thư như nghiên cứu của Meekes và cộng sự (2004); của Sung và cộng sự (2010) Thang Peds QL 4.0 là kết quả của công trình nghiên cứu phát triển công cụ đánh giá chất lượng sống trong 15 năm của tác giả Varni và cộng sự, được công bố năm 2002 Bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư vú QOL-ACD-B của Nhật Bản

Bộ công cụ FACT-G được phát triển từ năm 1987 bởi Dr David Cella dùng

để đánh giá CLCS bệnh nhân ung thư có tất cả 27 câu hỏi về 4 khía cạnh của CLCS

gồm: thể chất; gia đình - xã hội: cảm xúc và chức năng FACT-G có khả năng phân

biệt chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư ở các giai đoạn khác nhau Tuy

nhiên khi kiểm chứng và so sánh với QLQ - C30 cho kết quả cho thấy FACT - G mạnh hơn QLQ - C30 trong đánh giá các vấn đề về xã hội nhưng yếu hơn trong vấn

đề triệu chứng Do đó FACT - G thường được sử dụng đề đánh giá bệnh nhân ung

thư tại cộng đồng [30]

Được sử dụng nhiều nhất để nghiên cứu về chất lượng cuộc sống trên thế

giới và tại Việt Nam là bộ công cụ EORTC QLQ - C30 Phát triển từ bộ công cụ

QLQ - C36 bởi nhóm nghiên cứu về Chất lượng sống của Tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư Châu Âu (European Organization for Research and Treatment of

Trang 22

II

Cancer - EORTC) tác giả Aaronson NK, Ahmed Rais, Bullingger M xây dựng năm

1987 EORTC QLQ-C30 là một bảng câu hỏi chất lượng sống đa hướng, đặc hiệu cho bệnh ung thư EORTC QLQ-C30 bao gồm các thang chức năng (hoạt động thể

chất, cảm xúc, xã hội và nhận thức); các thang triệu chứng (mệt mỏi, đau, buồn nôn

và nôn); thang tình trạng sức khỏe chung và chất lượng sống: đánh giá các triệu chứng khác (khó thở, rối loạn giấc ngủ, táo bón, tiêu chảy) và tác động tài chính được cảm nhận Nhóm tác giả đã phát triển thêm các module phù hợp với từng loại

ung thư khác nhau: module FACT - LEU dành cho nhóm bệnh Lơ - xê - mi hoặc

module MRC/EORTC - QLQ - LEU ở nhóm bệnh Lơ - xê - mi có ghép tủy,

module LC13 dành cho ung thư phổi [32]

Cho đến nay, EORTC QLQ - C30 đã được dịch ra hơn 60 ngôn ngữ, và còn phát triển nhiều bản dịch hơn nữa trong tiến trình Các bản dịch bao gồm cả ở các ngôn ngữ của phương Tây và nhiều ngôn ngữ ở châu Phi cũng như châu Á EORTCQLQ - C30 được đăng ký để sử dụng trong hơn 9000 các thử nghiệm lâm

sàng trên toàn thế giới [37]

Nội dung bảng hỏi EORTC OLO - C30:

EORTC QLQ - C30 bao gồm 30 câu hỏi (từ câu 1 đến câu 30) bao gồm các

nội dung liên quan đến tình trạng sức khỏe tổng quát, các vấn đề về chức năng

(chức năng thê chất; chức năng hoạt động; chức năng cảm xúc; chức năng nhận

thức; chức năng xã hội), các vấn đề về triệu chứng (triệu chứng mệt mỏi; triệu chứng đau; triệu chứng nôn; triệu chứng thở nhanh; triệu chứng mất ngủ; triệu

chứng chán ăn: triệu chứng tiêu chảy; triệu chứng táo bón) và vấn đề khó khăn tài

chính liên quan đến bệnh ung thư chung [32]

Trang 23

Bảng 1.2: Cấu trúc bảng hỏi EORTC QLQ - C30

Số thứ tự

Lĩnh vực Vấn đề Số câu hỏi osu iter

cong cu SF - 36, FACT - G, cho két quả bộ công cụ QLQ - C30 mạnh hơn trong

đánh giá vấn đề triệu chứng của bệnh nhân vì vậy rất phù hợp trong đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư đang điều trị [34]

