VốnODA phân bổ theo vùng lãnh thổ

Một phần của tài liệu Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam- thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 37)

2. Tình hình sử dụng vốn ODA

2.3VốnODA phân bổ theo vùng lãnh thổ

Cho tới nay, tất cả các vùng trong nước đều được hưởng lợi từ nguồn vốn ODA đã được giải ngân. Nhiều chương trình , lĩnh vực thuộc nguồn vốn này đã được trải đều trên cả nước như: chương trình y tế cơ sở, chương trình tiêm chủng mở rộng; chương trình sinh đẻ có kế hoạch; chương trình phòng chống HIV; chương trình đường giao thông nông thôn; chương trình cấp nước sạch cho các thành phố thị xã các tỉnh….

Thời gian qua, chênh lệch về lượng vốn ODA giữa các vùng ngày càng được cải thiện (các địa phương đều có ODA). Sự đa dạng, phong phú về vốn ODA thực hiện theo lĩnh vực, theo tính chất nguồn vốn trên các vùng trong những năm gần đây tăng rõ rệt. Tuy vậy sự chênh lệch về vốn ODA giữa các vùng vẫn còn khá lớn, sự chênh lệch này được thể hiện ở bảng dưới đây. Như vậy, sự chênh lệch về thu hút và giải ngân giữa các vùng là rất lớn. Do đó, mục tiêu của chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ là phải ưu tiên đầu tư nhiều hơn nữa cho các vùng còn gặp nhiều khó khăn theo hướng tập trung vào cơ sở hạ tầng (điện, đường, thủy lợi, khuyến nông…) và hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, văn hóa…). Cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế cũng có sự nhất trí cao về tập trung nguồn lực và tăng cường giải ngân cho các chương trình xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa.

Bảng 4:Cơ cấu sử dụng ODA theo vùng lãnh thổ thời kỳ 1993-2008 (triệu USD)

Ngành, lĩnh vực Hiệp định ODA ký kết 1993-2008

1. Vùng Đồng bằng Sông Hồng 6.548,38 18,88%

2. Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ 1.579,07 4,55%

3. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải

Miền Trung 4.374,34 12,61%

4. Vùng Tây Nguyên 2.344,77 6,76%

5. Vùng Đông Nam Bộ 3.689,02 10,64%

6. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 2.900,12 8,36%

7.Liên vùng 13.241,31 38,18%

Tổng số 34.677,01 100%

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Vùng trung du miền núi phía bắc: Trong những năm qua, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ còn nhận được sự giúp đỡ tích cực của cộng đồng quốc tế với tổng mức cam kết ODA từ năm 1993 đến 2008 đạt hơn 1579,07 triệu USD chiếm 4,55% tổng nguồn vốn ODA của cả nước.

Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ gồm 14 tỉnh là Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình…

Mặc dù cơ cấu kinh tế vùng đang chuyển dịch theo hướng tích cực với tốc độ tăng trưởng năm 2007 đạt 12,8%, song khó khăn lớn nhất mà vùng này phải đối mặt là tỉ lệ hộ nghèo lên đến gần 27% - tỷ lệ cao nhất so với các vùng miền trên toàn quốc, trong khi GDP bình quân đầu người chỉ đạt xấp xỉ 50% mức bình quân cả nước.

Trước thực tế này, Chính phủ đã dành phần lớn nguồn hỗ trợ trên để đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo, nhằm phấn đấu giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống khoảng gần 23,4% trong năm nay. Tổng vốn ODA dành cho lĩnh vực này đạt gần 460 triệu USD, chiếm gần 34% tổng vốn cam kết cho toàn vùng.

Sau nông nghiệp, năng lượng và công nghiệp cũng là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư nhằm khai thác lợi thế của vùng, nhất là về thủy điện và khai thác khoáng sản, chủ

yếu ở một số tỉnh như Thái Nguyên, Lào Cai, Hòa Bình. Tổng vốn ODA dành cho lĩnh vực này hiện đạt trên 325 triệu USD, chiếm trên 24% tổng mức cam kết.

