1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề về xây dựng dự toán thu, chi tài chính của Học viện tài chính trong những năm gần đây

66 685 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 318,5 KB

Nội dung

* Nội dung sử dụng nguồn tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập: + Chi thường xuyên: - Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp cóthẩm quyền giao:  Chi cho người

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập nền kinh tế Quốc

tế hiện nay thì nguồn nhân lực được coi là yếu tố quan trọng, có tích chấtquyết định đến sự phát triển của mỗi quốc gia Một đội ngũ nhân lực có trình

độ chuyên môn cao, được đào tạo một cách bài bản, có hiểu biết rộng là mongmuốn của nhiều quốc gia Để đạt được mong muốn đó đòi hỏi các quốc giaphải có sự quan tâm và đầu tư đúng đắn cho sự đào tạo con người Nói mộtcách cụ thể Giáo dục & Đào tạo phải được coi là quốc sách hàng đầu

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của sự nghiệp Giáo dục &Đào tạo, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã xác định “Cùng vớiKhoa học và Công nghệ, Giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dântrí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài trên cả ba phương diện: “Mở rộngquy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả” Trong điều kiện nguồnkinh phí từ NSNN còn hạn hẹp, nhu cầu chi cho Giáo dục & Đào tại lại lớn vàngày càng gia tăng, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội Vìvậy vấn đề nâng cao chất lượng Giáo dục & Đào tại hiện nay đang là vấn đềđược cả xã hội quan tâm Bên cạnh đó, các trường đại học ở Việt Nam chủyếu là các trường công lập, tình hình tài chính thường thực hiện theo cơ chếbao cấp, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc huy động và sử dụng có hiệuquả các nguồn kinh phí

Trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như hiện nay thì việcquản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí cho sự phát triển Giáo dục &Đào tạo là vấn đề cần được nghiên cứu và quan tâm hơn bao giờ hết Tuynhiên để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí thì vấn đề đặt ra làphải xây dựng dự toán ra sao, như thế nào cho phù hợp với tình hình thực tếcủa mỗi đơn vị Một đơn vị xây dựng dự toán tốt là một đơn vị nắm bắt kịpthời, đầy đủ hoạt động của đơn vị mình và những biến động để có hướng giải

Trang 2

quyết kịp thời Có thể nói xây dựng dự toán là nền tảng để xem xét tình hìnhtài chính và sự chấp hành tình hình thu, chi tài chính ở mỗi đơn vị.

Trong thời gian thực tập tại Ban tài chính kế toán- HVTC, em đã đi sâunghiên cứu về thực trạng xây dựng dự toán thu, chi của Học viện Tài chính,trên cơ sở đó em đã đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo cho việc xây

dựng dự toán đạt được hiệu quả cao thông qua đề tài “ Một số vấn đề về xây

dựng dự toán thu, chi tài chính của Học viện tài chính trong những năm gần đây”.

Kết cấu luận văn ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu thamkhảo, được trình bày trong ba chương:

Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về dự toán và xây dựng dự toán ở đơn vị sự nghiệp công lập.

Chương 2: Thực trạng xây dựng dự toán của Học viện Tài chính trong vài năm gần đây.

Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện xây dựng dự toán của Học viện Tài chính trong những năm tới.

Trang 3

CH ƯƠNG NG 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỰ TOÁN VÀ XÂY DỰNG DỰ

TOÁN Ở CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1.1 Dự toán thu, chi tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập.

1.1.1 Hoạt động thu, chi tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập.

1.1.1.1 Đơn vị sự nghiệp công lập:

Đơn vị sự nghiệp công lập là những đơn vị do Nhà nước thành lập, hoạtđộng theo chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyềnqui định nhằm thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng để duy trì sựhoạt động bình thường của các lĩnh vực kinh tế, xã hội

Đơn vị sự nghiệp công lập có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộmáy kế toán theo qui định của luật kế toán; được mở tài khoản tại KBNN

Đơn vị sự nghiệp công lập được phân loại như sau:

* Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động:

- Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên bằnghoặc lớn hơn 100%

- Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động từ nguồn thu sựnghiệp, từ nguồn NSNN do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đặt hàng

* Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động: là đơn vị

sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên từ trên 10% đến dưới100%

* Đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động:

- Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên dưới 10%

- Đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu

Trang 4

Đơn vị sự nghiệp công lập có những đặc điểm hoạt động sau đây:

Thứ nhất: Đơn vị sự nghiệp công lập là một tổ chức hoạt động mang

tính chất phục vụ xã hội, không vì mục đích kinh doanh là chủ yếu:

Trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sựnghiệp tạo ra đều có thể trở thành hàng hóa cung ứng cho mọi thành phầntrong xã hội Việc cung ứng các hàng hóa này cho thị trường chủ yếu không

vì mục đích lợi nhuận như hoạt động sản xuất kinh doanh Nhà nước tổ chức,duy trì và tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung cấp những sản phẩm,dịch vụ cho thị trường, trước hết nhằm thực hiện vai trò của Nhà nước trongphân phối lại thu nhập và thực hiện các chính sách phúc lợi công cộng canthiệp vào thị trường Nhờ đó sẽ hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tếhoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo nguồnnhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển và không ngừng nâng cao đờisống, sức khỏe, văn hóa và tinh thần của nhân dân

Thứ hai: Sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp công lập có tính bền vững

và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần của

xã hội:

Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp công lập tạo ra chủ yếu lànhững giá trị về tri thức, văn hóa, phát minh, sức khỏe, đạo đức và giá trị xãhội … Đây là những sản phẩm vô hình và có thể dùng chung cho nhiều người,cho nhiều đối tượng trên phạm vi rộng Nhìn chung, đại bộ phận các sảnphầm của đơn vị sự nghiệp công lập là sản phẩm có tính phục vụ không chỉ

bó hẹp trong một ngành, hoặc một lĩnh vực nhất định mà những sản phẩm đókhi tiêu dùng thường có tác động lan tỏa, truyền tiếp

Mặt khác sản phẩm của hoạt động sự nghiệp công lập chủ yếu tạo ra

“hàng hóa công cộng” ở dạng phi vật chất (dịch vụ công), phục vụ trực tiếphoặc gián tiếp quá trình tái sản xuất xã hội Cũng như các hàng hóa khác, sảnphẩm của các đơn vị sự nghiệp công lập có giá trị và giá trị sử dụng nhưng có

Trang 5

điểm khác biệt là nó có giá trị xã hội cao, điều đó đồng nghĩa với nhiều ngườicùng sử dụng, dùng rồi có thể dùng lại trên phạm vi rộng.