Nhóm tác giả Wan C và cộng sự (2008) đã dùng bộ công cụ QLQ - C30 dé kiểm định và nghiên cứu 600 bệnh nhân với năm loại ung thư: phổi, vú, đầu cổ, đại trực tràng và dạ dày tại Trung Quốc Kết quả về sự tương quan Pearson và mô hình phương trình cấu trúc được sử dụng để nghiên cứu tính hiệu lực của các nhân tố

Trang 24

13

(Pearson’s correlation and the structural equation model were used to study the construct validity of the instrument): Cac hé sé tuong quan giữa các yếu tố và các lĩnh vực đa yếu tố cho thấy mối tương quan mạnh giữa các nhân tố và các lĩnh vực của chúng (tất cả các hệ số tương quan r là > 0,70 tir 0,71-0,94) Nghiên cứu cũng chứng minh tính hiệu lực có tính tập trung và phân biệt của các yếu tố Phân tích mô hình phương trình cấu trúc cho thấy rằng cấu trúc của QLQ - C30 có thể được chia thành 15 lĩnh vực, với sự phù hợp tốt với phép thử chi-aquare v2 = 762,28 (P

<0,0001), các thử nghiệm kiểm tra lại các hệ số độ tin cậy đối với hầu hết các lĩnh

vực > 0,80 trừ mất cảm giác ngon miệng (0,77) và tiêu chảy (0,75) Điểm số các lĩnh vực đều thay đổi sau khi điều trị và có ý nghĩa thống kê với SRM cao hơn hoặc vừa phải Các tác giả đưa ra kết luận: phiên bản tiếng Trung của QLQ - C30 đảm bảo độ tin cậy và có thé sử dụng để đánh giá CLCS của bệnh nhân ung thư [42]

Tại Việt Nam EORTC QLQ - C30 đã được các bác sĩ ở bệnh viện Ung Bướu

thành phố Hồ Chí Minh [23], [24], bệnh viện K trung ương [22] bệnh viện Huyết

học truyền máu trung ương [8], bệnh viện Trung ương Huế [1] sử dụng để nghiên

cứu về chất lượng sống của bệnh nhân ung thư kết quả cho thấy EORTC QLQ -

C30 là tin cậy và phù hợp với bệnh nhân ung thư ở Việt Nam

1.3 Một số nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư: 1.3.1 Một số nghiên cứu trên thế giới:

Nghiên cứu về CLCS của bệnh nhân ung thư đã được tiến hành trên nhiều nhóm bệnh nhân ung thư khác nhau tại rất nhiều quốc gia trên thế giới để so sánh

các phương pháp điều trị và đánh giá về hiệu quả của điều trị cũng như sự ảnh

hưởng của điều trị đến bệnh nhân ung thư

Tại Đài Loan các tác giả Huang CC và cộng sự (2010) sử dụng bộ công cụ

QLQ - C30 va QLQ - BR23 để tiến hành nghiên cứu về chất lượng sống của 130

bệnh nhân ung thư (trong đó có 37 BN được phẫu thuật bảo tồn và 93 bệnh nhân được phẫu thuật không bảo tồn tuyến vú) tại các trung tâm điều trị ung thư của Đài Loan Kết quả cho thấy nhóm bệnh nhân phẫu thuật bảo tồn tuyến vú điểm chất lượng cuộc sóng tổng quát (56,3) thấp hơn nhóm bệnh nhân phẫu thuật không bảo tồn tuyến vú (68,1) và có sự liên quan giữa điều trị bảo tồn vú và sự nhận thức xấu

Trang 25

hơn về CLCS Nghiên cứu có ý nghĩa giúp các bác sĩ trong việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật và tư van, giải thích về tâm lý cho bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư vú [35]

Tác giả Kim KS & Kwon SH (2007) sử dụng bộ công cụ QLỌ - C30 nghiên cứu 98 bệnh nhân ung thư nói chung điều trị tại phòng khám ngoại trú, đơn vị bệnh nhân nội trú, ở nhà và một đơn vị hóa trị liệu chăm sóc ban ngày ở Seoul, Hàn Quốc

từ tháng 3/2006 đến tháng 3/2007 nhằm mục đích định lượng mức độ thoải mái với chất lượng cuộc sống (QOL) của bệnh nhân ung thư và xác định các biến liên quan với mức độ thoải mái của bệnh nhân ung thư Kết quả nghiên cứu này cho thấy: điểm trung bình CLCS tổng quát đạt 46,34 + 20,76 và có sự tương quan giữa sự thoải mái với tất cả các khía cạnh của chất lượng cuộc sống [36]