Một số lĩnh vực khác như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục đào tạo, cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường cũng nhận được sự hỗ trợ tích cực của các nhà tài trợ quốc tế với tỷ trọng chiếm từ 9-22% tổng mức cam kết. Những nhà tài trợ lớn cho khu vực này là Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Nhật Bản, Pháp, Đức, Thụy Điển, Đan Mạch, Cộng đồng châu Âu. Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc có nhiều dự án ODA được triển khai ở trung du và miền núi Bắc Bộ là bằng chứng thể hiện sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với chủ trương, chính sách của Việt Nam là ưu tiên phát triển các vùng nghèo, miền núi, để thu hẹp khoảng cách phát triển. Các dự án này đã góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện đáng kể đời sống của người dân địa phương, trong bối cảnh ngân sách địa phương và trung ương còn hạn chế.

Khu vực Tây Nguyên: Theo số liệu của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội của khu vực Tây Nguyên giai đoạn 1991 - 2005 là 128.568 tỷ đồng và giai đoạn 2006 - 2010 dự kiến sẽ là 65.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, riêng tổng số vốn đầu tư cho Tây Nguyên trong năm 2008 đã lên đến 24.450 tỷ đồng. Những nguồn vốn trên tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội của cả khu vực. Từ chỗ cơ sở vật chất sơ sài, đến nay, cả khu vực Tây Nguyên đã có 1.500 công trình hồ chứa nước, đập dâng, trạm bơm... đáp ứng khoảng 60% nhu cầu về tưới tiêu cho nông nghiệp.Toàn khu vực có 3 sân bay, 14 tuyến quốc lộ, 57 tuyến tỉnh lộ với chiều dài hơn 3.000km được nâng cấp và nhựa hóa và hàng trăm tuyến huyện lộ và một hệ thống đường liên xã đã được đầu tư xây dựng. Tính đến nay, toàn khu vực đã có 99,2% số xã có đường ôtô đến trung tâm và 98% số xã có điện lưới quốc gia.

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, trong thời gian qua, những tiềm năng và lợi thế của khu vực mới chỉ được đầu tư khai thác theo chiều rộng chứ chưa theo chiều sâu. Nguyên nhân là Tây Nguyên còn hạn chế ở nhiều mặt so với các khu vực khác như kết cấu hạ tầng, mức sống của người dân và chất lượng của nguồn nhân lực. Theo số liệu thống kê của 5 tỉnh Tây Nguyên, từ năm 2001 đến nay, toàn khu vực đã thu hút được 110 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng số vốn 1.200 tỷ đồng và 280 triệu USD. Riêng thu hút đầu tư từ nguồn vốn ODA đạt 2344,77 triệu USD, chủ

yếu là từ Chính phủ Nhật Bản, ngân hàng thế giới và ngân hàng châu Á, chiếm khoảng 6,76% tổng nguồn vốn ODA của cả nước.

Tại các cuộc gặp mặt doanh nghiệp và nhà đầu tư vừa được tổ chức tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu về Diễn đàn xúc tiến đầu tư Tây Nguyên, nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư đã nêu ra những khó khăn khi đầu tư vào Tây Nguyên như: hạ tầng giao thông còn khá bất cập dẫn đến khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu xuống các nhà máy chế biến hoặc các cảng biển; nguồn nhân lực còn yếu và thiếu, cơ chế ưu đãi vẫn không có gì khác so với các vùng khác và đặc biệt là thủ tục hành chính trong thu hút đầu tư tuy đã được quan tâm cải cách nhưng vẫn còn nhiều bất cập, gây khó khăn trong hoạt động xúc tiến đầu tư.

Để giải quyết hết những yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư vào làm ăn ở Tây Nguyên thì cũng cần có thời gian và phải tháo gỡ từng phần. Tuy nhiên, tại Diễn đàn xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần này, chính quyền 5 tỉnh đã đưa ra những giải pháp tối ưu, những cải cách mới nhất về thủ tục hành chính, những dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư để các nhà đầu tư nghiên cứu, tham khảo và tiến tới xúc tiến đầu tư.

Vùng đồng bằng Sông cửu long: Vùng đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) cho đến nay vẫn là khu vực nghèo ở Việt Nam. Trong giai đoạn 1993 – 1995, khi cộng đồng quốc tế mới nối lại hỗ trợ phát triển cho Việt Nam, nguồn vốn ODA dành cho khu vực ĐBSCL còn thấp, chỉ đạt xấp xỉ 105 triệu USD chiếm 3% tổng vốn ODA ký kết cho các vùng trên toàn quốc, chỉ cao hơn vùng trung du miền núi phía Bắc. Tuy nhiên tới giai đoạn 1996-2000 và 2001-2005, nguồn vốn ODA đầu tư vào vùng đã tăng đáng kể lên 1023 triệu USD. Tổng giai đoạn 1993-2008 nguồn vốn ODA cho vùng ĐBSCL (chưa kể liên vùng) vẫn ở mức thấp đạt 2900 triệu USD chỉ chiếm 8,36% trong tổng số vốn ODA ký kết cho các vùng trong cả nước.

Nhận thức được tầm quan trong của vùng, những năm gần đây khu vưc ĐBSCL đã nhận được nhiều sự quan tâm từ chính phủ. Điều này thể hiện qua việc giải ngân trên 6300 tỷ đồng bằng nguồn vốn ODA để phát triển hạ tầng giao thông của khu vực. Chính từ sự hỗ trợ này, nhiều công trình huyết mạch và trọng điểm từ giao thông đường bộ, đường thủy cho đến hàng hải và hang không đang được triển khai như cầu Mỹ Thuận, cầu Rạch Miễu, cầu Cần Thơ, cảng Cần Thơ, sân bay Trà Nóc, sân bay Phú Quốc…

Bên cạnh những công trình trọng điểm trên, sẽ có hàng loạt những công trình không kém phần quan trọng đang được hoàn thành như tuyến đường N1, N2 làm vệ tinh cho quốc lộ 1A, tuyến đường Nam song Hậu góp phần vực dậy khu vực ven biển, đường cao tốc TP HCM – Trung Lương hiện đại…

Vùng bắc trung bộ và duyên hải miền trung: Trong giai đoạn 1993 – 2008, tổng số vốn ODA vào vùng đạt trên 4374,34 triệu USD chiếm 12,61 % so với tổng số vốn được phân bổ. Nguồn vốn này chủ yếu được tập trung xây dựng các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của các địa phương. Hỗ trợ trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn để giảm lũ, giữ nước, bảo đảm an toàn cho các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện trong vùng. Trồng rừng ven biển để chắn cát, ngăn mặn; nâng độ che phủ của rừng lên 44 – 45%. Xây dựng các hệ thống thuỷ lợi, hồ chứa nước vừa bảo đảm ổn định nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng thường bị hạn hán, cũng như giảm nhẹ hậu quả thiên tai, lũ lụt. Phát triển giao thông nông thôn, nhất là các tuyến đường tiếp cận đến các trung tâm xã, huyện, các đô thị để giúp cho người nghèo tiếp cận thị trường tiêu thụ nông sản, thuỷ sản và thụ hưởng các dịch vụ công.

Vùng đồng bằng bắc bộ: là địa bàn thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI và ODA) lớn nhất nước. Trong giai đoạn 1993-2008, nguồn vốn ODA tập trung vào khu vực này trên 6.548,38 triệu USD chiếm hơn 18,88% tổng số vốn ODA đã được ký kết. Tuy nhiên, nguồn vốn ODA được phân bổ cho các tỉnh trong vùng chưa được đồng đều, chủ yếu tập trung vào tam giác kinh tế gồm 3 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Chương trình, dự án sử dụng vốn ODA được tập trung chủ yếu vào nâng cấp và cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vùng Đông Nam Bộ: Trong những năm qua đã thu hút một khối lượng vốn ODA trị giá 3.689,02 triệu USD chiếm 10,64% tổng nguồn vốn ODA phân bổ cho các vùng trong cả nước. Các chương trình, dự án các tỉnh trong vùng được thụ hưởng trực tiếp chiếm 34% tổng số vốn ODA cho toàn vùng, phần còn lại thông qua các bộ, ngành quản lý. Nguồn vốn này được tập trung chủ yếu vào cơ sở hạ tầng như giao thông, năng lượng, bảo vệ rừng, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo…Một số dự án của các nhà tài trợ ở bảng sau:

Như vậy, có thể đánh giá chung là nguồn vốn ODA đã góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên các khu vực, thực hiện xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ sản xuất, bảo vệ môi trường.

Liên vùng: Lượng vốn ODA giải ngân liên vùng trong những năm qua chiếm 13241,31 triệu USD chiếm khoảng 38,18%.

Dự báo thu hút ODA các giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020

Tổng dự báo ODA ký kết mới cho toàn quốc 5 năm 2006-2010 là khoảng từ 12,35 tỷ USD tới 15,75 tỷ USD. Nếu tiếp tục xu thế trong thời gian 1993 đến nay, dự báo ODA ký kết sẽ tăng.

Sau năm 2010 Việt Nam trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình (trên 1000 USD/người). Theo thông lệ quốc tế đối với các nước có thu nhập trung bình, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục nhận được các khoản ODA của cộng đồng tài trợ quốc tế song với các điều kiện vốn vay kém ưu đãi hơn. Thay vào đó, Việt Nam sẽ được tiếp cận nhiều hơn với các nguồn vay có tính thương mại.

Như vậy có thể dự đoán về lượng vốn ODA đổ vào Việt Nam trong thời kỳ sau năm 2010 sẽ không giảm. Các căn cứ cho lập luận trên là:

- Việt Nam tiếp tục có nhu cầu lớn về thu hút và sử dụng các nguồn lực từ bên ngoài, trong đó có ODA để phát triển nhằm mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

- Việt Nam tiếp tục công cuộc đổi mới với chính sách phát triển kinh tế, xã hội đúng đắn hợp long dân nên Việt Nam tiếp tục giành được sự đồng tình và hỗ trợ của các nước và tổ chức quốc tế tài trợ.

- Chính trị, xã hội ổn định và kinh tế tiếp tục tăng trưởng bền vững. Vai trò vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được tăng cường và củng cố.

Tuy nhiên, về tính chất của ODA sẽ có sự thay đổi đáng kể, theo đó các khoản vay ODA ưu đãi sẽ giảm dần và thay vào đó là các khoản vay kém ưu đãi hơn sẽ tăng lên.

Nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam thời kỳ 2011-2020 được dự báo như sau: - Duy trì mức cam kết ODA của các nhà tài trợ dành cho Việt Nam thời kỳ 2011-2020 ở mức bình quân năm của 5 năm 2006-2010 là 4tỷ USD/năm.

- Do tính chất ODA vốn vay thay đổi, lĩnh vực (kể cả các lĩnh vực sản xuất) và đối tượng đối tượng được sử dụng vốn ODA (kể cả khu vực tư nhân) sẽ mở rộng, do vậy tiến trình chuẩn bị và hợp thức hóa cam kết ODA thành vốn ODA ký kết sẽ cao hơn 5 năm 2006-2010, dự báo sẽ đạt 80% vốn ODA cam kết.

- Quy trình và thủ tục ODA được cải thiện mạnh mẽ (hài hòa và tinh giản hóa quy trình và thủ tục ODA) áp dụng các mô hình viện trợ mới như hỗ trợ mới như ngân sách có mục tiêu, tiếp cận các chương trình, ngành sẽ thúc đẩy giải ngân vốn ODA, dự báo đạt khoảng 80% vốn ODA cam kết thời kỳ 2011-2020. Với các điều kiện trên, dự báo nguồn vốn ODA thời kỳ 2011-2020 theo vốn cam kết được thể hiên qua bảng sau:

Bảng 5 : Dự báo nguồn vốn ODA thời kỳ 2011-2020

Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn vốn ODA Thời kỳ 2006-2010 Thời kỳ 2011-2020

1. Vốn ODA cam kết 19-21 40

2. Vốn ODA ký kết 20-23 42*

3. Vốn ODA thực hiện 11 33

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(*) Trong đó có khoảng 10tỷ USD vốn ODA đã ký kết song chưa giả ngân trong thời kỳ 2006-2010 chuyển sang thời kỳ 2011-2020.

Dựa vào 3 phương án nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2011-2020 gồm 8%, 10% và 12%, dự báo vốn ODA thực hiện theo 3 kịch bản tăng trưởng nêu trên với giả định tỷ trọng vốn ODA trong tổng đầu tư toàn xã hội có xu hướng giảm dần với mức giảm 1% ứng với kịch bản tăng trưởng (do tích lũy vốn trong nước tăng)

Bảng 6:Dự báo vốn ODA thực hiện theo 3 Phương án tăng trưởng thời kỳ 2011-2015 và 2016- 2020 Thời kỳ 2006- 2010 Các phương án phát triển 2011-2015 Các phương án phát triển 2016-2020 Ghi chú

1.Tổng đầu tư toàn xã hội(Tỷ USD) 140 173 200 277 256 309 455 1USD= 16000V NĐ 2.Tỉ trọng vốn ODAtrong tổng đầu tư toàn xã hội (%)

8 8 7 6 6 5 4

3.VốnODA thực hiện (Tỷ USD)

11 13 14 16,6 15,3 15,4 18

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam- thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 37)