Việc sử dụng những hàng hóa công cộng do hoạt động sự nghiệp cônglập tạo ra làm cho quá trình sản xuất của cải vật chất được thuận lợi và ngàyđạt hiệu quả cao Hoạt động sự nghiệp công lập đem lại tri thức và đảm bảosức khỏe cho người lao động, tạo điều kiện cho lao động có chất lượng ngàycàng tốt hơn Vì vậy, hoạt động ở các đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn bóhữu cơ và tác động tích cực đến quá trình tái sản xuất của xã hội

Thứ ba: Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền và

bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước:

Với các chức năng riêng của mình, Chính phủ luôn tổ chức, duy trì vàđảm bảo hoạt động ở các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ tốt cho việc thựchiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Để thực hiện những mục tiêu đó,Chính phủ tổ chức thực hiện các chương trình muc tiêu quốc gia: xóa mù chữ,xóa đói giảm nghèo, phủ sóng phát thanh truyền hình, phổ cập giáo dục…Những chương trình mục tiêu quốc gia này chỉ có Nhà nước, thông qua hoạtđộng của các đơn vị sự nghiệp công lập mới có thể thực hiện một cách triệt để

và có hiệu quả, nếu để tư nhân thực hiện, mục tiêu lợi nhuận sẽ lấn chiếmmục tiêu xã hội, dẫn đến hạn chế tiêu dùng hoạt động sản xuất của đơn vị sựnghiệp công lập, từ đó kìm hãm sự phát triển của xã hội

1.1.1.2 Hoạt động thu, chi tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập.

* Nguồn tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập:

Nguồn NSNN cấp:

- Kinh phí NSNN cấp để đảm bảo hoạt động thường xuyên

- Kinh phí thực hiện các đề tài NCKH cấp Bộ, cấp Nhà nước

- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức

- Kinh phí nhà nước thanh toán cho đơn vị theo chế độ đặt hàng để thựchiện nhiệm vụ do Nhà nước giao, theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quiđịnh (điều tra, qui hoạch, khảo sát…)

Trang 6

- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc qia.

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyềngiao

- Kinh phí cấp để tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước qui địnhđối với số lao động trong biên chế dôi ra

- Vốn đầu tư xây dựng cơ sở, vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụhoạt động sự nghiệp theo dự án và kế hoạch hàng năm

- Vốn đối ứng cho các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp cóthẩm quyền phê duyệt

- Kinh phí khác

Nguồn thu sự nghiệp:

- Tiền thu phí, lệ phí và phần được để lại theo tỉ lệ qui định:

 Đối với học phí thuộc loại hình đào tạo chính qui: mức thu và đốitượng thu, chính sách được miễn giảm…được qui định theo các văn bản phápluật của Nhà nước

 Đối với học phí của các hoạt động đào tạo theo phương thức khôngchính qui: đào tạo tại chức, đào tạo văn bằng 2, đao tạo từ xa…được xác địnhtheo nguyên tắc đảm bảo chi phí đào tạo để xác định mức thu

 Thu lệ phí tuyển sinh hàng năm theo qui định của Nhà nước

- Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ

- Thu từ các hoạt động đào tạo liên kết với địa phương, với trường bạn,với cơ sở sản xuất trên cơ sở vận dụng các hình thức đa dạng hóa đào tạo

- Thu do cán bộ công chức trong trường hoạt động dịch vụ với bênngoài hoặc theo cơ chế khoán nộp về đơn vị

- Thu từ các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo, NCKH, tài trợ thiết bị,nâng cấp nhà trường, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí, các

dự án viện trợ không hoàn lại, hoặc dự án vay nợ nước ngoài từ Bộ Giáo Dục

và Đào tạo phân bổ xuống hoặc do hợp tác song phương của nhà trường

Trang 7

- Khoản thu do cho thuê mặt bằng, tự mở các hoạt động dịch vụ hoặcsản xuất không liên quan đến ngành nghề đào tạo, tận dụng đội ngũ sẵn có.

- Thu từ hợp đồng giảng dạy nghiệp vụ chuyên môn, khoa học kĩ thuật

+ Thu từ các dự án viện trợ, quà biếu tặng, cho theo qui định của pháp luật.

+ Thu khác:

- Vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ trong đơn vị

- Nguồn vốn vay liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong vàngoài nước theo qui định

* Nội dung sử dụng nguồn tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập:

+ Chi thường xuyên:

- Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp cóthẩm quyền giao:

 Chi cho người lao động: chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấplương, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoànthe.o qui định

 Chi quản lý hành chính: vật tư, văn phòng, dịch vụ công cộng, thôngtin liên lạc, công tác phí, hội nghị phí…

 Chi các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ

 Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ: vật tư, hàng hóa, lao vụ,dịch vụ

 Chi hoạt động tổ chức thu phí, lệ phí

 Chi mua sắm tài sản, công cụ thiết bị văn phòng, sửa chữa thườngxuyên cơ sở vật chất, nhà cửa, máy móc, thiết bị

 Các khoản chi khác theo qui định của pháp luật

+ Chi không thường xuyên:

- Chi thực hiện các đề tài NCKH cấp Nhà nước, cấp Bộ, Ngành

- Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

Trang 8

- Chi thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước

- Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn đầu tư nước ngoài theoqui định của pháp luật và các văn bản liên quan

- Chi thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớnTSCĐ

- Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài

- Chi thực hiện tinh giản biên chế do nhà nước qui định

- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao

- Chi thực hiện liên doanh, liên kết

- Chi khác theo qui định của Nhà nước

1.1.2 Dự toán thu, chi tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập.

1.1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến dự toán thu, chi tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập.

* Các nhân tố ảnh hưởng đến dự toán:

- Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ cụ thể của các Bộ,

cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương

- Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi NSNN

- Chính sách, chế độ thu NS: Định mức phân bổ NS, chế độ, tiêu chuẩn,định mức chi NS

- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triểnkinh tế, xã hội và dự toán NS; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc

Trang 9

kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộcNSNN và văn bản hướng dẫn của Ủy ban nhân dân các cấp: tỉnh, huyện, xã.

- Số kiểm tra về dự toán thu, chi NSNN

- Lập dự toán phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hìnhthực hiện NS các năm trước đó, đặc biệt là năm báo cáo

1.1.2.2 Vai trò của dự toán thu, chi tài chính:

- Căn cứ để tổ chức hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp cônglập

- Cơ sở để huy động, phân phối và sử dụng nguồn lực của đơn vị mộtcách thích hợp và hiệu quả nhất

- Công cụ quan trọng để thực hiện thanh tra, giám sát hoạt động tàichính của cơ quan quản lý tài chính cấp trên Có thể khái quát sự cần thiếtphải lập dự toán ở các đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

Hoạt động Tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập phụ thuộc phầnlớn vào sự quyết định của cơ quan có thẩm quyền và luôn chịu sự kiểm soátcủa các cơ quan quyền lực Do vậy các khoản thu, chi chỉ trở thành hiện thựckhi nó đã nằm trong dự toán và được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt,thông qua

Nội dung thu, chi trong các đơn vị sự nghiệp liên quan đến nhiều lĩnhvực khác nhau; định mức thu, chi ở mỗi đơn vị có sự khác nhau về cả qui mô

và tính chất Vì vậy mức thu, chi ở mỗi đơn vị lại khác nhau Lập dự toángiúp các cơ quan cấp trên xem xét được tình hình thực hiện ở các đơn vị cấpdưới

Xét theo góc độ quản lí thì quản lí theo dự toán mới đáp ứng được yêucầu về cân đối thu, chi nguồn tài chính, tạo điều kiện cho lãnh đạo các đơn vịđiều hành các hoạt động tài chính được thông suốt, hạn chế được sự tùy tiện

sử dụng nguồn kinh phí trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo

Dự toán là căn cứ để cơ quan cấp trên xem xét các đơn vị cấp dưới cóthực hiện theo đúng các chỉ tiêu đã đề ra hay chưa, đánh giá được tầm nhìn vĩ

Trang 10

mô của người lập dự toán xem họ đã dự đoán kịp thời và đầy đủ các nhân tốảnh hưởng đến dự toán hay chưa.

1.2 Xây dựng dự toán thu, chi tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập.

1.2.1 Mục tiêu của xây dựng dự toán trong đơn vị sự nghiệp công lập:

+ Dự kiến hoạt động thu, chi tài chính của đơn vị dựa trên phươnghướng, kế hoạch hoạt động của đơn vị trong giai đoạn tới Từ đó tìm mọi biệnpháp khai thác nguồn tài chính và đưa ra các giải pháp nhằm phân phối, sửdụng nguồn tài chính một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất

+ Kiểm điểm, đánh giá toàn bộ hoạt động của đơn vị thông qua hoạtđộng tài chính của đơn vị trong giai đoạn đã qua, làm cơ sở cho công tác quản

lý tài chính ở đơn vị mình được tốt hơn

+ Làm cơ sở cho công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động tàichính của cấp trên đối với cấp dưới

1.2.2 Yêu cầu xây dựng dự toán

+ Tuân thủ các qui định về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức tàichính do Nhà nước qui định

+ Phản ánh đầy đủ toàn bộ nội dung hoạt động thu, chi tài chính củađơn vị

+ Bảo đảm dự toán thu, chi tài chính của đơn vị vừa có tính tích cực,vừa có tính hiện thực

Tính tích cực của dự toán được thể hiện ở chỗ:

- Về dự toán thu: Đảm bảo phản ánh đầy đủ các khoản thu, mức thuđược phép huy động vào trong dự toán ở mức cao nhất có thể

- Về dự toán chi: Các khoản chi trong dự toán phải được xác định cócăn cứ khoa học, đảm bảo được yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả

Tính hiện thực của dự toán được thể hiện ở chỗ: Dự toán được xâydựng trên thực tế hoạt động thu, chi tài chính của đơn vị, đảm bảo cho dự toán

có khả năng thực hiện trong thực tế

Trang 11

1.2.3 Các nguyên tắc xây dựng dự toán.

toán

Tính thống nhất của dự toán được thể hiện ở chỗ:

- Thống nhất giữa hoạt động nghiệp vụ với hoạt động tài chính trongquá trình xem xét, xây dựng dự toán

- Thống nhất sự chỉ đạo của hệ thống chính trị trong các dơn vị sựnghiệp

- Thống nhất với các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức với việctính toán các khoản thu, chi trong dự toán

Tính dân chủ thể hiện ở chỗ:

- Trong quá trình xây dựng dự toán phải có sự đồng thuận với các tổchức trong đơn vị, được thảo luận, bàn bạc công khai, minh bạch

- Phù hợp với hệ thống chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức

- Phù hợp với thực tiễn hoạt động của đơn vị

- Phù hợp giữa lợi ích và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trong đơn vị

1.2.4 Các căn cứ xây dựng toán ở các đơn vị sự nghiệp công lập:

- Các văn bản về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về tài chính

- Thực tiễn hoạt động thu, chi tài chính của đơn vị trong những nămtrước

- Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch, chỉ tiêu hoạt động chuyên mônnghiệp vụ của đơn vị

- Khả năng nguồn lực tài chính của đơn vị

1.2.5 Cách thức xây dự toán của đơn vị sự nghiệp công lập:

Đổi mới cơ chế quản lí tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lậpđược thực hiện theo tinh thần của nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày25/4/2006 của Chính phủ và thông tư 71/2006/TT-BTC của Bộ Tài chínhhướng dẫn thực hiện NĐ 43/2006/NĐ-CP

Trang 12

* Lập dự toán chi đối với năm đầu của thời kì ổn định:

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm

vụ của năm kế hoạch, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, kết quả hoạt động

sư nghiệp, tình hình thu, chi tài chính năm trước liền kề (có loại trừ yếu tố độtxuất, không thường xuyên), đơn vị sự nghiệp lập dự toán thu, chi năm kếhoạch như sau:

Dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên: Đây là căn cứ xác định

mức đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên và mức kinh phí NSNN hỗ trợhoạt động thường xuyên:

+ Dự toán thu :

Đối với các khoản thu phí, lệ phí: Căn cứ vào đối tượng thu, mức thu

và tỉ lệ được để lại chi theo qui định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:

Đối với các hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ: căn cứ vào kế hoạchsản xuất, tiêu thụ sản phẩm, khối lượng cung ứng dịch vụ và mức thu do đơn

vị quyết định hoặc theo hợp đồng kinh tế mà đơn vị đã kí kết, nhưng phải đảmbảo nguyên tắc bù đắp chi phí và có tích lũy

+ Dự toán chi:

Các đơn vị căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành và cácqui định, định mức chi tiêu nội bộ để lập dự toán cho từng nội dung chi cụ thểtheo mục lục NSNN và riêng cho từng nguồn kinh phí, cụ thể:

 Các khoản chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấptheo lương: Tính theo lương cấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp theo quiđịnh hiện hành đối với từng ngành nghề, công việc.Đối với các đơn vị sựnghiệp công lập có thu áp dụng đơn giá, định mức lao động được cơ quanNhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì tiền lương, tiền công tính theo đơn giá

 Chi hoạt động nghiệp vụ chuyên môn: Căn cứ vào chế độ và khốilượng hoạt động nghiệp vụ

Trang 13

 Chi quản lí hành chính: Vật tư, văn phòng, dịch vụ công cộng, côngtác phí… theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền qui định.

Chi hoạt động sản xuất dịch vụ: Vật tư, hàng hóa… theo định mứckinh tế, kĩ thuật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền qui định và thực hiệncủa năm trước; khấu hao tài sản cố định theo chế độ áp dụng cho các doanhnghiệp Nhà nước, mức thuế phải nộp theo qui định hiện hành

+ Dự toán chi không thường xuyên: Đơn vị lập dự toán của từng

nhiệm vụ chi theo qui định hiện hành của Nhà nước

Các dự toán kinh phí đề tài NCKH cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ngành;chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đặt hàng củaNhà nước; kinh phí thực hiện tinh giảm biên chế; chi đào tạo bồi dưỡng cán

bộ, giáo viên theo chỉ tiêu được các Bộ chủ quản phân bổ; chi đầu tư pháttriển gồm: chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiệt bị theo dự

án đầu tư được cấp có thẩm quyền quyết định; chi vốn đối ứng dự án có vốnNước ngoài: Các đơn vị lập dự toán hàng năm theo qui định hiện hành

Dự toán thu, chi của đơn vị phải có thuyết minh cơ sở tính toán, chi tiếttheo từng nội dung thu, chi gửi cơ quan quản lí cấp trên trực tiếp để xem xéttổng hợp gửi Bộ, ngành chủ quản theo qui định hiện hành

* Lập dự toán 2 năm tiếp theo của thời kì ổn định:

+ Đối với dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên:

Căn cứ qui định của nhà nước đơn vị sự nghiệp lập dự toán thu, chihoạt động thường xuyên của năm kế hoạch.Trong đó kinh phí NSNN đảm bảohoạt động thường xuyên theo mức kinh phí NSNN đảm bảo hoạt động thườngxuyên của năm trước liền kề, cộng hoặc trừ kinh phí của nhiệm vụ tăng hoặcgiảm của năm kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền qui định

+ Dự toán chi không thường xuyên:

Các dự toán kinh phí đề tài NCKH cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ngành;chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của

Trang 14

Nhà nước; kinh phí thực hiện tinh giảm biên chế; chi đào tạo bồi dưỡng cán

bộ, giáo viên theo chỉ tiêu được các Bộ chủ quản phân bổ; chi đầu tư pháttriển gồm: chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiệt bị theo dự

án đầu tư được cấp có thẩm quyền quyết định; chi vốn đối ứng dự án có vốnNước ngoài: Hàng năm đơn vị lập dự toán theo tiến độ hoạt động và qui địnhhiện hành

Yêu cầu lập dự toán chi của đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập có thucho các năm tiếp theo phải có thuyết minh cơ sở tính toán, chi tiết theo nộidung chi và mục lục NSNN gửi Bộ chủ quản theo qui định hiện hành và theobiểu mẫu đính kèm Lập theo nội dung biểu mẫu qui định tại Thông tư25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiệnchế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập có thu

Có thể hình dung cách xây dựng dự toán theo sơ đồ 1 sau đây:

* Giai đoạn 1: Hướng dẫn lập dự toán NS và thông báo số kiểm tra:

Trước ngày 31/5 năm thực hiện NS Thủ tướng ban hành chỉ thị về việcxây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm sau

Trước ngày 10/6, Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn lập dựtoán NSNN Bộ giáo dục & Đào tạo; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương

Bộ giáo dục & Đào tạo, Bộ Tài chính căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướngChính phủ, thông tư hướng đẫn, sổ kiểm tra về dự toán NS của Bộ tài chính,

Bộ kế hoạch & Đầu tư và căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của mình thôngbáo số kiểm tra về dự toán NS cho các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục hướng dẫn và thông báo số kiểm tra

về dự toán NS cho Ủy ban Nhân dân cấp huyện và các đơn vị sự nghiệp cônglập trực thuộc

Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp tục hướng dẫn và thông báo số kiểmtra về dự toán NS cho các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc

Trang 15

Các đơn vị trên cơ sở các văn bản hướng dẫn và số kiểm tra tiến hànhlập dự toán thu, chi NS trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quanquản lí cấp trên trực tiếp Đơn vị dự toán cấp 1 xem xét, tổng hợp, lập dự toántổng thể báo cáo cơ quan tài chính, cơ quan Kế hoạch & Đầu tư cùng cấptrước ngày 20/7, kèm theo bản thuyết minh chi tiết căn cứ tính toán từngkhoản thu, chi.

Cơ quan Tài chính các cấp tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán NSvới cơ quan, đơn vị cùng cấp và Ủy ban Nhân dân, cơ quan tài chính cấp dưới(đối với năm đầu của thời kì ổn định NS); Cơ quan, đơn vị cấp trên phải tổchức làm việc để thảo luận về dự toán với các đơn vị dự toán NS trực thuộctrong quá trình lập dự toán

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơquan liên quan, tổng hợp và lập dự toán thu, chi NSNN, lập phương án phân

bổ NSTW trình Chính phủ Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủbáo cáo và giải trình với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo qui địnhtại Qui chế lập, thẩm tra, trình quốc hội quyết định dự toán NSNN, phương ánphân bổ NSTW và phê chuẩn quyết toán NSNN

* Giai đoạn 3: Quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN:

Trước ngày 20/11, căn cứ vào các nghị quyết của Quốc hội, Bộ Tàichính trình Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi NS cho từng Bộ, cơquan ngang Bộ, cơ quan Trung ương theo từng lĩnh vực; nhiệm vụ thu, chi, tỉ

lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa NSTW và NSĐP; Mức bổsung cân đối, mức bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho từng tỉnh

Trước ngày 10/12, Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh quyết định dự toánNSĐP, phương án phân bổ dự toán NS cấp tỉnh và mức bổ sung từ NS cấptỉnh cho NS cấp dưới

Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chínhtrình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ thu, chi NS chotừng cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tỉnh; nhiệm vụ thu, chi, tỉ

Trang 16

lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa NSTW với NSĐP và giữa NS cáccấp chính quyền địa phương; mức bổ sung từ NS cấp tỉnh cho từng huyện.

Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi NS của Ủy banNhân dân cấp trên, Ủy ban Nhân dân trình Hội đồng Nhân dân cùng cấp quyếtđịnh dự toán NSĐP và phương án phân bổ dự toán NS cấp mình, bảo đảm dựtoán NS cấp xã được quyết định trước ngày 31/12 năm trước

Trang 17

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ XÂY DỰNG DỰ TOÁN CỦA HỌC VIỆN TÀI

CHÍNH TRONG VÀI NĂM VỪA QUA

2.1 Vài nét về đặc điểm hoạt động của Học Viện Tài chính

2.1.1 Mô hình tổ chức của Học Viện Tài Chính

Tiền thân của HVTC là trường Cán bộ Tài Chính kế toán Ngân hàngTrung ương được thành lập năm 1963 Năm 1976, Trường được đổi tên thànhtrường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội với nhiệm vụ cơ bản là đào tạo vànghiên cứu khoa học, cung cấp lực lượng cán bộ đại học và sau đại học chođất nước và hai nước bạn là Lào và Campuchia

Năm 2001, HVTC được thành lập theo quyết định số TTg ngày 17/8/2001 của thủ tướng chính phủ trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị:trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, Viện Nghiên cứu Tài chính vàTrung tâm Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính với chức năng đào tạo đại học, sauđại học, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng công nghệ quản lý về lĩnh vực tàichính, kế toán, quản trị kinh doanh, tiếng anh tài chính và tin học tài chính kếtoán theo các loại hình đào tạo: Đại học chính quy tập trung, đại học tại chức,đại học văn bằng 2, hoàn chỉnh kiến thức đại học và sau đại học Hơn 40 nămqua, HVTC đã đào tạo khoảng 150 tiến sĩ, 600 thạc sĩ và trên 60.000 cử nhânkinh tế phục vụ cho ngành và cho đất nước

120/2001/QĐ-HVTC được xếp vào loại hình đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo mộtphần kinh phí hoạt động thường xuyên, thực hiện theo cơ chế tự chủ tài chínhtheo qui định tại nghị định số 43\2006\NĐ-CP ngày 25\4\2006 của Chính phủ

HVTC là đơn vị dự toán cấp 2, trực thuộc Bộ tài chính, có con dấuriêng, được mở tài khoản tại Kho Bạc Nhà Nước

HVTC bao gồm 1 số đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc sau:

-Viện khoa học tài chính

-Viện nghiên cứu khoa học, thị trường giá cả

Trang 18

- Bản tin thị trường

Cơ cấu tổ chức bộ máy của học viện rất đa dạng, có thể mô tả qua sơ

đồ 2 sau đây:

2.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của HVTC

Nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện được qui định tại quyết định số126\2001\QĐ-BTC ngày 5\12\2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính bao gồm:

Về hoạt động đào tạo:

ngành, chuyên ngành được giao

chức xây dựng và ban hành chương trình đào tạo cho từng chuyên ngành củaHọc viện sau khi đã được thẩm định theo qui định của Nhà nước, bảo đảm sựliên thông giữa các ngành học, các trình độ đào tạo trong Học viện

 Tổ chức biên soạn, xuất bản giáo trình, giáo khoa thuộcchuyên ngành đào tạo của Học viện trên cơ sở thẩm định của Hội Đồng giáotrình do Giám đốc Học viện thành lập

báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch & Đầu tư để nhận chỉ tiêutuyển sinh theo quy định của Chính phủ

dục & Đào tạo, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện:

- Các quy định về tuyển sinh và tổ chức các khâu công tác tuyển sinhĐại học, Cao học và Nghiên cứu sinh của Học Viện

- Quy chế đào tạo các trình độ Đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của HọcViện

- Cấp bằng cử nhân cho sinh viên và bằng thạc sĩ cho học viên có đủđiều kiện theo quy chế văn bằng của Nhà nước; cấp chứng chỉ cho những đốitượng do Học viện đào tạo

Trang 19

- Đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Hộiđồng chấm luận án tiến sĩ và cấp bằng tiến sĩ cho những người bảo vệ thànhcông luận án.

 Kí kết và triển khai thực hiện các hợp đồng liên kết hợp tác vềđào tạo với tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của Nhà nước

Về hoạt động nghiên cứu khoa học:

nghiên cứu chiến lược, nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, phân tích và

dự báo tài chính và công nghệ quản lý tài chính kế toán; nghiên cứu nhữngvấn đề tài chính tiền tệ trong nước và quốc tế, làm cơ sở cho việc hoạch địnhcác chính sách, chiến lược kinh tế tài chính của Nhà nước

thực hiện các dịch vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng kết quảnghiên cứu khoa học về tài chính, kế toán phục vụ nhiệm vụ chuyên môn củangành tài chính và phục vụ nhu cầu xã hội theo quy định của Luật Khoa học

và Công nghệ, Luật giáo dục

 Tham gia nghiên cứu giải quyết các vấn đề liên quan đếnchính sách tài chính theo yêu cầu của Bộ hoặc Chính Phủ; tham gia tư vấn củacác chính sách và giải pháp về tài chính kế toán theo yêu cầu của các cơ quanquản lý Nhà Nước ở Trung ương và địa phương

kế toán có sử dụng Ngân sách Nhà nước được tổ chức dưới hình thức chươngtrình, đề tài, dự án và các hình thức khác thực hiện theo phương thức tuyểnchọn, giao trực tiếp theo qui định của Luật Khoa học và Công nghệ

nghiên cứu khoa học về tài chính kế toán với các tổ chức, cá nhân trong vàngoài nước theo đúng qui định của Pháp luật

định hướng chiến lược, kế hoạch NCKH tài chính kế toán hàng năm, trung

Trang 20

hạn và dài hạn cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp Học viện; với tư cách là thườngtrực Hội đồng khoa học tài chính tiến hành đăng kí và bảo vệ kế hoạch với BộTài chính và Bộ Khoa học Công nghệ & Môi trường.

viên, nghiên cứu sinh; thống nhất quản lí hoạt động NCKH về tài chính, kếtoán trong phạm vi toàn ngành tài chính; đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện các

đề tài NCKH theo kế hoạch, bao gồm cả các đề tài hợp tác quốc tế về nghiêncứu

chức quản lí cung cấp các nguồn thông tin khoa học tài chính kế toán; hướngdẫn việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở các đơn vị trực thuộc Học viện

Về hoạt động bồi dưỡng và đạo tạo lại:

ngạch công chức; tổ chức bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụcho cán bộ công chức ngành tài chính theo đúng qui định của pháp lệnh cán

bộ, công chức

tạo lại cho cán bộ công chức ngành tài chính theo đúng nội dung, chươngtrình do ban Tổ chức cán bộ Chính phủ và Bộ Tài chính qui định

chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế

nghiệp vụ và công nghệ quản lý tài chính kế toán, tin học, ngoại ngữ theo yêucầu của mọi đối tượng trong và ngoài ngành Tài chính

đào tạo lại theo tiêu chuẩn chức danh và các lớp bồi dưỡng khác do Học viện

tổ chức

Trang 21

Về hợp tác quốc tế:

thoả thuận về đào tạo, NCKH với các trường đại học, các tổ chức NCKH vàđào tạo nước ngoài theo đúng qui định của Nhà nước và Bộ Tài chính

trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt và tổ chức thực hiện tốt các thỏathuận, dự án đã được phê duyệt phù hợp với các qui định của Nhà nước

học tập, khảo sát hoặc trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài theo các chỉ tiêuđược phân bổ và theo chế độ tự túc theo đúng qui định của pháp luật

kinh nghiệm tại Học viện

Học viện

công tác hợp tác quốc tế của Học Viện theo yêu cầu của bộ Tài chính và các

cơ quan khác có liên quan

Các nhiệm vụ khác:

tin và các ấn phẩm khoa học chuyên ngành tài chính kế toán phục vụn nhiệm

vụ nghiên cứu, đào tạo và bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu của toàn ngành và của

xã hội

vụ cho nhiệm vụ đào tạo, NCKH và bồi dưỡng của Học Viện

bị cho các hoạt động đào tạo, NCKH và bồi dưỡng trong Học Viện

tin học, ngoại ngữ và các dịch vụ khác tùy theo khả năng của Học viện và phùhợp với qui định của pháp luật

Trang 22

 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.

2.2 Thực trạng xây dựng dự toán của Học Viện Tài Chính trong các năm vừa qua:

2.2.1 Dự toán thu:

2.2.1.1 Nội dung các nguồn thu của Học viện Tài chính:

Theo qui chế về quản lí tài chính nội bộ Học Viện Tài chính (kèm theoquyết định số 135/QĐ- Học Viện Tài Chính-TCKT ngày 22 tháng 12 năm

2007 của Giám đốc Học Viện Tài Chính) thì nguồn thu của Học Viện TàiChính bao gồm:

* Nguồn thu sự nghiệp:

- Thu từ các loại phí, lệ phí theo qui định:

Trang 23

Thu lệ phí cấp các loại chứng chỉ.