López-lornet P và cộng sự (2012) sử dụng EORTC QLQ - C30 va Module

ung thư đầu cổ (QLQ-H & N35) để đánh giá chất lượng cuộc sống ở những bệnh

nhân ung thư đầu và cổ đã điều trị trong khu vực Murcia (Tây Ban Nha) Kết quả:

trong số 109 bệnh nhân nghiên cứu có 94 bệnh nhân hoàn thành bảng câu hỏi về

chất lượng cuộc sống, nghiên cứu đã tìm thấy có liên quan giữa CLCS với tuổi bệnh

nhân (với bệnh nhân < 65 tuổi có điểm số cao hơn) Đối với giai đoạn ung thư, bệnh

nhân giai đoạn sớm có điểm CLCS cao hơn so với những bệnh nhân giai đoạn tiến

triển Những bệnh nhân trải qua phẫu thuật điều trị kết hợp xạ trị và hóa trị liệu nói

chung có điểm số thấp hơn Kết luận: Việc thường xuyên sử dụng các câu hỏi để đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư giúp các bác sĩ đánh giá được

mức độ ảnh hưởng của điều trị và hậu quả của nó đến CLCS của bệnh nhân Điều

này cung cấp thông tin cho các bác sĩ để có quyết định phương pháp điều trị phù

Trang 26

1.3.2 Một số nghiên cứu tại Việt Nam:

Tại Việt Nam một số tác giả đã quan tâm đến vấn đề CLCS của người bệnh

ung thư ở các giai đoạn bệnh và phương pháp điều trị khác nhau Vũ Văn Vũ và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 58 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa (giai đoạn muộn) điều trị tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ

Chí Minh và Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ 6/2007 đến 6/2008 Các tác giả đã

đánh giá điểm chất lượng cuộc sống thông qua hai bảng câu hỏi EORTC QLQ - C30 phién ban 3.0 va EORTC QLQ-LC13, két quả sau 3 và 6 chu kỳ hóa trị có sự cải thiện điểm CLCS trong các lĩnh vực sức khỏe tổng quát, chức năng thể chất, chức năng hoạt động và triệu chứng ho, triệu chứng đau Các tác giả khuyến cáo có

thể sử dụng bộ công cụ EORTC QLQ - C30 để khảo sát các chỉ số CLCS bệnh nhân

ung thư nói chung và có thể áp dụng cho nhiều vị trí ung thư [26]

Tác giả Bùi Ngọc Dũng và cộng sự sử dụng bộ câu hỏi EORC QLQ - C30 Version 3.0 module MRC/EORTC - QLQ - Leu nghiên cứu đánh giá CLCS của 106 người bệnh Lơ - xơ - mi tại bệnh viện Huyết học truyền máu trung ương tháng 8/2008 Két qua nghiên cứu cho thấy: điểm trung bình vận động 2,8 + 0,9 điểm;

Điểm trung bình sức khỏe tỉnh thần 2,3 + 0,55 điểm; Điểm trung bình sức khỏe thể

chat 2,4 + 0.74; Điểm sức khỏe xã hội là 2,2 + 0,54 Điểm trung bình chất lượng

cuộc sống đạt 2,4 + 0,56 điểm thấp hơn giá trị trung bình theo thang Likert Các tác giả đưa ra kết luận chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Lơ - xơ - mi phụ thuộc vào: khả năng vận động, thể chất, tinh than va yếu tố gia đình/xã hội của người bệnh

Nghiên cứu cho thấy việc đánh giá thường xuyên CLCS của bệnh nhân sẽ giúp điều dưỡng trong việc lập kế hoạch và thực hiện chăm sóc toàn diện có hiệu qua [8]

Tác giả Nguyễn Thái Bảo và cộng sự đã nghiên cứu đánh giá chất lượng sống người bệnh ung thư vú bằng các bộ céng cu FACT - G, SF - 36 va QLQ - C30 (với phần mở rộng QLQ - BR23) kết quả nghiên cứu trên 51 bệnh nhân ung thư vú

được điều trị tại khoa Ung bướu bệnh viện Trung ương Huế năm 2010 Khi sử dụng

thang đo FACT - G cho kết quả điểm CLCS chung là 60,6 + 5,1: Với bộ công cụ

SF-36 cho kết quả điểm CLCS về thẻ chất là 46,5 + 11,0 và về tỉnh thần là 53,1 +

14.8; Còn khi sử dụng bộ công cụ QLQ - C30 cho kết quả điểm CLCS sức khỏe

Trang 27

16

tổng quát là 53,1 + 21,0 Từ kết quả nghiên cứu các tác giả đưa ra kết luận: Chất lượng sống đánh giá theo các bộ công cụ cho các kết quả về nhiều mặt, chủ yếu ở

mức độ trung bình, cần tăng cường tầm soát, phát hiện sớm bệnh ung thư vú, cải

thiện chế độ chăm sóc, điều trị nhất là về mặt tinh thần và đầu tư mở rộng nghiên cứu về chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú Nghiên cứu cũng cho thấy so với các bộ công cụ FACT - G, SF - 36 bộ công cụ QLQ - C30 cho kết quả tương tương

và đáng tin cậy để sử dụng đánh giá CLCS sống của bệnh nhân ung thư [1]

Lê trí Dũng, Nguyễn Tâm Từ nghiên cứu tiến cứu 45 trường hợp ung thư di căn xương được điều trị tại khoa Bệnh học Cơ - Xương - Khớp bệnh viện chấn

thương chỉnh hình thành phó Hồ Chí Minh trong 5 năm từ 1/2004 đến 12/ 2008 với

thời gian theo dõi từ 3 tháng đến 5 năm Các tác giả tiến hành so sánh và đánh giá

bệnh nhân trước sau phẫu thuật về tình trạng đau, chức năng chỉ và cảm xúc của

bệnh nhân theo thang điểm MSTS 1993 và chất lượng cuộc sống dựa vào bảng câu

hỏi SP - 36 Kết quả cho thấy phẫu thuật mang lại kết quả giảm đau, cải thiện rõ rệt

và chức năng chỉ, về cảm xúc và nâng cao chất lượng cuộc sống về sức khỏe thể

chất nhưng ít thay đổi về sức khỏe tỉnh thần Kết quả nghiên cứu giúp các bác sĩ có

thêm dữ liệu để đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị phẫu thuật ung thư xương [9]

Vũ Văn Vũ và cộng sự tiến hành nghiên cứu cắt ngang trên 256 bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến xa tại khoa Nội 1 và Nội 4 bệnh viện Ung Bướu thành phố

Hồ Chí Minh từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2009 bằng 2 bảng câu hỏi “Bảng câu hỏi

tình trạng đau” và “Bảng câu hỏi chất lượng cuộc sống cua EORTC QLQ - C30”

kết quả cho thấy 73,3% bệnh nhân đang phải chịu đau đa số có sự cải thiện về mức

độ đau sau điều trị 74,7% Tuy nhiên vẫn có 25,1% bệnh chưa được cải thiện về

mức độ đau sau điều trị Trong tổng số bệnh được khảo sát, điểm sức khỏe tổng

quát đạt trung bình 53,7 điểm Đau làm giảm đi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ở tất cả các mặt được khảo sát như hoạt động thể chất, chức năng, cảm xúc nhận thức và các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, đau cũng làm giảm điểm sức khỏe tổng quát của bệnh nhân Kết quả nghiên cứu đã góp đóng góp những dữ liệu ban

Trang 28

đầu trong việc đánh giá việc điều trị, kiểm soát tình trạng đau của bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn [27]

Tại bệnh viện K trung ương tác giả Trần Bảo Ngọc, Bùi Diệu, Nguyễn Tuyết Mai điều tra cắt ngang 71 bệnh nhân ung thư còn sống sau kết thúc hóa xạ tuần tự,

từ tháng 9/2009 đến tháng 7/2012 sử dụng bộ công cụ EORTC QLQ - C30 và QLQ

H&N35 dé đánh giá CLCS của bệnh nhân, kết quả điểm CLCS tổng thể trung bình

là 58, điểm các chức năng trung bình là 71 (cao nhất là chức năng hoạt động và thấp nhất là chức năng xã hội) nghiên cứu cũng đưa ra kết luận EORTC QLQ - C30 và QLQ H&N35 la tin cay va phù hợp với bệnh nhân Việt Nam [22]

Như vậy, có thể thấy việc đánh giá CLCS của bệnh nhân ung thư tại Việt Nam đã được các bác sĩ chuyên khoa ung bướu quan tâm, tuy nhiên vẫn còn hạn chế về số lượng và phương pháp nghiên cứu Đa số các nghiên cứu chỉ dừng ở việc

mô tả, chưa có nhiều nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị trên các nhóm bệnh, các giai đoạn khác nhau của bệnh nhân ung thư từ đó tìm ra các phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân góp phần nâng cao chất lượng

điều trị cải thiện CLCS cho bệnh nhân ung thư

Tóm lại sau khi tìm hiểu một số nghiên cứu về CLCS bệnh nhân ung thư trên

thế giới và ở Việt Nam chúng tôi nhận thấy hướng nghiên cứu đánh giá CLCS của

bệnh nhân ung thư đặc biệt ở đối tượng bệnh nhân ung thư giai đoạn IV là rất mới

và chưa được nhiều tác giả quan tâm thực hiện Với thực trạng bệnh nhân ung thư của Việt Nam có > 70% được phát hiện ở giai đoạn muộn (giai đoạn III, IV) ung

thư đã có di căn xa, tổn thương lan rộng nhiều cơ quan hay tổ chức, việc điều trị

ngày càng trở lên khó khăn, thì mục đích nâng cao chất lượng sống trở lên quan trọng Làm thuyên giảm tình trạng bệnh, động viên tỉnh thần và giảm các triệu chứng là mong muốn của các bác sĩ trong điều trị bệnh nhân Với mong muốn cung

cấp thêm thông tin cho các bác sĩ trong việc đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nhân

ung thư giai đoạn muộn tại các cơ sở điều trị ung thư chúng tôi tiến hành nghiên cứu này

Trang 29

18

1.4 Khung lý thuyết: các yếu tố liên quan đến CLCS bệnh nhân ung thư giai

đoạn IV trước và sau điều trị

thể lực và sự mệt mỏi căng thăng, lo lăng, bực

- Chức năng hoạt động: tức, buồn chán

Trang 30

1.5 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu:

Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng II về ung bướu trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, địa chỉ 42 A phố Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng,

thành phố Hà Nội Bệnh viện có chức năng chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân ung thư trên địa bàn Hà Nội và là tuyến cuối điều trị ung thư cho nhân các tỉnh từ miền Trung trở ra Bệnh viện có 23 khoa, phòng trong đó: 6 phòng chức năng, 6 khoa cận

lâm sàng và 9 khoa lâm sàng với 275 nhân viên Năm 2012 Bệnh viện được giao chỉ tiêu 260 giường bệnh theo báo cáo năm 2012 Bệnh viện đã điều trị cho 10.137

người bệnh nội trú [2]

Khoa Chống đau là khoa lâm sàng của Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội có

nhiệm vụ điều trị và chăm sóc cho người bệnh ung thư giai đoạn muộn không còn

khả năng điều trị đặc hiệu Từ tháng 01/2012 đến tháng 9/2012 đã có 1.264 người bệnh được điều trị tại Khoa, trong đó trên 90% người bệnh được chân đoán ung thư giai đoạn IV [3]

Trang 31

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Người bệnh ung thư giai đoạn IV điều trị nội trú tại khoa Chống đau bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu

- Tất cả người bệnh điều trị nội trú (có thời gian nhập viện và ra viện trong thời

gian thu thập số liệu) tại khoa Chống đau bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, không phân

biệt tuổi tác và giới tính

-_ Người bệnh đã được chân đoán ung thư giai đoạn IV

- _ Người bệnh đồng ý tham gia phỏng vấn và đủ khả năng nghe nói hiểu tiếng

Việt, không mắc bệnh tâm thân

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu:

-_ Những người bệnh quá yếu, không đủ khả năng hoàn thành bảng câu hỏi phỏng vấn

- _ Những người bệnh không hợp tác, từ chối trả lời

-_ Người bệnh tử vong hoặc xin về trong quá trình nghiên cứu

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

-_ Thời gian thu thập số liệu từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 15 tháng 5 năm 2013 -_ Địa điểm nghiên cứu: Khoa Chống Đau bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Địa chỉ số 42 A Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

2.3 Thiết kế nghiên cứu:

- _ Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô ta cắt ngang có phân tích

-_ Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng

2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu

-_ Chọn mẫu toàn bộ, có 202 bệnh nhân đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn lựa

chọn và đồng ý tham gia nghiên cứu

-_ Số liệu thứ cấp: bệnh án của 202 bệnh nhân thuộc đối tượng nghiên cứu, báo

cáo hoạt động chuyên môn của khoa Chống đau và Bệnh viện, số ra vào viện của

khoa Chống đau

Trang 32

21

2.5 Phương pháp thu thập số liệu:

Mục đích thu thập số liệu nhằm đánh giá CLCS của bệnh nhân ung thư giai

đoạn IV trước và sau điều trị tại khoa Chống đau bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Điều tra viên có 03 người gồm: nghiên cứu viên và 02 nhân viên phòng Điều dưỡng là người thường tham gia nghiên cứu khoa học, có kiến thức và kỹ năng về điều tra Tham gia phối hợp nghiên cứu: điều dưỡng Hành chính và Điều dưỡng trưởng khoa Chống đau Điều tra viên được tập huấn trong 02 ngày về cả lý thuyết

và thực hành về phương pháp thu thập số liệu Các điều tra viên thảo luận để thống

nhất nội dung câu hỏi, kỹ thuật cách thức tiến hành thu thập số liệu

Công cụ thu thập số liệu là phiếu phỏng vấn gồm các phần thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu, bảng câu hỏi về chất lượng sống của tô chức nghiên cứu và điều trị ung thu Chau Au (QLQ - C30 of EORTC version 3), đây là bảng câu hỏi chung cho tất cả các loại ung thư gồm 30 câu, chúng tôi sử dụng bảng dịch nguyên bản của tác giả

Bảng câu hỏi đã được chúng tôi thử nghiệm với 20 bệnh nhân tại khoa

Chống đau bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, sau đó được chỉnh sửa một số từ ngữ cho

phù hợp với đối tượng nghiên cứu

2.6 Tổ chức thu thập số liệu:

- _ Bệnh nhân được phỏng vấn và thu thập số liệu theo bảng hỏi 2 lần: ngày đầu tiên nhập viện và trước khi ra viện l ngày

-_ Hàng ngày điều dưỡng hành chính khoa Chống đau lập danh sách bệnh nhân

vào viện và bệnh nhân được bác sĩ chỉ định ra viện trước l ngày Điều tra viên mã

hóa danh sách bệnh nhân theo quy định trước khi tiến hành phỏng vấn

-_ Điều tra viên sử dụng danh sách bệnh nhân để phóng vấn, trước đó đưa cho đối tượng nghiên cứu đọc “trang thông tin nghiên cứu” Bệnh nhân sau khi đọc, nếu đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký vào “Phiếu đồng ý” và điều tra viên tiến hành phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi

- Mot sé thông tin về đặc điểm cá nhân, đặc điểm lâm sàng điều tra viên thu thập qua bệnh án của bệnh nhân tại phòng hành chính của Khoa

Trang 33

-_ Trước khi nộp phiếu phỏng vấn cho nghiên cứu viên, điều tra viên kiểm tra thông tin trong phiếu đã được điền đầy đủ và đúng cách chưa Những trường hợp còn thiếu hay nghi ngờ về thông tin cung cấp, điều tra viên cần bổ sung hay điều chỉnh ngay trong ngày phỏng vấn

2.7 Biến số nghiên cứu:

-_ Nhóm biến số liên quan đến đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu:

tuôi, giới, nghề nghiệp nơi ở, tình trạng hôn nhân

- Nhóm biến số liên quan đến đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu: vị trí ung thư, số lần vào viện, chi sé BMI, phương pháp điều trị

-_ Nhóm các biến số đánh giá CLCS của bệnh nhân ung thư: chức năng thể

chất, chức năng hoạt động, chức năng nhận thức, chức năng cảm xúc, chức năng xã hội, các vấn đề về triệu chứng, vấn đề sức khỏe tổng quát và vấn đề tài chính

2.8 Cách tính điểm đánh giá chất lượng cuộc sống theo bộ công cụ EORTC

QLQ - C30:

Điểm số bộ công cụ EORTC QLQ - C30 của các vấn đề thay đổi từ 0 đến

100 và có ý nghĩa như sau:

- - Vấn đề chức năng: điểm số càng cao chức năng càng tốt, kết luận vấn đề sức

khoẻ tốt

- _ Vấn đề về triệu chứng: điểm số càng cao triệu chứng càng nặng, kết luận vấn

đề sức khỏe xấu

* Cách tính điểm EORTC QLQ - C30 J40J

-_ Điểm thô: trung bình điểm các câu hỏi cùng vấn đẻ

Điểm thô: RawScore (RS) = (Q1 + Q2 + + Qn)/n

- Diém chuan hoa: điểm thô được tính trên tỉ lệ 100 (theo công thức)

e Diễm lĩnh vực chức năng: Score = {1-(RS -1)/3}x100

e Điểm lĩnh vực triệu chứng: Score = {(RS -1)/3}x100

s_ Điểm sức khỏe tổng quát: Score = {(RS -I)/6}x100

Trang 34

23

2.9 Phương pháp phân tích số liệu:

- Số liệu định lượng sau khi thu thập được làm sạch, nhập vào máy tính với phần mềm Epi Data 3.1 và được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 cho các thông tin

mô tả và phân tích thống kê

- _ Áp dụng các phương pháp phân tích mô tả: tính tỉ lệ phần trăm, giá trị trung

bình, độ lệch chuẩn

- Su dung kiểm định ANOVA để so sánh điểm trung bình chất lượng cuộc

sống giữa các nhóm bệnh nhân có đặc điểm cá nhân và lâm sàng khác nhau Nếu phương sai đồng nhất (p > 0,05) sử dụng kiểm định LSD để so sánh từng cặp trung bình, phương sai không đồng nhất (p < 0,05) sử dụng kiểm định Dunnetis T3 để so sánh từng cặp trung bình

-_ Sử dụng T- test để so sánh điểm trung bình chất lượng cuộc sống theo từng

lĩnh vực của bệnh nhân trước và sau điều trị

2.10 Vấn đề đạo đức của nghiên cứu:

- Đề cương được hội đồng đạo đức - Trường Đại Học Y tế Công Cộng thông

qua trước khi triển khai tại Bệnh viện

- Nội dung nghiên cứu được: ban Giám đốc và các bác sĩ, điều dưỡng khoa Chống đau quan tâm và ủng hộ

- _ Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành và chỉ thực hành khi có sự chấp nhận hợp tác của đối tượng tham gia nghiên cứu Người nghiên cứu chỉ sử dụng các số liệu, thông tin thu thập

được phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không sử dụng cho mục đích nào khác

- Kết quả nghiên cứu được cung cấp cho lãnh đạo Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội và các đối tượng nghiên cứu sau khi kết thúc nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

có thể làm bằng chứng cho giải pháp nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc giảm

nhẹ cho bệnh nhân ung thư giai đoạn IV tại khoa Chống đau bệnh viện Ung Bướu

Hà Nội

Trang 35

24

2.11 Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục

- _ Nghiên cứu chỉ đánh giá CLCS của nhóm bệnh nhân ung thư giai đoạn IV tại khoa Chống đau bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, chưa nghiên cứu sâu trên từng nhóm,

từng giai đoạn của bệnh ung thư điều trị tại tất cả các khoa trong Bệnh viện

- _ Nghiên cứu chưa đi sâu vào phân tích hiệu quả của các phương pháp điều trị

và sự ảnh hưởng các yếu tố liên quan đến sự thay đổi CLCS của bệnh nhân ung thư

giai đoạn IV sau điều trị chăm sóc giảm nhẹ tại khoa Chống đau bệnh viện Ung Bướu Hà Nội Bởi vậy cần tiếp tục các nghiên cứu tiếp theo sâu hơn về vấn đề CLCS và các yếu tố liên quan đến sự thay đổi về CLCS của bệnh nhân ung thư để khắc phục các hạn chế nói trên

Trang 36

25

Chương 3

KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU

3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:

Bảng 3.1: Thông tin về đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu (n = 202)

Tiểu học, trung học cơ sở 122 60.4

Cao dang, dai hoc tro lén 20 9.9

Tinh trang hén nhan

Trang 37

26

Bảng 3.1 cung cấp một số thông tin chung về đặc điểm cá nhân của đối

tượng nghiên cứu: theo đó nhóm bệnh nhân 50 - 59 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất trong

cơ cấu tuổi của toàn bộ đối tượng nghiên cứu (36,1%), tiếp đến là nhóm bệnh nhân

từ 70 tuổi trở lên (28,2%), ít nhất là nhóm bệnh nhân < 50 tuổi chỉ có 15,8%

Phân bố về giới tính của đối tượng nghiên cứu cho kết quả nam giới chiếm tỉ

lệ 59,4% cao hơn bệnh nhân nữ giới chiếm tỉ lệ 40.6%; Về nơi ở bệnh nhân sống ở

thành thị chiếm tỉ lệ 59.9% cao hơn số bệnh nhân sống ở nông thôn 40,1%

Số bệnh nhân có nghề nghiệp làm ruộng chiếm tỉ lệ cao nhất (31.7%) tiếp

đến là đối tượng hưu trí (29,2%), thấp nhất là đối tượng cán bộ/công nhân (15.8%)

Về trình độ học vấn, đa số bệnh nhân có trình độ học vấn ở bậc tiểu học và

trung học cơ sở (60,4%) trình độ phổ thông trung học (chiếm tỉ lệ 27,7%) nhóm bệnh nhân có trình độ cao đẳng/đại học chỉ chiếm 6,2%

Về tình trạng hôn nhân đa số bệnh nhân hiện có gia đình sống cùng vợ hoặc chồng (85,6%), ly hôn/góa là 14,1% bệnh nhân chưa kết hôn chỉ có 6 trường hợp

chiếm tỉ lệ 3%

Bảng 3.2: Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu (n=202)

Trang 38

Điều trị phối hợp nội - ngoại khoa 16 8.0

Bảng 3.2: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu trong

đó: Bệnh nhân ung thư hệ tiêu hóa chiếm tỉ lệ cao (34.2%) tiếp đến là ung thư phổi

(27.7%) nhóm bệnh nhân ung thư vú - phụ khoa (19,8%), thấp nhất là nhóm ung thư

đầu - cổ (18,3%)

Về số lần vào viện: số bệnh nhân vào viện điều trị lần đầu chiếm tỉ lệ 37,6%,

lần thứ 2 (chiếm tỉ lệ 28,7%) và lần thứ 3 chiếm tỉ lệ 33,7%

Trong tổng số 202 bệnh nhân có hơn một nửa số bệnh nhân có chỉ số BMI

thấp dưới mức bình thường, trong đó bệnh nhân gầy độ 3 chiếm tỉ lệ 18,3%

Về phương pháp điều trị: đa số bệnh nhân được điều trị nội khoa triệu chứng

(75.7%), điều trị hóa chất (16,3%), điều trị phối hợp nội - ngoại khoa chỉ có 8%.

Trang 39

Phương pháp điều tri

Hóa chât 33,0 Tại

Điêu trị phôi hợp nội - ngoại khoa 19,5 8,1

Bảng 3.3 cho thấy ngày điều trị trung bình cho toàn bộ đối tượng nghiên cứu

là 18,9 ngày, trong đo nhóm bệnh nhân ung thư vú - phụ khoa có ngày điều trị trung bình cao nhất (23,1 ngày) tiếp đến là nhóm bệnh nhân ung thư đầu - cổ (số ngày

điều trị trung bình là 22,2 ngày) và thấp nhất là nhóm bệnh nhân ung thư hệ tiêu hóa

(số ngày điều trị trung bình là 16,2 ngày)

Khi phân chia bệnh nhân theo phương thức điều trị thì nhóm bệnh nhân điều

trị bằng phương pháp hóa chất có số ngày điều trị trung bình cao nhất (33 ngày) thấp nhất là nhóm bệnh nhân điều trị bằng phương pháp nội khoa triệu chứng đơn

thuần (số ngày điều trị trung bình là 16 ngày)

3.2 Điểm chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu trước điều trị:

Sau khi tìm hiểu và phân tích về sự phù hợp của thang đo với đối tượng nghiên cứu, chúng tôi sử dụng bộ công cụ EORTC QLQ - C30 giá để đánh giá CLCS của bệnh nhân ung thư giai đoạn IV điều trị tại khoa Chống đau bệnh viện Ung Bướu Hà Nội Thang đo EORTC QLQ - C30 đánh giá CLCS của bệnh nhân

Trang 40

Theo thang đo EORTC QLQ - C30 điểm số trong lĩnh vực này được tính theo thang điểm từ 0 - 100, điểm số càng cao vấn đề sức khỏe tổng quát và các chức năng của bệnh nhân càng tốt

Kết quả điểm trung bình CLCS lĩnh vực chức năng và sức khỏe tổng quát

của bệnh nhân ung thư giai đoạn IV điều trị tại khoa Chống đau bệnh viện Ung

Bướu Hà Nội năm 2013 được thể hiện bằng biểu đồ I.

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w