Nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh về tầm quan trọng cuả việc phát triển KNGT; tăng cường sự phối hợp giữa các hoạt động giáo dục để phát triển kỹ năng giao t
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN VĂN GIỎI
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thái Nguyên – Năm 2011
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Nguyễn Văn Giỏi
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Giáo dục học
Mã số: 60.14.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Hướng dẫn khoa học: TS Nông Khánh Bằng
Thái Nguyên – Năm 2011
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu khoa học là một chặng đường đầy khó khăn và thử thách Sau hơn một năm làm luận văn, tôi đã trải nghiệm được rất nhiều điều, rút ra được những bài học bổ ích cho cuộc sống
Công trình được hoàn thành bên cạnh sự cố gắng của cá nhân là sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, của đồng nghiệp, của bạn bè và những người thân
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS Nông Khánh Bằng – người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này Kính chúc thầy và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, Ban chủ nhiệm khoa Tâm lý – Giáo dục, các cán bộ khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã dạy dỗ, chỉ bảo tôi trong suốt hai năm học vừa qua
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, các em học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiến hành điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn
Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn chân thành của mình tới bạn bè đồng nghiệp, tới những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành khóa học và thực hiện luận văn này
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2011
Tác giả
Nguyễn Văn Giỏi
Trang 4MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU……… ……… 1
1 Lý do chọn đề tài……… 1
2 Mục đích nghiên cứu……… ………… 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu………2
3.1 Khách thể nghiên cứu……… ……… …2
3.2 Đối tượng nghiên cứu……… ……… …3
4 Giả thuyết khoa học……… ……… ….3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu ……… ……… 3
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu ………… ……… ………… 3
7 Phương pháp nghiên cứu……… ……… ……….…4
8 Đóng góp mới của luận văn 5
9 Cấu trúc luận văn 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH PTDT NỘI TRÚ 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 6
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 8
1.2 Những khái niệm công cụ 9
1.2.1 Giao tiếp 9
1.2.1.1 Khái niệm giao tiếp 9
1.2.1.2 Chức năng của giao tiếp 13
1.2.1.3 Vai trò của giao tiếp trong sự hình thành và phát triển nhân cách 14
1.2.2 Kỹ năng giao tiếp 15
1.2.2.1 Khái niệm kỹ năng 15
1.2.2.2 Khái niệm kỹ năng giao tiếp 16
Trang 51.2.2.3 Phân loại kỹ năng giao tiếp 18 1.2.3 Phát triển kỹ năng giao tiếp 19 1.2.4 Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT
Nội trú 20
1.3 Một số vấn đề về phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT
Nội trú hiện nay 21
1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh PTDT Nội trú ( bậc THPT ) 21 1.3.2 Vai trò của giao tiếp và kỹ năng giao tiếp trong sự phát triển
nhân cách của học sinh PTDT Nội trú 23 1.3.3 Các nhiệm vụ phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT
Nội trú 24 1.3.4 Con đường và phương pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho
học sinh PTDT Nội trú 25
1.4 Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội Trú thông qua các môn học ưu thế và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 26
1.4.1 Các môn học ưu thế 26 1.4.2 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong chương trình giáo
dục bậc THPT 27 1.4.3 Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm phát triển
kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú 29 1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển
kỹ năng giao tiếp của học sinh PTDT Nội Trú 30
1.5 Tiểu kết chương 1 33
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH HÀ GIANG
2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 34
2.1.1 Khái quát về trường PTDT Nội trú và học sinh trường PTDT
Trang 6sinh PTDT Nội trú 40 2.2.4 Nhận thức của giáo viên về mục đích tổ chức phát triển KNGT cho học sinh 43 2.2.5 Nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hình thành và phát triển
kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú 44
2.3 Thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang 47
2.3.1 Thực trạng kỹ năng giao tiếp của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang 47 2.3.2 Đối tượng giao tiếp và nội dung giao tiếp của học sinh trường
PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang 53 2.3.3 Thực trạng các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục được sử dụng để hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh 60 2.3.4 Một số chân dung giao tiếp của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh
Hà Giang 70 2.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển kỹ năng
giao tiếp của học sinh PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang 73
Trang 72.4 Một số đánh giá về khảo sát thực trạng 79
2.5 Tiểu kết chương 2 80
Chương 3 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH HÀ GIANG 3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 82
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 82
3.1.2 Nguyên tắc phù hợp với đối tượng giáo dục 82
3.1.3 Nguyên tắc cung cấp thông tin cơ bản 83
3.1.4 Nguyên tắc khuyến khích động viên, cổ vũ người học và hướng họ tới một tương lai tươi sáng hơn 83
3.1.5 Nguyên tắc phát huy óc phê phán và khả năng lựa chọn phương án phù hợp của người học 84
3.1.6 Nguyên tắc phối hợp các lực lượng giáo dục 84
3.1.7 Nguyên tắc giáo dục đồng đẳng 84
3.1.8 Nguyên tắc thực hiện giáo dục kiên trì, củng cố thường xuyên và lâu dài 84
3.2 Một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang 85
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh về tầm quan trọng cuả việc phát triển KNGT; tăng cường sự phối hợp giữa các hoạt động giáo dục để phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú 85
3.2.2 Phát triển năng lực tổ chức hoạt động cho giáo viên và các chủ thể tham gia giáo dục, nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các môn học ưu thế và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 87 3.2.3 Nâng cao tính tích cực, tự giác cho học sinh trong các hoạt động, trau dồi vốn ngôn ngữ cho học sinh thông qua quá trình học tập cũng như
Trang 8các hình thức giao tiếp 90
3.2.4 Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; thiết kế các chủ đề phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh phù hợp với các loại hình hoạt động giáo dục của nhà trường 92
3.2.5 Xây dựng hệ thống các bài tập thực hành và tổ chức cho học sinh luyện tập một cách có hiệu quả 97
3.2.6 Mối quan hệ giữa các biện pháp 100
3.3 Khảo nghiệm các biện pháp sư phạm được đề xuất ……… 102
3.5 Tiểu kết chương 3 103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 105
1 Kết luận chung 105
2 Khuyến nghị 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
2 GD – ĐT Giáo dục và Đào tạo
4 HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 2.1
Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của các KNGT đối với học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chúng ta đã biết, đầu thế kỷ XXI, nền giáo dục của nhân loại có những bước tiến lớn với nhiều thành tựu về mọi mặt Hầu hết các quốc gia đều nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải đầu tư cho giáo dục Đầu tư cho giáo dục được coi là đầu tư có lãi nhất cho tương lai của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng, mỗi gia đình, dòng tộc và mỗi cá nhân Muốn hoạch định được chính sách đầu tư sâu rộng có hiệu quả cho giáo dục phải có tầm nhìn xa trông rộng Vấn đề chiến lược con người, xây dựng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh phải là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu
Ở mọi thời đại, trong mọi xã hội, giao tiếp, ứng xử giữa con người với con người diễn ra liên tục, trên mọi lĩnh vực của đời sống từ sinh hoạt đời thường đến công việc Giao tiếp vừa biểu hiện văn hóa của mỗi con người, vừa biểu hiện mức độ văn minh của xã hội Chính vì vậy, giao tiếp, ứng xử là một mặt cơ bản của công tác giáo dục và đào tạo Cùng với sự phát triển của
xã hội, của nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường, việc lĩnh hội và phát triển kỹ năng giao tiếp trở thành đòi hỏi cấp thiết của nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực, là điều kiện để con người, đặc biệt là giới trẻ thành đạt trong cuộc sống
Thực tế thời gian qua, việc tổ chức giáo dục, phát triển kỹ năng giao tiếp (KNGT) cho học sinh bậc THPT vẫn còn nhiều bất cập, nhất là đối tượng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú Các trường học, các cơ sở giáo dục đa phần đều chưa chú trọng đến việc phát triển KNGT cho học sinh, các
kỹ năng này chủ yếu được hình thành tự phát thông qua việc tự rèn luyện của học sinh và qua những hoạt động ngoài giờ lên lớp
Trang 12Tỉnh Hà Giang là một tỉnh miền núi, địa đầu của tổ quốc, nền kinh tế còn nghèo, đời sống nhân dân lạc hậu Trong dân cư còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, tỉ lệ mù chữ, tái mù cao so với cả nước Nhiều địa phương, làng bản còn xu hướng sống co cụm ít giao lưu, trao đổi văn hóa, kinh tế giữa các vùng miền, còn tự canh, tự cung, tự cấp Điều đó dẫn tới tình trạng người dân, kể cả các em học sinh ở vùng cao, vùng sâu ngại giao tiếp hoặc không biết cách giao tiếp Nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số, con cái vẫn xưng hô với cha
mẹ, ông bà là “ tao, mày”, “ cái mày, cái tao”, hoặc dùng từ “nó” để chỉ những người lớn tuổi….v.v
Trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang là nơi giáo dục, đào tạo những học sinh người dân tộc thiểu số của tỉnh Đây là lực lượng kế cận đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội ở miền núi sau này Đối với những học sinh người dân tộc thiểu số, chúng tôi nhận thấy, do sự khác biệt bởi nhiều yếu tố như: tính cách dân tộc, văn hóa, lối sống, trình độ nhận thức… nên KNGT của các em còn bộc lộ những hạn chế nhất định Do đó, việc nghiên cứu về KNGT là một việc làm cần thiết góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy ở bậc THPT hiện nay
Từ những phân tích trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài:“Phát triển
kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang”.
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang; từ đó đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh THPT
Trang 133.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang
4 Giả thuyết khoa học
Việc phát triển và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang chưa hệ thống và còn một số hạn chế nhất định Nếu xây dựng được các biện pháp và hình thức tổ chức phát triển kỹ năng giao tiếp phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh THPT, phù hợp với điều kiện địa phương, điều kiện nhà trường, phát huy được ưu thế của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú
5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang
5.3 Đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trang 14giao tiếp; 8.Kỹ năng thuyết phục đối tượng giao tiếp; 9.Kỹ năng tự chủ, điều chỉnh quá trình giao tiếp; 10.Sự nhạy cảm trong giao tiếp
- Xây dựng các biện pháp phát triển một số kỹ năng giao tiếp cơ bản cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang
6.2 Về địa bàn và khách thể khảo sát
Quá trình nghiên cứu được thực hiện tại trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang Khách thể khảo sát gồm: 209 học sinh và 40 cán bộ giáo viên của nhà trường
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu
Vận dụng quan điểm giáo dục học Macxít, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp trong sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh bậc THPT trên quan điểm hệ thống, quan điểm phát triển, quan điểm tâm lý học hoạt động, quan điểm thực tiễn
7.2 Phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, gồm: Phương pháp tổng hợp,
hệ thống hoá, phân tích tài liệu, phương pháp lịch sử
7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, gồm: Phương pháp điều tra bằng ankét, phương pháp quan sát, phương pháp trò chuyện, phương pháp chuyên gia, phương pháp khảo nghiệm sư phạm, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm, phương pháp phân tích chân dung tâm lý
7.2.3 Các phương pháp khác: phương pháp thống kê; một số phần mềm tin học chuyên dùng cho công tác nghiên cứu khoa học để xử lý số liệu thực tiễn làm
Trang 15cơ sở cho những phân tích và bình luận, đánh giá; phương pháp kiểm định giả thuyết
8 Đóng góp mới của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa lý luận về phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú
- Kết quả nghiên cứu đạt được có thể vận dụng vào thực tiễn phát triển
kỹ năng giao tiếp cho học sinh các trường PTDT Nội trú
9 Cấu trúc luận văn
Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh PTDT
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
GIAO TIẾP CHO HỌC SINH PTDT NỘI TRÚ
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Mục tiêu của giáo dục xét đến cùng là nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh, nhân cách người được giáo dục Sự phát triển toàn diện nhân cách bao gồm phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, năng lực thực tiễn v.v Học sinh vừa là khách thể vừa là chủ thể của quá trình giáo dục, việc giáo dục không chỉ diễn ra trên lớp, trong trường học mà còn được thực hiện ngoài trường học theo phương thức kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội thông qua nhiều hình thức học tập, lao động, ngoại khóa….v.v
Trong lịch sử, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về giao tiếp, vai trò của giao tiếp đối với sự hình thành, phát triển nhân cách con người nói chung
và nhân cách học sinh nói riêng Trên cơ sở đó các nhà giáo dục đề xuất những biện pháp thiết thực giúp người học hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp làm công cụ để học tập, chiếm lĩnh tri thức, chiếm lĩnh kinh nghiệm
xã hội – lịch sử nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách
Đầu thế kỷ XX, dựa trên tư tưởng triết học Macxít, các nhà Tâm lý học nổi tiếng của Liên Xô (cũ) như L.X.Vưgôtxki, X.L.Rubinxtêin, A.N.Lêônchiev…, đã đề cập đến vấn đề giao tiếp của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau Tác giả A.V.Muđơrikơ trong tác phẩm “Giao tiếp như là một nhân
tố giáo dục học sinh” đã đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của giao tiếp đối với sự hình thành nhân cách học sinh, đồng thời xác định những đặc điểm tâm lý trong giao tiếp của các em Tác giả E.V.Sukanôva với công trình “Những trở
Trang 17ngại tâm lý giao tiếp giữa các cá nhân” đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm
về giao tiếp của học sinh phổ thông lứa tuổi 15-17 trong các mối quan hệ ở trường phổ thông nhằm xác định mức độ phát triển văn hóa giao tiếp thực tiễn
và xác định các hình thức biểu hiện của nó E.P.Ilinnơ, trong tác phẩm “Các nguyên nhân giao tiếp” đã đề cập đến đặc điểm lứa tuổi trong động cơ giao tiếp của trẻ em, tác giả coi tính rụt rè như một nguyên nhân tiêu cực đối với giao tiếp của trẻ, đặc biệt là đối với lứa tuổi thanh, thiếu niên
Khi nghiên cứu giao tiếp, các nhà khoa học đã đề cập đến kỹ năng giao tiếp trong chính nội hàm khái niệm giao tiếp, cụ thể như N.D Lêvitov: “Nghệ thuật đứng ở vị trí người khác” (1971) ông đã quan tâm đến khả năng đặt mình vào vị trí của người khác N.D Lêvitov đề cập đến năng lực truyền đạt tri thức bằng cách rõ ràng và hấp dẫn [28] S Ostrander đã đưa ra những cách
xử sự khéo léo ở những tình huống giao tiếp khác nhau [35] T.V Trakhôp đề cập đến kỹ năng tìm được cách đối xử đúng đắn, kỹ năng thiết lập mối quan
hệ hợp lý trong tiếp xúc V.P Dakharov đã nghiên cứu 4 nhóm kỹ năng giao tiếp ở sinh viên Sư phạm và khái quát những đặc trưng cơ bản tương ứng cho mỗi nhóm kỹ năng đó V.A Cancalic quan tâm đến hệ thống các biện pháp và
kỹ năng tác động qua lại tâm lý - xã hội một cách có tổ chức giữa giáo viên và học sinh [9]
Các công trình nghiên cứu đã đi sâu về vai trò của giao tiếp, KNGT trong sự phát triển nhân cách học sinh, các hình thức giao tiếp của học sinh, vấn đề tổ chức giao tiếp và phát triển KNGT của học sinh trong tập thể nhằm nâng cao tính hiệu quả của hệ thống giáo dục Mục tiêu quan trọng của phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các hoạt động là giúp học sinh vượt lên chính mình, có kỹ năng sống hòa nhập, hoàn thiện nhân cách để làm chủ bản thân, làm chủ xã hội
Trang 181.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, vấn đề giao tiếp và phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh đã được một số nhà nghiên cứu và nhà giáo dục quan tâm Những năm gần đây, một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến vai trò của giao tiếp trong giáo dục ở nhà trường phổ thông
- Tác giả Đặng Xuân Hoài và các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học giáo dục (1983) nghiên cứu “Sự hình thành động cơ xã hội của học sinh cấp
