Xây dựng hệ thống các bài tập thực hành và tổ chức cho học sinh luyện

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 107)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Xây dựng hệ thống các bài tập thực hành và tổ chức cho học sinh luyện

một cách có hiệu quả

* Mục tiêu của biện pháp:

- Học sinh vận dụng những tri thức đã học, sự hiểu biết của bản thân xử lý các tình huống giao tiếp khác nhau.

- Tạo môi trƣờng, tạo cơ hội cho học sinh thử nghiệm, trải nghiệm thái độ, quan điểm và hành vi ứng xử của mình trƣớc các tình huống đƣợc xây dựng.

- Giúp học sinh biến nhận thức thành hành động, biến hành vi và thói quen không tốt thành hành vi và thói quen tốt trong giao tiếp.

- Học sinh đƣợc rèn các KNGT qua các tình huống giả định, từ đó vận dụng vào giải quyết các tình huống giao tiếp trong thực tiễn cuộc sống của bản thân.

* Nội dung của biện pháp:

- Khảo sát, đánh giá trình độ phát triển KNGT của học sinh, phân loại học sinh thành từng nhóm cùng khối lớp dựa vào thực trạng đã khảo sát.

- Thành lập ban biên tập, xây dựng hệ thống các bài tập thực hành.

- Tổ chức biên tập, xây dựng hệ thống các bài tập thực hành rèn luyện và phát triển KNGT. Đánh giá tính khả thi, mức độ cần thiết, hợp lý và tính hiệu quả của các bài tập đã đƣợc xây dựng.

- Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chƣơng trình, yêu cầu của từng bài học trong từng môn học chính khóa, của HĐGDNGLL để lựa chọn thời điểm, nội dung thích hợp đƣa các bài tập thực hành rèn luyện KNGT cho học sinh luyện tập và phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tổ chức cho học sinh rèn luyện các bài tập thực hành thông qua các môn học vào thời điểm thích hợp hoặc qua tổ chức HĐGDNGLL.

- Thƣờng xuyên theo dõi quá trình và kết quả rèn luyện của học sinh để có những thay đổi kịp thời.

* Quy trình thực hiện biện pháp:

- Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch

+ Xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát thực trạng KNGT của học sinh ở các khối, các lớp. Dựa trên cơ sở đó phân thành các nhóm học sinh để cùng nhau luyện tập.

+ Thành lập ban biên tập: nhân sự, cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, thời gian, địa điểm.

+ Xây dựng kế hoạch cuộc thi thiết kế các bài tập thực hành rèn luyện KNGT tới từng đoàn viên, thanh niên học sinh và các giáo viên trong trƣờng (có thể lệ kèm theo).

+ Xây dựng kế hoạch luyện tập cụ thể: mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia…v.v.

- Bƣớc 2: Tổ chức thực hiện * Xây dựng bài tập thực hành:

+ Tổ chức cuộc thi thiết kế các tình huống, các bài tập thực hành tới học sinh và giáo viên trong trƣờng. Tổng kết, đánh giá, phân loại các bài tập thực hành theo từng mức độ, từng tiêu chí đã xây dựng.

+ Ban biên tập gia công lại các bài tập thực hành theo các yêu cầu:

1. Hình thức thể hiện của tình huống, của bài tập thực hành phù hợp với mục đích giáo dục.

2. Gắn với mục tiêu, nội dung bài học, tiết học, gắn với chủ đề hoạt động, nội dung hoạt động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4. Phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng tập luyện của học sinh.

5. Gắn với yêu cầu thực tế cuộc sống, yêu cầu của học tập. Tình huống giả định phải gần với tình huống thực ngoài đời.

+ Tập huấn, tuyên truyền cho giáo viên bộ môn nắm đƣợc vai trò và cách thực hiện các bài tập thực hành để giáo viên tích hợp, lồng ghép vào bộ môn mình giảng dạy hoặc tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm phát triển KNGT cho học sinh. Giáo viên bộ môn có thể gia công thêm một lần nữa cho phù hợp với bản thân mình.

* Tổ chức luyện tập (có thể sử dụng một số bài tập thực hành phần phụ lục 6 để luyện tập):

+ Chọn thời gian, địa điểm, nội dung tập luyện.

+ Chọn lựa đối tƣợng luyện tập, có thể chia thành từng nhóm từ 2 đến 10 học sinh.

+ Chọn lựa tình huống, bài tập thực hành cho từng KNGT. Mỗi tình huống, mỗi bài tập thực hành phải gắn với một KNGT cụ thể. Để phát triển một KNGT phải qua 3 giai đoạn, chia làm 3 bƣớc thực hiện:

Các giai đoạn.

+ Giai đoạn 1: Yêu cầu học sinh làm đúng.

+ Giai đoạn 2: Yêu cầu làm nhanh, làm nhiều lần để thành kỹ năng, kỹ xảo. + Giai đoạn 3: Yêu cầu sử dụng kỹ năng thành thạo và rút gọn.

Các bước thực hiện.

Bƣớc 1: Nắm đƣợc nội dung và cách tập luyện từng KNGT

+ Giảng cho học sinh hiểu vai trò, tầm quan trọng của từng KNGT, giúp học sinh lĩnh hội tri thức về KNGT tập luyện.

+ Hƣớng dẫn học sinh cách tập luyện (những thuận lợi, khó khăn khi luyện tập).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bƣớc 2: Luyện tập các KNGT

Sau khi nắm đƣợc cách làm và cấu trúc lôgic của KN thì vận dụng vào thực hiện các hành động tƣơng tự (học sinh luyện tập thông qua các tình huống mô phỏng, các bài tập thực hành đã xây dựng). Bƣớc này nhằm củng cố các hành động, các thao tác và chuyển chúng thành mức kỹ xảo.

Bƣớc 3: Kiểm tra đánh giá tổng hợp các KNGT đã luyện tập.

Việc kiểm tra, đánh giá, kiểm soát diễn ra thƣờng xuyên, cần khuyến khích để học sinh tự kiểm tra, tự điều chỉnh trong quá trình thực hiện từng thao tác. Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm cho học sinh những lần sau.

Chú ý: Giáo viên phải lựa chọn các bài tập, các tình huống phù hợp với từng KNGT, phù hợp với không gian, thời gian luyện tập, phù hợp với đối tƣợng học sinh…v.v.

- Bƣớc 3: Kiểm tra đánh giá

+ Thƣờng xuyên rà soát, bổ sung các tình huống, các bài tập thực hành mới cho học sinh luyện tập.

+ Kiểm tra, đánh giá mức độ tập luyện, trình độ đạt đƣợc của học sinh trƣớc, trong và sau khi tập luyện các KNGT thông qua các bài tập thực hành để có những điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)