Kết luận chung

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 115)

1.1. Phát triển KNGT cho học sinh là một bộ phận trong quá trình giáo dục toàn diện để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng. Giúp các em học sinh tạo lập năng lực thích ứng cao, có KN ứng xử, giao tiếp, chuẩn bị hành trang cho các em bƣớc vào cuộc sống đa dạng và luôn biến đổi, đào tạo nên những con ngƣời đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế tri thức. Phát triển KNGT không chỉ giúp học sinh có cách ứng xử văn hóa, hình thành hành vi và thói quen giao tiếp tốt mà còn tạo cơ hội cho các em đƣợc tiếp cận, đƣợc trải nghiệm qua các hoạt động thực tiễn, các em có một cách nhìn mới từ đó có chí hƣớng phấn đấu và tự hoàn thiện bản thân để hòa nhập thân thiện trong cuộc sống cộng đồng.

1.2. Thực trạng KNGT của học sinh trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang còn ở mức trung bình thấp, nhiều học sinh rụt rè, thiếu tự tin khi tiếp xúc, thiết lập các mối quan hệ trong giao tiếp. Khả năng diễn đạt còn yếu do vốn từ tiếng Việt nghèo nàn, các em chƣa mạnh dạn. Bên cạnh đó, KN nghe và lắng nghe còn hạn chế nhất là đối với học sinh khối 10. Thực trạng này bị chi phối bởi các yếu tố có tính chất khách quan và những yếu tố có tính chất chủ quan nhƣ tính cách, tính tích cực của cá nhân, điều kiện, nếp sống của gia đình, môi trƣờng sống…v.v. Ban giám hiệu và giáo viên trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang đã có những tác động, những biện pháp cụ thể, song do những ảnh hƣởng từ những điều kiện khách quan và chủ quan nên đôi khi các tác động đó chƣa phù hợp, hiệu quả chƣa đáp ứng đƣợc với mong muốn.

1.3.Các biện pháp chúng tôi đề xuất đã đƣợc khảo nghiệm và cho kết quả khả quan về tính cần thiết và tính khả thi của chúng. Để đạt hiệu quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mong muốn, khi thực hiện các biện pháp phải đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Kết quả phát triển KNGT của học sinh là sự vận dụng tổng hợp các biện pháp đã đề xuất trong từng hoàn cảnh, đối tƣợng cụ thể, và phụ thuộc vào tài năng, nghệ thuật quản lý của Ban giám hiệu, của cán bộ, giáo viên trong nhà trƣờng và sự tích cực, chủ động của học sinh cũng nhƣ sự ủng hộ tham gia nhiệt tình của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)