Thu từ các khoản thi lại, phúc tra, phúc khảo

- Thu từ các hoạt động nghiệp vụ:

+ Thu từ hoạt động dịch vụ đào tạo bồi dưỡng và tư vấn tài chính kếtoán:

Thu từ hoạt động bồi dưỡng và tư vấn TCKT của trung tâm bồi dưỡng

+ Thu từ hoạt động dịch vụ cung ứng:

 Thu hoạt động dịch vụ quảng cáo, thông tin tuyên truyền

 Thu bán tạp chí nghiên cứu TCKT

 Thu bán giáo trình, tài liệu học tập khác

+ Thu từ các lớp luyện thi đầu vào của các hệ

+ Thu của các lớp bồi dưỡng, luyện thi do sử dụng hội trường:

+ Thu photocopy tài liệu phục vụ sinh viên của trung tâm Thư Viện:

Có thể khái quát cơ cấu nguồn thu của Học viện qua bảng số liệu 2.1:Như vậy qua bảng số liệu 2.1 ta thấy: Nguồn kinh phí của Học viện Tàichính là tăng tương đối đồng đều qua các năm Năm 2005 là 59.489 trđ, năm

2006 là 75.771 trđ, năm 2007 là 82.515 trđ Có thực trạng này là do chiếnluợc phát triển kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước: “Tăng trưởng kinh tếluôn đi đôi với phát triển Giáo dục và đào tạo; Giáo dục & Đào tạo là quốc

Trang 24

sách hàng đầu”; bên cạnh đó mức lạm phát cũng ngày càng gia tăng thì nguồnkinh phí NSNN cấp sẽ tăng lên theo tỷ lệ do Nhà nước qui định Tuy nhiên,Năm 2007, nguồn thu sự nghiệp lại có xu hướng giảm cả về số tương đối và

số tuyệt đối Năm 2006 là 39.618 trđ, chiếm 52% trong tổng nguồn kinh phíthì đến năm 2007 giảm xuống là 33.050 trđ và chỉ chiếm 40% trong tổngnguồn kinh phí; Trong khi đó nguồn kinh phí NSNN cấp năm 2006 chiếm48% thì năm 2007 tăng lên 60% Điều này chưa thực sự phù hợp với cơ chế

tự chủ tài chính theo tinh thần của nghị định 43/2006/NĐ-CP Vì vậy đi vàophân tích đánh giá từng loại nguồn kinh phí cho ta thấy một số điểm cần chú

ý sau đây:

Nguồn NSNN cấp:

Học viện Tài chính là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phầnkinh phí hoạt động thường xuyên Hàng năm Học Viện vẫn nhận từ NSNNkhoản kinh phí chi thường xuyên gồm chi cho con người, chi quản lý, chi chonghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên TSCĐ Do qui

mô đào tạo ngày càng được mở rộng, nhu cầu chi tiêu ngày càng gia tăng thìnguồn NSNN cấp tăng dần qua các năm: Năm 2005 là 30.563 trđ; năm 2006

là 36.153 trđ; năm 2007 là 49.465 trđ Như vậy có thể khẳng định rằng:Nguồn NSNN cấp luôn giữ vai trò trọng yếu trong tổng số nguồn kinh phí đầu

tư cho Học viện Tài chính

Nguồn thu sự nghiệp:

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cùng với sự hạn chế của nguồnNSNN thì chủ trương xã hội hóa giáo dục bằng biện pháp Nhà nước và nhândân cùng làm đã khắc phục được phần nào sự khó khăn về kinh phí đầu tưcho sự nghiệp giáo dục Trong nguồn thu sự nghiệp thì nguồn thu từ học phí,

lệ phí luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất Bình quân các năm nguồn này chiếmkhoảng 40% trong tổng nguồn kinh phí (Nguồn thu học phí là khoản đónggóp của gia đình sinh viên để cùng với Nhà nước thực hiện công tác giáo dục

Trang 25

23.017 trđ; năm 2006 là 33.083 trđ; năm 2007 là 28.500 trđ Có thực trạngnày là do năm 2006, Học Viện đã mở thêm 1 số lớp hệ dài hạn tập trung vớimức đóng học phí cao do hạ điểm chuẩn thêm 0,5 điểm Mức học phí này là500.000đ/tháng /sinh viên Mức thu này cao hơn hẳn so với mức đóng học phícủa hệ dài hạn tập trung bình thường là 180.000/tháng/sinh viên; số sinh viên

ở các lớp này lại không được hưởng mức học bổng từ kinh phí Nhà nước.Sang năm 2007, Học Viện áp dụng phương pháp đào tạo tín chỉ nên không

mở thêm các lớp như vậy nữa Mặt khác, trước năm 2007 con em thuộc đốitượng con thương binh 21%- 60% chỉ được giảm 50% học phí thì sang năm

2007 được miễm giảm 100% Vì vậy nguồn thu sự nghiệp của Học viện có

xu hướng giảm, vả lại theo đánh giá khách quan, Học viện đã chưa thực sựtìm ra các biện pháp hợp lí để khai thác tối đa các nguồn lực của mình

2.2.1.2 Cách thức để xây dựng dự toán thu

- Các khoản thu về phí, lệ phí:

+ Các khoản thu về học phí: Hàng năm căn cứ vào tỷ lệ tuyển sinh đầuvào của các loại hình đào tạo như: Tập trung dài hạn, văn bằng 2, đào tạo tạichức… đồng thời xem xét tình hình thu học phí của các năm trước liền kềnhư: số sinh viên thuộc đối tượng miễn giảm, số học phí mà sinh viên phảinộp hàng tháng là bao nhiêu, từ đó Học Viện sẽ tiến hành ước tính số đầu vàotăng thêm rồi nhân với 1 tỷ lệ tương ứng nhất định ra số thu dự tính về họcphí của năm lập dự toán và đảm bảo tính học phí theo đúng qui định mà nhànước ban hành: Từ năm 1998 áp dụng đối với hệ dài hạn chính qui là180.000/tháng/sinh viên (trừ các trường hợp miễn giảm) Đối với hệ đào tạotại chức áp dụng mức thu: Lớp học trong giờ hành chính là3.000.000/năm/sinh viên, ngoài giờ hành chính là 3.200.000đ/năm/sinh viên.Đối với hệ hoàn chỉnh kiến thức và văn bằng 2, áp dụng mức thu là3.500.000đ/năm/sinh viên Đối với đào tạo cao học, áp dụng mức thu là2.800.000đ/năm/học viên (đào tạo ở các địa phương khác thì mức thu có thể

Trang 26

cao hơn 50%-80%) Đối với đào tạo NCS, áp dụng mức thu là3.000.000đ/năm/học viên (Học ngoài giờ hành chính thu thêm 10%)

+ Các khoản thu phí dự thi, dự tuyển: Căn cứ vào số sinh viên trực tiếpđăng kí tham gia dự tuyển, áp dụng theo mức thu sau đây để xây dựng dựtoán:

3.Tiền thi lại

4.Tiền thi tốt nghiệp

5.Tiền phúc khảo

-Đối với tuyển sinh

- Đối với môn học

6 Lệ phí cấp bằng

10.00025.00015.000150.000

25.00015.00030.000

10.00025.00015.000150.000

25.00015.00030.000

20.00040.00020.000

50.000

150.000(Thạc sĩ)200.000(Tiến sĩ)

- Các khoản thu từ hoạt động nghiệp vụ:

Trang 27

+ Thu từ hoạt động đào tạo bồi dưỡng và tư vấn: Xem xét kế hoạchhoạt động của năm kế hoạch, mức thu của từng loại hoạt động được áp dụngtheo quyết định 425/QĐ-HVTC hoặc theo hợp đồng đã ký kết để tiến hànhxây dựng dự toán cho khoản thu này.

+ Thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ:

Thu từ hoạt động quảng cáo, thông tin tuyên truyền: Học viện thu25% trên tổng số lợi nhuận mà đơn vị đặt quảng cáo

Thu từ bán tạp chí nghiên cứu TCKT: Căn cứ vào số lượng kì báođịnh phát hành trong năm kế hoạch, Học viện áp dụng mức thu như sau:

Số tiền bán tạp chí = ((số lượng bán x đơn giá) - chiết khấu tối

đa 20% giá bìa) x số kỳ phát hành

Thu từ bán giáo trình: Căn cứ vào số lượng sách mới sẽ xuất bản trongnăm kế hoạch, ước tính nhu cầu sử dụng của sinh viên, giáo viên và các đốitượng khác (nếu có) và tính theo đơn giá như sau:

Số tiền bán giáo trình = số lượng bán x đơn giá- chiết khấu (nếu có)

- Thu sự nghiệp khác:

+ Dịch vụ nhà ăn: Theo mức thầu đã được ký kết trong 5 năm với mứcthu là 22.500.000đ/tháng

+ Dịch vụ ký túc xá: Căn cứ vào chỉ tiêu số người được ở trong kí túc

xá năm kế hoạch, căn cứ số sinh viên thuộc diện chính sách được ở, Học viện

áp dụng mức thu 60.000/sv/tháng (đối tượng chính sách), 80.000/sinhviên/tháng (đối tượng khác)

+ Thu từ dịch vụ bể bơi: được thực hiện theo hình thức giao khoánhàng năm nên tương đối ổn định trong lập dự toán

+ Thu từ các nhà gửi xe: Cũng thực hiện theo hình thức giao khoán, ápdụng mức khoán từ năm 2005 mức thu như sau:

1 Nhà xe A1: 2.200.000đ/tháng

2 Nhà xe A2: 10.000.000đ/tháng

3 Nhà xe B5: 2.034.000đ/tháng

Trang 28

số thực hiện là 31.490 trđ (vượt dự toán đề ra là 106,6%); năm 2007 số xâydựng dự toán là 22.700 trđ, số thực hiện là 25.400 trđ (vượt dự toán đề ra là111,9%) Không chỉ vậy các khoản thu từ hoạt động nghiệp vụ cũng có sựbiến động lớn: Năm 2005 xây dưng dự toán là 3.797 trđ, số thực hiện là 5.433trđ (đã vượt dự toán đề ra là 143%); năm 2006 xây dựng dự toán là 4.935 trđ,thực hiện là 6.306 trđ (đã vượt dự toán đề ra là 127,8%); năm 2007 số xâydưng dự toán là 5.560 trđ, số thực hiện là 6.000 trđ (đã vượt dự toán đề ra là107,9%) Có tình trạng này là do:

Thứ nhất, Về hoạt động thu phí, lệ phí:

Học Viện đã không bao quát hết được số lượng sinh viên đầu vào thực

tế của các loại hình đào tạo: đào tạo chính quy và không chính quy

Học Viện áp dụng tỷ lệ nhân tương ứng cho từng năm chưa thực sự hợplý

Học Viện đã không tính toán hết được số lượng sinh viên thuộc diệnchính sách và không thuộc diện chính sách được đăng kí ở kí túc xá

Trang 29

Đơn vị không nắm bắt kịp thời hoặc có sự thay đổi qui chế trong quátrình thực hiện tại đơn vị mình nên số thực hiện đã vượt dự toán đề ra như:xây dựng dự toán năm 2006 cho mức thu lệ phí kí túc xá là 55.000đ/sinh viên/tháng nhưng trên thực tế lại áp dụng múc thu là 80.000đ/tháng/sinh viên

Thứ hai, về hoạt động nghiệp vụ:

- Thu từ các lớp bồi dưỡng và tư vấn: Không dự kiến được hết nhu cầucủa các cá nhân, đơn vị cần tư vấn hoặc có những nhu cầu phát sinh bấtthường mà đơn vị không thể lường trước được

- Thu bán giáo trình, bán tạp chí: Việc ước tính nhu cầu tiêu dùng giáotrình, các ấn phẩm của sinh viên, giáo viên, các đối tượng khác trong và ngoàiHọc viện gặp khó khăn vì đây là lý do khách quan, xuất phát từ nhu cầu củangười tiêu dùng

- Thu từ quảng cáo: Đây cũng là nguyên nhân khách quan do phát sinh

từ các đối tượng ngoài Học viện

Thứ ba, về thu sự nghiệp khác:

Học viện đã không kiểm kê được các loại tài sản đang chờ thanh lýhoặc cần thiết phải chuyển nhượng do không cần thiết hoặc không đáp ứngđược yêu cầu đề ra

Nhu cầu phát sinh thuê các loại dịch vụ từ các đối tượng bên ngoài nênHọc viện đã không bao quoát hết hoặc do giá thị trường tăng lên đột xuất, kéotheo giá cho thuê, giao khoán các loại dịch vụ tăng: khoán gửi trông, giữ xe;khoán nhà ăn, căngtin…

2.2.1.3 Đánh giá chung về tình hình thu và chấp hành dự toán thu của Học viện trong vài năm vừa qua.

* Những kết quả đạt được:

- Về nguồn thu và cách thức xây dựng dự toán thu:

Nhìn chung trong những năm vừa qua, nguồn kinh phí của Học viện

đã tăng dần qua các năm Đặc biệt nguồn kinh phí ngoài NSNN tăng 1.913 trđ(năm 2005); tăng 3.467 trđ (năm 2006); tăng 3.250 trđ (năm 2007) đã đóng

Trang 30

góp vai trò quan trọng trong việc đảm bảo phần nào đời sống của cán bộ,công chức; giúp tăng cường cơ sở vật chất, góp phần nâng cao chất lượng vàhiệu quả công tác đào tạo nói riêng và công tác quản lí tài chính nói chungcủa Học viện

Trong quá trình quản lí nguồn kinh phí, Học viện đã tuân thủ đầy đủ,nghiêm túc trình tự các bước theo qui định hiện hành của Nhà nước và cácvăn bản có liên quan

Có được kết quả này là do Học viện đã sớm quán triệt tinh thần tự chủtrong tài chính; đã thực sự linh hoạt hơn trong đào tạo, mở rộng các loại hìnhđào tạo như: mở thêm các chuyên ngành mới; tăng chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào

ở một số khoa, ngành trọng điểm; mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, các lớpđào tạo lấy chứng chỉ ngân hàng, lớp văn bằng 2 kế toán Ngoài ra, Học việncòn mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo và NCKH với các trường,các Học viện, viện nghiên cứu của các quốc gia trên thế giới như: Lào,Campuchia, Hoa kì, Pháp, Trung quốc, Nga, Canada, Anh…Học viện chủ trìtriển khai nhiều dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ như: Dự án nâng caonăng lực Ngân sách giới, Canada; Dự án cải cách tài chính công do Ngânhàng thế giới và Vương quốc Anh tài trợ; Dự án hỗ trợ cải cách Ngân sách doĐức tài trợ; Dự án đào tạo giám đốc doanh nghiệp và giảng viên Học viện tàichính do tổ chức Á- Âu (AEM 2) tài trợ….thông qua hoạt động mở rộng quan

hệ hợp tác quốc tế và triển khai tốt các dự án, một mặt tạo điều kiện tốt chođội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên có cơ hội được đào tạo, tham quan, khảosát trong và ngoài nước, góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn, kinhnghiệm quản lí, đồng thời nâng cao vị thế của Học viện Tài chính Mặt khác,thông qua các hoạt động đó, Học viện đã tiếp nhận hàng tỷ đồng, hàng nghìn

ấn phẩm, sách, tài liệu có giá trị phục vụ cho hoạt động đào tạo và NCKH

Đặc biệt Học viện đã biết khắc phục những khó khăn như: Các trungtâm, viện nghiên cứu, trụ sở làm việc, ban ngành chưa được qui hoạch, tập

Trang 31

trung tâm của Thành phố; hệ thống giảng đường chưa đủ so với chỉ tiêu đàotạo hàng năm tăng lên…để đáp ứng được yêu cầu về chất lượng đào tạo trong

xu thế cạnh tranh như hiện nay và tăng nguồn thu sự nghiệp cho Học viện

Cách thức xây dựng dự toán thu của Học viện nhìn chung là phù hợpvới tình hình hoạt động của đơn vị Chủ yếu dự toán được lập trên cơ sở cácchính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước; Số kiểm tra về dựtoán thu do Bộ tài chính giao; Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thựchiện dự toán của các năm trước đó

Trong quá trình lập dự toán, Học viện đã chấp hành đầy đủ nội dung,cách thức và lập theo đúng các biểu mẫu do Nhà nước và các cơ quan cấp trênqui định Đồng thời đã có thuyết minh báo cáo tài chính rõ ràng, minh bạch

Kế hoạch lập đã đảm bảo tính khoa học, chặt chẽ, đúng tiến độ về thờigian và theo yêu cầu của các ngành, các cấp

- Về công tác thực hiện dự toán thu:

Về căn bản số thu thực tế tại Học viện so với dự toán thu đã xây dựngkhông có sự chênh lệch đáng kể Năm 2005, số thu thực tế đã vượt dự toán đề

ra là 105,5%; năm 2006, số thu thực tế đã vượt dự toán đề ra là 107%; năm

2007, số thu thực tế đã vượt dự toán đề ra là 109% Đây cũng là con số đángmừng cho thấy tính hiện thực của dự toán thu là tương đối cao Mặt kháccũng chứng tỏ đơn vị đã biết tổ chức huy động, khai thác tốt các nguồn lực tàichính trong và ngoài đơn vị để đảm bảo cho quá trình phân phối và sử dụngđược thích hợp:

* Những tồn tại:

- Về nguồn thu và cách thức xây dựng dự toán thu:

Tuy nguồn thu có xu hướng ngày càng tăng lên nhưng chưa thực sựtương xứng với qui mô và vị thế của Học viện Vả lại nguồn thu NSNN lạivẫn chiếm tỷ trong lớn trong tổng nguồn kinh phí (trung bình từ năm 2005-

2007 chiếm tỷ trọng khoảng 55%), trong khi đó nguồn thu sự nghiệp lại chưathực sự đủ lớn để đáp ứng được nhu cầu chi tiêu trong Học viện, đặc biệt là

Trang 32

trong bối cảnh tự chủ tài chính ngày càng được đẩy mạnh và mức độ lạm phátcao như hiện nay.

Học viện đã chưa xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể, chi tiết nhằmhuy động tối đa nguồn thu sự nghiệp cho đơn vị mình

Cách thức xây dựng dự toán thu còn mang tính chủ quan của người lập;chưa thực sự đánh giá được các biến động bất thường có thể xảy ra trong nămxây dựng dự toán

Việc xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởngtới việc đưa vào triển khai, áp dụng cũng dẫn đến việc huy động các nguồnthu từ các hoạt động dịch vụ như: thu từ quảng cáo, bán giáo trình, dịch vụnhà ăn, kí túc xá…bị lãng phí.Tháng 3/2008 qui chế chi tiêu nội bộ mới cănbản hoàn thiện và đưa vào triển khai được.Nguyên nhân do số lượng cán bộ,công chức trong Học viện quá lớn (khoảng 800 người) mà qui chế chi tiêu nội

bộ lại phải đảm bảo tính dân chủ, công khai

Hiện nay Học viện Tài chính là đơn vị dự toán cấp 2, có ba đơn vị dựtoán cấp 3 trực thuộc; trong đó chỉ khối đào tạo mới thực sự quán triệt được

cơ chế tự chủ tài chính trên tinh thần của Nghị định 43/2006/NĐ-CP Điềunày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lí tài chính chung trong Họcviện, đặc biệt là ảnh hưởng đến việc huy động và phân phối, sử dụng cácnguồn thu trong các đơn vị này

2.2.2 Dự toán chi

2.2.2.1 Nội dung sử dụng nguồn kinh phí:

Chi thường xuyên:

- Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp cóthẩm quyền giao

- Chi hoạt động thường xuyên phục vụ công tác thu phí, lệ phí

- Chi cho các hoạt động dịch vụ

Cơ cấu chi thường xuyên ở Học viện Tài chính gồm các nhóm mục chi

Trang 33

* Chi thanh toán cho cá nhân: Chi thanh toán cho cá nhân là các khoảnchi đảm bảo hoạt động của bộ máy trong Học Viện, cụ thể là các khoản chinhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, phục vụ đời sống sinh hoạt cho toàn bộ cán

bộ, giáo viên trong trường Đây là nhóm chi quan trọng nhất, quyết định trựctiếp đến chất lượng đào tạo:

Chi thanh toán cho cá nhân gồm các khoản chi sau:

- Tiền lương, tiền công

- Lương tăng thêm

- Phụ cấp trách nhiệm của cán bộ quản lý các cấp

- Chi tăng cường độ Lao động cho cán bộ viên chức quản lý, phục vụ

do mở rộng qui mô đào tạo

- Chi tiền công làm thêm giờ

- Chi cho các ngày lễ tết trong năm

- Chi hỗ trợ tham quan, nghỉ mát cho cán bộ viên chức

- Chi hiếu, hỉ, trợ cấp khó khăn cho cán bộ viên chức

- Chi cán bộ viên chức nghỉ hưu

* Chi nghiệp vụ chuyên môn: Chi nghiệp vụ chuyên môn là các khoảnchi phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy, NCKH của cán bộ, công chứcnhằm nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy …

Chi nghiệp vụ chuyên môn gồm các khoản sau đây:

- Chi hệ đào tạo đại học:

+ Chi tuyển sinh đối với các hệ đào tạo

+ Chi tốt nghiệp các hệ đào tạo

+ Chi tổ chức thi lại, học lại

- Chi đào tạo sau đại học

+ Chi tuyển sinh sau đại học

+ Chi các hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ; hội đồng đánh giá luận ántiến sĩ cấp bộ môn & cấp Nhà nước

- Chi cho hoạt động khoa học

Ngày đăng: 14/08/2015, 16:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w