9. Cấu trúc luận văn
2.4. Một số đánh giá về khảo sát thực trạng
Qua tổng hợp và phân tích kết quả điều tra, khảo sát về thực trạng chúng tôi nhận thấy:
- Phần lớn giáo viên và học sinh trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang có nhận thức đúng về vai trò và tầm quan trọng của các KNGT và việc phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KNGT cho học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên và học sinh chƣa đánh giá đúng ý nghĩa của vấn đề này.
- KNGT của học sinh trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang ở mức trung bình thấp, nhiều học sinh chƣa có KNGT hiệu quả, nhu cầu giao tiếp chƣa cao. Các em còn mắc nhiều lỗi phát âm khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, chƣa tự tin và mạnh dạn trong thiết lập các mối quan hệ, chƣa biết cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu. Giữa lời nói và hành vi trong giao tiếp chƣa phù hợp, chƣa biết khai thác tính hợp lý tình hiệu quả của ngôn ngữ cơ thể.
- Việc phát triển KNGT cho học sinh đã đƣợc Ban giám hiệu và nhà trƣờng quan tâm. Tuy nhiên, hoạt động này còn chƣa mang tính hệ thống, chủ yếu đƣợc các thầy cô giáo thực hiện qua một số giờ dạy trên lớp hoặc qua một số hoạt động ngoại khóa. Chƣa có sự kiểm tra, giám sát đánh giá mức độ, tính hiệu quả của hoạt động, chủ yếu vẫn dựa trên tính tự giác của giáo viên và học sinh.
- Phát triển KNGT cho học sinh trƣờng PTDT Nội trú đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức và bằng nhiều biện pháp khác nhau. Có hai hình thức cơ bản là: thông qua các môn học chính khóa và qua HĐGDNGLL. Có hai nhóm biện pháp cơ bản là: Nhóm biện pháp lý thuyết nhằm thay đổi nhận thức, cung cấp thông tin và cách rèn luyện các KNGT, nhóm biện pháp thực hành nhằm hình thành hành vi và thói quen giao tiếp thích hợp cho học sinh.
- Có hai nhóm yếu tố ảnh hƣởng tới KNGT của học sinh: nhóm yếu tố có tính chất chủ quan gồm 7 yếu tố và nhóm yếu tố có tính chất khách quan gồm 9 yếu tố. Các yếu tố này đều ảnh hƣởng ít nhiều tới việc phát triển và rèn luyện KNGT của học sinh trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang.