Luận văn
Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng dối với
hộ sản xuất ở NHNo&PTNT huyện
Trang 2Chuyên đề tốt nghiệp -2- GVHD: Th.S Tran Thi Thanh Nga
LOI MO DAU
Trong nên kinh tế quốc dân, hệ thống ngân hàng luôn chiếm vị trí rất quan trọng, nó điều tiết lượng tiền tệ từ nơi thừa tới nơi thiếu nhằm thu được lợi nhuận từ việc kinh doanh tiền tệ
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính của các ngân hàng, nó là một hoạt động phức tạp và đòi hỏi phải có trình độ quản lỷ cao Với nên kinh tế
thị trường, sự phát triển và cạnh tranh giữa các thành phân kinh tế đã tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp hoạt động bình đẳng với nhau trước pháp luật, cạnh tranh nhau để phát triển, do đó việc quản lý tín dụng, phương thức hoạt động kinh doanh là
rất quan trọng Với tư cách là doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực tiền tệ
tin dụng, các ngân hàng thương mại cũng không phải là trường hợp ngoại lệ Để thu hút được khách hàng, ngân hàng luôn phải đổi mới chiến lược kinh doanh, đó cũng là
nhiệm vụ cân thiết của tín dụng
Huyện Sơn Hà là một huyện miễn núi của tỉnh Quảng Ngãi và là một trong 61 huyện nghèo của cả nước nên huyện còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội Do vậy ngay từ khi thành lập ngân hàng đã đối mặt với nhiều khó khăn thử thách như là nguôn vốn kinh doanh nhỏ, quy mô khách hàng hẹp chủ yếu là
các hộ sản xuất làm nông nghiệp, trình độ nhận thức của khách hàng còn rất hạn chế Vì vậy việc đầu tư tín dụng của ngân hàng chứa đựng không ít rủi ro, nợ quá hạn ngày càng gia tăng Tuy nhiên để tạo được bước chuyển biến mới cho nên kinh lế, tín
dụng hộ sản xuất của các ngân hàng đang đứng trước những thách thức mới, cùng
với sự phát triển đi lên là những rủi ro có thể xảy ra, đề đạt được kết quả cao hơn đồi
hỏi các nhà quản lý nỗ lực đưa ra các giải pháp tốt trong quản lý tín dụng Vậy phải
làm gì để nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và
Trang 3Xuất phát từ những lý luận học tại trường Đại học Tài Chính Marketing TP Hồ Chí Minh và thực tẾ qua khảo sát cho vay vốn đến từng hộ sản xuất tại
NHNc&PTNT huyện Sơn Hà - tỉnh Quảng Ngãi cùng với sự hướng dẫn cúa Thạc sĩ
Trân Thị Thanh Nga, em chọn đề tài nghiên cứu : “ Một số giải pháp nhằm mở rộng
và nâng cao chất lượng tín dụng dối với hộ sản xuất ở NHNo&PTNT huyện Sơn Hà - tỉnh Quảng Ngãi ” Chuyên đề gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: Lý luận chung về tín dụng và chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ sắn xuất
CHƯƠNG 2: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ sản xuất ở
NHNo&PTNT huyện Sơn Hà - tỉnh Quảng Ngãi
Trang 4Chuyên đề tốt nghiệp -4- GVHD: Th.S Tran Thi Thanh Nga
CHUONG 1: LY LUAN CHUNG VÈ TÍN DỤNG VÀ CHÁT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐÓI VỚI CHO VAY HỘ SẢN XUÁT
1 1 Vai trò của kinh tế hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường
1.1.1 Khái niệm hộ sản xuất:
Theo phụ lục của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo quyết
định 499A TDNH ngày 02/09/1993 thì khái niệm hộ sản xuất được nêu như sau: “Hộ
sản xuất (HSX) là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh,
là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) va tu chịu trách nhiệm
về kết quả hoạt động SXKD của mình”
Trên góc độ ngân hàng: “Hộ sản xuất” là một thuật ngữ được dùng trong hoạt động cung ứng vốn tín dụng cho hộ gia đình để làm kinh tế chung của cả hộ Hiện
nay, trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam, hộ được xem như một chủ thể trong các quan hệ dân sự do pháp luật quy định và được định nghĩa là một đơn vị mà các thành viên có hộ khẩu chung Một số thuật ngữ khác được dùng để thay thế thuật ngữ “hộ
sản xuất” là “hộ”, “hộ gia đình”
1.1.2 Phân loại kinh tế hộ sắn xuất:
Ở khu vực nông thôn, kinh tế hộ sản xuất là một lĩnh vực tương đối rộng và
giàu tiềm năng nên sẽ tạo điều kiện rất tốt cho ngân hàng nếu biết tiếp cận và khai thác đúng hướng Chính vì vậy vấn đề đặt ra cho ngân hàng là với số lượng hộ sản
xuất đông đảo và đa dạng như vậy thì cần phải tìm cách phân loại hộ sản xuất, tức là
phân loại khách hàng đề từ đó ngân hàng có cơ sở đề hoạt động tín dụng cho hợp lý, có hiệu quả Có thé phân loại hộ sản xuất theo các tiêu thức sau:
e _ Phân loại hộ sản xuất theo mức thu nhập có 3 nhóm:
Trang 5Đó là hộ sản xuất có mức thu nhập cao và én định, có vốn, có khả năng lao
động và biết tiếp cận với môi trường kinh doanh Nhu cầu vay vốn của nhóm này là
để mở rộng tăng quy mô sản xuất hiện có
Nhóm 2: Hộ sản xuất trung bình
Đó là những hộ có mức thu nhập trung bình, có sức lao động, có tay nghề, cần
cù chịu khó nhưng thiếu vốn Nhu cầu vay vốn của nhóm này chủ yếu là để đầu tư
trang thiết bị, cơ sở vật chất công nghệ đề tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nâng cao cuộc sống
Nhóm 3: Hộ sản xuất nghèo và đói
Đó là những hộ có mức thu nhập thấp và rất thấp, có thê là do sức lao động hạn
chế (tai nạn, ốm đau ), đông nhân khẩu, làm không đủ ăn, gặp rủi ro trong kinh
doanh như gặp phải dịch bệnh, thiên tai lũ lụt, hạn hán Đối với nhóm này bên cạnh
nguồn vốn ngân hàng cho vay thì cần phải có nguồn vốn khác hồ trợ từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương Với mục đích cho vay chủ yếu là giúp hộ ồn định cuộc sống nâng cao dần thu nhập, từ đó tiến tới xóa đói giảm nghèo và chỉ có ôn định đời sống thì mới có thể tiến hành sản xuất kinh doanh Bởi vậy khi đối tượng này vay vẫn
cần phải hướng dẫn cho họ cách sử dụng vốn sao cho có hiệu quả
e _ Phân loại hộ sản xuất theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh
Hộ loại 1: Là loại hộ chuyên sản xuất nông-lâm-ngư-diêm nghiệp
Có tính chất tự sản xuất, tự tiêu thụ, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh như hộ cá thể, hộ tư nhân là kinh tế gia đình, các hộ là những thành viên nhận khốn của các tơ chức kinh tế hợp tác, các doanh nghiệp nhà nước Phương thức
sản xuất chủ yếu là lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, thủy hải sản Hộ loại này
chiếm đại bộ phận khoảng 90%
Trang 6Chuyên đề tốt nghiệp -6- GVHD: Th.S Tran Thi Thanh Nga
Bao gom: những hộ tư nhân, hoặc hộ là nhóm sản xuất theo một nhóm người hoặc hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có điều kiện sau:
- Có giấy phép kinh doanh
- Có vốn điều lệ
e_ Phân loại hộ sản xuất theo ngành nghề
Loại 1: Hộ sản xuất ngành nông nghiệp
Loại 2: Hộ sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Loại 3: Hộ sản xuất ngành thủy, hải sản
Loại 4: Hộ sản xuất ngành thương nghiệp dịch vụ
Loại 5: Hộ sản xuất ngành nghề khác
1.1.3 Đặc điễm kinh tế hộ sản xuất
- Kinh tế HSX có đặc điễm riêng biệt không giống những đơn vị kinh tế khác
Trong cấu trúc nội tại của HSX, các thành viên của hộ gắn bó chặt chẽ giữa việc sở
hữu, quản lý và sử dụng các yếu tô sản xuất; thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đổi , phân phối và sử dụng tiêu dùng trong một đơn vị kinh tế
- Trong quá trình đó có mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị khác và với hệ
thống kinh tế quốc dân Trong HSX, chủ hộ vừa là người quản lý điều hành sản xuất (SX), vừa là người trực tiếp lao động nên các thông tin được xử lý nhanh, kịp thời,
các quyết định điều hành SX đúng đắn
- Kinh tế hộ nhìn chung là SX nhỏ mang tính tự cấp, tự túc hoặc SX hàng hóa
với năng suất lao động thấp nhưng lại có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển
SX nông nghiệp ở các nước đang phát triển, đặc biệt là nước ta
- Sản xuất hộ thường phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, theo thời vụ và là SX
nhỏ, lẻ mang tính tổng hợp có chu kỳ SX đan xen lẫn nhau
- Trình độ SX, trình độ văn hóa và ý thức pháp luật hạn chế Phần đông HSX
Trang 7khoa học nhưng ở mức độ hạn chế so với thành phần kinh tế khác Trình độ văn hóa
nhận thức pháp luật, hiểu biết pháp luật, cũng hạn chế, ở một số vùng xa thành phố, xa đô thị chủ yếu là đồng bào dân tộc nhiều chủ hộ gia đình cũng không biết chữ Do đó, đây cũng là đặc điễm không thuận lợi trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng
- Tài sản sở hữu của hộ gia đình có giá trị thấp, phần đông các hộ SX là ở nông
thôn thì tài sản của hộ là nhà ở, đất canh tác, cây trồng vật nuôi, công cụ SX, phương
tiện đây cũng là đặc điễm hạn chế nhiều trong việc vay vốn Ngân hàng, trong việc
phát triển kinh tế HSX
1.1.4 Vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế và xã hội
1.1.4.1 Kinh tế hộ sản xuất góp phần giái quyết vấn đề việc làm và sử dụng tài nguyên ở nông thôn
Việc làm là một trong những vấn đề cấp bách đối với toàn xã hội nói chung và đặc biệt là nông thôn hiện nay Nước ta có trên 70% dân số sống ở nông thôn Với
một đội ngũ lao động đổi dào, kinh tế quốc doanh đã được nhà nước chú trọng mở
rộng song chỉ là một số lượng lao động nhỏ Lao động thủ công và lao động nông
nhàn còn nhiều Việc sử dụng khai thác số lao động này là vấn đề cốt lõi cần được
quan tâm giải quyết Từ khi được công nhận hộ gia đình là 1 đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời với việc nhà nước giao đất, giao rừng cho nông-lâm nghiệp, đồng muối trong diêm nghiệp, ngư cụ trong ngư nghiệp và việc cổ phần hóa trong doanh nghiệp,
hợp tác xã đã làm cơ sở cho mỗi hộ gia đình sử dụng hợp lý và có hiệu quả nhất
nguồn lao động sẵn có của mình Đồng thời chính sách này đã tạo đà cho một số hộ
sản xuất, kinh doanh trong nông thôn tự vươn lên mở rộng sản xuất thành các mô hình kinh tế trang trại, tổ hợp tác xã thu hút lao động, tạo công ăn việc làm cho lực
lượng lao động dư thừa ở nông thôn
Mặt khác, khi HSX được tự chủ về SXKD, tự chịu trách nhiệm về kết quả
Trang 8Chuyên đề tốt nghiệp -8- GVHD: Th.S Tran Thi Thanh Nga
Chính họ sẽ dùng mọi cách thức, biện pháp sử dụng chúng sao cho có hiệu quả nhất,
bảo quản đề sử dụng lâu dài Họ cũng biết tự đặt ra định mức tiêu hao kỹ thuật, khai
thác mọi tiềm năng kỹ thuật vừa tạo ra công ăn việc làm, vừa cung cấp được sản
phẩm cho tiêu dùng của chính mình và cho toàn xã hội
1.1.4.2 Kinh tế hộ sản xuất có khá năng thích ứng được thị trường thúc đấy sản
xuất hàng hóa phát triển
Ngày nay, HSX đang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự tự đo cạnh tranh
trong sản xuất hàng hóa, là đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ, các HSX phải quyết định
mục tiêu sản xuất kinh doanh của mình là sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Để
trực tiếp quan hệ với thị trường Để đạt được điều này các HSX đều phải không
ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu và một số
biện pháp khác đề kích thích cầu, từ đó mở rộng sản xuất đồng thời đạt hiệu quả kinh
tế cao nhất
Với quy mô nhỏ, bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động, HSX có thể dễ dàng đáp
ứng được những thay đổi của thị trường mà không làm tốn kém chỉ phí Mặt khác, lại
được sự khuyến khích, tạo điều kiện của Đảng và Nhà nước dé HSX phat triển Như vậy với khả năng nhạy bén trước nhu cầu thị trường, HSX đã góp phần đáp ứng đầy
đủ nhu cầu ngày càng cao của thị trường tạo ra động lực thúc đây sản xuất hàng hóa
phát triển cao hơn
1.1.4.3 Đóng góp hộ sản xuất đối với xã hội
Kinh tế hộ gia đình đã có đóng góp lớn cho kinh tế nông nghiệp, tông giá trị
xuất khâu nông sản đạt cao nhất 25 tỷ USD năm 2011 Một số nông sản của Việt Nam đã có vị thế cao trên thị trường quốc tế: hạt điều, hạt tiêu đứng thứ nhất; gạo, cà phê
đứng thứ hai, cao su đứng thứ tư, thủy sản, chè đứng thứ 6, đồ gỗ nội, ngoại thất cũng
đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước
Trang 9Xét về lĩnh vực tài chính tiền tệ thì kinh tế hộ tạo điều kiện mở rộng thị trường vốn, thu hút nhiều nguồn đầu tư
Cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho
kinh tế hộ phát triển đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và tạo được nhiều việc làm cho người lao động, góp phần 6n định an nỉnh trật tự xã hội, nâng cao
trình độ dân trí, sức khỏe và đời sống của người dân Thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” Kinh tế hộ được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ đã tạo ra bước phát triển mạnh mẽ, sôi động, sử dụng có hiệu quả
hơn đất đai, lao động, tiền vốn, công nghệ và lợi thế sinh thái từng vùng
1.2 Vai trò tín dụng Ngân Hàng đối với kinh tế hộ sản xuất ớ Việt Nam 1.2.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Khái niệm: Tín dụng là sự chuyên nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người
sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian nhất định quay trở lại người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn ban đầu Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với doanh nghiệp, cá nhân trong nền kinh tế quốc dân
1.2.2 Vai trò tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất ớ Việt
Nam
Trong những năm qua hệ thống ngân hàng thương mại nói chung, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam) nói riêng
đã đóng góp đáng kế vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các tổ chức này có
vai trò quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của Đảng và của chủ trương chính
sách của Nhà Nước góp phần vào công cuộc “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đất nước Đặc biệt thể hiện qua những vai trò cụ thể sau đây:
- Huy động được nguồn lực tiềm 4n trong dân cư vào phát triển sản xuất kinh
Trang 10Chuyên đề tốt nghiệp -10- GVHD: Th.S Tran Thi Thanh Nga
- Tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động đảm bảo đời sống và góp
phần đáng kể cho việc ôn định xã hội và tăng trưởng GDP Vai trò này càng có ý
nghĩa quan trọng hơn trong điều kiện nước ta khi mà khả năng thu hút lao động của
khu vực kinh tế nhà nước còn hạn chế
- Góp phần duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống có kinh nghiệm SXKD, kinh nghiệm quản lý và tích lũy qua nhiều thế hệ, tạo lập sự cân đối và phát
triển kinh tế giữa các vùng, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, đáp ứng nhu cầu sự nghiệp hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn - Góp phần mạnh mẽ và thúc đây sức cạnh tranh của nền kinh tế
- Hình thành một tầng lớp xã hội mới đó là những doanh nhân có trình độ khoa
học kỹ thuật đáp ứng kịp thời với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội
nhập với nền kinh tế quốc tế
- Thúc đầy kinh tế hộ sản xuất chuyền từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa, góp phần thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
- Thúc đây các hộ gia đình tính toán, hạch toán trong sản xuất kinh doanh, tính toán lựa chọn đối tượng đầu tư đề đạt được hiệu quả cao nhất
- Hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nông thôn,
1.3 Chất lượng tín dụng, ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng
1.3.1 Quan điễm về chất lượng tín dụng Ngân hàng
Chất lượng là “Sự phù hợp với mục đích và sự sử dụng”, là “một trình độ dự
kiến trước về độ đồng đều và độ tin cậy với chi phí thấp và phù hợp với thị trường”
hay chất lượng là “năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm thoả mãn
những nhu cầu của người sử dụng” Như vậy chất lượng tín dụng là việc đáp ứng yêu
cầu của khách hàng (người gửi tiền và người vay tiền) phù hợp với sự phát triển kinh
Trang 11- Đối với khách hàng : tin dụng phát ra phải phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, thu hút được nhiều khách
hàng, nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc tín dung
- Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông
hàng hóa, góp phần giải quyết việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đây quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt các quan hệ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế
- Đối với Ngân hàng thương mại: phạm vi mức độ giới hạn tín dụng phải phù
hợp với thực lực của bản thân Ngân hàng, đảm bảo được nguyên tắc hoàn trả đúng kỳ
hạn và có lãi của tín dụng, hạn chế mức thấp nhất mức rủi ro trong quá trình hoạt động và cạnh tranh trên thương trường, mang lại lợi nhuận và đảm bảo thanh toán cho
Ngân hàng
Như vậy, có thể nói: Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh mức độ thích nghi của Ngân hàng thương mại với sự thay đổi của mơi trường bên ngồi, thể hiện sức mạnh của Ngân hàng thương mại trong quá trình cạnh tranh dé tồn
tại Để có chất lượng tín dụng thì hoạt động tín dụng phải có hiệu quả và quan hệ tín
dụng phải được thiết lập trên cơ sở tin cậy và uy tín của ngân hàng trong hoạt động, hay nói cách khác chất lượng tín dụng tỷ lệ thuận với hiệu quả và độ tin cậy trong hoạt động Hiểu đúng bản chất và phân tích đánh giá đúng chất lượng, cũng như xác định chính xác những nguyên nhân những tôn tại của tín dụng, sẽ giúp ngân hàng tìm được biện pháp thích hợp để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt
1.3.2 Các chí tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với HSX
Tín dụng là một trong những hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho các Ngân hàng, song không phải tất cả các ngân hàng đều thực hiện tốt hoạt động này Một số ngân hàng gặp khó khăn trong việc không tìm được dự án, phương án cho vay
Trang 12Chuyên đề tốt nghiệp -12- GVHD: Th.S Tran Thi Thanh Nga
là hết sức cần thiết, nó giúp ngân hàng có thể đánh giá lại hoạt động cho vay của mình từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, thiếu sót và đầy mạnh
hơn nữa hoạt động cho vay
Để đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất, đứng trên góc độ là một ngân
hàng chúng ta phải xem xét cả những chỉ tiêu về mặt định tính và định lượng 1.3.2.1 Chỉ tiêu định tính :
Khách hàng sẽ có ấn tượng tốt về Ngân hàng nếu ngay từ đầu ngân hàng đã tạo
được tâm lý thoải mái, gần gủi, tận tình giúp đỡ khách hàng như:
- Khách hàng khi đến giao dịch với Ngân hàng nếu Ngân hàng có bảo vệ, có
bãi gửi xe, có nhân viên trông xe thì Ngân hàng sẽ tạo được một ấn tượng đầu tiên rất tốt đẹp trong lòng khách hàng
- Nếu ngân hàng có sơ đồ làm việc của các phòng ban sẽ giúp khách hàng không bị bỡ ngỡ và đỡ tốn thời gian
- Cách bố trí sắp sếp trong phòng làm việc của ngân hàng, trang phục của nhân
viên, đặc biệt là thái độ của cán bộ tín dụng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín đụng
của ngân hàng Nếu chất lượng tín dụng cao thì chắc chắn Ngân hàng sẽ có nhiều
khách hàng mới
- Ngoài ra chất lượng tín dụng còn được xem xét thông qua tình hình hoạt động
kinh doanh của ngân hàng, tình hình khai thác tiềm năng của ngân hàng trên địa bàn hoạt động
1.3.2.2 Các chỉ tiêu định lượng :
Chí tiêu 1: Dư nợ bình quân Doanh sô cho vay HSX HSX ˆ Tổng số HSX vay vốn
Trang 13Tỷ lệ cho vay trung han Dư nợ cho vay trung hạn HSX
Chỉ tiêu 2:
HSX Tổng dư nợ cho vay HSX Tỷ lệ này phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vốn trung hạn của HSX để mở
rộng SXKD Theo đánh giá tỷ lệ tối thiểu là 30% tổng dư nợ (mục tiêu của
NHNo&PTNT Việt Nam)
Chỉ tiêu 3:
Tỷ lệ tăng trưởng (Du no HSX nam nay — Dư nợ HSX năm trước)* 100%
dư nợ HSX (%) Dư nợ HSX năm trước
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng HSX qua các năm dé đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc
tìm kiếm khách hàng HSX và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu
quả ,
Vòng quay vôn tín dụng Doanh sô thu nợ HSX
Chỉ tiêu 4: = —————
HSX Dư nợ bình quân
Đây là chỉ tiêu quan trọng xem xét chất lượng hoạt động tín dụng HSX phản
ánh tần suất sử dụng vốn Vòng quay càng lớn với du ng luôn tăng chứng tỏ đồng vốn
ngân hàng bỏ ra đã được sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm chỉ phí, tạo lợi nhuận cho ngân hàng
Chỉ tiêu 5: Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn HSX
HSX Tổng dư nợ HSX
Trang 14Chuyên đề tốt nghiệp -14- GVHD: Th.S Tran Thi Thanh Nga
đánh giá chất lượng tín dụng HSX cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng HSX của ngân hàng càng kém, và
ngược lại „ „
Chỉ tiêu 6: Hệ số thu nợ _ Doanh sô thu nợ HSX * 100% HSX (%) Doanh số cho vay HSX
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng HSX trong việc thu nợ của Ngân Hàng Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn Tỷ lệ này càng cao càng tốt
Chi tiêu 7: Chỉ tiêu doanh số cho vay: Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh quy mô cấp tín dụng của ngân hàng đối với nền kinh tế Đây là chỉ tiêu phản ánh
chính xác, tuyệt đối về hoạt động cho vay trong một thời gian dài, thấy được khả năng
hoạt động tín dụng qua các năm
Chí tiêu 8: Tỷ lệ dư nợ/Vốn huy động (%)
Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn
huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi
nhuận từ nguốn vốn huy động hay chưa Nếu chỉ tiêu này lớn hơn I thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả
năng huy động vốn của NH chưa tốt Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì NH chưa sử dụng
hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí
Chí tiêu các thông số quy định
- Ngoài các chỉ tiêu trên thì chất lượng tín dụng còn được đánh giá thông qua
việc đảm bảo các quy chế thể lệ tín dụng như cho vay một khách hàng, hệ số an toàn
vốn tối thiêu 9% (theo tiêu chuẩn quốc tế thì tỉ lệ này là 8%, nhưng Ngân Hàng Nhà
Trang 15- Giới hạn cho vay một khách hàng: Để đảm bảo khả năng thanh toán, bất cứ một Ngân hàng thương mại nào cũng chỉ được cấp tín dụng cho một khách hàng không quá 15% vốn tự có
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hệ số Cook): Tỷ lệ này cho biết một đồng vốn tự có bảo vệ cho bao nhiêu đồng tài sản có rủi ro của Ngân hàng thương mại Nó được tính bằng công thức sau:
Tỷ lệ an tồn Vơn tự có
vốn tối thiêu Tổng tài sản có rủi ro quy đổi Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn
Phân tích cơ cấu cho vay trong tổng nguồn vốn huy động là việc xem xét đánh
giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân ngân hàng cũng
như đòi hỏi về vốn của nền kinh tế chưa Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại có
thể biết được khả năng mở rộng tín dụng của mình Từ đó, có thể quyết định quy mô,
tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa đảm bảo an toàn vốn cho
vay, vừa có thể thu lại lợi nhuận cao nhất có thể Chỉ tiêu này có thể được biểu thị
bằng công thức sau:
Hiệu suất Tổng dư nợ
Lãi treo sử dụng vốn Tổng vốn huy động
Lãi treo là lãi tính trên nợ gốc và các khoản cho vay của ngân hàng nhưng chưa
thu hồi được Tổng các khoản lãi treo trên các món nợ càng thấp càng tốt Lãi treo càng cao phản ánh rủi ro mắt vốn của ngân hàng càng lớn, ngân hàng có khả năng
mat cả vốn lẫn lãi Từ đó chất lượng tín dụng giảm và ảnh hướng đến hiệu quả kinh
doanh của ngân hàng
1.4 Các nhân tố ánh hướng đến hiệu quá cho vay của ngân hàng thương mại 1.4.1 Các chính sách của Đảng và Nhà nước
Trang 16Chuyên đề tốt nghiệp - 16 - GVHD: Th.S Tran Thi Thanh Nga
- Vé hanh lang quan ly
- Về tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm, trợ giá trong sản xuất nông nghiệp, đối tuong
cho vay
1.4.2 Chủ quan của NHTM
- Nguồn lực tài chính, trong đó yếu tố quan trọng nhất là quy mô vốn điều lệ và
khả năng huy động vốn của ngân hàng
- Chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp sẽ thúc đây mở rộng tín dụng của ngân hàng Ngược lại, nếu chính sách tín dụng của ngân hàng đước xác định không
phù hợp với những đòi hỏi khách quan của bối cảnh thị trường cũng như yêu cầu quản lý nội tại của ngân hàng sẽ kìm hãm khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng
- Năng lực quản trị của ban lãnh đạo: là điều kiện tiền đề cho việc giải quyết
mối quan hệ đánh đổi giữa rủi ro và khả năng sinh lời Chỉ trên cơ sở có năng lực quản trị tín dụng cao, Ngân hàng mới có khả năng vừa mở rộng được quy mô cho vay vừa đảm bảo kiểm soát rủi ro
- Chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất thiết bị, mạng lưới của ngân hàng - Chiến lược cạnh tranh của ngân hàng
- Uy tín — tín nhiệm — tinh thần phục vụ của Ngân hàng thương mại
- Trình độ của cán bộ Ngân hàng trong thầm định cho vay, trong tiếp thị, trong
Marketing và sự am hiểu về khoa học kỹ thuật cũng như am hiểu về pháp luật (nhất là
luật kinh tế)
1.4.3 Chủ quan của khách hàng vay vốn
- Trình độ, năng lực SXKD - Sự am hiểu về khoa học kỹ thuật
Trang 17Thị trường cũng là nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay của ngân hang
thương mại, yếu tố thị trường tác động đến đầu vào đầu ra của sản phẩm, của hàng
hóa trong sản xuất kinh đoanh Đôi lúc nó tác động bất lợi đến tiêu thụ sản phẩm gây khó khăn cho người sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng vì người sản xuất vay vốn ngân hàng
1.4.5 Thiên tai
Trong quá trình sản xuất kinh đoanh, người sản xuất kinh doanh, người sản
xuất kinh doanh vay vốn ngân hàng gặp rủi ro như nắng hạn kéo dài, mưa lũ, chăn nuôi bị dịch bệnh không thu hoạch được, không có vốn trả nợ vốn vay đã gây ảnh
Trang 18Chuyên đề tốt nghiệp -18- GVHD: Th.S Tran Thi Thanh Nga
CHUONG 2 : THUC TRANG HOAT DONG TIN DUNG DOI VOI KINH TE HO SAN XUAT O NGAN HANG NONG NGHIEP VA PHAT TRIEN NONG
THON HUYEN SON HA-TINH QUANG NGAI
2.1 Một vài nét về NHNo&PTNT huyện Sơn Hà
2.1.1 Giới thiệu chung
Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT)
huyện Sơn Hà là một chi nhánh ngân hàng thương mại trực thuộc hệ thống
NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập theo quyết định số 340QĐ-NHN-02 ngày 26
tháng 03 năm 1988 của TGĐÐ NHNo&PTNT Việt Nam
NHNo&PTNT chỉ nhánh huyện Sơn Hà đóng tại trung tâm thị tran Di Lang,
cách trụ sở NHNo&PTNT tính Quảng Ngãi gần 50Km về phía đông, là chi nhánh cấp
2 chịu sự quản lý, chỉ đạo về tổ chức, chuyên môn, nghiệp vụ đối với NHNo&PTNT
tỉnh Quảng Ngãi.Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Sơn Hà đến nay đã tồn tại và hoạt
động trên 20 năm trên một huyện miền núi với 13 xã và một thị trấn, với số dân khoảng trên 69.000 người, với 14.567 hộ gia đình trong đó 12.090 hộ sản xuất nông
nghiệp chiếm 83% tổng hộ trong toàn huyện, trong đó có nhiều xã còn nhiều khó khăn, đất nông nghiệp chiếm chỉ khoảng 45%, còn lại là đất rừng núi, dân cư thưa
thớt, phần lớn là người dân tộc thiểu só, trình độ dân trí còn thấp, kinh tế chậm phát
triển, các đoanh nghiệp còn khiêm tốn về số lượng và qui mô Với đặc thù như trên,
nên việc tiếp cận cho vay, thu nợ hay huy động vốn là một điều khó khăn đối với cán
bộ tín dụng
Trang 19vào đối tượng là cán bộ công nhân viên chức trên địa bàn Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Sơn Hà thuộc hệ thống NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ngãi nên hoạt động của nó
cũng giống như các ngân hàng thương mại khác * Vai tro:
- Là nơi giao dịch giữa ngân hàng với khach hang NHNo&PTNT huyén Son Hà đóng vai trò trung gian điều hòa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, phân phối trong dân cư và đầu tư nâng cao SXKD
-Là công cụ dé ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ
* Nhiệm vụ:
- Khai thác, tổ chức huy động vốn dưới nhiều hình thức:
+ Huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn
+ Huy động tiền gửi tiết kiệm trả lãi bậc thang
+ Huy động tiết kiệm gởi góp
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm dự thưởng + Phát hành kỳ phiếu
- Tổ chức cho vay: + Cho vay ngắn hạn
+ Cho vay trung và dài hạn
+ Cho vay theo chương trình của Chính Phủ - Tổ chức thanh tốn khơng dùng tiền mặt - Tổ chức thanh toán bằng tiền mặt
2.1.2 Cơ cấu, tố chức của NHNo&PTNT huyện Sơn Hà
Trang 20Chuyên đề tốt nghiệp -20- GVHD: Th.S Tran Thi Thanh Nga Quan hé chi dao PHO GIAM BOC Quan hé chi dao PHONG KINH DOANH Quan hệ chức năng PHÒNG KÉ TOÁN
Phòng kế toán và phòng kinh doanh chịu sự quản lý và điều hành của Phó Giám Đốc Hiện nay, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Sơn Hà có tổng số là 11 người,
trong đó:
- 01 Phó Giám Đốc: trực tiếp lãnh đạo chung, quản lý và điều hành toàn bộ công việc của chi nhánh
- Phòng kế toán: gồm 05 người (01 Phó phòng, 01 thủ quỷ và 03 kế toán viên)
- Phòng kinh đoanh: gồm 05 người (01 Trưởng phòng, 03 cán bộ tín đụng phụ
trách cho vay SXKD, 01 cán bộ tín dụng phụ trách cho vay tiêu dùng )
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Sơn Hà - tỉnh Quảng Ngãi
2.2.1 Thực tế cho vay hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Sơn Hà - tỉnh Quảng Ngãi Bảng 1: Tình hình cho vay hộ sản xuất qua các năm 2009, 2010, 2011 Đơn vị tính: Triệu đồng
Doanh số cho vay
Trang 21Nhìn trên bảng số liệu trên ta thấy dư nợ HSX tăng dần qua các năm Năm
2009 dư nợ HSX đạt 52.268 triệu đồng thì đến năm 2011 đã đạt dư nợ là 79.520 triệu
đồng tăng 52,14% so với năm 2009 và tăng 20,15% so với năm 2010 Nguyên nhân là do Ngân hàng đã nới lỏng một số biện pháp tín dụng cho phù hợp với thực tế Ví dụ
như đối với hộ sản xuất hợp tác lâu năm, trả nợ đúng hạn, đáng tin cậy thì có thể cho vay tới 80% hoặc 90% giá trị tài sản thế chấp Bên cạnh đó, việc thâm định, đánh giá
tài sản thế chấp, việc kiểm tra trước, trong, sau khi cho vay đều do một cán bộ tín
dụng trực tiếp cho vay thực hiện đề thủ tục được nhanh gọn hơn tránh rườm rà đến
khách hàng Mặc khác, là do mấy năm nay tình hình kinh tế phát triển các hộ gia đình
đỗ xô vay vốn đề đầu tư, kinh doanh Chính vì vậy, đến năm 2011 ngân hàng đã tiếp
cận được 5.012 lượt hộ tăng 732 lượt hộ so với năm 2010 Để đạt được điều này là do sự cố gắng nổ lực của ngân hàng Để thấy được thực trạng cho vay của
NHNo&PTNT huyện Sơn Hà năm qua ta xem bảng sau:
Trang 22Chuyên đề tốt nghiệp -22- GVHD: Th.S Tran Thi Thanh Nga
Những con số này chưa phải là lý tưởng song đó cũng là một kết quả đáng
mừng, bởi tỷ lệ đư nợ cho vay hộ sản xuất được nâng lên rõ rệt qua từng năm Nhìn
vào bảng trên ta thấy năm 2011 tổng mức cho vay HSX là 70.354 triệu đồng, chiếm
72% tông vốn cho vay của toàn chỉ nhánh Nếu dư nợ năm 2009 là 52.268 triệu đồng
thì đến năm 201 1 là 79.520 triệu đồng tăng 1,52 lần so với năm 2009 Cho thấy đây là
những nổ lực không ngừng của NHNo&PTNT huyện Sơn Hà - tỉnh Quảng Ngãi trong những nắm qua
Xét về kỳ hạn cho vay, xu hướng dễ nhận thấy đoanh số cho vay ngắn hạn
giảm dần trong khi doanh số cho vay trung hạn lại tăng dần, trong đó vay trung hạn
hộ loại một là chủ yếu Như vậy tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của những hộ nông dân nhỏ, thông qua vốn đầu tư đài hạn tuy tỷ trọng dư nợ cũng như tốc độ tăng còn thấp
Trang 23Nhin chung doanh sé cho vay 6n dinh qua cac nim gần đây, doanh số giai
đoạn sau tăng, tỷ lệ nợ quá hạn năm sau giảm hơn năm trước, va tỷ lệ nợ quá hạn thấp
hơn nhiều so với quy định của NHNN (theo thông tư số 13/2010 thì tỷ lệ nợ quá hạn an toàn là: 3%) Qua đó phản ánh một điều là ngân hàng đã quan tâm chú trọng đến vân đề mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng khi mà các chính sách của Đảng nhà nước đang hướng mạnh vào phát triển kinh tế nông thôn
2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất
Bảng 4: Tổng nguồn vốn huy động theo thời gian tại chỉ nhánh
NHNo&PTNT huyện Sơn Hà - tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2009-2011 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Sốtiền |Tỷtrọng | Sốtiền |Týtrọng | Số tiền Tỷ trọng (%) (%) (%) Tổng vốn huy | 160.100 100% 241.299 100% 338.900 100% động Ngắn hạn 90.408 56,47% | 109358 | 45,32% | 169.111 49,9% Trung, dài hạn 69.692 43,53% 131.941 54,68% 169.789 50,1% (Nguôn: BCKO hoạt động kinh doanh năm 2009-2011)
Tổng vốn huy động đã tăng đáng kế qua từng năm, năm 2011 vốn huy động là
338.900 triệu đồng tăng 97.601 triệu đồng so với năm 2010 và tăng 178.800 triệu
đồng so với năm 2009 Nguyên nhân là do ngân hàng đã chủ động huy động từ các dự
án đền bù thủy điện, các dự án quy hoạch, tiền gửi từ các tổ chức tín dụng trên địa
Trang 24Chuyên đề tốt nghiệp -24- GVHD: Th.S Tran Thi Thanh Nga
2011 là 50,1% tăng 6,57% so với năm 2009 Điều này cho thấy ngân hàng đã có chỗ
đứng vững vàng, tạo uy tín trong dân cư nên người dân yên tâm gửi dai han Dé thay
rõ mối quan hệ giữa huy động vốn và cho vay ở ngân hàng ta cùng phân tích bảng dưới đây:
Bảng 5: Chỉ tiêu cơ cấu dư nợ cho vay hộ sản xuất theo thời hạn (tính đến
thời điểm ngày 31/12 hàng năm) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Cho vay ngắn hạn HSX 35.508 36.209 33.390 Tỷ trọng 54,22% 49,25% 47,46% Cho vay trung, dai han HSX 29.980 37.312 36.964 Ty trong 45,78% 50,75% 52,54% Tong du ng 52.268 66.185 79.520 Tong ty trong 100% 100% 100%
(Nguôn: Báo cáo kết quả hoạt động tài chính 2009 — 2011)
Trong quá trình đầu tư NHNo&PTNT huyện Sơn Hà - tỉnh Quảng Ngãi đặc
biệt quan tâm chuyền dịch cơ cấu dư nợ theo loại cho vay, từ chỗ chủ yếu cho vay ngắn hạn, NHNo&PTNT huyện Sơn Ha — tỉnh Quảng Ngãi từng bước tập trung cho vay trung hạn và dài hạn, cụ thể cho vay trung và đài hạn năm 2009 là 29.980 triệu
đồng, chiếm tỷ trọng là 45,78% thì đến năm 2011 là 36.964 triệu đồng , chiếm tỷ
trọng là 52,54% tăng 1,23 lần
Việc tăng tỷ trọng vốn trung và dài hạn đáp ứng tốt hướng đổi mới quản lý nông nghiệp, nông thôn, khuyến khích hộ sản xuất tự chủ trong trang bị máy móc,
Trang 25quy mô sản xuất của gia đình, nhằm mục tiêu nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, thúc đây quá trình phân công lại lao động xã hội ở nông thôn, kích thích quá trình thúc đây phát triển sản xuất tống hợp trong mỗi gia đình, góp phần chuyền dịch cơ cầu của huyện nhà
Theo số liệu ở 2 bảng (bảng 4 và 5) trên, ta thấy hoạt động kinh đoanh (huy động và cho vay) của ngân hàng khá hiệu quả, vốn huy động ngắn hạn đủ cung cap dé
cho vay ngắn hạn, và vốn huy động dài hạn cũng đủ để cho vay dài hạn, ngân hàng đã
đi đúng hướng trong việc chuyền dịch cơ cấu giữa nguồn vốn và sử dụng vốn Trong thời gian tới ngân hàng cần duy trì và phát huy hơn nữa
Bảng 6: Dư nợ bình quân hộ sắn xuất Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Doanh số cho vay HSX 65.488 73.521 70.354 Số lượt hộ vay 3.850 4.280 5.012 Dư nợ bình quân mỗi HSX 17,010 17,178 14,037
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tin dụng năm 2009 — 2011)
Dư nợ cho vay là thước đo quy mô tín dụng của một Ngân hàng nên bất cứ ngân hàng nào cũng chú trọng đến tăng trưởng dư nợ Do xác định khách hàng phục
vụ chính là các hộ nông dân, NHNo&PTNT huyện Sơn Hà — Tỉnh Quảng Ngãi luôn
phan đấu tăng trưởng dư nợ cho hộ sản xuất Đến cuối năm 2011 dư nợ hộ sản xuất đạt đến 79.520 triệu đồng Trong những năm gần đây dư nợ tăng đáng kể, tốc độ tăng
trưởng cao do Ngân hàng tập trung nâng cao chất lượng tín dụng và chất lượng thẩm
định trước khi cho vay theo quyết định của NHNo&PTNT Việt Nam
Số lượt hộ còn đư nợ đến cuối năm 2011 đạt hơn 5.012 lượt hộ tăng 732 lượt
Trang 26Chuyên đề tốt nghiệp - 26 - GVHD: Th.S Tran Thi Thanh Nga
Từ bảng trên ta thấy rằng: số tiền trung bình mỗi lượt vay của hộ sản xuất có xu hướng tăng, nhưng mức tăng chậm không đáng kể, với mức trung bình 16,075 triệu đồng Số tiền vay cao thì chứng tỏ hiệu quả cho vay đã tăng lên, sức sản xuất
cũng như quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất tăn lên và tăng thu nhập hộ sản xuất
Bảng 7: Vòng quay vốn tín dụng HSX giai đoạn 2009 — 2011
Đơn yị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Doanh số thu nợ HSX 37.574 47.678 52.051 Dư nợ 52.268 66.185 79.520 Vòng quay vốn tín dụng HSX 0,719 0,72 0,65
(Nguồn: BCKOKD năm 2009 — 2011)
Đặc điểm sản xuất nông nghiệp là chu kỳ sản xuất kinh đoanh kéo dài, thường
các món vay ngắn hạn có thời hạn từ 6 tháng đến 1, còn các món vay trung và đài hạn
có thời hạn từ 3 đến 7 năm do đó vốn tín dụng có tốc độ quay vòng thấp (nhỏ hơn 1) Mặt khác vòng quay vốn tín dụng có xu hướng giảm dần qua các năm, điều này là
Trang 27(Nguén: BCKOKD ném 2009 — 2011)
Kết quả trên cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất của ngân hàng ở mức thấp Năm 201 1 có tỷ lệ nợ quá hạn cao hơn so với hai năm còn lại, nguyên nhân là do nam 2011 người đi vay làm ăn thua lỗ nên dẫn đến nợ quá hạn tăng Kết quả nổi bật nhất của Ngân hàng trong hoạt động cho vay hộ sản xuất những năm qua là tỷ lệ nợ quá
hạn hàng năm thấp, nhỏ hơn mức trung bình của NHNo&PTNT Việt Nam (hơn
3%/năm) Tỷ lệ này có thể không phản ánh điều gì nếu mức dư nợ nhỏ bé nhưng nhìn vào khối lượng tín dụng hộ sản xuất mà ngân hàng đang quản lý thì tỷ lệ này thực sự
có ý nghĩa, thể hiện sự có gắng lớn của Ngân hàng
2.3 Đánh giá về hoạt động tín dụng đối với hộ sán xuất tại NHNo&PTNT huyện
Sơn Hà - tỉnh Quảng Ngãi 2.3.1 Kết quả đạt được
Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được thể hiện qua thu nhập mà
ngân hàng thu được Đặc biệt thu nhập từ hoạt động cho vay hộ sản xuất chiếm tỷ
trọng cao nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Và lợi nhuận mà ngân hàng được hưởng sau khi lấy khoản thu nhập mà ngân hàng thu được trừ đi các khoản chỉ phí mà ngân hàng đã bỏ ra Do vay dé đánh giá hoạt động cho vay hộ sản xuất của
ngân hàng như thế nào ta xem xét các yếu tổ lợi nhuận, chi phí và thu nhập
Trang 28Chuyên đề tốt nghiệp -28- GVHD: Th.S Tran Thi Thanh Nga - Thu khac 267 262 365 2 Tổng chỉ phí 9.510 8.447 13.357 - Chi phí hoạt động tín dụng 5.991 4.815 7.239 - Chi phí hoạt động dịch vụ 58 55 90 - Chi phi khac 3.461 3.577 6.028 3 Loi nhuan 4.051 7.872 10.472
(Nguôn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Sơn Hà — Tinh Quang Ngai nam 2009 — 2011)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy trong tống thu nhập của Chi nhánh
NHNo&PTNT huyện Sơn Hà thì nguồn thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao
nhất (cụ thể năm 2009 thu từ hoạt động tín dụng chiếm 97,29% tổng thu nhập; năm
2010 là 97,71% và năm 2011 là 97,68%) Tương tự thu nhập thì chi phí của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Sơn Hà trong ba năm qua cũng chủ yếu là chi cho hoạt
động tín dụng, năm 2009 là 62,99% tổng chi phí; năm 2010 là 57,12% và năm 2011
là 54,2% Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 nên nền
kinh tế nước ta bị ảnh hưởng, người dân làm ăn thua lỗ, giá cả bấp bênh dẫn đến lợi
nhuận của chỉ nhánh năm 2009 chỉ là 4.051 triêu đồng Đến năm 2010 đã có sự phát
triển hơn, kinh tế dần khục hồi nên tín dụng tăng trưởng tốt hơn, làm lợi nhuận chỉ
nhánh năm 2010 tăng so với năm 2009 là 3.821 triệu đồng Đến năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đưa ra nhiều chính sách để phát triển kinh tế như: áp dụng trần lãi suất huy động, hồ trợ lãi suất cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh nông nghiệp, nông thôn chính vì vậy người dân càng yên tâm để vay vốn sản xuất kinh
doanh, nhờ đó lợi nhuận của chi nhánh năm 201 l tăng so với năm 2010 là 2.600 triệu
Trang 29Như vậy, trong những năm qua NHNo&PTNT huyén Sơn Hà kinh doanh
tương đối hiệu quả, đây cũng chính là sự nỗ lực hết mình của chỉ nhánh Trong những
năm tiếp theo, toàn NHNo&PTNT huyện Sơn Hà cần phải cố gắng nổ lực hơn nữa để
phát triển hơn, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn, đáp ứng được nhu cầu vốn của mọi người
dân có nhu cầu, gop phan phát triển kinh tế vùng, xã hội,
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác cho vay hộ sản xuất cúa
NHNo&PTNT huyện Sơn Hà - tỉnh Quảng Ngãi
- Đối tượng cho vay còn bó hẹp, không phù hợp với kinh tế thị trường, hiệu
quả tín dụng còn thấp
- Nguồn trả nợ của hộ sản xuất cho ngân hàng không đảm bảo vì phụ thuộc vào
kết quả kinh doanh của HSX Nếu SXKD thuận lợi thì trả nợ nhanh, đúng hoặc trước
hạn, nhưng nếu SXKD gặp vấn đề thì sẽ ảnh hưởng đến nguồn trả nợ của khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng
- Mức vốn đầu tư bình quân cho một hộ sản xuất còn ở mức độ trung bình Cho
vay mang tính chất đàn trải còn ở thế bị động, khách hàng đi tìm Ngân hàng chứ Ngân hàng chưa chủ động tìm đến khách hàng, chưa chuyển mạnh sang đầu tư dự án Nhiều khách hàng vay vốn không tự xây dựng được dự án và phương án sản xuất kinh doanh mà phải nhờ vào sự trợ giúp của cán bộ tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Sơn Hà là đơn vị thiếu vốn nên trong những năm qua thường xuyên phái
sử dung vốn từ cấp trên nên mở rộng cho vay còn hạn chế
- Vì Sơn Hà là một huyện miền núi, đất đai khô căn nên SXKD của các hộ gia đình chủ yếu tập trung vào nông-lâm nghiệp đó là trồng mì và keo Loại hình SKKD này có đặc điễm là chỉ đến khi giáp hạt mới có thể thu hồi nợ (gốc và lãi) Vi vay dé dẫn đến nợ quá hạn nếu hộ sản xuất kinh doanh thua lỗ hoặc gặp thiên tai
- Mặt khác, giá cả thị trường bấp bênh, nên hộ sản xuất cũng không yên tâm để
SXKD, lợi nhuận của hộ không được đảm bảo từ đó cũng ảnh hưởng đến kết quả của
Trang 30Chuyên đề tốt nghiệp - 30 - GVHD: Th.S Tran Thi Thanh Nga
- Là chi nhánh của NHNo&PTNT tinh Quang Ngãi nên chi nhánh NHNo&PTNT huyện Sơn Hà không thê chủ động thay đổi lãi suất, khi cần phải xin ý
kiến cấp trên nên có nhiều cơ hội bị bỏ lỡ
- Nền kinh tế chuyển đổi theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước
nên các cơ chế chính sách cũng luôn thay đổi để phù hợp với nền kinh tế hiện đại Sự
Trang 31CHUONG 3: GIAI PHAP NHAM MO RONG VA NANG CAO CHAT LUQNG TIN DUNG DOI VOI CHO VAY HO SAN XUAT Ở NHNo&PTNT HUYỆN
SON HA - TINH QUANG NGAI
3.1 Giải pháp
3.1.1 Mớ rộng khá năng tiếp cận nguồn vốn 3.1.1.1 Tăng cường tiếp cận đến từng hộ sản xuất:
Ở địa bàn miền núi như huyện Sơn Hà, do trình độ dân trí người dan con thấp
và hạn chế trong chính sách tín dụng của Nhà nước nên nhiều hộ nông dân chưa tiếp
cận được với nguồn vốn ngân hàng do đó không có điều kiện đề phát triển sản xuất, đời sống người dân còn khổ cực Ngoài ra, một số lý do sau đây cũng là trở ngại cho
việc mở rộng tín dụng đến từng hộ sản xuất:
1 Thiếu thông tin bao gồm sự thiếu quan tâm của ngân hàng, thiếu một nền văn minh ngân hàng và các chương trình tín dụng
2 Nhiều xã xa xôi, điều kiện đi lại khó khăn, mặt khác hiện nay trên địa bàn chỉ có một ngân hàng duy nhất, chưa có điễm giao địch của ngân hàng
3 Chi phi cho vay còn cao
4 Yêu cầu thế chấp ngặt nghèo 5 Hồ sơ giấy tờ phức tạp
6 Rủi ro trong hoạt động sản xuất của hộ có thể dẫn đến không trả được nợ Do vậy việc tiếp xúc trực tiếp với các hộ gia đình đóng một vai trò quan trọng
Trang 32Chuyên đề tốt nghiệp -32- GVHD: Th.S Tran Thi Thanh Nga
- Đối với các món vay nhỏ dưới 5 triệu đồng Ngân hàng nên đơn giản hóa quy trình cho vay để đây mạnh tiến độ mở rộng khả năng tiếp cận
- Cần tăng cường thẩm định các món vay nhỏ và quy trình thẩm định cũng nên được hoàn thiện với những thủ tục riêng để đơn giản hóa hoạt động phân tích dự án Cần soạn thảo các bảng tham khảo nhanh về doanh thu va chi phí đưới hình thức một danh sách kiểm tra đối với từng hoạt động sản xuất khác nhau như: chăn nuôi, trồng
trọt, buôn ban,
- Khi đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ tín dụng nên bổ sung thêm một
tiêu thức đó là số lượng người vay do cán bộ tín dụng quản lý Hiện nay, tiêu thức này đã được chi nhánh NHNo&PTNT huyện Sơn Hà - tỉnh Quảng Ngãi áp dụng và
bước đầu đã đem lại động lực đề cán bộ tín dụng có trách nhiệm cao hơn trong công
việc của mình
3.1.1.2 Đa dạng hóa các loại hình cho vay, phương thức cho vay:
Đa dạng hóa các loại hình cho vay, phương thức cho vay, mạnh dạn áp dụng các phương thức cho vay mới khi có điều kiện Hiện nay ngân hàng chủ yếu cho vay theo phương thức cho vay từng lần Phương thức này thích hợp với hộ vay vốn không thường xuyên sản xuất theo mùa vụ, chu chuyển vốn chậm Do thủ tục vay vốn còn phức tạp, cần nhiều giấy tờ gây khó khăn cho khách hàng thường xuyên Đối với những khách hàng có vòng quay vốn thường xuyên và quá trình vay trả sòng phẳng,
có tín nhiệm trong quan hệ giao dịch ngân hàng có thể cho vay theo hạn mức tín dụng Phương thức này cho phép khách hàng có thể duy trì một hạn mức tín dụng
trong thời gian nhất định theo chu kỳ sản xuất kinh doanh Trong phạm vi hạn mức
tín dụng và thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng, mỗi lần rút vốn cho vay khách
hàng chỉ phải lập giấy nhận nợ tiền vay kèm theo các chứng từ xin vay phù hợp với
mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng, tiết kiệm được nhiều thời gian và chỉ
Trang 333.1.1.3 Mớ rộng các hình thức và điều kiện vay vốn cho phù hợp với thị trường nông thôn
Quy luật mùa vụ nông thôn là nhân tố quyết định hiệu quả sử đụng đồng vốn của người dân Chính vì vậy, cần xác định thời hạn linh hoạt hơn, khớp đúng với loại hình cây, con ở mỗi vùng sản xuất cho đến thu hoạch và chuẩn bị cho kỳ sau để phục vụ vốn cho quá trình sản xuất Trên cơ sở thực tế và tham khảo kinh nghiệm các nước, các chuyên gia kinh tế cho rằng cần thực hiện cho vay lưu vụ đối với hộ sản
xuất Theo hình thức này, hộ sản xuất sau một chu kỳ sản xuất chỉ cần trả hết lãi có
thể xin vay lưu vụ để tiếp tục đầu tư cho chu kỳ sau mà không cần phải làm lại thủ tục
từ đầu Cho vay lưu vụ giúp các hộ sản xuất có các điều kiện chủ động về vốn, giảm bớt các điều kiện phiền hà và gắn bó nông dân với các tổ chức tín dung hơn
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn cần phải đa dạng các loại sản phẩm, cũng như các ngành nghề dịch vụ cho nông nghiệp và đời
sống nông dân Do đó các tổ chức tín dụng cần mở rộng hơn nữa các điều kiện vay
vốn, không chỉ đầu tư cho sản xuất cây, con giống mà còn đầu tư cho các khâu dịch vụ, các sản phẩm lành nghề, cơ khí sửa chữa và nhất là phát triển thương nghiệp ở nông thôn Rõ ràng là đối tượng tín dụng ở thị trường nông thôn đang được mở rộng, phong phú và đa dạng hơn, các đối tượng đầu tư cũng như đổi mới các điều kiện tín dụng
3.1.2 Nâng cao chất lượng xây dựng và thẩm định tín dụng 3.1.2.1 Cho vay tập trung, có trọng điễm:
Đầu tư vốn tập trung, có trọng điễm đối với khách hàng thuộc những ngành,
vùng có tiềm năng lớn và triển vọng phát triển bền vững Ngân hàng khi thực hiện
cho vay đối với khách hàng cần phải tuân thủ nguyên tắc “tiến hành kinh doanh một
Trang 34Chuyên đề tốt nghiệp - 34- GVHD: Th.S Tran Thi Thanh Nga
Trước mắt ngân hàng cần tiếp tục đầu tư vào các tiêu ngành hoạt động có hiệu quả là chăn nuôi, trồng keo, trồng mỳ, buôn bán, Đây là những lĩnh vực thế mạnh
của huyện Sơn Hà
3.1.2.2 Day manh cho vay qua cac tố, nhóm đơn vị làm đại lý tại địa phương Qua thực tế nhiều năm thấy hiệu quả của hình thức cho vay qua các tổ chức hội ở địa phương, mang lại hiệu quả cho hoạt động của ngân hàng là rất lớn Việc cho vay qua các tổ, đại lý là một biện pháp rất hữu hiệu để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín
dụng đối với hộ sản xuất Vì “không ai hiểu rõ gia đình mình hơn những người hàng
xóm của mình” Các tổ chức hội tại địa phương là nơi xác nhận và đánh giá nhu cầu
vay vốn của hộ sản xuất một cách công khai, chuẩn xác, kịp thời Qua đó ngân hàng
giải ngân nhanh và đảm bảo chất lượng tín dụng
Thông qua các tổ chức tại địa phương đồng vốn của ngân hàng được kiểm tra, đôn đốc, giám sát một cách thường xuyên và hiệu quả
Mặt khác, thông qua các tổ chức hội để các hộ sản xuất có thể tương trợ lẫn
nhau, không những về nhu cầu tín dụng mà còn về kiến thức kỹ thuật sản xuất, về
nguyên liệu đầu vào, tiêu thụ sản phâm đầu ra
Việc cho vay qua tô chức hội, tô tín chấp địa phương sẽ đảm bảo an toàn đồng vốn vay của ngân hàng Vì ở các địa phương, nếu không trả nợ kịp thời vốn vay qua tổ sẽ có nhiều biện pháp, trong đó nhắc nhở qua các cuộc họp, qua hệ thống loa truyền thanh do tam lý tập quán tai địa phương, điều này gây tâm lý e ngại Chính
vì vậy, do tâm lý lên người vay luôn thực hiện nghĩa vụ một cách đúng hạn, theo quy
định
Hình thức chuyển tải vốn tin dụng tới hộ sản xuất thông qua tổ đem lại lợi ích cho cả hai phía: hộ vay vốn và Ngân hàng
Đối với hộ gia đình có khá năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng mà không
Trang 35ngân hàng mà di mượn những người xung quanh, gây tình trạng cho vay nặng lãi không có hiệu quá kinh tế - xã hội
Đối với Ngân hàng, thông qua hình thức tổ, việc cung cấp tin đụng được thực
hiện tốt hơn, hiệu quả hơn đồng thời đảm bảo an toàn cho vốn vay Kết quả thực hiện tốt hơn, hiệu quả cho vay qua “nhóm” của NHNo&PTNT huyện Sơn Hà đã cho thấy
tỷ lệ nợ quá hạn hàng năm rất thấp (trung bình khoảng 0,23%) Mặt khác, cho vay qua
“nhóm” giảm áp lực quá tải đối với cán bộ tín dụng
Với kinh nghiệm trong những năm qua Ngân hàng có thể áp dụng hình thức
này sâu rộng hơn nữa Tuy nhiên để chất lượng tín đụng ngày càng được nâng cao và cho vay qua “nhóm” ngày càng có hiệu quả thì Ngân hàng cần được thực hiện một số
van dé sau:
1, Ngan hang phối hợp tốt với các tổ chức chính trị xã hội đặc biệt là Hội nông
dân, Hội phụ nữ và Hội cựu chiến binh Đây là các tổ chức chính trị hiểu rõ điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương
2, Ngân hàng tổ chức các lớp bồi dưỡng cho trưởng nhóm kiến thức cơ bản về quản lý, nghiệp vụ tín dụng ngoài ra còn kết hợp với địa phương tổ chức các cuộc họp để tuyên truyền các chính sách của ngân hàng, để khách hàng hiểu rõ hơn về nguyên tắc và cách thức làm việc với ngân hàng
3, Có hình thức động viên như khen thưởng: Bằng giấy khen, hiện vật, phối hợp với các tổ chức chính quyền địa phương để tuyên dương trước tập thê
3.1.2.3 Thực hiện chấm điểm tín dụng đối với khách hàng vay vốn:
NHNo&PTNT huyện Sơn Hà đã dùng phương pháp cho điểm tín dụng Phương pháp này nhằm xác định rủi ro tín dụng theo những khía cạnh đánh giá khác
nhau Từ đó, tránh được tình trạng bỏ lỡ cơ hội từ chối cho vay đối với những khách
Trang 36Chuyên đề tốt nghiệp - 36 - GVHD: Th.S Tran Thi Thanh Nga tiêu thức cơ bản về người vay đề đánh giá là: tư cách, năng lực, vốn (hay khả năng tài chính) 1 Tưcách |+ | Nang + | Vốn = | Điểm rủi ro tín dụng tốt lực 2 Tưcách |+ | Nang + |V6nthiéu |= | Điểm khá lực 3 |Tưcách |+ | Năng + | Vốn =_ | Điểm khá lực thiếu 4 Tư cach | + | Nang + | Vốn =_ | Điểm nghỉ ngờ khiếm lực khuyết 5 Tucach | + | Nang - | Vốn = | Diém han ché luc 6 Tu cach - | Năng + | Vốn =_ | Điểm kém lực 1 Năng + | Vốn - Tu cach = | Diém nguy hiém luc
8 Vốn - | Tư cách - Nang luc =_ | Điểm đặc biết xấu
Trang 373.1.2.4 Giái pháp về tổ chức, điều hành công tác thẩm định
- Chuyên môn hóa cán bộ tín dụng: Mỗi cán bộ tín dụng sẽ được giao phụ trách
một nhóm khách hàng nhất định, có những đặc điễm chung về ngành nghề kinh doanh hoặc loại hình doanh nghiệp Việc phân nhóm tùy theo năng lực, sở trường,
kinh nghiệm của cán bộ tín dung Qua do, cán bộ tin dụng có thé hiéu biết khách hàng một cách sâu sắc, tập trung vào một công việc của mình và giảm chỉ phí trong điều tra, tìm hiểu khách hàng, giám sát trong quá trình thấm định, góp phần nâng cao chất
lượng tín dụng
- Có cơ chế khen thưởng, đãi ngộ hợp lý đối với các cán bộ tín dụng, thưởng
phạt nghiêm minh: những cán bộ tín dụng thiếu tỉnh thần trách nhiệm, làm thất thoát
vốn, vi phạm cơ chế cần được xử lý nghiêm khắc, đặc biệt đối với những cán bộ tín dụng có hành vi tiêu cực làm ảnh hưởng đến lợi ích của ngân hàng Tùy theo mức độ
có thể áp dụng các hình thức xử lý, kỷ luật như: chuyên công tác, sa thải Ngoài việc nâng cao trách nhiệm của cán bộ, Ngân hàng phải có chế độ khen thưởng đối với những cán bộ có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng Đây là việc làm quan trọng nhằm giải quyết tình trạng cán bộ “ngại” cho vay
3.1.2.5 Bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức của cán bộ thấm định
Trình độ, năng lực, kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thấm định Do đó cán bộ
thâm định cần:
- Có kiến thức tổng thể về kinh tế thị trường, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, am
hiểu về pháp luật Hiểu biết nhất định trên một số lĩnh vực có liên quan đến nghiệp vụ
tín dụng
- Hàng năm cần tô chức các đợt thi nghiệp vụ nhằm khuyến khích cán bộ tín
dụng trau đồi nghiệp vụ, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn
Trang 38Chuyên đề tốt nghiệp -38 - GVHD: Th.S Tran Thi Thanh Nga
kịp thời những biến động của khách hàng, từ đó có những cách thức đối phó cho phù
hợp
3.1.2.6 Không ngừng đổi mới công nghệ ngân hàng
Hoạt động ngân hàng đang phát triển theo hướng “ngân hàng điện tử” Chính vì vậy việc thực hiện các dịch vụ ngân hang nhu: homebanking, internetbanking, 1a
điều tất yếu sẽ xảy ra Đó là những đòi hỏi, thách thức đối với Ngân hàng
NHNo&PTNT huyện Sơn Hà trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập hiện nay
Trong thời gian tới, NHNo&PTNT huyện Sơn Hà cần thực hiện đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nhằm mục tiêu mở rộng và phát triển các địch vụ thanh toán hiện đại, nhanh chóng và thuận tiện cho khách hàng Muốn thực hiện được mục tiêu này thì ngân hàng cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghệ tin học hiện đại,
đồng thời phải gắn kết với nhau nhằm đem lại những dịch vụ tốt nhất để phục vụ cho các đối tượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng
3.1.2.7 Công tác kiếm tra kiếm toán:
Phát huy hiệu quả cơ chế khốn, kết hợp với cơng tác kiểm tra, kiểm soát để nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng với công việc được giao
Trong quá trình cho vay cần thực hiện đầy đủ quy trình nghiệp vụ, điều tra cụ
thé, lựa chọn đúng khách hàng, dự án để đầu tư Thường xuyên phân tích nợ, kết hợp với các tô theo dõi quá trình sử dụng vốn, sớm phát hiện các đấu hiệu tiềm ẩn nợ quá
hạn đề giải quyết kịp thời
3.1.2.8 Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quá, ngăn ngừa nợ quá hạn tiềm ẩn và nợ quá hạn mới phát sinh:
- Chất lượng tín dụng còn thể hiện qua công tác thu nợ có hiệu quả hay không?
Vì vậy, ngân hàng cần một hệ thống thu nợ đề nhắc nhở những khoản nợ đến hạn của
Trang 39thông báo, lời lẻ phải lịch thiệp song cũng cần nghiêm túc, cương quyết yêu cầu khách hàng thanh toán đủ và đúng hẹn
- Ngân hàng luôn duy trì tổ chức phân tích tình hình dư nợ và tình hình dư nợ
đến từng xã, từng cán bộ và từng khách hàng Qua việc phân tích xác định rõ món vay có vấn đề, nợ quá hạn theo mức độ khác nhau; xác định rõ trọng điểm, khách hàng
trọng điểm Định kỳ hàng tháng ngân hàng chia hoạt động tín dụng ra 4 phần để phân tích và chỉ đạo cụ thể từng phần như sau:
+ Đối với nợ quá hạn: Tổ chức phân tích từng đối tượng và phân ra 3 loại: loại thu được ngay, loại thu dần một phần và loại khó thu Từ đó, xác định rõ nguồn thu,
biện pháp thu, thời gian thu phù hợp
+ Đối với nợ sắp đến hạn: Từ ngày 01 đến ngày 10 tháng trước, tổ chức in ra
những món nợ đến hạn của tháng sau, thông báo cho cán bộ tín dụng Từ ngày 20 đến ngày 25 cán bộ tín dụng đi thâm nhập khách hàng để xác định khả năng trả nợ của
từng khách hàng đến hạn tháng sau, từ đó có biện pháp cụ thể đến từng khách hàng, nếu có khó khăn phải báo cáo lãnh đạo để có biện pháp giúp đỡ
+ Đối với nợ chưa đến hạn: Sẽ tổ chức kiểm tra sau, chú ý những món nợ từ 10 triệu trở lên và tập trung kiểm tra vào hai nội dung chính đó là: Kết quả hoạt động kinh doanh của người vay và diễn biến của tài sản thế chấp Nếu có vấn đề thì xử lý theo các biện pháp tín dụng, giúp đỡ khách hàng sớm khắc phục khó khăn có điều kiện trả nợ ngân hàng
+ Đối với các món cho vay mới: Yêu cầu cho vay nghiên chỉnh, đúng quy trình
nhằm tạo ra mặt bằng dư nợ mới chất lượng lành mạnh hơn
3.1.3 Cúng cố và mớ rộng mạng lưới hoạt động
- Tăng cường cán bộ làm công tác tín dụng để có đủ điều kiện hoạt động Hiện nay, cán bộ tín dụng 6 chi nhánh NHNo&PTNT huyện Sơn Hà còn han chế (4 cán bộ
Trang 40Chuyên đề tốt nghiệp - 40 - GVHD: Th.S Tran Thi Thanh Nga
- Mé cac điểm giao dich tai các xã, mỗi xã phải cé it nhat 1 điểm giao dịch để
tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn, nhờ đó mở rộng mạng lưới ngân hàng và
đem lại hiệu quả ngày càng cao hơn nữa
- Củng có hoạt động, trang thiết bị phương tiện làm việc đối với tổ cho vay thu nợ lưu động tại tổ, nhóm và tại xã
- Kết hợp chặt chẽ với hội nông đân, phụ nữ, cựu chiến binh đề chuyền tải vốn
đến tận hộ vay — tạo điều kiện thuận lợi gắn bó với người nông dân theo nghị quyết
liên tịch 2038 và 02
3.1.4 Nâng cao chất lượng thực hiện an toàn tín dụng
Thực hiện phương châm “Tăng trưởng phải an toàn, an toàn đề tăng trưởng mở rộng đầu tư, tập trung mọi có gắng giải quyết những tồn đọng làm lành mạnh tình hình Ngân hàng, đặc biệt là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ quá hạn”
NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện kinh doanh theo nguyên tắc “chất lượng tín
dụng hơn mở rộng tín dụng”, thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế mà Giám Đốc Ngân hàng tỉnh dé ra Cụ thể đối với từng hoàn cảnh, cán bộ tín dụng áp dụng một số biện pháp xử lý như sau:
1, Trường hợp khách hàng trả nợ gốc, lãi hoặc trả nợ thất thường cán bộ tín
dụng cần xác định rõ nguyên nhân
- Nếu khách hàng gặp những khó khăn khách quan (chậm tiêu thụ sản phẩm,
phát sinh nhu cầu chỉ tiêu đột xuất, ảnh hưởng cục bộ của thiên tai, thời tiết ) Cán
bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng làm thủ tục gia hạn nợ, giãn nợ, ghi ý kiến đề xuất
của mình và trình lãnh đạo phê duyệt
- Nếu do chủ quan của khách hàng (có thu nhập nhưng không trả) cần phối hợp với tô trưởng tổ vay vốn, chính quyền xã, thôn dé đôn đốc thu hồi nợ
- Khoản vay không được gia hạn, giãn nợ phải phối hợp với kế toán thực hiện