9. Cấu trúc luận văn
1.2.2.1. Khái niệm kỹ năng
Vấn đề kỹ năng (KN) đƣợc nhiều nhà triết học, tâm lý học, giáo dục học nghiên cứu và hiểu theo nhiều góc độ khác nhau nhƣng đều đề cập tới những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất: KN bao giờ cũng gắn liền với việc thực hiện hành động, hay hoạt động. Không có KN chung chung, trừu tƣợng tách rời hành động, KN không có đối tƣợng riêng. Đối tƣợng của nó là đối tƣợng của hành động. Do đó KN phải đƣợc hiểu trƣớc hết là mặt kỹ thuật của hành động, thao tác hay hoạt động nhất định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thứ hai: Một khi KN hành động đã đƣợc hình thành thì KN vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo, tính linh hoạt và tính mục đích. Do vậy tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hình thành, phát triển của KN là tính đúng đắn, sự thành thạo và tính sáng tạo.
Thứ ba: Con đƣờng hình thành KN là con đƣờng thực hiện hành động hay hoạt động. Bởi vì mỗi hành động bao giờ cũng có mục đích khách quan và lôgic thao tác dẫn đến mục đích đó. Lôgic thao tác làm nên mặt KN của hành động. Việc hình thành KN hành động là cá nhân phải biết triển khai thao tác theo đúng lôgic phù hợp với mục đích khách quan. Ta có thể đánh giá học sinh biết giao tiếp khi các em linh hoạt, mềm dẻo triển khai hành động giao tiếp trong mọi hoàn cảnh của hoạt động.
Trên cơ sở phân tích những điểm cơ bản của KN, chúng tôi quan niệm:
“Kỹ năng là khả năng triển khai hành động một cách đúng đắn, linh hoạt mềm dẻo trong hoạt động thực tiễn, dựa trên cơ sở hiểu sâu sắc và đầy đủ hành động đó”. Muốn có đƣợc KN đạt ở mức độ phát triển cao, cá nhân phải có quá trình học tập và củng cố bằng tập luyện hành động trong thực tiễn.