2, 3” đã khẳng định: “Giao lưu là điều kiện tất yếu tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau, sự ăn ý, sự thông cảm, sự phối hợp hành động, sự phân công trách nhiệm”
- Tác giả Đỗ Thị Hạnh Phúc nghiên cứu “Nhu cầu kết bạn của thiếu niên” đã chỉ ra rằng, nhu cầu giao tiếp với bạn cùng tuổi ở thiếu niên phát triển mạnh, là cơ sở để hình thành và phát triển quan hệ bạn bè trong và ngoài nhà trường
- Tác giả Phùng Thị Hằng, trong luận án tiến sĩ: “Một số đặc điểm giao tiếp của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng” đã chỉ ra rằng, giao tiếp của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng tiếng mẹ đẻ là phương tiện giao tiếp thường ngày của các em, nó có ảnh hưởng đến quá trình sử dụng tiếng Việt của học sinh trong các tình huống giao tiếp Để hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp cho học sinh THPT người dân tộc thiểu số thì một trong các hình thức, biện pháp rất hiệu quả là tổ chức các hoạt động học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp đa dạng, linh hoạt, sinh động phù hợp với điều kiện nhà trường, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi
- Ngoài nghiên cứu về giao tiếp nói chung nhiều tác giả cũng đã đi sâu nghiên cứu về các kỹ năng giao tiếp: G.S Trần Trọng Thuỷ trong công trình nghiên cứu về giao tiếp đã đưa ra các kỹ năng giao tiếp sau: Biết cách ứng xử
tế nhị; biết im lặng đúng lúc; biết tự kiềm chế; biết lắng nghe v.v [40] TS
Trang 19Nguyễn Thanh Bình đã đề cập đến hai trong ba trở ngại thường gặp ở sinh viên khi giao tiếp thuộc về kỹ năng giao tiếp: “Lúng túng khi điều khiển giao tiếp với học sinh” và “Chưa làm chủ trạng thái tâm lý của bản thân”, trên cơ
sở đó tác giả đã xây dựng chương trình tác động sư phạm nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng “Tự chủ cảm xúc hành vi” và kỹ năng “Chủ động điều khiển quá trình giao tiếp” [6] TS Lê Thị Bừng đã đề cập đến cách ứng
xử khéo léo khi tiếp xúc, ứng xử học đường, ứng xử trong quan hệ bạn bè, ứng xử nơi làm vệc v.v.[8] TS Nguyễn Liên Châu đã nghiên cứu một số kỹ năng giao tiếp của Hiệu trưởng các trường Tiểu học như: kỹ năng lập kế hoạch; kỹ năng định vị; kỹ năng nói; kỹ năng lắng nghe; kỹ năng phối hợp; kỹ năng bình tĩnh tự chủ đối với các yêu cầu tâm lý giao tiếp trong quản lý [10] Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp của các học viên cao học và sinh viên trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Như vậy, hầu như rất ít công trình nghiên cứu về phát triển KNGT cho đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số ở các trường PTDT Nội trú Từ những phân tích trên chúng tôi nhận thấy, cần phải tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu vấn
đề giáo dục, phát triển KNGT cho học sinh các trường PTDT Nội trú để có những biện pháp giúp các em học sinh hình thành và phát triển KNGT Bởi KNGT có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển và giáo dục toàn diện nguồn nhân lực, là điều kiện thành đạt cho mỗi cá nhân trong xã hội hiện đại
1.2 Những khái niệm công cụ
1.2.1 Giao tiếp
1.2.1.1 Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là một hiện tượng tâm lý phức tạp, có nhiều mặt, nhiều cấp
độ, nó được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau: Nghiên cứu trên quan
Trang 20điểm của lý thuyết hệ thống, của điều khiển học, tâm lý học xã hội, tâm lý học nhân cách, tâm lý học kinh doanh, ngôn ngữ học, v.v Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều định nghĩa, nhiều quan niệm khác nhau về giao tiếp và có thể khái quát thành ba xu hướng sau đây:
* Xu hướng thu hẹp nội hàm giao tiếp
Đại diện cho xu hướng này là nhà tâm lý học người Mỹ E.E Acguyt, nhà tâm lý học K.K Platônốp, A Kôlôminxki, M.Again (Anh), X.L Rubinstein, A.G Côvalov, L.X Vưgôtxki…v.v
Ở xu hướng này, các tác giả quan niệm giao tiếp như là một quá trình thông tin, chỉ đề cập đến mặt nào đó của nội hàm giao tiếp Họ cho rằng muốn đạt kết quả cao trong giao tiếp thì chủ yếu phải tổ chức quá trình giao tiếp sao cho bên phát, bên thu thông tin không bị thất lạc, phải cùng ngôn ngữ, cùng nền văn hoá…., thì mới có thể hiểu đúng thông điệp mà họ muốn truyền cho nhau Có thể nói hướng nghiên cứu này chỉ dừng ở việc mô tả bề ngoài của quá trình giao tiếp, chưa làm rõ bản chất của quá trình này
* Xu hướng mở rộng nội hàm khái niệm giao tiếp
Ngược với xu hướng thứ nhất các tác giả của xu hướng này lại quá mở rộng khái niệm giao tiếp Thậm chí có tác giả coi giao tiếp có chung cả ở người và động vật Đại diện cho xu hướng này là các tác giả: B.V Xôcôliôv, L.V Bueva, J.Bermont, M.Bevtrant, R.Chakin và các tác giả tập tính học động vật Họ đã đồng nhất giao tiếp với giao lưu chung cho cả người và động vật Như vậy, xu hướng này chưa phản ánh đầy đủ bản chất của khái niệm giao tiếp, nó làm mất đi bản chất xã hội của con người trong giao tiếp Mở rộng khái niệm này sẽ không thấy được sự khác biệt về chất trong giao tiếp giữa con người với sự thông báo của động vật
Trang 21* Xu hướng xem giao tiếp không chỉ là quá trình trao đổi thông tin
mà còn xem giao tiếp là quá trình hiện thực hoá các mối quan hệ người
người-Xu hướng này chú ý đến chức năng của giao tiếp, coi giao tiếp là một phạm trù độc lập trong tâm lý học Đại diện cho xu hướng này là các tác giả: B.Ph Lômôv, B.A Parưghin, Bôgalin, G.M Andreeva v.v Chẳng hạn nhà tâm lý học A.A Bôdaliov coi trọng chức năng hiểu biết lẫn nhau của giao tiếp trong hoạt động của con người Ia.I.Kôlôminxki coi : Giao tiếp là sự tác động qua lại có đối tượng giữa con người với con người, trong đó quan hệ liên nhân cách được hiện thực, bộc lộ và hình thành A.N.Lêônchiev khẳng định: Giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ đảm bảo sự tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động tập thể thực hiện các quan hệ xã hội tâm lý và sử dụng phương tiện đặc thù mà trước mắt là ngôn ngữ B.PH Lomov cho rằng: “Giao tiếp là phạm trù độc lập trong tâm lý học bên cạnh phạm trù hoạt động Hoạt động và giao tiếp được xem như là hai mặt tương đối độc lập của quá trình thống nhất trong cuộc sống con người[32]
Như vậy, ở xu hướng này phản ánh chính xác và đầy đủ hơn mối tác động qua lại giữa con người với con người trong xã hội Các tác giả đã nêu lên được nội hàm của khái niệm giao tiếp, đó là:
- Giao tiếp là hoạt động chỉ có ở con người, nhằm làm thiết lập các mối quan hệ giữa con người với con ngưòi trong xã hội Nhờ có giao tiếp mà các mối quan hệ của con người mới được hình thành, vận hành và phát triển
- Trong quá trình giao tiếp bao giờ cũng có sự tác động qua lại giữa chủ thể giao tiếp và khách thể giao tiếp
Trang 22- Trong quá trình giao tiếp có hai chủ thể cùng tham gia trao đổi thông tin, cảm xúc, tác động lẫn nhau, phản ánh và hiểu biết lẫn nhau, chủ thể này lại chính là “khách thể” của chủ thể kia
Ở Việt Nam, vấn đề giao tiếp được nghiên cứu muộn và chậm hơn Các tác giả cũng đã đưa ra các quan niệm khác nhau về giao tiếp:
- Giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành các quan hệ người - người để hiện thực hoá các quan hệ xã hội[17]
- Giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người nhằm mục đích trao đổi tư tưởng tình cảm, vốn sống, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp [22]
- Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau [36]
- Giao tiếp của con người là một quá trình có chủ định hay không chủ định, có ý thức hay không có ý thức mà trong đó các cảm xúc và tư tưởng được biểu đạt trong các thông điệp bằng ngôn ngữ hoặc bằng phi ngôn ngữ [40]
- Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý, tạo nên quan hệ giữa hai hoặc nhiều người với nhau, chứa định nội dung xã hội lịch sử nhất định, có nhiều chức năng tác động, hỗ trợ cùng nhau [3]
Như vậy, từ các quan niệm về giao tiếp khác nhau chúng ta có thể hiểu giao tiếp bao gồm ba mặt thống nhất, tác động qua lại bổ sung cho nhau:
- Mặt nhận thức: Bao gồm trao đổi thông tin, tri giác lẫn nhau, hiểu biết giữa con người với con người
- Mặt thái độ, cảm xúc: Thể hiện sự trao đổi thái độ, cảm xúc lẫn nhau
- Mặt tương tác: Thể hiện sự liên kết, tác động qua lại giữa con người với nhau
Trang 231.2.1.2 Chức năng của giao tiếp
Có nhiều cách tiếp cận phân tích chức năng của giao tiếp:
Theo B.Ph Lômov, giao tiếp có 3 chức năng cơ bản:
+ Chức năng thông tin (thông báo truyền tin): Thể hiện trong toàn bộ quá trình truyền và thu nhận thông tin của các chủ thể giao tiếp Con người đã
sử dụng các phương thức giao tiếp (ngôn ngữ và phi ngôn ngữ) để thực hiện các chức năng này
+ Chức năng điều chỉnh, điều khiển: Trong quá trình giao tiếp chủ thể không những tự chủ cảm xúc, thái độ, hành vi mà còn điều chỉnh người khác cho phù hợp với mục đích giao tiếp
+ Chức năng cảm xúc của giao tiếp liên quan trực tiếp đến lĩnh vực cảm xúc của con người Trong giao tiếp con người không chỉ truyền và nhận thông tin, cũng không chỉ có tác động lẫn nhau mà còn quy định các trạng thái cảm xúc của chủ thể
Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn: từ bản chất của khái niệm giao tiếp,
có thể nêu lên 5 chức năng cơ bản:
+ Chức năng thông tin, nhận thức: Qua giao tiếp người ta có thể trao đổi, học tập, tiếp thu tri thức, kinh nghiệm, các giá trị chuẩn mực xã hội…v.v
+ Chức năng cảm xúc: Qua giao tiếp không chỉ bộc lộ mà còn tạo ra những ấn tượng, cảm xúc giữa các chủ thể
+ Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau: Qua giao tiếp con người không chỉ nhận thức, đánh giá người khác mà còn tự nhận thức và đánh giá bản thân
+ Chức năng điều chỉnh hành vi: Trên cơ sở nhận thức, đánh giá lẫn nhau, qua giao tiếp mỗi chủ thể có khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình cũng như tác động đến động cơ, mục đích và quyết định hành động của chủ thể khác
Trang 24+ Chức năng phối hợp hành động: Nhờ quá trình giao tiếp, con người
đã liên kết, hợp tác với nhau, phối hợp hoạt động, hành động để cùng giải quyết nhiệm vụ nào đó đạt tới mục tiêu chung
Tuy có nhiều cách phân chia khác nhau về chức năng của giao tiếp, nhưng các tác giả đều thống nhất ở chỗ: Thông qua giao tiếp con người điều khiển, điều chỉnh hoạt động nhằm thích ứng với yêu cầu của đời sống xã hội, đảm bảo cho sự phát triển mỗi cá nhân và sự tồn tại phát triển của xã hội
1.2.1.3 Vai trò của giao tiếp trong sự hình thành và phát triển nhân cách
Giao tiếp là nhu cầu của cuộc sống, là điều kiện tồn tại, phát triển của con người và xã hội Nguồn ngốc của giao tiếp xuất phát từ hoạt động lao động xã hội Hoạt động lao động đã tạo ra các quan hệ trong lao động, từ đó xuất hiện các quan hệ kinh tế, chính trị, tư tưởng, đạo đức, luật pháp… Đó là các quan hệ giữa con người với con người trong quá trình hoạt động cùng nhau
Thông qua giao tiếp, cá nhân gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, tiếp thu nền văn hoá xã hội - lịch sử biến nó thành cái riêng của mình, cũng qua quá trình giao tiếp con người truyền đạt lại những kinh nghiệm xã hội - lịch
sử của bản thân cho người khác, cho xã hội, đồng thời tiếp thu các kinh nghiệm xã hội - lịch sử của loài người chuyển thành kinh nghiệm của bản thân
Giao tiếp là điều kiện của sự hình thành và phát triển nhân cách Ở mỗi
cá nhân, các nét tính cách chỉ được hình thành thông qua kinh nghiệm giao tiếp, thông qua việc tiếp xúc của cá nhân với mọi người trong gia đình, ở nhà trường và ngoài xã hội Qua giao tiếp cá nhân có thể so sánh mình với người khác, biết được các giá trị xã hội của người khác, trên cơ sở đó tự điều khiển, điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực xã hội, tự hoàn thiện mình
Trang 25Phạm vi giao tiếp càng mở rộng, nội dung giao tiếp càng phong phú thì tâm lý, ý thức của cá nhân càng có điều kiện phát triển Mọi trở ngại trong giao tiếp thông thường đều có thể là nguyên nhân gây ra sự trì trệ về tâm lý,
sự phiến diện về nhân cách hoặc là căn nguyên của bệnh tâm thần
Như vậy, không có giao tiếp thì không có các quan hệ xã hội Giao tiếp
là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển xã hội, nó đặc trưng cho tâm lý người Vì vậy, có thể khẳng định giao tiếp là điều kiện tất yếu của sự hình thành và phát triển tâm lý người, giao tiếp là điều kiện tồn tại của mỗi cá nhân
và của xã hội loài người
Hiện nay với xu thế toàn cầu hoá, yêu cầu của xã hội đặt ra cho mỗi con người, cho mỗi quốc gia và cho cộng đồng các dân tộc ngày càng cao Con người phải có khả năng thích ứng, khả năng hợp tác để tồn tại và phát triển Việc nâng cao năng lực giao tiếp, năng lực sống cho mỗi cá nhân trở thành một điều kiện tất yếu Qua đó, mỗi cá nhân có thể tiếp thu, lĩnh hội những tinh hoa văn hoá của nhân loại, những tri thức của loài người một cách
có chọn lọc và hệ thống để phát triển bản thân và góp phần vào sự phát triển chung của đất nước
1.2.2 Kỹ năng giao tiếp
1.2.2.1 Khái niệm kỹ năng
Vấn đề kỹ năng (KN) được nhiều nhà triết học, tâm lý học, giáo dục học nghiên cứu và hiểu theo nhiều góc độ khác nhau nhưng đều đề cập tới những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất: KN bao giờ cũng gắn liền với việc thực hiện hành động, hay
hoạt động Không có KN chung chung, trừu tượng tách rời hành động, KN không có đối tượng riêng Đối tượng của nó là đối tượng của hành động Do
đó KN phải được hiểu trước hết là mặt kỹ thuật của hành động, thao tác hay
hoạt động nhất định
Trang 26Thứ hai: Một khi KN hành động đã được hình thành thì KN vừa có
tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo, tính linh hoạt và tính mục đích Do vậy tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hình thành, phát triển của KN là tính đúng đắn,
sự thành thạo và tính sáng tạo
Thứ ba: Con đường hình thành KN là con đường thực hiện hành động
hay hoạt động Bởi vì mỗi hành động bao giờ cũng có mục đích khách quan
và lôgic thao tác dẫn đến mục đích đó Lôgic thao tác làm nên mặt KN của hành động Việc hình thành KN hành động là cá nhân phải biết triển khai thao tác theo đúng lôgic phù hợp với mục đích khách quan Ta có thể đánh giá học sinh biết giao tiếp khi các em linh hoạt, mềm dẻo triển khai hành động giao tiếp trong mọi hoàn cảnh của hoạt động
Trên cơ sở phân tích những điểm cơ bản của KN, chúng tôi quan niệm:
“Kỹ năng là khả năng triển khai hành động một cách đúng đắn, linh hoạt mềm dẻo trong hoạt động thực tiễn, dựa trên cơ sở hiểu sâu sắc và đầy đủ
hành động đó” Muốn có được KN đạt ở mức độ phát triển cao, cá nhân phải
có quá trình học tập và củng cố bằng tập luyện hành động trong thực tiễn
1.2.2.2 Khái niệm kỹ năng giao tiếp
Vấn đề kỹ năng giao tiếp (KNGT) chưa có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về KNGT, về sự vận dụng chúng vào hoạt động giáo dục và dạy học
* Quan niệm thứ nhất: Quan niệm về KNGT ở mức độ khái quát Coi
KNGT là năng lực của con người biểu hiện trong quá trình giao tiếp Đại
diện cho quan niệm này là các tác giả Hoàng Anh, V.P Dakharov, Ngô Công Hoàn, Vũ Kim Thanh v.v Theo V.P Dakharov “KNGT là khả năng giao tiếp cụ thể của mỗi cá nhân thể hiện trong quá trình giao tiếp” Ngô Công Hoàn: KNGT là khả năng tri giác hiểu được những biểu hiện bên ngoài cũng như diễn biến bên trong của các hiện tượng, trạng thái, phẩm chất tâm lý của
Trang 27đối tượng giao tiếp Trên cơ sở đó biết tổ chức điều khiển quá trình giao tiếp
từ lúc bắt đầu, diễn biến và kết thúc giao tiếp đúng lúc nhằm đạt kết quả trong quá trình giao tiếp [23] Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn: KNGT là khả năng chủ thể thực hiện có kết quả hành động giao tiếp phù hợp với những điều kiện
và hoàn cảnh cụ thể của giao tiếp PGS.TS Nguyễn Thị Tính: KNGT là khả năng giao tiếp thành công và hiệu quả trước một hay nhiều đối tượng tiếp xúc của chủ thể giao tiếp Nói một cách khác, KNGT là toàn bộ những thao tác,
cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ phối hợp hài hoà, hợp lý của cá nhân với cá nhân hay cá nhân với một nhóm xã hội nhằm điều khiển, điều chỉnh đối tượng giao tiếp để thực hiện mục tiêu của chủ thể giao tiếp
* Quan niệm thứ hai: Quan niệm KNGT ở mức độ cụ thể Coi KNGT
là những kỹ năng cụ thể biểu hiện trong quá trình giao tiếp Các tác giả của
quan niệm này là: N.V Savin, F.N Gônôbôlin, A.A Lêônchiev, V.A Cânclic v.v Chẳng hạn: N.V Savin: “Năng lực giao tiếp là năng lực thiết lập mối quan hệ đúng đắn với học sinh và tổ chức tốt mối quan hệ này phục
vụ cho giáo dục” F N Gônôbôlin: “Năng lực giao tiếp chính là năng lực nhạy cảm, là năng lực chú ý tới học sinh, để gần học sinh, có giao tiếp với học sinh, có chú ý tới đặc điểm lứa tuổi của học sinh”
Các quan niệm về KNGT tuy có những nét khác nhau nhưng đều có những nội dung cơ bản sau đây:
- KNGT là năng lực đặc thù của con người Kỹ năng này không tự nhiên mà có, nó chỉ hình thành và phát triển trong quá trình giao tiếp KNGT phải được xem xét như một đặc điểm, một mức độ của hành động giao tiếp,
nó luôn gắn liền với hành động giao tiếp
- KNGT có quan hệ chặt chẽ với tri thức và kỹ xảo giao tiếp Tri thức giao tiếp là cơ sở, là nền tảng để hình thành và phát triển KNGT
Trang 28- Nét đặc trưng của KNGT là tính mục đích, tính mềm dẻo, tính linh hoạt và tính sáng tạo Nhờ đó mà con người có những thành công trong các tình huống giao tiếp khác nhau
Như vậy, ta thấy bản chất của KNGT là sự linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo khi vận dụng những tri thức, kỹ xảo giao tiếp vào các tình huống giao tiếp khác nhau KNGT hình thành chủ yếu bằng con đường hành động, nhằm tích luỹ vốn sống, vốn kinh nghiệm, làm phong phú tri thức và rèn luyện các thói quen cần thiết trong giao tiếp
Từ sự phân tích những nội dung cơ bản cần phải có trong KNGT,
chúng tôi khái quát về khái niệm KNGT như sau: “KNGT là khả năng vận
dụng những kiến thức thu được và những kỹ xảo có được vào những tình huống khác nhau của quá trình giao tiếp để đạt mục đích đề ra”
1.2.2.3 Phân loại kỹ năng giao tiếp
Hiện nay, còn nhiều quan niệm khác nhau về sự phân loại các KNGT Chẳng hạn: A.A Lêônchiev chia thành 8 KNGT (KN điều khiển hành vi bản thân; KN quan sát; KN dự đoán nét mặt người khác; KN kiến tạo sự tiếp xúc;
KN giao tiếp ngôn ngữ (biết nói một cách tối ưu); KN đọc, hiểu, mô hình hoá nhân cách học sinh) Căn cứ vào cấu trúc của quá trình giao tiếp, V.A Kancalic chia thành các KN (KN định hướng giao tiếp; KN tạo bầu không khí tiền giao tiếp; KN thăm dò đối tượng giao tiếp; KN giao tiếp ngôn từ) A.T Curbanôva và F.M.R.akhmatulina chia thành các KN (KN nhìn thấy, nghe được các trạng thái của người giao tiếp; KN tiếp xúc, hiểu biết lẫn nhau trong giao tiếp; KN tổ chức, điều khiển quá trình giao tiếp) V.P Dakharov dựa vào trật tự các bước tiến hành của một pha giao tiếp chia thành các KN (KN “Tiếp xúc, thiết lập mối quan hệ giao tiếp” - KN1; KN “Biết cân bằng nhu cầu của
cá nhân và đối tượng giao tiếp”- KN2; KN “Nghe và biết lắng nghe đối tượng giao tiếp” – KN3; KN “Tự chủ cảm xúc hành vi” - KN4; KN “Tự kiềm chế và
Trang 29kiểm tra đối tượng giao tiếp”- KN5; KN “Diễn đạt ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu” -
KN6; KN “Linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp” - KN7; KN “Thuyết phục đối tượng giao tiếp”- KN8; KN “Chủ động điều khiển quá trình giao tiếp” - KN9;
KN “ Sự nhạy cảm trong giao tiếp” - KN10 Ngoài ra còn một số cách phân
loại các kỹ năng giao tiếp khác
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cách phân loại KNGT của V.P Dakharôv Bởi cách phân loại này tương đối rõ ràng và giúp chúng tôi nghiên cứu cụ thể các KNGT của học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang được biểu hiện trong hoạt động học tập cũng như trong đời sống sinh hoạt hàng ngày
1.2.3 Phát triển kỹ năng giao tiếp
Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện Sự phát triển là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc, hết mỗi chu kỳ sự vật lập lại quá trình đó nhưng ở cấp độ cao hơn
Phát triển KNGT cho người học là qúa trình giúp người học tích luỹ, trau dồi và huy động vốn tri thức, KN, kỹ xảo đã có vào những tình huống giao tiếp cụ thể nhằm đạt mục đích đề ra, là quá trình nâng cao năng lực thực hiện các hành động, hoạt động một cách linh hoạt, hiệu quả, sáng tạo trong giao tiếp Một người có KNGT thường có những biểu hiện cơ bản sau:
- Có tri thức về hành động, nội dung của KNGT
- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo những tri thức, hiểu biết và KN, kỹ xảo
đã có vào hành động trong những điều kiện nhất định hay cách thức hành động
- Đạt được kết quả theo mục đích đề ra
Trang 30- Có thể thực hiện có kết quả hành động trong những điều kiện đã thay đổi
Để rèn luyện và phát triển KNGT cho học sinh các trường phổ thông, học sinh cần phải nắm được hệ thống các KNGT, hiểu sâu sắc, đúng đắn vai trò quan trọng của từng KNGT trong hoạt động học tập cũng như trong đời sống xã hội Điều quan trọng là biết rèn luyện các KNGT dựa trên cơ sở khoa học, vận dụng lý thuyết vào hành động để hình thành kỹ năng, kỹ xảo, đặc biệt tránh được tình trạng phát triển và rèn luyện kỹ năng theo kiểu “thử và sai”, hoặc rèn luyện theo kiểu không có kế hoạch, sa vào tình trạng kinh nghiệm chủ nghĩa, làm mất khả năng độc lập, sáng tạo của bản thân
1.2.4 Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú
Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể Biện pháp là
sự phối hợp các yếu tố khác nhau trong hoạt động như kỹ thuật, phương tiện, công cụ, tình huống, môi trường, thời gian, công nghệ, các yếu tố tâm lý, xã hội và con người…v.v Biện pháp là cấu trúc vĩ mô của phương pháp nhưng một biện pháp có thể tồn tại trong nhiều phương pháp
Biện pháp phát triển KNGT cho học sinh thực chất là những cách làm có
kế hoạch của giáo viên trên cơ sở sử dụng các yếu tố kỹ thuật, các phương tiện, đưa học sinh vào những tình huống, vào môi trường giả định để người học tự giải quyết các vấn đề đặt ra theo ý đồ của nhà giáo dục Trên cơ sở đó, người học huy động vốn hiểu biết, tri thức, KN, kỹ xảo đã có để phát triển khả năng giao tiếp của bản thân
Học sinh PTDT Nội trú là con em của đồng bào dân tộc ít người sống chủ yếu ở các làng bản núi rừng, quanh những dòng sông, con suối Các em hầu như không biết nói dối, rất thật thà, chất phát Mọi điều thầy cô, người lớn nói các em đều cho là đúng, là chân lý Chính điều này làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình học tập và giao tiếp của các em Khi phát triển KNGT
Trang 31cho học sinh PTDT Nội trú phải gắn với hoàn cảnh sống, với những hành động cụ thể, trực tiếp, những ấn tượng trực quan như màu sắc, âm thanh, ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng mẹ đẻ…v.v
1.3 Một số vấn đề về phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú hiện nay
1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh PTDT Nội trú ( bậc THPT )
Học sinh các trường PTDT Nội trú bậc THPT đều là người dân tộc thiểu số Lứa tuổi này đã trưởng thành về mặt thể lực Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng, hoạt động của não đã đạt tới mức hoàn thiện như người lớn Số lượng dây thần kinh liên hợp tăng lên, liên kết các phần khác nhau của vỏ não lại, điều đó tạo tiền đề cần thiết cho hoạt động phân tích, tổng hợp của vỏ bán cầu đại não trong quá trình học tập, rèn luyện Năng lực nhận thức của các em được tăng lên rõ rệt, khả năng tư duy trừu tượng, óc tưởng tượng, sáng tạo, ngôn ngữ… có biểu hiện phát triển mạnh
Cũng như học sinh THPT nói chung, học sinh PTDT Nội trú sự phát triển nhân cách đã tương đối ổn định Cụ thể:
- Về hoạt động nhận thức: Nhận thức cảm tính của học sinh PTDT Nội trú khá tốt, cảm giác, tri giác có những nét độc đáo Trong hoạt động học tập các em thường trung thực, không giả dối Thích học theo những tấm gương tốt bên cạnh mình, nhất là thầy cô giáo mà các em yêu quý Đây là một đặc điểm quan trọng giúp nhà giáo dục tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh hiệu quả, sát đối tượng Dùng “người thực - việc thực” để giáo dục học sinh Bên cạnh đó, còn một số hạn chế như thói quen lao động trí óc không bền, khả năng tư duy trừu tượng – lôgic chưa phong phú, sâu sắc Các em suy nghĩ giản đơn một chiều, ngại đi vào những vấn đề rắc rối, phức tạp, dễ tin người khác…v.v
Trang 32- Tính trung thực, thẳng thắn, mộc mạc, dũng cảm, yêu ghét rõ ràng được coi là một đặc điểm nổi bật trong đời sống tình cảm ở học sinh PTDT Nội trú Các em rất coi trọng tình thầy trò, tình bạn bè, nhất là những người bạn “tồng”, những bạn ở cùng phòng, cùng lớp hoặc nhà ở cùng bản làng…v.v Tình cảm của các em rất chân thành, bền vững, ít vụ lợi, khi quan tâm đến ai các em thường thể hiện bằng hành động, bằng những việc làm cụ thể hơn là bằng lời nói Nhiều em còn rụt rè trong biểu lộ tình cảm, trong tiếp xúc với người khác, các em chỉ mạnh dạn khi giao tiếp với những người thân quen Nét tâm lý khép kín này gây trở ngại cho việc thiết lập các mối quan hệ trong giao tiếp, ứng xử
- Về nhu cầu: Nhu cầu học tập, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu tự khẳng định mình… đều phát triển cao hơn so với lứa tuổi thiếu niên Các em rất cố gắng để khẳng định vị trí của mình trong học tập, trong cuộc sống Mong muốn cha mẹ, thầy cô công nhận mình là người lớn được độc lập, tự chủ, không muốn bị quản thúc, ép buộc Các em rất hăng hái, nhiệt tình với các hoạt động bề nổi mang tính trực quan như thể thao, văn nghệ, lao động…v.v
Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh PTDT Nội trú (học sinh dân tộc thiểu số) là điều kiện thuận lợi để tổ chức các hoạt động, hành động trong việc phát triển và rèn luyện KNGT cho các em Việc phát triển KNGT cho học sinh chỉ có thể thông qua hành động và bằng hành động, điều này rất phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh PTDT Nội trú Nhà giáo dục phải biết phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục những hạn chế trong sự phát triển tâm sinh
lý của lứa tuổi này, đặc biệt là tính tự ti, tự ái của học sinh Từ đó lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức thích hợp, phát huy được tính tích cực, chủ động của các em trong các hoạt động nhằm phát triển KNGT cho học sinh một cách
hiệu quả
Trang 331.3.2 Vai trò của giao tiếp và kỹ năng giao tiếp trong sự phát triển nhân cách của học sinh PTDT Nội trú
Giao tiếp và KNGT có vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách của học sinh PTDT Nội trú Qua tiếp xúc, học sinh nhận thức được về người khác: từ dáng vẻ bề ngoài đến nội dung tâm lý bên trong như nhu cầu, động
cơ, năng lực, quan điểm, phẩm chất tâm lý…, đồng thời thông qua đối tượng
giao tiếp học sinh hiểu rõ về bản thân Từ đó, tự điều chỉnh và hoàn thiện
mình theo những chuẩn mực xã hội, theo tấm gương tốt
Nhờ có giao tiếp, các quan hệ xã hội của học sinh được cụ thể hoá Các
em hiểu biết lẫn nhau, giúp đỡ, hợp tác với nhau trong học tập, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày Giao tiếp là điều kiện của sự hình thành và phát triển nhân cách Ở mỗi cá nhân học sinh, các nét tính cách chỉ được hình thành thông qua kinh nghiệm giao tiếp, thông qua việc tiếp xúc của bản thân với mọi người trong gia đình, ở nhà trường và ngoài xã hội
Học sinh PTDT Nội trú học tập và ăn, ở đều tập chung Các em có nhiều thời gian hơn trong tiếp xúc với các thầy cô giáo và bạn bè của mình Chính điều này làm cho quan hệ liên nhân cách phát triển, các em chia sẻ buồn vui, lo lắng, giúp đỡ nhau không chỉ trên lớp học, trong giờ học mà còn
cả thời gian ở nhà trong khu tập thể của nhà trường Như vậy, giao tiếp và KNGT có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh PTDT Nội trú Cuộc sống thiếu giao tiếp hoặc hạn chế về KNGT sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến học tập và sinh hoạt hàng ngày của các em Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng hoặc mâu thuẫn nội bộ của một số học sinh nội trú Người làm công tác giáo dục phải tạo mọi điều kiện cho nhu cầu giao tiếp của học sinh phát triển, phát huy được tính tích cực trong giao tiếp, trong các hoạt động chung, tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện để học sinh tự tin vào bản thân mình khi giao tiếp với mọi người
Trang 341.3.3 Các nhiệm vụ phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú
Để phát triển và rèn luyện KNGT cho học sinh PTDT Nội trú một cách hiệu quả, cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Bồi dưỡng năng lực nhận thức cho các em, giúp các em hình thành thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn Hiểu biết đầy đủ về vai trò của giao tiếp
và KNGT, nắm được tri thức về giao tiếp và KNGT
- Giáo dục cho học sinh PTDT Nội trú những giá trị văn hoá, những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đặc biệt văn hoá vùng miền gắn với dân tộc của các em và địa bàn nơi sinh sống Tôn trọng những nét văn hoá riêng của từng dân tộc
- Giáo dục các em về lối sống lành mạnh phù hợp với nhà trường, địa phương, với bản sắc dân tộc của mình Hình thành định hướng giá trị đúng đắn trong cuộc sống
- Rèn luyện các phẩm chất ý chí và tính cách cho học sinh như: ý thức
tổ chức kỷ luật, khiêm tốn, giản dị, có khả năng phê bình và tự phê bình, có ý thức học tập, phấn đấu, không ngại khó khăn, ham học hỏi để hoàn thiện bản thân
- Tổ chức phát triển, rèn luyện KNGT cho học sinh bằng con đường học tập, sinh hoạt tập thể và lao động Có thể thông qua các hình thức văn hoá, văn nghệ, thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp…v.v
- Thường xuyên khuyến khích, động viên các em về các thành tích mà các em đạt được, hạn chế tối đa việc trách phạt các em Tạo điều kiện để các
em tự đưa ra các quyết định trong các tình huống thực tế hay tình huống giả định do giáo viên tạo ra nhằm mục đích phát triển KNGT
Trang 351.3.4 Con đường và phương pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú
Theo các tác giả: V.A Kruchetxki [25], Phạm Minh Hạc [18], N.Đ Levitov [27], A.V Petrovxki, V.V Davưdov, .v.v đã mô tả các bước, các con đường hình thành KN hành động gồm 3 bước:
Bước 1: Nhận xét đầy đủ về mục đích, cách thức và điều kiện hành
động
Bước 2: Quan sát mẫu và làm thử theo mẫu
Bước 3: Luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu, điều
kiện hành động, nhằm đạt mục đích đề ra
Trong luận án TS Sư phạm - Tâm lý của Trần Anh Tuấn [42], tác giả
đã chỉ ra 3 con đường hình thành KN, đó là:
Thứ nhất: Truyền thụ cho người học những tri thức cần thiết, sau đó đề
ra những bài tập vận dụng các tri thức đó Nhờ phương pháp “thử - sai” với phương thức luyện tập nhiều lần người học sẽ được điều chỉnh và tích luỹ những kinh nghiệm có tính chân lý, nhờ đó nắm được cách thức vận dụng, V.V Davưdov gọi đây là “con đường khái quát hoá kinh nghiệm”
Thứ hai: Trang bị cho người học các dấu hiệu bản chất và những thao
tác cần thiết của phương thức thực hiện các hành động cần vận dụng Sau đó người học lần lượt thực hiện các chỉ dẫn nhằm đạt được các kết quả định
trước Trong thực tế các quy trình được vạch ra trong các kế hoạch thực hành
phải phân định một số khâu tập luyện nhất định
Thứ ba: Tổ chức sự hình thành các hành động trí tuệ theo giai đoạn
Các KN giảng dạy, KNGT về bản chất là các hành động trí tuệ, do đó có thể vận dụng luận điểm của thuyết P Ia Galperin trong việc phát triển KNGT cho học sinh
Quá trình phát triển KNGT cần chú ý:
Trang 36- Không được tách rời KNGT khỏi hành động, ngược lại phải coi nó là những đặc điểm, những trình độ khác nhau của hành động Chỉ có thể dựa trên cơ sở đó mới bộc lộ ra được cơ chế hình thành KN, kỹ xảo tức là cơ chế hình thành hành động
- Để hình thành một hành động phải tiên lượng hai yếu tố (Biểu tượng
về mục đích mà hành động hướng tới và các thao tác cần thiết để triển khai mục đích đó)
- Hành động không thể bắt đầu từ sự tri giác hay ghi nhớ đối tượng mà phải bắt đầu từ sự triển khai của thao tác thực tiễn với đối tượng Chính trong quá trình thao tác thực tiễn đó, bản chất của đối tượng được bộc lộ và được nhận thức, đồng thời các thao tác được biến đổi, tạo được sản phẩm phù hợp với lôgic của hành động
- Tiêu chuẩn để đánh giá kết quả luyện tập với các vật liệu khác nhau
để hành động biến thành KNGT là độ thuần thục, tính khái quát, tính linh hoạt mềm dẻo và tự động hoá
Do vậy, để rèn luyện và phát triển KNGT cho học sinh PTDT Nội trú, theo chúng tôi cần soạn thảo hệ thống các bài tập thực hành giao tiếp, các tình huống giao tiếp dựa trên quan điểm về cơ chế hình thành hành động trí tuệ của P Ia Galperin
1.4 Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú thông qua các môn học ưu thế và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.4.1 Các môn học ưu thế
Trong chương trình của bậc THPT, học sinh phải học rất nhiều các môn học khác nhau Mỗi môn khoa học cơ bản đều có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách người học Học sinh phải có nhiệm vụ lĩnh hội những tri thức đó để làm giàu vốn hiểu biết của mình, đồng thời tạo cơ sở nền tảng để theo học ở các bậc học cao hơn khi đủ điều kiện Hiện nay, theo
Trang 37chương trình của Bộ Giáo dục, bậc THPT học sinh phải học tất cả 13 môn chính, ngoài ra còn phải học môn hướng nghiệp và HĐGDNGLL được thiết
kế theo chủ đề hàng tháng Trong 13 môn bắt buộc, mỗi môn có ưu thế riêng nhưng đều nhằm mục đích phát triển toàn diện nhân cách người học, cung cấp tri thức cơ sở, tri thức nền tảng cho học sinh Để phát triển và rèn luyện KNGT cho học sinh, giáo viên có thể thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung
về KNGT vào tất cả các môn học Tuy nhiên, các môn khoa học xã hội sẽ chiếm ưu thế và dễ dàng thực hiện hơn, đặc biệt là môn văn học, giáo dục công dân và môn lịch sử Đối với môn giáo dục công dân, chẳng hạn chương trình lớp 10, bài: “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình”, bài: “Tự hoàn thiện bản thân”…v.v, giáo viên có thể thiết kế các tình huống ứng xử để học sinh chủ động giải quyết, từ đó mà KNGT của các em được phát triển và rèn luyện
1.4.2 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong chương trình giáo dục bậc THPT
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) có vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dục HĐGDNGLL là một trong ba kế hoạch đào tạo, đó là: kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp, kế hoạch hướng nghiệp dạy nghề nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo cấp học theo các hướng giáo dục, nhân văn, khoa học và kỹ thuật HĐGDNGLL góp phần tích cực củng cố hoạt động dạy học trên lớp
HĐGDNGLL là sự nối tiếp hoạt động dạy và hoạt động học, tạo ra sự hài hoà, cân đối của quá trình sư phạm toàn diện, thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu của cấp học HĐGDNGLL vừa củng cố vừa phát triển quan hệ giao tiếp của học sinh trong và ngoài trường học Nó thu hút, phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục xã hội và gia đình để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh
Trang 38Các nhiệm vụ cơ bản của HĐGDNGLL trong trường THPT là:
- Nhiệm vụ giáo dục về nhận thức: HĐGDNGLL giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn thiện những tri thức đã được học trên lớp thông qua các hoạt động ngoại khoá, chuyên đề, chủ đề theo từng tháng…v.v HĐGDNGLL giúp học sinh vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề của cuộc sống đặt ra, đồng thời có thêm những hiểu biết cho bản thân mình về thế giới HĐGDNGLL còn giúp học sinh định hướng chính trị, xã hội, tự điều chỉnh hành vi, đạo đức, lối sống một cách phù hợp
- Nhiệm vụ giáo dục về thái độ: HĐGDNGLL phải tạo cho học sinh sự hứng thú và lòng ham muốn hoạt động Do đó, quy mô, hình thức, phương pháp, nội dung hoạt động phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của học sinh, phải mang lại lợi ích thiết thực cho học sinh để lôi cuốn, thu hút các em tự giác tham gia HĐGDNGLL bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm đạo đức trong sáng, biết trân trọng cái đẹp, cái tốt, loại bỏ cái xấu, cái lỗi thời không phù hợp Có lối sống lành mạnh, phát huy tính tích cực, năng động sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể, không ngại khó, ngại khổ
- Nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng: HĐGDNGLL rèn luyện cho học sinh rất nhiều KN thiết thực, đặc biệt là KNGT, ứng xử có văn hoá, thói quen lao động, KN tổ chức, KN điều khiển và tự điều khiển các hành động, hoạt động HĐGDNGLL còn phát triển cho học sinh rất nhiều các KN khác như KN tự giáo dục, tự điều chỉnh, KN hoà nhập để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao…v.v
Trang 391.4.3 Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú
Nội dung HĐGDNGLL rất phong phú và đa dạng, có thể xác định những con đường chủ yếu để phát triển KNGT cho học sinh thông qua việc tổ chức HĐGDNGLL như sau:
- Thông qua các hoạt động xã hội như: Hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện về chính trị, xã hội trong nước và quốc tế hoặc những sự kiện nổi bật tại địa phương; Học tập, tuyên truyền những quy định của pháp luật, những chính sách lớn của nhà nước, của địa phương; Phòng chống tệ nạn xã hội, tìm hiểu về các sự kiện xã hội, chính trị kinh tế trong và ngoài nước; Hoạt động kết nghĩa, giao lưu với các trường, các đơn vị….v
- Thông qua các hoạt động tiếp cận khoa học: Các trò chơi tìm hiểu về
xã hội, về tự nhiên, về khoa học; Tổ chức ngoại khóa theo môn học, theo chuyên đề; Tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ; Tham quan cơ sở sản xuất, các công trình khoa học, xem triển lãm về thành tựu kinh tế, xã hội
- Thông qua hoạt động văn hóa nghệ thuật và thẩm mĩ: Sinh hoạt văn nghệ hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, diễn kịch, xem phim; Các cuộc thi như học sinh thanh lịch, nữ sinh thanh lịch, khi tôi 18…v.v
- Thông qua hoạt động vui khỏe và giải trí: Thành lập các đội thể dục, thể thao như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông…, tổ chức các trò chơi trí tuệ, các nhóm nhạc; Tổ chức hội khỏe phù đổng, hội thao GDQP toàn trường, tham gia hội thao GDQP các cấp
- Thông qua hoạt động lao động công ích: Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, những người có công với cách mạng; Các hoạt động vì môi trường xanh, sạch, đẹp…v.v
Trang 401.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh PTDT Nội trú
* Yếu tố chủ quan:
- Kinh nghiệm sống của bản thân: Kinh nghiệm sống có ảnh hưởng rất lớn tới KNGT của học sinh PTDT Nội trú Những học sinh có vốn sống phong phú, hiểu biết sâu rộng về xã hội, về con người thì sẽ kích thích các em
mở rộng quan hệ với mọi người, các em tự tin trong giao tiếp Ngược lại, những học sinh thiếu vốn kinh nghiệm sống, các em thường rụt rè, ngại giao tiếp, nhất là giao tiếp với người lạ Nhiều học sinh, gia đình sống ở những vùng núi cao, kinh tế kém phát triển, các em không có điều kiện tiếp xúc với mối quan hệ đa chiều khiến nhiều em còn sợ sệt khi đến môi trường mới
- Đặc điểm tâm lý, khí chất: Đối với những học sinh có khí chất hoạt bát, sôi nổi thì dễ dàng thiết lập được các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo và mọi người Thông qua các mối quan hệ giao tiếp đó, có thể giúp các
em trau dồi, rèn luyện những hành vi, cử chỉ phù hợp với các chuẩn mực trong giao tiếp Những học sinh có kiểu khí chất này thường rất nhanh nhạy, linh hoạt và tự tin trong các tình huống giao tiếp Những học sinh có kiểu khí chất ưu tư thì phạm vi giao tiếp hẹp hơn, các em khó tạo ra mối quan hệ với mọi người xung quanh và thường không chủ động trong giao tiếp Những học sinh có tính cách nóng nảy, hấp tấp cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giao tiếp, các em thiếu tính kiềm chế, đôi khi dễ nổi cáu, gây xung đột với mọi người
- Tính tích cực của cá nhân: Học sinh bậc THPT là những người đang phát triển và hoàn thiện về trí tuệ và thể chất Các em rất nhạy bén và hoạt bát, tích cực, nhiệt tình trong các hoạt động Chính điều này giúp các em tự tin, chủ động, mạnh dạn trong quan hệ ứng xử với mọi người, giúp các em xây dựng mối quan hệ tốt đẹp Từ đó tự đánh giá, rèn luyện bản thân theo các