Khái niệm kỹ năng giao tiếp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 26)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.2.2. Khái niệm kỹ năng giao tiếp

Vấn đề kỹ năng giao tiếp (KNGT) chƣa có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện. Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về KNGT, về sự vận dụng chúng vào hoạt động giáo dục và dạy học.

* Quan niệm thứ nhất: Quan niệm về KNGT ở mức độ khái quát. Coi

KNGT là năng lực của con người biểu hiện trong quá trình giao tiếp. Đại diện cho quan niệm này là các tác giả. Hoàng Anh, V.P. Dakharov, Ngô Công Hoàn, Vũ Kim Thanh....v.v. Theo V.P. Dakharov “KNGT là khả năng giao tiếp cụ thể của mỗi cá nhân thể hiện trong quá trình giao tiếp”. Ngô Công Hoàn: KNGT là khả năng tri giác hiểu đƣợc những biểu hiện bên ngoài cũng nhƣ diễn biến bên trong của các hiện tƣợng, trạng thái, phẩm chất tâm lý của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đối tƣợng giao tiếp. Trên cơ sở đó biết tổ chức điều khiển quá trình giao tiếp từ lúc bắt đầu, diễn biến và kết thúc giao tiếp đúng lúc nhằm đạt kết quả trong quá trình giao tiếp [23]. Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn: KNGT là khả năng chủ thể thực hiện có kết quả hành động giao tiếp phù hợp với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của giao tiếp. PGS.TS Nguyễn Thị Tính: KNGT là khả năng giao tiếp thành công và hiệu quả trƣớc một hay nhiều đối tƣợng tiếp xúc của chủ thể giao tiếp. Nói một cách khác, KNGT là toàn bộ những thao tác, cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ phối hợp hài hoà, hợp lý của cá nhân với cá nhân hay cá nhân với một nhóm xã hội nhằm điều khiển, điều chỉnh đối tƣợng giao tiếp để thực hiện mục tiêu của chủ thể giao tiếp.

* Quan niệm thứ hai: Quan niệm KNGT ở mức độ cụ thể. Coi KNGT là những kỹ năng cụ thể biểu hiện trong quá trình giao tiếp. Các tác giả của quan niệm này là: N.V. Savin, F.N. Gônôbôlin, A.A. Lêônchiev, V.A. Cânclic....v.v. Chẳng hạn: N.V. Savin: “Năng lực giao tiếp là năng lực thiết lập mối quan hệ đúng đắn với học sinh và tổ chức tốt mối quan hệ này phục vụ cho giáo dục”. F. N. Gônôbôlin: “Năng lực giao tiếp chính là năng lực nhạy cảm, là năng lực chú ý tới học sinh, để gần học sinh, có giao tiếp với học sinh, có chú ý tới đặc điểm lứa tuổi của học sinh”.

Các quan niệm về KNGT tuy có những nét khác nhau nhƣng đều có những nội dung cơ bản sau đây:

- KNGT là năng lực đặc thù của con người. Kỹ năng này không tự nhiên mà có, nó chỉ hình thành và phát triển trong quá trình giao tiếp. KNGT phải được xem xét như một đặc điểm, một mức độ của hành động giao tiếp, nó luôn gắn liền với hành động giao tiếp.

- KNGT có quan hệ chặt chẽ với tri thức và kỹ xảo giao tiếp. Tri thức giao tiếp là cơ sở, là nền tảng để hình thành và phát triển KNGT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Nét đặc trưng của KNGT là tính mục đích, tính mềm dẻo, tính linh hoạt và tính sáng tạo. Nhờ đó mà con người có những thành công trong các tình huống giao tiếp khác nhau.

Nhƣ vậy, ta thấy bản chất của KNGT là sự linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo khi vận dụng những tri thức, kỹ xảo giao tiếp vào các tình huống giao tiếp khác nhau. KNGT hình thành chủ yếu bằng con đƣờng hành động, nhằm tích luỹ vốn sống, vốn kinh nghiệm, làm phong phú tri thức và rèn luyện các thói quen cần thiết trong giao tiếp.

Từ sự phân tích những nội dung cơ bản cần phải có trong KNGT, chúng tôi khái quát về khái niệm KNGT nhƣ sau: “KNGT là khả năng vận dụng những kiến thức thu được và những kỹ xảo có được vào những tình huống khác nhau của quá trình giao tiếp để đạt mục đích đề ra”.

1.2.2.3. Phân loại kỹ năng giao tiếp

Hiện nay, còn nhiều quan niệm khác nhau về sự phân loại các KNGT. Chẳng hạn: A.A. Lêônchiev chia thành 8 KNGT (KN điều khiển hành vi bản thân; KN quan sát; KN dự đoán nét mặt ngƣời khác; KN kiến tạo sự tiếp xúc; KN giao tiếp ngôn ngữ (biết nói một cách tối ƣu); KN đọc, hiểu, mô hình hoá nhân cách học sinh). Căn cứ vào cấu trúc của quá trình giao tiếp, V.A. Kancalic chia thành các KN (KN định hƣớng giao tiếp; KN tạo bầu không khí tiền giao tiếp; KN thăm dò đối tƣợng giao tiếp; KN giao tiếp ngôn từ). A.T. Curbanôva và F.M.R.akhmatulina chia thành các KN (KN nhìn thấy, nghe đƣợc các trạng thái của ngƣời giao tiếp; KN tiếp xúc, hiểu biết lẫn nhau trong giao tiếp; KN tổ chức, điều khiển quá trình giao tiếp). V.P. Dakharov dựa vào trật tự các bƣớc tiến hành của một pha giao tiếp chia thành các KN (KN “Tiếp xúc, thiết lập mối quan hệ giao tiếp” - KN1; KN “Biết cân bằng nhu cầu của cá nhân và đối tƣợng giao tiếp”- KN2; KN “Nghe và biết lắng nghe đối tƣợng giao tiếp” – KN3; KN “Tự chủ cảm xúc hành vi” - KN4; KN “Tự kiềm chế và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kiểm tra đối tƣợng giao tiếp”- KN5; KN “Diễn đạt ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu” - KN6; KN “Linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp” - KN7; KN “Thuyết phục đối tƣợng giao tiếp”- KN8; KN “Chủ động điều khiển quá trình giao tiếp” - KN9; KN “ Sự nhạy cảm trong giao tiếp” - KN10. Ngoài ra còn một số cách phân loại các kỹ năng giao tiếp khác.

Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cách phân loại KNGT của V.P. Dakharôv. Bởi cách phân loại này tƣơng đối rõ ràng và giúp chúng tôi nghiên cứu cụ thể các KNGT của học sinh trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang đƣợc biểu hiện trong hoạt động học tập cũng nhƣ trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

1.2.3. Phát triển kỹ năng giao tiếp

Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lƣợng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chƣa hoàn thiện đến hoàn thiện. Sự phát triển là quá trình diễn ra theo đƣờng xoáy ốc, hết mỗi chu kỳ sự vật lập lại quá trình đó nhƣng ở cấp độ cao hơn.

Phát triển KNGT cho ngƣời học là qúa trình giúp ngƣời học tích luỹ, trau dồi và huy động vốn tri thức, KN, kỹ xảo đã có vào những tình huống giao tiếp cụ thể nhằm đạt mục đích đề ra, là quá trình nâng cao năng lực thực hiện các hành động, hoạt động một cách linh hoạt, hiệu quả, sáng tạo trong giao tiếp. Một ngƣời có KNGT thƣờng có những biểu hiện cơ bản sau:

- Có tri thức về hành động, nội dung của KNGT .

- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo những tri thức, hiểu biết và KN, kỹ xảo đã có vào hành động trong những điều kiện nhất định hay cách thức hành động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Có thể thực hiện có kết quả hành động trong những điều kiện đã thay đổi.

Để rèn luyện và phát triển KNGT cho học sinh các trƣờng phổ thông, học sinh cần phải nắm đƣợc hệ thống các KNGT, hiểu sâu sắc, đúng đắn vai trò quan trọng của từng KNGT trong hoạt động học tập cũng nhƣ trong đời sống xã hội. Điều quan trọng là biết rèn luyện các KNGT dựa trên cơ sở khoa học, vận dụng lý thuyết vào hành động để hình thành kỹ năng, kỹ xảo, đặc biệt tránh đƣợc tình trạng phát triển và rèn luyện kỹ năng theo kiểu “thử và sai”, hoặc rèn luyện theo kiểu không có kế hoạch, sa vào tình trạng kinh nghiệm chủ nghĩa, làm mất khả năng độc lập, sáng tạo của bản thân.

1.2.4.. Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú

Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. Biện pháp là sự phối hợp các yếu tố khác nhau trong hoạt động nhƣ kỹ thuật, phƣơng tiện, công cụ, tình huống, môi trƣờng, thời gian, công nghệ, các yếu tố tâm lý, xã hội và con ngƣời…v.v. Biện pháp là cấu trúc vĩ mô của phƣơng pháp nhƣng một biện pháp có thể tồn tại trong nhiều phƣơng pháp.

Biện pháp phát triển KNGT cho học sinh thực chất là những cách làm có kế hoạch của giáo viên trên cơ sở sử dụng các yếu tố kỹ thuật, các phƣơng tiện, đƣa học sinh vào những tình huống, vào môi trƣờng giả định để ngƣời học tự giải quyết các vấn đề đặt ra theo ý đồ của nhà giáo dục. Trên cơ sở đó, ngƣời học huy động vốn hiểu biết, tri thức, KN, kỹ xảo đã có để phát triển khả năng giao tiếp của bản thân.

Học sinh PTDT Nội trú là con em của đồng bào dân tộc ít ngƣời sống chủ yếu ở các làng bản núi rừng, quanh những dòng sông, con suối. Các em hầu nhƣ không biết nói dối, rất thật thà, chất phát. Mọi điều thầy cô, ngƣời lớn nói các em đều cho là đúng, là chân lý. Chính điều này làm ảnh hƣởng mạnh mẽ đến quá trình học tập và giao tiếp của các em. Khi phát triển KNGT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cho học sinh PTDT Nội trú phải gắn với hoàn cảnh sống, với những hành động cụ thể, trực tiếp, những ấn tƣợng trực quan nhƣ màu sắc, âm thanh, ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng mẹ đẻ…v.v.

1.3. Một số vấn đề về phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú hiện nay

1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh PTDT Nội trú ( bậc THPT )

Học sinh các trƣờng PTDT Nội trú bậc THPT đều là ngƣời dân tộc thiểu số. Lứa tuổi này đã trƣởng thành về mặt thể lực. Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng, hoạt động của não đã đạt tới mức hoàn thiện nhƣ ngƣời lớn. Số lƣợng dây thần kinh liên hợp tăng lên, liên kết các phần khác nhau của vỏ não lại, điều đó tạo tiền đề cần thiết cho hoạt động phân tích, tổng hợp của vỏ bán cầu đại não trong quá trình học tập, rèn luyện. Năng lực nhận thức của các em đƣợc tăng lên rõ rệt, khả năng tƣ duy trừu tƣợng, óc tƣởng tƣợng, sáng tạo, ngôn ngữ… có biểu hiện phát triển mạnh.

Cũng nhƣ học sinh THPT nói chung, học sinh PTDT Nội trú sự phát triển nhân cách đã tƣơng đối ổn định. Cụ thể:

- Về hoạt động nhận thức: Nhận thức cảm tính của học sinh PTDT Nội trú khá tốt, cảm giác, tri giác có những nét độc đáo. Trong hoạt động học tập các em thƣờng trung thực, không giả dối. Thích học theo những tấm gƣơng tốt bên cạnh mình, nhất là thầy cô giáo mà các em yêu quý. Đây là một đặc điểm quan trọng giúp nhà giáo dục tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh hiệu quả, sát đối tƣợng. Dùng “ngƣời thực - việc thực” để giáo dục học sinh. Bên cạnh đó, còn một số hạn chế nhƣ thói quen lao động trí óc không bền, khả năng tƣ duy trừu tƣợng – lôgic chƣa phong phú, sâu sắc. Các em suy nghĩ giản đơn một chiều, ngại đi vào những vấn đề rắc rối, phức tạp, dễ tin ngƣời khác…v.v.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tính trung thực, thẳng thắn, mộc mạc, dũng cảm, yêu ghét rõ ràng đƣợc coi là một đặc điểm nổi bật trong đời sống tình cảm ở học sinh PTDT Nội trú. Các em rất coi trọng tình thầy trò, tình bạn bè, nhất là những ngƣời bạn “tồng”, những bạn ở cùng phòng, cùng lớp hoặc nhà ở cùng bản làng…v.v. Tình cảm của các em rất chân thành, bền vững, ít vụ lợi, khi quan tâm đến ai các em thƣờng thể hiện bằng hành động, bằng những việc làm cụ thể hơn là bằng lời nói. Nhiều em còn rụt rè trong biểu lộ tình cảm, trong tiếp xúc với ngƣời khác, các em chỉ mạnh dạn khi giao tiếp với những ngƣời thân quen. Nét tâm lý khép kín này gây trở ngại cho việc thiết lập các mối quan hệ trong giao tiếp, ứng xử.

