Khảo nghiệm các biện pháp sƣ phạm đƣợc đề xuất

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 112)

9. Cấu trúc luận văn

3.3. Khảo nghiệm các biện pháp sƣ phạm đƣợc đề xuất

Qua kết quả khảo sát thực trạng chúng tôi đề xuất và xây dựng 5 biện pháp phát triển KNGT cho học sinh trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang. Để kiểm tra tính khả thi và mức độ cần thiết của các biện pháp chúng tôi tiến hành khảo nghiệm nhận thức của các khách thể nhằm chứng minh tính khách quan của các biện pháp đã đƣợc đề xuất.

3.3.1.Mục đích khảo nghiệm

- Tìm hiểu sự tán thành của các khách thể tham gia đánh giá về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp.

- Xác định tính khả thi, mức độ cần thiết của các biện pháp đƣợc đề xuất.

3.3.2.Khách thể khảo nghiệm

Tổng số khách thể khảo nghiệm: 42 trong đó: 6 cán bộ quản lý; 3 giáo viên phụ trách Đoàn; 33 giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn.

Về trình độ: 2 tiến sĩ, 2 thạc sĩ, 38 ngƣời trình độ đại học.

Về giới tính, dân tộc, độ tuổi: Nam 15 ngƣời; Nữ 27 ngƣời; Dân tộc 29 ngƣời; Độ tuổi từ 25 đến 51 tuổi.

3.3.3. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm tính khả thi, mức độ cần thiết của 5 biện pháp đã trình bày ở mục 3.3.

3.3.4. Phƣơng pháp khảo nghiệm

- Điều tra bằng phiếu hỏi - Phỏng vấn, trò chuyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3.5. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp đƣợc đề xuất Các biện pháp Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả

thi Khả thi khả thi Không SL % SL % SL % SL % SL % SL % Biện pháp 1 42 100 0 0 0 0 42 100 0 0 0 0 Biện pháp 2 41 97.6 1 2.4 0 0 39 92.9 3 7.1 0 0 Biện pháp 3 40 95.2 2 4.8 0 0 39 92.9 3 7.1 0 0 Biện pháp 4 39 92.9 3 7.1 0 0 40 95.2 2 4.8 0 0 Biện pháp 5 42 100 0 0 0 0 41 97.6 1 2.4 0 0

Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định tầm quan trọng của các biện pháp đƣợc đề xuất, nó thực sự cần thiết để phát triển KNGT cho học sinh trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang nói riêng và học sinh các trƣờng PTDT nội trú nói chung trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên các biện pháp đó có thực sự đạt đƣợc hiệu quả hay không, hiệu quả cao hay thấp thì còn tùy thuộc vào khả năng khai thác, thái độ vận dụng của mỗi cán bộ giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục toàn diện học sinh.

3.4. Tiểu kết chƣơng 3

Căn cứ vào cơ sở lý luận, vào kết quả khảo sát thực trạng, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp phát triển KNGT cho học sinh trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang.

- Nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh về tầm quan trọng của việc phát triển KNGT; tăng cƣờng sự phối hợp giữa các hoạt động giáo dục để phát triển KNGT cho học sinh PTDT Nội trú

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phát triển năng lực tổ chức hoạt động cho giáo viên và các chủ thể tham gia giáo dục, nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các môn học ƣu thế và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

- Nâng cao tính tích cực, tự giác cho học sinh trong các hoạt động, trau dồi vốn ngôn ngữ cho học sinh thông qua quá trình học tập cũng nhƣ các hình thức giao tiếp

- Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; thiết kế các chủ đề phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh phù hợp với các loại hình hoạt động giáo dục của nhà trƣờng

- Xây dựng hệ thống các bài tập thực hành và tổ chức cho học sinh luyện tập một cách có hiệu quả

Các biện pháp này đã đƣợc các chuyên gia về giao tiếp đóng góp ý kiến và các cán bộ quản lý, giáo viên trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang đánh giá là có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Tuy nhiên để vận dụng có hiệu quả mỗi biện pháp mà chúng tôi đề xuất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ các điều kiện nội tại của nhà trƣờng về mặt nhân sự, cơ sở vật chất, thời gian, kinh phí; các yếu tố bên ngoài nhƣ sự ủng hộ của chính quyền địa phƣơng, sự quan tâm của phụ huynh học sinh, các lực lƣợng xã hội khác...v.v. Vì vậy, để áp dụng các biện pháp thành công đòi hỏi Ban giám hiệu nhà trƣờng và hội đồng sƣ phạm trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang phải có sự quyết tâm, yêu nghề, mến trẻ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho công tác giáo dục và đào tạo, vì một tƣơng lai phát triển bền vững của nhà trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận chung

1.1. Phát triển KNGT cho học sinh là một bộ phận trong quá trình giáo dục toàn diện để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng. Giúp các em học sinh tạo lập năng lực thích ứng cao, có KN ứng xử, giao tiếp, chuẩn bị hành trang cho các em bƣớc vào cuộc sống đa dạng và luôn biến đổi, đào tạo nên những con ngƣời đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế tri thức. Phát triển KNGT không chỉ giúp học sinh có cách ứng xử văn hóa, hình thành hành vi và thói quen giao tiếp tốt mà còn tạo cơ hội cho các em đƣợc tiếp cận, đƣợc trải nghiệm qua các hoạt động thực tiễn, các em có một cách nhìn mới từ đó có chí hƣớng phấn đấu và tự hoàn thiện bản thân để hòa nhập thân thiện trong cuộc sống cộng đồng.

1.2. Thực trạng KNGT của học sinh trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang còn ở mức trung bình thấp, nhiều học sinh rụt rè, thiếu tự tin khi tiếp xúc, thiết lập các mối quan hệ trong giao tiếp. Khả năng diễn đạt còn yếu do vốn từ tiếng Việt nghèo nàn, các em chƣa mạnh dạn. Bên cạnh đó, KN nghe và lắng nghe còn hạn chế nhất là đối với học sinh khối 10. Thực trạng này bị chi phối bởi các yếu tố có tính chất khách quan và những yếu tố có tính chất chủ quan nhƣ tính cách, tính tích cực của cá nhân, điều kiện, nếp sống của gia đình, môi trƣờng sống…v.v. Ban giám hiệu và giáo viên trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang đã có những tác động, những biện pháp cụ thể, song do những ảnh hƣởng từ những điều kiện khách quan và chủ quan nên đôi khi các tác động đó chƣa phù hợp, hiệu quả chƣa đáp ứng đƣợc với mong muốn.

1.3.Các biện pháp chúng tôi đề xuất đã đƣợc khảo nghiệm và cho kết quả khả quan về tính cần thiết và tính khả thi của chúng. Để đạt hiệu quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mong muốn, khi thực hiện các biện pháp phải đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Kết quả phát triển KNGT của học sinh là sự vận dụng tổng hợp các biện pháp đã đề xuất trong từng hoàn cảnh, đối tƣợng cụ thể, và phụ thuộc vào tài năng, nghệ thuật quản lý của Ban giám hiệu, của cán bộ, giáo viên trong nhà trƣờng và sự tích cực, chủ động của học sinh cũng nhƣ sự ủng hộ tham gia nhiệt tình của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trƣờng.

2. Khuyến nghị

Để phát triển KNGT cho học sinh trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện học sinh, chúng tôi xin kiến nghị một số ý kiến sau:

Về vấn đề xây dựng chƣơng trình hoạt động, rèn luyện, phát triển KNGT cho học sinh: Việc áp dụng chƣơng trình khung của bộ Giáo dục và đào tạo là một trở ngại rất lớn đối với các trƣờng phổ thông trong việc xây dựng nội dung chƣơng trình giáo dục toàn diện cho học sinh hiện nay. Các trƣờng hầu nhƣ không đủ quỹ thời gian và thiếu yếu tố nhân lực, vật lực để tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục cho học sinh tham gia. Chúng tôi kiến nghị với Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Giang xem xét tạo điều kiện cho trƣờng PTDT Nội trú tỉnh đƣợc chủ động xây dựng chƣơng trình HĐGDNGLL riêng, phù hợp với đặc thù của nhà trƣờng, phù hợp với điều kiện ăn ở tập trung của học sinh. Từ đó tích hợp, lồng ghép nội dung phát triển KNGT cho học sinh một cách thích hợp, hiệu quả.

