Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
30,18 KB
Nội dung
MỘTSỐVẤNĐỀVỀXÂYDỰNG DỰ ÁNCHĂNNUÔIBÒTHỊT CHẤT LƯỢNGCAOTẠITHỊXÃPHÚCYÊNTỈNHVĨNHPHÚC I. MỘTSỐ KHÁI NIỆM CHUNG 1. Dựán đầu tư Có thể hiểu rằng dựán đầu tư nói chung, dựán đầu tư phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn nói riêng, là một tổng thể các hoạt động dự kiến với các nguồn lực và chi phí cần thiết, được bố trí theo một trình tự chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định nhằm tạo ra những kết quả cụ thể để thực hiện những mục tiêu kinh tế – xã hội nhất định. Trong Nông nghiệp và kinh tế nông thôn có thể phân biệt hai nhóm dựán theo phạm vi đầu tư là: - Nhóm các dựán đầu tư theo phạm vi ngành, vùng. Mục đích của các dựán này là khai thác các nguồn tài nguyên và điều kiện kinh tế – xã hội của các ngành, các vùng để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. - Nhóm các dựán đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Các dựán đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp và các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế nông thôn nhằm thực hiện mục tiêu và chiến lược sản xuất kinh doanh doanh nghiệp. 2. Khái niệm thẩm định dựán Thẩm định dựán đầu tư là việc kiểm tra, so sánh, đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung của dự án, hoặc so sánh đánh giá các phương án của mộtdựán hay nhiều sự án, để đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả và tính khả thi của dự án. Từ đó có những quyết định về đầu tư và cho phép đầu tư. Thẩm định dựán đầu tư nhằm mục đích - Đánh giá tính hợp lý của dự án: Tính hợp lý được biểu hiện một cách tổng hợp trong nội dung nghiên cứu và cách thức tính toán của dựán (hợp lý trong xác định mục tiêu, trong xác định và nghiên cứu các nội dung của dự án, trong phương pháp tính toán, trong xác định khối lượng công việc cần tiến hành, các chi phí cần thiết và các kết quả đạt được…). - Đánh giá tính hiệu quả của dự án: Hiệu quả được xem xét triên các phương diện vềtài chính và kinh tế xã hội của dự án. Tính hiệu quả được biểu hiện ở các chỉ tiêu được đánh giá của dự án. Trong đó có thể so sánh đánh giá giữa đồng vốn bỏ ra với hiệu quả mang lại của từng dự án, có thể so sánh hiệu quả giữa các phương án của dự án. Nhưng cũng có thể xem xét nó với các vấnđề bên ngoài nhưng có liên quan với dựán (đầu tư cho dựán có hiệu quả hơn so với đầu tư khác hay không ? ). - Đánh giá tính khả thi của dự án: Đây là mục đích hết sức quan trọng trong thẩm định dự án. Mộtdựán hợp lý và hiệu quả cần phải có tính khả thi. Tất nhiên, hợp lý và hiệu quả là hai điều kiện quan trọng đểdựán có tính khả thi. Nhưng tính khả thi còn phải xem xét với nội dung và phạm vi rộng hơn của dựán (xem xét kế hoạch tổ chức thực hiện môi trường pháp lý của dự án…) II. CÁC NỘI DUNG CỦA THẨM ĐỊNH DỰÁN 1. Thẩm định các điều kiện pháp lý Các điều kiện pháp lý để thẩm định và xét duyệt dựán đầu tư khả thi phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm các văn bản và các thủ tục với các yêu cầu thẩm định sau: - Hồ sơ trình duyệt có đủ theo quy định và có hợp lý hay không ? Các loại văn bản trong hồ sơ trình duyệt tùy theo loại dựán đã được quy định ở trên. - Tư cách pháp nhân và năng lực của chủ đầu tư. Bao gồm: + Quyết định thành lập, thành lập lại các doanh nghiệp nông nghiệp, Nhà nước, các hợp tác xã nông nghiệp đã chuyển đổi hoặc giấy phép hoạt động đối với các thành phần kinh tế khác. Trong những trường hợp khác sẽ do Nhà nước quy định. Ví dụ: các dựán theo Quyết định 327/QĐTTg cho phép Ủy ban nhân dân xã là chủ đầu tư nếu ở đó không có doanh nghiệp Nhà nước hoạt động. Ủy ban nhân dân xã phải có quyết định của Ủy ban nhân dân huyện hoặc tỉnh cho phép có tư cách pháp nhân trong quản lý dự án. + Người đai diện chính thức. + Năng lực kinh doanh: Phải có các văn bản thể hiện năng lực vềtài chính (biểu hiện ở năng lực về nguồn vốn tự có, điều kiện thế chấp khi vay vốn…). + Địa chỉ liên hệ, giao dịch. Những năm trước đây, nội dung thẩm định này rất đơn giản vì phải qua rất nhiều bước mới đến bước thành lập Hội đồng và tiến hành thẩm định dự án. Những thành viên Hội đồng phần lớn làm công tác quản lý nên đã biết rất rõ về người đại diện của dự án, về địa phương dựán đầu tư. Hơn nữa các dựán chủ yếu được thực hiện thông qua nguồn vốn của Nhà nước sốdựán còn ít nên dễ quản lý. Tuy nhiên do sơ suất, đôi khi vì những lý do khó xác định việc thẩm định dựán đã bỏ qua các điều kiện pháp lý (phổ biến nhất là bỏ qua việc thẩm định điều kiện về năng lực kinh doanh) nên đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Hiện nay, có rất nhiều đơn vị và cá nhân tham gia đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, sự quản lý đầu tư đã trở nên phức tạp hơn. Vì vậy thẩm định các điều kiện pháp lý là rất cần thiết và phải được thực hiện nghiêm ngặt. Đối với các dựán đầu tư trực tiếp của nước ngoài cần có thêm các văn bản pháp lý sau. + Bản cam kết đã cung cấp thông tin chính xác về những vấnđề liên quan đến doanh nghiệp. + Mộtsốvăn bản về thỏa thuận trong trường hợp liên doanh. + Bản cam kết tuân thủ luật pháp Việt Nam của phía nhà đầu tư nước ngoài. 2. Thẩm định các mục tiêu của dựán Trong đánh giá hiệu quả của dựán có sự so sánh giữa các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả dựán đạt được với mục tiêu của dự án. Nếu mục tiêu của dựán xác định phù hợp, việc đánh giá hiệu quả của dựán sẽ phản ánh đúngchấtlượng của dự án. Nếu mục tiêu của dựán xác định quá cao hoặc quá thấp, sự so sánh giữa các chỉ tiêu hiệu quả với mục tiêu của dựán sẽ cho những kết luận không phù hợp với mục tiêu của dựán sẽ cho những kết luận không phù hợp vềdự án. Vì vậy, cần thiết phải có sự thẩm định mục tiêu của dựán làm cơ sở cho sự đánh giá chấtlượng của dự án. Nội dung thẩm định mục tiêu của dựán gồm: - Mục tiêu của dựán có phù hợp với chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế chung của cả nước hoặc của từng vùng kinh tế hay không? Để thẩm định vấnđề này cần có sự lượng hóa mục tiêu bằng những tiêu thức cụ thể tạo điều kiện cho việc thẩm định chi tiết và đạt được kết quả cao, tránh thẩm định một cách qua loa đại khái. Ví dụ: Khi thẩm định dựán phát triển nông nghiệp, nông thôn chúng ta phải xác định dựán thuộc chương trình nào. Hiện nay, trong nông nghiệp, nông thôn có rất nhiều chương trình: Chương trình phát triển kinh tế trang trại, chương trình trồng 5 triệu ha rừng, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình cho vay giải quyết việc làm (chương trình 120)… Nhiều khi đối tượng dựán thuộc nhiều chương trình, nếu không xác định rõ mục tiêu theo các tiêu thức cụ thể sẽ dẫn đến tình trạng đánh giá dựán thiếu cơ sở và các kết luận đưa ra là không phù hợp. Trên cơ sở mục tiêu của chương trình kế hoạch phát triển tiến hành thẩm định mục tiêu của dự án. Mục tiêu của án và mục tiêu của chương trình, kết cấu phải thống nhất với nhau. Tuy nhiên đối với dự án, ngoài yêu cầu mục tiêu phải phù hợp với mục tiêu của chương trình (gọi là mục tiêu chính) còn có thể có những mục tiêu phụ, nhưng không mâu thuẫn và cản trở mục tiêu chính. - Ngành nghề trong dựán có thuộc nhóm ngành nghề Nhà nước cho phép hoạt động không? Nhìn chung các nhóm ngành trong nông nghiệp đều thuộc nhóm ngành Nhà nước khuyến khích phát triển. Riêng mộtsố ngành, lĩnh vực ngoài nông nghiệp, nhưng đầu tư ở lĩnh vực nông thôn lại cần xem xét. Vì vậy cần thiết phải thẩm định. Nội dung của thẩm định là xem xét chủ đầu tư (chủ thể của dự án) có được phép kinh doanh của ngành đó hay không?. - Mục tiêu của dựán có thuộc nhóm ngành ưu tiên hay không? nếu thuộc nhóm ngành ưu tiên thìdựán sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi và khi xét duyệt sẽ thuận lợi hơn. 3. Thẩm định vềthị trường của dựán đầu tư Các vấn đền liên quan đến thị trường, khi xâydựngdựán các nhà chuyên môn đã sử dụng những công cụ đánh giá, phân tích khoa học, nhưng nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực hết sức phức tạp và có nhiều đặc điểm, đặc thù. Vì vậy trong tính toán, xác định các phương án không tránh khỏi những sai sót. Thẩm định vềthị trường dựán cần tập trung vào xử lý các vấnđề sau: - Kiểm tra tính toán về nhu cầu hiện tại, tương lai, khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án, khả năng chiếm lĩnh thị trường. - Xem xét vùng thị trường của dự án. Bởi vì có những trường hợp dựán không được tự do lựa chọn thị trường để đảm bảo sự cân đối, đặc biệt tránh hiện tượng tranh mua, tranh bán ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Khi cần thiết phải quy vùng thị trường cho dự án. Tất nhiên, trong dựán người soạn thảo đã có giải pháp vềthị trường cho dự án, trong đó, việc xác định điểm tiêu thụ sản phẩm của dựán cũng đã được tính toán và đề cập, nhưng cũng cần phải thẩm định cả tính khoa học và tính khả thi của việc xác định này .v.v… Đối với các dựán đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn khi thẩm định vềthị trường với các nội dung trên cần lưu ý: - Sản phẩm của dựán đầu tư chủ yếu là các sản phẩm, của ngành nông nghiệp. Đây là các sản phẩm ở dạng tươi sống khi chưa qua chế biến có khối lượng lớn, cồng kềnh, là sản phẩm đáp ứng nhu cầu thường xuyên của các tầng lớp dân cư và những nhu cầu của các ngành kinh tế, xã hội. Các sản phẩm này được sản xuất ra lại có tính thời vụ. Do vậy, ngoài việc tính toán tiêu thụ như các sản phẩm hàng hóa khác cần lưu ý xem xét vấnđềvận chuyển, bảo quản và chế biến được đề cập thế nào trong dựánđể đảm bảo cho khâu tiêu thụ sản phẩm của dựán thuận lợi. - Khi thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dựán cần xem xét tới khía cạnh vềsố lượng, chấtlượng và chủng loại sản phẩm trong xu hướng biến động của nhu cầu theo các khía cạnh này đã được xem xét và tính toán như thế nào trong dựán đầu tư của nông nghiệp. Đặc biệt, phải xem xét sự tính toán vềtínhan toàn trong vệ sinh thực phẩm. Lưu ý các sản phẩm nông nghiệp phải là các sản phẩm an toàn. - Trên thực tế khi soạn thảo dự án, để đánh giá nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của dựán cần đánh giá nhu cầu hiện tại, dự báo nhu cầu thị trường tương lai. Đây là công việc hết sức phức tạp và khó khăn. Bởi vì, số liệu của nông nghiệp thường thiếu và không hệ thống, các dự đoán khó đảm bảo độ tin cậy cao. Cần nắm chắc đặc điểm này để tránh hai khuynh hướng. + Tuyệt đối hóa yêu cầu thẩm định dẫn đến khắt khe trong thẩm định. Các dựán khó có sự đánh giá cao nếu theo khuynh hướng này khi thẩm định. + Đơn giản hóa trong thẩm định vềvấnđềthị trường. Vì cho rằng cơ sở của sự tính toán không vững chắc, dẫn đến thẩm định mang tính hình thức. Vai trò của thẩm định dự án, vì thế không được phát huy. 4. Thẩm định về công nghệ và kỹ thuật của dựán đầu tư Nghiên cứu về công nghệ và kỹ thuật của dựán cũng là một trong các nội dung quan trọng của xâydựngdự án. Vì vậy, sự thẩm định về công nghệ và kỹ thuật của dựán cũng là một trong các nội dung quan trọng của thẩm định dựán đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nội dung của thẩm định về công nghệ và kỹ thuật của dựán bao gồm: - Kiểm tra các phép tính toán khi xác định công nghệ và kỹ thuật của dự án. Việc kiểm tra gồm có: + Kiểm tra các công cụ sử dụng trong tính toán, trong đó, đặc biệt lưu ý đến các định mức kinh tế, kỹ thuật. Đối với hệ thống các định mức kinh tế, kỹ thuật cần phải rà soát cho phù hợp với các điều kiện cụ thể của dự án. Lưu ý tới tính phù hợp của từng loại cây trồng và vật nuôi (có thể lấy quy trình sản xuất của từng loại cây trồng vật nuôi làm căn cứ rà soát và tính toán). + Kiểm tra những sai sót trong tính toán như: tính toán không đúng phương pháp, không đúngvề kỹ thuật tính toán, không đầy đủ và không phù hợp đối tượng tính toán… - Kiểm tra tính phù hợp của công nghệ, thiết bị đối với dự án. Đặc biệt, trong điều kiện của Việt Nam về thời tiết khí hậu, các mối liên hệ, các khâu trong quá trình sản xuất, các tính toán khả năng phát triển trong tương lai, tỷ lệ phụ tùng thay thế và điều kiện vận hành, bảo trì… cần phải được đặc biệt chú ý đối với các dựán đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bởi vì, sản xuất nông nghiệp gắn chặt với các điều kiện về tự nhiên; trình độ dân trí, trình độ khoa học kỹ thuật của người lao động còn thấp, trong khi đó cuộc cách mạng khoa học, công nghệ diễn ra hết sức mạnh mẽ. Việc đánh giá khi thẩm định cần tránh tư tưởng tiếp cận nhanh các vấnđề công nghệ hiện đại trong khi các vấnđề khác không đồng bộ dẫn đến không hiệu quả trong đầu tư. Ngược lại, không khai thác những tiến bộ của khoa học và công nghệ dẫn đến không tạo điều kiện cho sản phẩm dựán có tính canh tranh, hiệu quả của đầu tư cũng sẽ thấp. Ví dụ: trong ngành chè, với quan điểm thiết bị chế biến phải hiện đại mới cho sản phẩm với chấtlượng cao. Một doanh nghiệp trong ngành chè đã nhập công nghệ chế biến với các thiết bị chân không để bảo vệ hương vị của chè. Nhưng trong điều kiện hiện tại, do chạy theo lợi nhuận người sản xuất chè búp nguyên liệu sử dụng nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu độc hại nên khi chế biến theo công nghệ này thiết bị một mặt giữ hương vị tự nhiên của chè, mặt khác giữ lại các chất độc hại của thuốc trừ sâu làm cho chấtlượng sản phẩm bị giảm nhiều so với thiết bị chế biến cũ, chè không tiêu thụ được. Bởi vì, sản phẩm trước kia hương vị tự nhiên có ít, nhưng dưlượng hóa chất độc hại cũng ít do chúng được bay hơi khi chế biến. - Thẩm định về việc xác định địa điểm xâydựng lưu ý thẩm định địa điểm xâydựngdựán cả về các văn bản pháp lý đến địa điểm cụ thể. Đặc biệt lưu ý về sự ảnh hưởng của dựán đến môi trường, đánh giá được mức độ ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của dựán đến môi trường xung quanh. - Việc lựa chọn thiết bị và nguyên vật liệu cần chú ý: các loại thiết bị và nguyên vật liệu được sản xuất trong nước càng nhiều càng tốt, tất nhiêu các loại này phải đảm bảo các yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật. - Việc thẩm định kỹ thuật, công nghệ cần có ý kiến của chuyên gia chuyên ngành kỹ thuật. Nếu có sự chuyển giao công nghệ phải đối chiếu với các quy định của luật pháp về chuyển giao công nghệ. 5. Thẩm định vềtài chính của dựán đầu tư Đây là phần thẩm định hết sức quan trọng, vì vấnđềtài chính của dựán liên quan trực tiếp đến mục tiêu của các nhà đầu tư, đặc biệt là với các hoạt động đầu tư kinh doanh. Thẩm định vềtài chính dựán đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm các nội dung sau: - Kiểm tra các phép tính toán. Khi kiểm tra các phép tính toán cần lưu ý tới các công cụ sử dụng trong tính toán như: các định mức, giá cả nguyên liệu, thiết bị và sản phẩm. Kiểm tra các sai sót trong kỹ thuật tính toán. - Kiểm tra tổng vốn, đầu tư, cơ cấu các loại vốn. Khi kiểm tra tổng vốn đầu tư cần lưu ý: trong nhiều dựán phát triển mục đích người lập dựán là nhận được nguồn vốn tài trợ. Vì vậy, khi tính toán nhu cầu vốn các khoản mục trong danh mục Nhà nước tài trợ thường được tính rất đầy đủ, thậm chí có khi còn trội lên. Trong khi đó, các khoản mục thuộc nguồn vốn tự có hoặc vốn đi vay thường không được tính toán hết. Tình trạng trên đã dẫn đến không tính hết nhu cầu vốn và tính không chính xác. Do vậy, việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả vềtài chính của dựán thường có những sai lệch. Việc triển khai dựán sẽ gặp khó khăn. Ví dụ: theo quy định, những khoản mục sau được nhận vốn tài trợ từ ngân sách Nhà nước theo quyết định 773/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/ 12/ 1994. + Trồng rừng phòng hộ bảo vệ cây trồng. + Xâydựng vườn ươm cây giống. + Xâydựng kết cấu hạ tầng: giao thông nội vùng, thủy lợi, hệ thống điện, kênh mương… Các khoản được vay lãi suất ưu đãi: + Vay khai hoang xâydựng đồng ruộng. + Vay mua giống cây ăn quả, giống trâu bò… Các khoản mục thuộc nguồn vốn tự có: + Các chi phí vật chất: Phân đạm, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, gia cầm… + Các chi phí về lao động: tiền công, tiền thưởng… Tính toán các nguồn vốn khi tính toán trên, chứ không chỉ chú trọng vào nguồn vốn Nhà nước cấp. Vì vậy, khi thẩm định phải xem xét kiểm tra từng loại đã được tính đúng, tínhđủ chưa, trong đó cần chú ý đặc biệt đến nguồn vốn tự có. Bởi vì, trong nông nghiệp, nông thôn hiện nay đời sống của nông dân còn nhiều khó khăn, vốn tích lũy bằng tiền rất ít. Nếu không tính toán và kiểm tra kỹ, khi thực hiện dựán sẽ sử dụng không đúng mục đích các nguồn vốn đầu tư. Hiệu quả thực tế của dựán sẽ không tương ứng với hiệu quả tính toán. - Thẩm tra độ an toàn về mặt tài chính: Đó là việc thẩm định mức độ chủ động vềtài chính của dựán khi có những bất thường trong thực hiện dự án. Độ an toàn vềtài chính được xem xét qua hệ thống chỉ tiêu đã trình bày ở chương trình phân tích tài chính dự án. Khi thẩm định về độ an toàn tài chính của dự án, một mặt, thẩm định lại kết quả tính toán (nếu sử dụng kết quả trong dự án), tính toán chỉ tiêu (nếu người thẩm định tự tính toán); mặt khác, căn cứ vào các chỉ tiêu để đưa ra kết luận về độ an toàn tài chính của dự án. Việc đưa ra các kết luận dựa vào các tiêu chuẩn sau: + Tỷ lệ vốn riêng/vốn đầu tư. Phần vốn riêng được tính bởi các nguồn: Vốn tự có, vốn liên doanh và vốn cổ phẩn. Khi tỷ lệ vốn riêng/ vốn đầu tư có giá trị lớn hơn 0,5 độ an toàn vềtài chính của dựán được đảm bảo. Dựán có thể chủ động được tài chính trong hoạt động. + Tỷ lệ lưu hoạt vốn cần đạt từ 1,5 đến 2,0 (giá trị tài sản lưu động/các khoản nợ ngắn hạn đến kỳ thanh toán) tức là, nếu tỷ lệ lưu hoạt từ 1,5 đến 2,0 thì khả năng thanh toán đối với các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn được đảm bảo. + Khả năng trả nợ dài hạn. Chỉ tiêu này đánh giá bằng khả năng tích lũy bằng tiền so với nghĩa vụ phải hoàn trả nợ vay dài hạn trả ở các năm. Khả năng này ≥ 1 là đảm bảo an toàn. Khi xâydựngdự án, căn cứ vào khối luợng các công việc thực hiện đầu tư, người soạn thảo dựántính toán tổng nhu cầu về vốn theo suốt chu kỳ và theo từng thời điểm của dựán (thường là từng năm). Trên cơ sở đó, người soạn thảo xâydựng kế hoạch vay vốn và hoàn trả vốn. Để kiểm tra các chỉ tiêu trên, người thẩm định phải dựa vào hệ thống tính toán của dựán làm căn cứ thẩm định. - Kiểm tra và so sánh các chỉ tiêu hiệu quả. Phương pháp xâydựng các chỉ tiêu hiệu quả đã đề cập ở chương phân tích tài chính dự án. Trong bản dựán khi tính toán hiệu quả kinh tế dự án, người soạn thảo đưa ra một hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả về mặt tài chính của dự án. Tùy theo từng loại dự án, tùy theo những điều kiện cụ thể khác nhau mà hệ thống chỉ tiêu và phương pháp tính toán sẽ được vậndụng mức độ khác [...]... tính toán IRR để đánh giá tính chính xác của chỉ tiêu IRR của dựán Tiếp theo là so sánh chỉ tiêu IRR tính toán đúng của dựán với yêu cầu về chỉ tiêu IRR đối với các dựán thuộc lĩnh vực đầu tư của dựán đang thẩm định (nếu có) Trong trường hợp có yêu cầu cụ thể về chỉ tiêu IRR, dựán chỉ được chấp thuận khi đáp ứng được yêu cầu quy định Trường hợp không có yêu cầu cụ thể về chỉ tiêu IRR, dựán chỉ... triển dự ánbòthịt của ngành nông nghiệp trên địa bàn thịxã sẽ trở thành văn bản pháp lý để triển khai thực hiện Nội dung thẩm định dựán gồm: cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, mức độ tin cậy của công nghệ Để lập dựán sự phù hợp của qui hoạch với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, tính thống nhất quy hoạch giứa các xã phường có ảnh hưởng đến phát triển dự ánbòthịt * Tính khả thi của các phương án. .. thực hiện dựán Thẩm định kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện dựán được thực hiện với việc xem xét, đánh giá những vấnđề sau: - Tổ chức bộ máy điều hành dựán - Kế hoạch cung cấp các điều kiện thực hiện dự án: đất đai, sức lao động, vốn… - Kế hoạch và các biện pháp thực hiện dựán - Kế hoạch về tiến độ thực hiện dựán IV PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH Phương pháp thẩm định là cách thức thẩm định dựán nhằm... đánh giá khía cạnh kinh tế – xã hội của dựán nhằm xác định - Dựán có sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên của đất nước không? Đã mang lại những lợi ích kinh tế gì cho đất nước ? - Dựán có tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, tập quán và phương thức canh tác lạc hậu hay không ? - Mục tiêu dựán có phù hợp với mục tiêu của xã hội không ? Khi đánh giá cần dựa vào việc kiểm tra đánh... cầu đặt ra đối với công tác thẩm định dựán Việc thực hiện thẩm định dựán có thể theo những cách thức khác nhau: Tính toán các chỉ tiêu độc lập sau đó so sánh với các chỉ tiêu của dự án, hoặc từng bước rà soát mọi tính toán của người soạn thảo dựán đã tính toán trong dựán Có thể với những tri thức khoa học người thẩm định sẽ tìm ra những bất hợp lý của dựán Nhưng nếu không tuân theo những cách... tiêu trong trường hợp có dựán và khi chưa có dựán + So sánh các chỉ tiêu của dựán với các chỉ tiêu của các dựán tương tự đã được phê duyệt hay thực hiện + Các định mức, hạn mức, chuẩn mực được sử dụng trong lập dựán với các định mức, hạn mức, chuẩn mực đang được áp dụngtại Việt Nam hoặc trong vùng dựán Trường hợp trong nước không có chỉ tiêu để đối chiếu (chưa có dựán tương tự, không có định... giá) Về nguyên tắc dựán được chấp nhận khi P ≥ 0 và P càng lớn càng tốt Chú ý: trên đây là mộtsố tiêu chuẩn chủ yếu trong thẩm định dựán đầu tư Khi thẩm định dự án, người thẩm định không xem xét chúng một cách biệt lập mà phải có sự phối hợp các tiêu chuẩn với nhau Trong đó tiêu chuẩn chủ yếu và quan trọng nhất là tiêu chuẩn về chỉ tiêu IRR và NPV 6 Thẩm định về kinh tế – xã hội Đối với các dự án. .. khái quát về sự án Phát hiện ra các vấnđề cần đi sâu thẩm định Vì vậy, thẩm định tổng quát thường được sử dụng kết hợp với phương pháp khác trong thẩm định dựán đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn Thẩm định tổng quát thường dựa trên cơ sở các tính toán của người soạn thảo dựánđể đánh giá dựán b Thẩm định chi tiết Thẩm định chi tiết là cách thức thẩm định đi sâu vào từng nội dung của dựán Trong... đểtính toán Các công cụ và phương pháp tính toán được biểu hiện ở các con số trong các phương án, các chỉ tiêu tính toán Cần phải thẩm định công cụ và phương pháp tính toán và có kết luận trước khi thẩm định ở nội dung sau 3 Khối lượng công việc, chi phí và sản phẩm của dựán Sau khi thẩm định công cụ và phương pháp tính toán việc thẩm định khối lượng công việc, chi phí và sản phẩm của dựán được tiến... tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô tầm quan trọng của nó Tuy nhiên, thẩm định tổng quát ít phát hiện được các vấnđề bác bỏ Bởi vì, trừ trường hợp những người soạn thảo dựán trình độ quá yếu không nắm được những mối liên hệ cơ bản giữa các nội dung của dựán mới đểxảy ra các sai sót Đa số các dựán sau khi thẩm định chi tiết những vấnđề sai sót mới được phát hiện Thẩm định . MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG DỰ ÁN CHĂN NUÔI BÒ THỊT CHẤT LƯỢNG CAO TẠI THỊ XÃ PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG 1. Dự án đầu tư. của dự án Trong đánh giá hiệu quả của dự án có sự so sánh giữa các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả dự án đạt được với mục tiêu của dự án. Nếu mục tiêu của dự án