Cải tiến công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA là rất cần thiết để sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực này. Chính phủ quyết tâm hướng tới quản lý theo kết quả và gắn kết sự hỗ trợ của các nhà tài trợ vào các nhu cầu của Kế hoạch 5 năm mà các chương trình và dự án ODA được xem một phần không tách rời quá trình thực hiện Kế hoạch 5 năm cấp quốc gia, cấp ngành và cấp tỉnh. Do đó, sự hỗ trợ của nhà tài trợ về công tác theo dõi và đánh giá sẽ tập trung vào việc tăng cường các hệ thống theo dõi và đánh giá của Chính phủ. Cần chú trọng đến việc thu thập và phân tích các dữ liệu về kết quả phát triển phục vụ công tác theo dõi, đánh giá tác động và lập kế hoạch. Chính phủ sẽ phối hợp với các nhà tài trợ xây dựng các chỉ số đo kết quả cụ thể và các quy trình theo dõi. Các cơ chế đảm bảo sự tham gia của cộng đồng trong việc theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA sẽ được xây dựng và tập trung vào vai trò của các đối tượng thụ hưởng như một phương tiện nâng cao hiệu quả và tác động ODA.
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích thực trạng huy động, quản lý và sử dụng vốn ODA trong thời gian qua cho thấy rằng ODA có một vai trò quan trọng hỗ trợ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và trên thực tế những chương trình, dự án sử dụng vốn ODA được thực hiện tập trung vào những lĩnh vực, ngành mà Việt Nam đang cần được hỗ trợ như: đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường…Đó là những lĩnh vực đầu tư có tính xúc tác vừa có tác dụng trước mắt đồng thời là cơ sở lâu dài cho sự nghiệp CNH,HĐH đất nước. Tính từ năm 1993 đến nay tổng số vốn ODA mà cộng đồng quốc tế đãcam kết dành cho Việt Nam lên tới 56,417.44 tỷ USD và có xu hướng tăng đều qua các năm. Tuy nhiên đây mới chỉ là số vốn cam kết còn trên thực tế tốc độ giải ngân của số vốn này mới đạt khoảng 45,6%. Nguyên nhân của thực trạng này do cả 2 phía Việt Nam và các nhà tài trợ nhưng chủ yếu từ phía chúng ta. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng kém hiệu quả trong việc sử dụng vốn ODA là: Nhận thức của chúng ta về nguồn vốn ODA còn thiếu đúng đắn, chưa có kinh nghiệm trong việc tiếp nhận ODA, công tác quản lý ODA còn nhiều chồng chéo, chưa rõ ràng…Để tiếp tục thực hiện chính sách quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn ODA phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời gian tới, cần lưu ý một số khía cạnh sau: ODA gắn liền với các điều kiện chính trị. Tuy nhiên bằng chính sách đối ngoại của mình chúng ta có thể đa phương hóa quan hệ hỗ trợ phát triển của mình, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA phục vụ phát triển đất nước trong khi nắm vững độc lập, tự chủ của đất nước. Chúng ta cần phải thể hiện được tính chủ động của mình trong việc sử dụng ODA, đặc biệt trong việc xây dựng, hình thành dự án, thẩm định các văn kiện dự án, hình thành cơ chế về quản lý điều hành…
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách, báo tạp chí
1.Hà Thị Ngọc Danh, Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Những hiểu biết căn bản và thực tiễn ở Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục, 1998.
2. Ủy Ban Khoa Học Nhà Nước, Hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng ODA.
3. TS. Từ Quang Phương và TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nhà xuất bản ĐHKTQD, 2006
4. Sáng nữa lên nguồn vốn ODA, tạp chí Tài chính số 1, 2010, tr 16-19. 5. Thu hút và sử dụng vốn ODA năm 2009, Con số và sự kiện, số 3, 2010, tr 2
6. Tình hình sử dụng vốn ODA năm 2009 và định hướng thời gian tới, báo Thương mại, số 1-2, 2010, tr 56-59,63.
7. Bản tin ODA, Bộ kế hoạch và Đầu tư, số 32, số 33, năm 2010.
8. Báo cáo tình hình ODA 15 năm ở Việt Nam, Tổ công tác ODA- Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
9. Dự báo nguồn vốn ODA trong nước thời gian tới, Tổ công tác ODA- Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Các trang web
1. Trang web của Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn. 2. Trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: www.mpi.gov.vn 3. Trang web của Bộ tài chính: www.mof.gov.vn
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ODA...2
1. Nguồn vốn ODA...2
1.1.Khái niệm...2
1.2. Đặc điểm của ODA...2
2. Vai trò của vốn ODA đối với đầu tư phát triển ở Việt Nam...4
2.1. Nhu cầu vốn ODA cho đầu tư phát triển kinh tế ở Việt Nam...4
2.2. Tầm quan trọng của ODA đối với phát triển kinh tế Việt Nam...5
2.3. Mô hình định lượng tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam...9
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA THỜI GIAN QUA Ở VIỆT NAM...11
1. Tình hình huy động vốn ODA...11
1.1 Tình hình cam kết ODA...12
1.2. Ký kết các hiệp định vay hoặc thỏa thuận viện trợ của các nhà tài trợ...14
1.2.1. Các nhà tài trợ cung cấp ODA cho Việt Nam...14
1.2.2. Một số nhà tài trợ tiêu biểu...15
1.3. Tình hình giải ngân ODA...20
2. Tình hình sử dụng vốn ODA...22
2.1 Cơ cấu sử dụng vốn ODA cho đầu tư phát triển...22
2.2. Vốn ODA phân bổ theo ngành...23
2.3 Vốn ODA phân bổ theo vùng lãnh thổ...26
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA...35
1. Các chính sách và giải pháp thu hút ODA:...37
2. Các chính sách và biện pháp về sử dụng và quản lý ODA:...38
4. Theo dõi và đánh giá...39
KẾT LUẬN...40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...41