Về vấn đề đào tạo bồi dƣỡng giáo viên tham gia giảng dạy, phát triển KNGT cho học sinh: Cần nâng cao hơn nữa trình độ và năng lực của giáo viên cho phù hợp với yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng nhằm phát triển KNGT cho học sinh. Dần dần xóa bỏ tình trạng giáo viên chỉ dạy đúng chƣơng trình môn học chính khóa theo quy định mà không quan tâm và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tham gia các hoạt động giáo dục khác nhƣ HĐGDNGLL. Ban giám hiệu nên xây dựng quy chế hoạt động của đơn vị và phổ biến trong hội nghị công chức, viên chức, phổ biến qua các cuộc họp hội đồng để cán bộ giáo viên thấy rõ ngoài nhiệm vụ giảng dạy bộ môn còn phải thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện học sinh. Đƣa vấn đề này vào công tác thi đua khen thƣởng.

- Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng tổ chức hoạt động cho giáo viên và học sinh trong nhà truờng, phát huy sức mạnh tham gia của tập thể. Tăng cƣờng hơn nữa mối quan hệ giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng để thống nhất về nội dung, cách thức tổ chức gắn các nội dung học tập và giáo dục phát triển KNGT, nâng cao hiểu biết về văn hóa dân gian, về các di tích lịch sử, văn hóa, có sự phân phối thời gian thích hợp cho các loại hoạt động trong quá trình thực hiện kế hoạch mục tiêu giáo dục đã đề ra.

- Ban giám hiệu kết hợp với những giáo viên chuyên trách chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động rèn luyện kỹ giao tiếp cho học sinh thông qua tổ chức các hoạt động tập thể vui tƣơi lành mạnh, tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu, chăm sóc, thăm quan các di tích lịch sử văn hóa của địa phƣơng.

Về công tác kiểm tra, đánh giá: Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện phát triển KNGT cho học sinh thông qua các môn học ƣu thế và HĐGDNGLL theo định hƣớng giáo dục toàn diện học sinh. Kết quả hoạt động là một trong những tiêu chí bình xét danh hiệu thi đua hàng năm cho giáo viên, cho tập thể học sinh, là tiêu chí xét hai mặt giáo dục cho mỗi cá nhân học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. F. B. Abbatt (1989), Dạy tốt, học tốt, Trung tâm nghiên cứu chất lƣợng đào tạo Bộ y tế, Hà Nội.

2. Nguyễn Nhƣ An (1993), Hệ thống kỹ năng giảng dạy trên lớp về môn giáo dục học và qui trình rèn luyện hệ thống kỹ năng đó cho sinh viên khoa Tâm lý giáo dục, Luận án PTS khoa học Sƣ phạm - Tâm lý, Hà Nội.

3. Hoàng Anh (1991), Kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên, Luận án PTS khoa học Sƣ phạm - Tâm lý, Hà Nội .

4. Hoàng Anh, Vũ Kim Thanh (1995), Giao tiếp sư phạm, Hà Nội.

5. Phạm Thanh Bằng (2007), Biểu hiện hành vi giao tiếp có văn hoá của học sinh THCS tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học, Đại học sƣ phạm Hà Nội.

6. Nguyễn Thanh Bình (1996), Trở ngại tâm lý của sinh viên trong giao tiếp với học sinh khi thực tập tốt nghiệp, Luận án Tiến sĩ khoa học Sƣ phạm - Tâm lý, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Bính, Trần Sinh Thành, Nguyễn Văn Khôi (1999), Phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp, Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Lê Thị Bừng (1997), Tâm lý học ứng xử, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. V.A. Cancalic (1991), Hoạt động sư phạm là quá trình sáng tạo, Viện nghiên cứu Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

10. Nguyễn Liên Châu (2000), Một số đặc điểm giao tiếp của Hiệu trưởng trường tiểu học, Luận án Tiến sĩ Tâm lý, Hà Nội.

11. A.G. Côvaliov (1994), Tâm lý học cá nhân, NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. V.A. Cruchetxki (Tập 1 -1980, Tập 2-1981), Những cơ sở của tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

14. V.P. Đavƣdov (2000), Các dạng khái quát hoá trong dạy học, NXB ĐHQG Hà Nội.

15. M.A. Đanhilop, M.N. Xcatkin (1980), Lý luận dạy học của trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

16. Lã Thu Hà (1995), Kỹ năng giao tiếp của giáo sinh người dân tộc, Hà Nội.

17. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ (1996), Tâm lý học, NXB Giáo dục, Hà Nội, (tập 1,2).

18. Phạm Minh Hạc (1985), “Tính chất nhà trƣờng xã hội chủ nghĩa Việt Nam và vấn đề quản lý giáo dục”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, (1), tr.1-2. 19. Phạm Minh Hạc (1983), Hành vi và hoạt động, Luận án Tiến sĩ Tâm lý

học, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội.

20. Phùng Thị Hằng (2006), Một số đặc điểm giao tiếp của học sinh THPT dân tộc Tày, Nùng, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Đại học sƣ phạm Hà Nội. 21. Trần Minh Hằng (2003), Một số yếu tố tâm lý cơ bản trong tự học của

sinh viên CĐSP, Luận án Tiến sĩ Tâm lý, Đại học sƣ phạm Hà Nội.

22. Trần Hiệp (1991), Tâm lý học xã hội - Mấy vấn đề lý luận, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

23. H. Hipsơ, M. Phorvec (1994), Nhập môn Tâm lý học xã hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

24. Ngô Công Hoàn (1997), Những trắc nghiệm tâm lý, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

25. Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Hồng Ngọc, Nguyễn Ngọc Nam (1993),

Nghệ thuật ứng xử và sự thành công ở mỗi người, NXB Thanh Niên, Hà Nội.

26. R.S. Laurent (1995), 28 bài học xử thế: ở sao cho vừa lòng người, NXB Thanh Niên, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

27. A.N. Lêônchiev (1972), Con người và văn hoá, Tài liệu dịch, Hà Nội. 28. N.D. Lêvitov (1972), Tâm lý học trẻ em và tâm lý học Sư phạm, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

29. N.D. Lêvitov (1983), Tâm lý học cá nhân, tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội. 30. B.F. Lômov (1978), “Giao tiếp là một vấn đề của tâm lý học đại cƣơng”,

Những vấn đề của tâm lý học xã hội, NXB Khoa học, Hà Nội, tr. 13, 100. 31. B.F. Lômov (1986), Phạm trù giao tiếp và hoạt động trong tâm lý học,

Bản dịch của Viện khoa học giáo dục, Hà Nội.

32. B.F. Lômov (2000), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học, Bản dịch của Nguyễn Đức Hƣởng, Dƣơng Diệu Hoa, Phan Trọng Ngọ, NXB ĐHQG, Hà Nội.

33. Trần Tuấn Lộ (1995), Khoa học và công nghệ giao tiếp, NXB Tổng hợp Đồng Tháp.

34. Trần Hữu Luyến (1992), “Yêu cầu tâm lý đối với hệ phƣơng pháp dạy học theo hƣớng thực hành giao tiếp”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, (1).

35. S. Ostrander (1989), Nghệ thuật giao tiếp, NXB Long An.

36. Nguyễn Thạc, Hoàng Anh (1991), Luyện giao tiếp sư phạm, Đại học sƣ phạm I, Hà Nội.

37. Nguyễn Xuân Thức (1997), Nghiên cứu tính tích cực giao tiếp của trẻ em mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vui chơi, Luận án Phó tiến sĩ Tâm lý học, Hà Nội.

38. Trần Trọng Thuỷ (1992), “Một số lý thuyết về hoạt động học tập“, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, (2).

39. Trần Trọng Thuỷ (1993), Bài giảng tâm lý học giao tiếp, Đại học sƣ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 112)