- Về nhu cầu: Nhu cầu học tập, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu tự khẳng định mình… đều phát triển cao hơn so với lứa tuổi thiếu niên. Các em rất cố gắng để khẳng định vị trí của mình trong học tập, trong cuộc sống. Mong muốn cha mẹ, thầy cô công nhận mình là ngƣời lớn đƣợc độc lập, tự chủ, không muốn bị quản thúc, ép buộc. Các em rất hăng hái, nhiệt tình với các hoạt động bề nổi mang tính trực quan nhƣ thể thao, văn nghệ, lao động…v.v.

Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh PTDT Nội trú (học sinh dân tộc thiểu số) là điều kiện thuận lợi để tổ chức các hoạt động, hành động trong việc phát triển và rèn luyện KNGT cho các em. Việc phát triển KNGT cho học sinh chỉ có thể thông qua hành động và bằng hành động, điều này rất phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh PTDT Nội trú. Nhà giáo dục phải biết phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục những hạn chế trong sự phát triển tâm sinh lý của lứa tuổi này, đặc biệt là tính tự ti, tự ái của học sinh. Từ đó lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức thích hợp, phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của các em trong các hoạt động nhằm phát triển KNGT cho học sinh một cách hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.3.2. Vai trò của giao tiếp và kỹ năng giao tiếp trong sự phát triển nhân cách của học sinh PTDT Nội trú

Giao tiếp và KNGT có vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách của học sinh PTDT Nội trú. Qua tiếp xúc, học sinh nhận thức đƣợc về ngƣời khác: từ dáng vẻ bề ngoài đến nội dung tâm lý bên trong nhƣ nhu cầu, động cơ, năng lực, quan điểm, phẩm chất tâm lý…, đồng thời thông qua đối tƣợng giao tiếp học sinh hiểu rõ về bản thân. Từ đó, tự điều chỉnh và hoàn thiện mình theo những chuẩn mực xã hội, theo tấm gƣơng tốt.

Nhờ có giao tiếp, các quan hệ xã hội của học sinh đƣợc cụ thể hoá. Các em hiểu biết lẫn nhau, giúp đỡ, hợp tác với nhau trong học tập, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Giao tiếp là điều kiện của sự hình thành và phát triển nhân cách. Ở mỗi cá nhân học sinh, các nét tính cách chỉ đƣợc hình thành thông qua kinh nghiệm giao tiếp, thông qua việc tiếp xúc của bản thân với mọi ngƣời trong gia đình, ở nhà trƣờng và ngoài xã hội.

Học sinh PTDT Nội trú học tập và ăn, ở đều tập chung. Các em có nhiều thời gian hơn trong tiếp xúc với các thầy cô giáo và bạn bè của mình. Chính điều này làm cho quan hệ liên nhân cách phát triển, các em chia sẻ buồn vui, lo lắng, giúp đỡ nhau không chỉ trên lớp học, trong giờ học mà còn cả thời gian ở nhà trong khu tập thể của nhà trƣờng. Nhƣ vậy, giao tiếp và KNGT có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh PTDT Nội trú. Cuộc sống thiếu giao tiếp hoặc hạn chế về KNGT sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến học tập và sinh hoạt hàng ngày của các em. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng hoặc mâu thuẫn nội bộ của một số học sinh nội trú. Ngƣời làm công tác giáo dục phải tạo mọi điều kiện cho nhu cầu giao tiếp của học sinh phát triển, phát huy đƣợc tính tích cực trong giao tiếp, trong các hoạt động chung, tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện để học sinh tự tin vào bản thân mình khi giao tiếp với mọi ngƣời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)