1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam- thực trạng và giải pháp

43 2,1K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 344,5 KB

Nội dung

Sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp đã đi được một chặng đường khá dài.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI NÓI ĐẦU Sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp đã đi được một chặng đường khá dài. Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể thấy rằng chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 7%, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao không những đạt được những thành tựu về mặt kinh tế mà các mặt của đời sống văn hóa – xã hội, giáo dục, y tế cũng được nâng cao rõ rệt, tình hình chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, các mối quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng. Đạt được những thành công đó bên cạnh khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước thì sự hỗ trợ từ bên ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng trong đó viện trợ phát triển chính thức (ODA) của các quốc gia tổ chức quốc tế giữ vai trò chủ đạo. Thực tế tiếp nhận sử dụng vốn thực hiện các dự án ODA thời gian qua cho thấy ODA thực sự là một nguồn vốn quan trọng đối với phát triển đất nước, ODA đã giúp chúng ta tiếp cận, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân lực, điều chỉnh cơ cấu kinh tế tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối hiện đại. Tuy vậy, để đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 chúng ta cần phải huy động sử dụng hiệu quả hơn nữa các nguồn lực cho phát triển, trong đó ODA có một vai trò quan trọng. Do đó một câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có huy động được nhiều hơn sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn ODA không? Có thể khẳng định ngay điều đó là hoàn toàn có thể. Vậy những giải pháp nào cần được xúc tiến thực hiện để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng ODA?. Với mong muốn giải đáp được câu hỏi trên có một cái nhìn sâu hơn, toàn diện hơn về ODA.Vì vậy em chọn đề tài: “Tình hình thu hút sử dụng nguồn vốn ODA Việt Nam- thực trạng giải pháp” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Kết cấu chuyên đề bao gồm: Chương I: Lý luận chung về nguồn vốn ODA Chương II: Thực trạng thu hút nguồn vốn ODA Chương III: Một số giải pháp tăng cường khả năng thu hút sử dụng nguồn vốn ODA Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ODA 1. Nguồn vốn ODA 1.1.Khái niệm ODA (Official Development Assistance) có nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức Năm 1972, tổ chức Hợp tác kinh tế phát triển đã đưa ra định nghĩa như sau: “ODA là một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25%”. Tại điều 1 quy chế quản lý sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành ngày 5/8/1977 của nước ta có nêu khái niệm về ODA như sau: “Hỗ trợ phát triển chính thức được hiểu là sự hợp tác phát triển giữa nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hay nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, bao gồm các hình thức sau: 1) Hỗ trợ cán cân thanh toán 2) Hỗ trợ theo chương trình 3) Hỗ trợ kỹ thuật 4) Hỗ trợ theo dự án ODA bao gồm ODA không hoàn lại ODA cho vay ưu đãi có yếu tố không hoàn lại chiếm ít nhất 25% giá trị khản vay”. Hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại , hoặc tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hiệp Quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang phát triển chậm phát triển. 1.2. Đặc điểm của ODA Thứ nhất là vốn ODA mang tính ưu đãi : vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn dài từ 10-20 năm), có thời gian ân hạn dài (từ 10-12 năm).Chẳng hạn như vốn ODA của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)… có thời gian hoàn trả là 40 năm, thời gian ân hạn là 10 năm Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Sự ưu đãi còn thể hiện chỗ vốn ODA chỉ dành riêng cho các nước đang chậm phát triển.Có 2 điều kiện cơ bản để các nước đang chậm phát triển có thể nhận được ODA là: Điều kiện 1: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người thấp,đặc biệt là các nước có GDP bình quân đầu người dưới 220 USD/người/năm. Điều kiện thứ hai: Mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phải phù hợp với chính sách phương hướng ưu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp bên nhận ODA Thứ hai là vốn ODA mang tính ràng buộc:ODA có thể ràng buộc (hoặc không ràng buộc, ràng buộc một phần) nước nhận về địa điểm chi tiêu. Ngoài ra các nước viện trợ cũng có những ràng buộc khác nhiều khi ràng buộc này rất chặt chẽ đối với nước nhận.Ví dụ Nhật Bản quy định vốn ODA của Nhật đều được thực hiện bằng đồng Yên Nhật. ODA mang yếu tố chính trị: các nước viện trợ nói chung đều không quên dành được lợi ích cho mình vừa gây ảnh hưởng chính trị vừa thực hiện xuất khẩu hàng hoá dịch vụ tư vấn vào nứoc tiếp nhận viện trợ. Kể từ khi ra đời tới nay viện trợ luôn chứa đựng 2 mục tiêu cùng tồn tại song song. Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng trưởng bền vững giảm nghèo các nước đang phát triển Mục tiêu thứ 2 là tăng cường vị thế chính trị của các nước tài trợ.Các nước phát triển sử dụng ODA như một công cụ chính trị: xác định vị thế ảnh hưởng của mình tại các nước khu vực tiếp nhận ODA. Thứ ba là ODAnguồn vốn có khả năng gây nợ: Khi tiếp nhận sử dụng nguồn vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánh nợ thường chưa xuất hiện. Một số nước do không sử dụng hiệu quả ODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ. Vấn đề là chỗ ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại bằng ngoại tệ. Do đó trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối hợp với các nguồn vốn để tăng cường sức mạnh kinh tế khả năng xuất khẩu. Thứ tư là ODA là một giao dịch quốc tế, thể hiện chỗ hai bên tham gia giao dịch này không cùng quốc tịch. Bên cung cấp thường là các nước phát triển hay các Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 tổ chức phi chính phủ.Bên tiếp nhận thường là các nước đang phát triển hay các nước gặp khó khăn về nguồn lực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế hay môi trường. Thứ năm là ODA thường được thực hiện qua hai kênh giao dịch là kênh song phương kênh đa phương. Kênh song phương, quốc gia tài trợ cung cấp ODA trực tiếp cho chính phủ quốc gia được tài trợ. Kênh đa phương, các tổ chức quốc tế hoạt động nhờ khoản đóng góp của nhiều thành viên cung cấp ODA cho quốc gia được viện trợ. Đối với các nước thành viên thì đây là cách cung cấp ODA gián tiếp Thứ sáu là ODA là một giao dịch chính thức : tính chính thức của nó được thể hiện chỗ giá trị nguồn ODA là bao nhiêu, mục đích sử dụng là gì phải được sự chấp thuận phê chuẩn của chính phủ quốc gia tiếp nhận. Sự đồng ý tiếp nhận đó được thể hiện bằng văn bản hiệp định hiệp ước quốc tế ký kết với nhà tai trợ. Thứ bảy là ODA được cung cấp với mục đích rõ ràng: mục đích của việc cung cấp ODA là nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước nghèo. Đôi lúc ODA cũng được sử dụng để hỗ trợ các nước gặp hoàn cảnh khó khăn như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh…Do đó, có lúc các nước phát triển cũng được nhận viện trợ ODA. Nhưng không phải lúc nào mục đích này cũng được đặt lên hàng đầu, nhiều khi các nhà tài trợ thường áp đặt điều kiện của mình nhằm thực hiện những toan tính khác. ODA có thể được các nhà tài trợ cung cấp dưới dạng tài chính, cũng có khi là hiện vật. 2. Vai trò của vốn ODA đối với đầu tư phát triển Việt Nam 2.1. Nhu cầu vốn ODA cho đầu tư phát triển kinh tế Việt Nam Đất nước ta đang thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH theo đường lối đề ra tại đại hội đảng lần thứ VIII với mục tiêu tăng mức thu nhập bình quân đầu người lên mức 1500 USD vào năm 2020 tức là tăng gấp 7 lần so với năm 1995. Để tiếp tục thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Việt Nam cần một lượng vốn đầu tư phát triển rất lớn. Theo tính toán của Chính phủ Việt Nam, trong giai đoạn 2001 – 2005 Việt Nam cần khoảng 60 tỷ USD vốn đầu tư phát triển, trong đó nguồn vốn huy động bên ngoài khoảng 20 tỷ USD gồm khoảng 11 tỷ USD FDI 9 tỷ USD ODA. Mục tiêu này mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm phải là 8%. Về mặt lý Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 thuyết, muốn đạt được mức tăng trưởng này vốn đầu tư phải tăng ít nhất 20%/năm cho đến năm 2015. Trong báo cáo tổng quan về tình hình quản lý thực hiện các dự án ODA tại Hội nghị quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA cũng đã nêu lên nhu cầu vốn ODA riêng cho đầu tư cơ bản là rất đáng kể. Bảng 1: Dự kiến nhu cầu vốn ODA trong tổng vốn đầu tư cơ bản Nguồn : Bộ Kế Hoạch Đầu Tư 2.2. Tầm quan trọng của ODA đối với phát triển kinh tế Việt Nam Xuất phát từ kinh nghiệm của các nước trong khu vực như: Hàn Quốc, Malayxia từ tình hình thực tế trong nước, trong những năm gần đây Việt Nam đã đang thực hiện chiến lược phát triển kinh tế với xu hướng mở rộng đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Một trong những mục tiêu chính trong chiến lược này là thu hút ODA cho phát triển kinh tế. Vai trò của ODA được thể hiện một số điểm chủ yếu sau: Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 Ngành Dự kiến vốn đầu tư cơ bản giai đoạn 2001- 2010 (tỷ đồng) ODA dự kiến 2001- 2010 Tổng cộng % theo ngành 2001- 2005 2006- 2010 Tỷ đồng % trong tổng số vốn Đường bộ 121.420 59,2 79.583 41.837 67.998 56,0 Hàng hải 18.357 8,9 8.210 10.147 5.050 27,5 Đường sắt 11.080 5,4 6.144 4.936 2.602 28,5 Đường thủy nội địa 3.819 1,9 1.820 1.999 2.340 61,3 Hàng không 9.744 4,7 8.568 1.176 Cộng 164.420 80,1 104325 60.095 77930 50,4 Giao thông đô thị 25.492 12,4 15.055 10.437 17.542 68,8 Giao thông nông thôn 15.315 7,5 9.275 5.940 3.430 22,4 Tổng cộng 205.227 100,0 128.755 76.472 98.962 50,6 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Đầu tiên, trong khi các nước đang phát triển đa phần là trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng nên thông qua ODA song phương có thêm nguồn vốn để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. ODA mang lại nguồn lực cho đất nước. ODAnguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo chi đầu tư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Vốn ODA với đặc tính ưu việt là thời hạn cho vay dài thường là 10 - 30 năm, lãi suất thấp khoảng từ 0,25% đến 2%/năm. Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ưu đãi như vậy Chính phủ các nước đang phát triển mới có thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như đường sá, điện, nước, thuỷ lợi các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế. Những cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng mới hoặc cải tạo nhờ nguồn vốn ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của các nước nghèo. Theo tính toán của các chuyên gia của WB, đối với các nước đang phát triển có thể chế chính sách tốt, khi ODA tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng thêm 0,5%. Nhờ có sự tiếp nhận nguồn vốn ODA mà các nước đang kém phát triển đã có điều kiện tạo lập một môi trường thuận lợi cho sự phát triển. Do những đặc điểm mang tính chất ưu đãi, nguồn vốn ODA được các nước nhận sử dụng vào các mục đích như: + Thực hiện các chương trình đầu tư quốc gia, đặc biệt là các dự án cải tạo, năng cấp, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để làm nền tảng vững chắc cho ổn định tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy đầu tư của tư nhân trong ngoài nước. + Cải thiện chất lượng giáo dục, y tế, môi trường sinh thái dinh dưỡng. ODA giúp các nước đang phát triển phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường. Một lượng ODA lớn được các nhà tài trợ các nước tiếp nhận ưu tiên dành cho đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc dạy học của các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, một lượng ODA khá lớn cũng được dành cho các chương trình hỗ trợ lĩnh vực y tế, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng. Nhờ có sự tài trợ của cộng đồng quốc tế, các nước đang phát triển đã gia tăng đáng kể chỉ số phát triển con người của quốc gia mình. + Bù đắp thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế (do nhập siêu) để chính phủ có đủ thời gian để quản lý tốt hơn ngân sách trong giai đoạn cải cách hệ thống tài chính hay chuyển đổi hệ thống kinh tế (viện trợ để điều chỉnh cơ cấu). ODAnguồn bổ sung ngoại tệ làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế của các nước đang phát triển. Đa phần các nước đang phát triển rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân vãng Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 lai, gây bất lợi cho cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia này. ODA, đặc biệt các khoản trợ giúp của IMF có chức năng làm lành mạnh hoá cán cân vãng lai cho các nước tiếp nhận, từ đó ổn định đồng bản tệ. + Thực hiện các chương trình nghiên cứu tổng hợp nhằm hỗ trợ chính phủ hoạch định chính sách hay cung cấp thông tin cho đầu tư tư nhân bằng các hoạt động điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên, hiện trạng kinh tế xã hội các ngành các vùng. ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho đầu tư tư nhân. những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, ODA đóng vai trò như nam châm “hút” đầu tư tư nhân theo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD trên 1 USD viện trợ. Đối với những nước đang trong tiến trình cải cách thể chế, ODA còn góp phần củng cố niềm tin của khu vực tư nhân vào công cuộc đổi mới của Chính phủ. Tuy nhiên, không phải lúc nào ODA cũng phát huy tác dụng đối với đầu tư tư nhân. những nền kinh tế có môi trường bị bóp méo nghiêm trọng thì viện trợ không những không bổ sung mà còn “loại trừ” đầu tư tư nhân. Điều này giải thích tại sao các nước đang phát triển mắc nợ nhiều, mặc dù nhận được một lượng ODA lớn của cộng đồng quốc tế song lại không hoặc tiếp nhận được rất ít vốn FDI. + ODA giúp các nước đang phát triển tăng cường năng lực thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế. Thứ hai, theo các nhà kinh tế việc sử dụng viện trợ các nước đang phát triển nhằm loại bỏ sự thiếu vốn ngoại tệ, tăng đầu tư vốn điểm mà đó sự tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho các nước này đạt được đến quá trình tự duy trì phát triển Tạo điều kiện để các nước tiếp nhận có thể vay thêm vốn của các tổ chức quốc tế, thực hiện việc thanh toán nợ tới hạn qua sự giúp đỡ của ODA. ODA còn có thể giúp các nước đang lâm vào tình trạng phá giá đồng nội tệ có thể phục hồi đồng tiền của nước mình thông qua những khoản hỗ trợ lớn của các tổ chức tài chính quốc tế mang lại. ODA giúp các nước nhận hỗ trợ tạo ra những tiền đề đầu tiên, đặt nền móng cho sự phát triển về lâu dài thông qua lĩnh vực đầu tư chính của nó là nâng cấp cơ sở hạ tầng về kinh tế. Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 ODA giúp các doanh nghiệp nhỏ trong nước có thêm vốn, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dần dần mở rộng quy mô doanh nghiệp. Ngoài ra ODA còn giúp các nước nhận viện trợ có cơ hội để nhập khẩu máy móc thiết bị cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, từ các nước phát triển. Thông qua nước cung cấp ODA nước nhận viện trợ có thêm nhiều cơ hội mới để tham gia vào các tổ chức tài chính thế giới, đạt được sự giúp đỡ lớn hơn về vốn từ các tổ chức này. Thứ ba, nhờ có nguồn vốn ODA mà đã khuyến khích thu hút đầu tư trong ngoài nước, đặc biệt là nguồn vốn trực tiếp nước ngoài FDI. Một trong các khó khăn lớn của các nhà đầu tư nước ngoài các nhà đầu tư trong nứoc khi có nhu cầu đầu tư vào các nước đang phát triển là cơ sở hạ tầng còn yếu kém khiến cho chi phí bán hàng cao hơn dự tính, giảm tính sinh lãi tính khả thi của việc đầu tư. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư còn phải tự xây dựng nguồn cung cấp điện cho mình, đặc biệt là các khu công nghiệp. Các nhà đầu tư trong ngoài nước cũng luôn lo lắng tới tính ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường pháp lý…Các tổ chức tài chính quốc tế, chính phủ nhiều nước cung cấp ODA cho nhiều nước với khối lượng cam kết cho vay lớn thể hiện sự tin tưởng của các bên, kéo theo lòng tin của một loạt các nhà đầu tư. Việc hình thành thực hiện các chương trình, các dự án có vốn ODA đã tạo ra nhiều cơ hội lớn cho các công ty, các nhà sản xuất trong ngoài nước, đó là tạo ra nhu cầu lớn về các loại dịch vụ hàng hoá đủ loại. Các nhu cầu này được đảm bảo tương đối chắc chắn về khả năng thanh toán như các chương trình có vốn ODA đã từng được thực hiện trên thế giới các nước xung quanh Việt Nam. Vì vậy, có thể nói Việt Nam là mảnh đất vàng cho các nhà đầu tư trong ngoài nước. Đối với nước ta, nhu cầu về vốn để thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá rất lớn.Vì vậy, chúng ta cần phải tranh thủ mọi nguồn vốn, trong đó có cả nguồn vốn ODA các nguồn viện trợ khác. Trong những năm trước đây, nguồn viện trợ chủ yếu là từ các tổ chức phi chính phủ (NGOs) nguồn ODA từ các nước thuộc hội đồng tương trợ kinh tế. Gần đây việc Nhật Bản đã tăng nguồn vốn ODA cho các nước đang phát triển đã thúc đẩy lượng vốn ODA tăng mạnh. Thứ tư, nguồn vốn ODA đã góp phần nâng cao điều kiện sống cho người dân. Mục tiêu chủ yếu của các dự án hay chương trình sử dụng nguồn vốn ODA đều nhằm cải thiện đời sống chho người dân, tăng phúc lợi công cộng cải thiện điều kiện Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 môi trường. Nhờ có nguồn vốn ODA, điều kiện về cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục môi trường đã được nâng lên, nên đời sống của người dân Việt Nam cũng dần được cải thiện. Theo một cuộc điều tra của chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA), Ngân hàng thế giới (WB) cùng phối hợp với chính phủ Việt Nam thực hiện cho thấy vào năm 1992-1993, 58,1% dân số Việt Nam sống dưới mức nghèo đói, nhưng đến năm 1998 thi thu nhập thực tế bình quân của các hộ gia đình tăng lên 39% tỷ lệ hộ nghèo đã giảm gần một nửa xuống 37,4% năm 2002 tỷ lệ này chỉ còn 28,9%, năm 2008 còn 12,1%. Thêm vào đó, nguồn vốn ODA cũng đã làm cho một số chỉ tiêu kinh tế xã hội trở nên tốt hơn như: số trẻ sơ sinh tử vong giảm xuống, số người chết do bệnh có thể phòng ngừa cũng thấp hơn nhiều…do hệ thống chăm sóc y tế cho người dân được cải thiện, người dân được hưởng cuộc sống đầy đủ hơn. 2.3. Mô hình định lượng tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Dựa trên các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế nội sinh nguồn vốn hỗ trợ phát triển, mô hình về mối quan hệ giữa ODA tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ được ước lượng thông qua hệ phương trình dưới đây: GDP = f (ODA; X; G; DI) Trong đó: GDP: Tổng sản phẩm quốc nội ODA: Lượng vốn ODA giải ngân X: giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu G: Tiêu dùng của chính phủ DI: Vốn đầu tư trong nước thực hiện. Số liệu thu thập từ niên giám thống kê, các trang web của Bộ Kế hoạch Đầu tư, Tổng cục thống kê, Bộ Tài chính giai đoạn 1993-2008 đưa vào mô hình trên, chạy trên chương trình EViews cho kết quả bảng 2 dưới đây. Bảng 2:Kết quả mô hình tác động ODA đến GDP của Việt Nam giai đoạn 1993-2008 Dependent Variable: GDP Method: Least Squares Date: 04/22/10 Time: 22:41 Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Sample: 1993 2008 Included observations: 16 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. ODA 5.418831 0.782911 6.921390 0.0000 X 0.111938 0.015249 7.340855 0.0000 G 2.151677 0.221444 9.716559 0.0000 DI 0.160437 0.257836 0.622244 0.5465 C 28048.50 9610.798 2.918436 0.0140 R-squared 0.999552 Mean dependent var 569761.8 Adjusted R-squared 0.999389 S.D. dependent var 375812.1 S.E. of regression 9289.709 Akaike info criterion 21.36151 Sum squared resid 9.49E+08 Schwarz criterion 21.60294 Log likelihood -165.8921 F-statistic 6134.425 Durbin-Watson stat 2.003184 Prob(F-statistic) 0.000000 Nguồn: Kết quả chạy mô hình trên phần mềm EViews Kết quả bảng 2 cho thấy các biến đều có ý nghĩa thống kê. Mô hình thực nghiệm phản ánh tác động của ODA đến GDP được thể hiện như sau: GDP = 5.418831*ODA + 0.111938*X + 2.151677*G + 0.160437*DI + 28048.5 Với kết quả mô hình thực nghiệm trên có thể giải thích như sau: Khi các yếu tố khác không đổi nguồn vốn ODA giải ngân tăng lên 1 tỷ đồng sẽ làm GDP tăng lên 5.418831 tỷ đồng. Bên cạnh đó các nhân tố ảnh hưởng tới GDP còn có xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, chi tiêu chính phủ, vốn đầu tư trong nước. Kết quả phân tích trên cho thấy nguồn vốn ODA là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho quá trình phát triển của Việt Nam. Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 10 [...]... trình dự án bằng nguồn vốn ODA của Đảng Nhà nước, trong những năm qua việc phân bổ sử dụng vốn ngày càng được chú trọng hơn, trong đó tập trung phần lớn vào việc khôi phục phát triển cơ sở hạ tầng Nguồn vốn ODA giải ngân được đầu tư cho rất nhiều chương trình, dự án trải rộng khắp cả nước Theo quy định hiện hành, chính sách ưu tiên sử dụng vốn ODA được quy định như sau: - Nguồn vốn ODA không hoàn... bàn thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI ODA) lớn nhất nước Trong giai đoạn 1993-2008, nguồn vốn ODA tập trung vào khu vực này trên 6.548,38 triệu USD chiếm hơn 18,88% tổng số vốn ODA đã được ký kết Tuy nhiên, nguồn vốn ODA được phân bổ cho các tỉnh trong vùng chưa được đồng đều, chủ yếu tập trung vào tam giác kinh tế gồm 3 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng Quảng Ninh Chương trình, dự án sử dụng vốn ODA được... 0918.775.368 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN ODA THỜI GIAN QUA VIỆT NAM 1 Tình hình huy động vốn ODA Thực hiện công cuộc Đổi mới do Đảng ta đề xướng lãnh đạo từ năm 1986, trong những năm đầu của thập kỷ 90, Việt Nam đã không những thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng kéo dài mà còn tạo ra những bước tiến vượt bậc với việc cải thiện tình hình chính trị đối ngoại,... tăng trưởng kinh tế trung bình 10% thì vốn ODA thực hiện sẽ đạt khoảng 30tỷ USD Dự báo này nằm trong khuôn khổ vốn ODA thực hiện đã dự báo trên (33 tỷ USD) với nhiều giả định có khả thi Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 Website: http://www.docs.vn Email 35 : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Trong giai đoạn phát triển sắp tới Việt Nam... trên, dự báo nguồn vốn ODA thời kỳ 2011-2020 theo vốn cam kết được thể hiên qua bảng sau: Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48 Website: http://www.docs.vn Email 33 : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Bảng 5 : Dự báo nguồn vốn ODA thời kỳ 2011-2020 Đơn vị: Tỷ USD Nguồn vốn ODA Thời kỳ 2006-2010 Thời kỳ 2011-2020 1 Vốn ODA cam kết 19-21 40 2 Vốn ODA ký kết 20-23 42* 3 Vốn ODA thực hiện 11 33 Nguồn: Bộ... trình chuẩn bị hợp thức hóa cam kết ODA thành vốn ODA ký kết sẽ cao hơn 5 năm 2006-2010, dự báo sẽ đạt 80% vốn ODA cam kết - Quy trình thủ tục ODA được cải thiện mạnh mẽ (hài hòa tinh giản hóa quy trình thủ tục ODA) áp dụng các mô hình viện trợ mới như hỗ trợ mới như ngân sách có mục tiêu, tiếp cận các chương trình, ngành sẽ thúc đẩy giải ngân vốn ODA, dự báo đạt khoảng 80% vốn ODA cam kết... đã được cam kết vốn để ký kết hiệp định, đẩy mạnh việc thực hiện giải ngân các chương trình, dự án ODA để đảm bảo đạt mục tiêu thực hiện 11,9 tỷ USD vốn ODA trong thời kỳ 2006-2010 tạo ra các công trình gối đầu cho giai đoạn sau năm 2010 - Sau năm 2010 ưu tiên sử dụng ODA, nhất là ODA vốn vay kém ưu đãi cho các chương trình, dự án có khả năng hoàn vốn cao, tạo được nguồn thu - Mở rộng thành phần... Accra (AAA) Ngoài ra, rất nhiều các cuộc hội thảo quốc tế khu vực khác đã được tổ chức tập trung vào việc làm gì làm thế nào để nâng cao hiệu quả viện trợ Nâng cao hiệu quả sử dụng ODA và bảo đảm khả năng trả nợ là yêu cầu trong chính sách thu hút sử dụng nguồn vốn này của Chính phủ Việt Nam Thực hiện chính sách này, trong thời gian qua, Việt Nam đã được cộng đồng tài trợ quốc tế đánh giá là... góp phần cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nguồn vốn ODA đã bổ sung 11,4% cho tổng vốn đầu tư toàn xã hội trung bình khoảng 50% tổng đầu tư từ ngân sách ODA đã thực sự trở thành kênh vốn bổ sung quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 2.2 Vốn ODA phân bổ theo ngành Căn cứ vào nhu cầu vốn đầu tư định hướng phát... doanh trong kinh tế 1.3 Tình hình giải ngân ODA Tổng số vốn ODA đã giải ngân tính đến cuối năm 2009 là 25,718 tỷ USD bằng 60.66% tổng giá trị các hiệp định đã ký chiếm khoảng 45,6% so với tổng số vốn đã cam kết Tính chất của các khoản giải ngân ODA phản ánh sự gia tăng liên tục về mức độ thực hiện các chương trình, dự án Tổng mức giải ngân ODA không kể các khoản cho vay giải ngân nhanh với mục tiêu

Ngày đăng: 15/04/2013, 16:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Trong báo cáo tổng quan về tình hình quản lý và thực hiện các dự án ODA tại Hội nghị quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA cũng đã nêu lên nhu cầu vốn  ODA riêng cho đầu tư cơ bản là rất đáng kể. - Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam- thực trạng và giải pháp
rong báo cáo tổng quan về tình hình quản lý và thực hiện các dự án ODA tại Hội nghị quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA cũng đã nêu lên nhu cầu vốn ODA riêng cho đầu tư cơ bản là rất đáng kể (Trang 5)
Nguồn: Kết quả chạy mô hình trên phần mềm EViews - Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam- thực trạng và giải pháp
gu ồn: Kết quả chạy mô hình trên phần mềm EViews (Trang 10)
Bảng 3: Nguồn ODA cam kết, ký kết, giải ngân giai đoạn 1993-2008 - Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam- thực trạng và giải pháp
Bảng 3 Nguồn ODA cam kết, ký kết, giải ngân giai đoạn 1993-2008 (Trang 13)
Bảng 4:Cơ cấu sử dụng ODA theo vùng lãnh thổ thời kỳ 1993-2008 (triệu USD) - Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam- thực trạng và giải pháp
Bảng 4 Cơ cấu sử dụng ODA theo vùng lãnh thổ thời kỳ 1993-2008 (triệu USD) (Trang 27)
Bảng 6:Dự báo vốn ODA thực hiện theo 3 Phương án tăng trưởng thời kỳ 2011-2015 và 2016- 2020 - Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam- thực trạng và giải pháp
Bảng 6 Dự báo vốn ODA thực hiện theo 3 Phương án tăng trưởng thời kỳ 2011-2015 và 2016- 2020 (Trang 33)
Bảng 5 :Dự báo nguồn vốn ODA thời kỳ 2011-2020 - Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam- thực trạng và giải pháp
Bảng 5 Dự báo nguồn vốn ODA thời kỳ 2011-2020 (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w