9. Cấu trúc luận văn
3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi biện pháp là một mắt xích quan trọng không thể coi nhẹ biện pháp nào. Mỗi biện pháp đƣợc đề xuất đều nhằm vào giải quyết một khía cạnh của vấn đề phát triển KNGT cho học sinh trƣờng PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở tính đơn lẻ thì mỗi biện pháp chỉ đem lại một hiệu quả bộ phận. Để đạt đƣợc hiệu quả tổng thể, việc áp dụng các biện pháp phải đặt chúng trong mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau tạo thành một hệ thống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Để phát triển KNGT cho học sinh thông qua các môn học ƣu thế và qua tổ chức HĐGDNGLL trƣớc hết phải nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh về tầm quan trọng của việc phát triển KNGT đồng thời tăng cƣờng sự phối hợp giữa các hoạt động giáo dục để phát triển KNGT cho học sinh một cách hiệu quả. Giáo viên và các chủ thể tham gia giáo dục, nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh phải có năng lực tổ chức hoạt động, có nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của KNGT đối với hoạt động học tập và đời sống sinh hoạt của mỗi con ngƣời. Học sinh PTDT Nội trú đa số vốn từ tiếng Việt còn nghèo nàn, khả năng diễn đạt còn hạn chế. Hơn nữa, các em còn thụ động, chƣa tích cực tự giác tham gia các hoạt động. Do đó, việc giúp các em trau dồi vốn ngôn ngữ cũng nhƣ rèn luyện tính tích cực, tự giác cho các em là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, hình thức tổ chức HĐGDNGLL ở các trƣờng THPT nói chung và các trƣờng PTDT Nội trú nói riêng còn chƣa hấp dẫn, phong phú. Nhiều trƣờng chỉ tổ chức qua loa, đại khái, cắt xén chƣơng trình. Để tăng tính hấp dẫn, tạo ra hiệu quả thiết thực phải đổi mới hình thức, phƣơng thức tổ chức HĐGDNGLL phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh, phù hợp với nhu cầu, sở thích, nguyện vọng của các em. Các chủ đề phát triển KNGT cho học sinh phải thiết thực đa dạng, linh hoạt, dễ dàng lồng ghép, tích hợp vào hoạt động học tập, HĐGDNGLL. Cuối cùng, để hình thành hành vi và thói quen giao tiếp phù hợp, đúng đắn, học sinh phải đƣợc trải nghiệm, rèn luyện qua các tình huống các bài tập thực hành gắn với thực tiễn cuộc sống. Từ đó, các em biết cách giao tiếp, ứng xử với mọi ngƣời, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho bản thân. Nhƣ vậy, trong thực tiễn đòi hỏi nhà giáo dục trƣớc khi áp dụng các biện pháp phải đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng với nhau, tạo ra sự tƣơng tác hiệu quả nhằm phát triển KNGT cho học sinh PTDT Nội trú một cách tốt nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn