9. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Phát triển năng lực tổ chức hoạt động cho giáo viên và các chủ thể
gia giáo dục, nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các môn học ưu thế và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
* Mục tiêu của biện pháp:
- Ngƣời giáo viên và các chủ thể tham gia giáo dục giỏi về lý thuyết, vững về tay nghề, có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục một cách đa dạng, linh hoạt, hiệu quả.
- Ngƣời giáo viên và các chủ thể tham gia giáo dục nhằm phát triển KNGT cho học sinh có kỹ năng sƣ phạm giúp học sinh nắm bắt, thích ứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhanh với những yêu cầu đặt ra trong học tập, trong cuộc sống. Nắm bắt đƣợc nội dung, yêu cầu, quy trình rèn luyện, phát triển các KNGT.
- Học sinh đƣợc phát triển, bồi dƣỡng KNGT một cách hiệu quả thông qua các môn học ƣu thế nhƣ môn GDCD, môn Văn học…, và qua tổ chức HĐGDNGLL
* Nội dung của biện pháp:
- Đánh giá tổng thể năng lực của từng giáo viên
- Đánh giá năng lực của từng chủ thể là học sinh, những chuyên gia đƣợc mời hợp tác.
- Khảo sát, đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả của việc phát triển KNGT cho học sinh thông qua các môn học ƣu thế và tổ chức các HĐGDNGLL.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, tự bồi đƣỡng
- Tổ chức đào tạo, tự đào tạo, tự bồi dƣỡng cho giáo viên và học sinh tiêu biểu.
- Kiểm tra trình độ năng lực sƣ phạm của mỗi giáo viên và năng lực tổ chức hoạt động của các chủ thể khác so với yêu cầu thực tiễn của trƣờng PTDT Nội trú đối với nhiệm vụ phát triển KNGT cho học sinh.
* Quy trình thực hiện biện pháp:
- Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch
+ Khảo sát, phân loại trình độ năng lực của từng giáo viên, của chủ thể là học sinh.
+ Giáo viên xây dựng kế hoạch cho mình và học sinh tập huấn về KNGT, có kế hoạch tự đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực theo các nội dung chuyên đề cụ thể với các dự trù kinh phí, thời gian, nhân sự, địa điểm, v.v. Các kế hoạch này phải đƣợc Ban giám hiệu thông qua và nhất trí.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Xây dựng kế hoạch mời các chuyên gia, những ngƣời thành đạt trong và ngoài tỉnh tham gia giảng dạy, rèn luyện KNGT cho học sinh cùng với giáo viên nhà trƣờng để trao đổi kinh nghiệm.
- Bƣớc 2: Tổ chức thực hiện
+ Giáo viên, học sinh tích cực tự học tập, tự bồi dƣỡng hoặc tham gia các hoạt động do nhà trƣờng tổ chức để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức hoạt động cho bản thân. Nhà trƣờng có những chính sách đãi ngộ, thƣởng phạt hợp lý để giáo viên và học sinh có động lực phấn đấu.
+ Giáo viên, học sinh đi tham quan, tập huấn (dài hoặc ngắn hạn) tại các trung tâm, các câu lạc bộ hoặc mời chuyên gia giao tiếp của các trung tâm, các trƣờng Đại học đến trƣờng PTDT Nội trú tỉnh giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm để học hỏi.
+ Giáo viên nhà trƣờng kết hợp với các chuyên gia, những ngƣời thành đạt giảng dạy, rèn luyện và phát triển KNGT cho học sinh.
+ Giáo viên, học sinh tự rèn luyện năng lực tổ chức hoạt động thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt tối thứ 7 hàng tuần, các buổi chào cờ, hoạt động ngoại khóa, các giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt đoàn…v.v.
- Bƣớc 3: Kiểm tra đánh giá
+ Kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của giáo viên và học sinh sau khi tham gia tổ chức các hoạt động.
+ Tổng kết, rà soát các môn học, các hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực cho việc nâng cao năng lực tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh.
+ Tổng kết, đánh giá tìm ra các nguyên nhân ảnh hƣởng đến năng lực tổ chức hoạt động của các chủ thể tham gia phát triển, rèn luyện KNGT cho học sinh, từ đó tìm ra biện pháp phù hợp để tác động và điều chỉnh nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2.3. Nâng cao tính tích cực, tự giác cho học sinh trong các hoạt động, trau dồi vốn ngôn ngữ cho học sinh thông qua quá trình học tập cũng như các hình thức giao tiếp
* Mục tiêu của biện pháp:
- Học sinh tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động, có khả năng tự học, tự giáo dục một cách hiệu quả từ đó tự rèn luyện nâng cao KNGT cho bản thân.
- Học sinh có vốn từ tiếng Việt phong phú, diễn đạt trôi chảy, dễ hiểu. Biết cách khai thác và kết hợp thế mạnh của tiếng mẹ đẻ khi trau dồi và sử dụng tiếng Việt.
* Nội dung của biện pháp:
- Khảo sát, đánh giá mức độ tham gia các hoạt động của học sinh, tìm hiểu nguyên nhân khiến học sinh chƣa tích cực, tự giác khi tham gia các hoạt động. Phân loại học sinh dựa vào thực trạng khảo sát. Đồng thời khảo sát, đánh giá những thuận lợi, khó khăn của học sinh khi sử dụng tiếng Việt để giao tiếp.
- Xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng, tự giáo dục nâng cao tính tích cực, tự giác của học sinh khi tham gia các hoạt động phát triển KNGT.
- Xây dựng kế hoạch trau dồi và rèn luyện vốn ngôn ngữ cho học sinh qua học tập, qua các hình thức hoạt động giáo dục khác.
- Tổ chức các hoạt động phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi - Tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực: chọn nội dung hoạt động phong phú, hình thức phù hợp để học sinh tự tổ chức, tự thực hiện, giáo viên có vai trò cố vấn, giúp đỡ, điều khiển, điều chỉnh.
- Xây dựng quy mô hoạt động phù hợp để phát huy tính tích cực, tự giác trong hoạt động của học sinh và trau dồi vốn ngôn ngữ cho các em.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Quy trình thực hiện biện pháp:
- Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch
+ Khảo sát, đánh giá tính tích cực, tự giác và khả năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trong giao tiếp, trong học tập. Phân loại học sinh dựa vào thực trạng.
+ Xây dựng kế hoạch phát huy tối đa vai trò chủ thể của học sinh trong các hoạt động, bồi dƣỡng, trau dồi vốn ngôn ngữ cho học sinh qua các giờ học trên lớp, qua các hình thức giao tiếp. Dự trù các điều kiện về con ngƣời, thời gian, địa điểm, cách tổ chức, kinh phí…v.v.
+ Xây dựng nội dung HĐGDNGLL phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, phù hợp với mục đích phát triển KNGT cho học sinh.
+ Căn cứ vào thời gian cho tiết học, bài học, thời gian và các điều kiện cho các hoạt động, giáo viên xây dựng quy mô hoạt động theo từng nhóm học sinh.
+ Khuyến khích, động viên học sinh xây dựng kế hoạch tự giáo dục, tự bồi dƣỡng nâng cao tính tích cực, tự giác, chủ động và trau dồi vốn ngôn ngữ cho bản thân.
- Bƣớc 2: Tổ chức thực hiện
+ Chia học sinh thành các nhóm với những điều kiện tƣơng đồng (đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi, trình độ, thời gian, điều kiện tham gia…)
+ Tổ chức giáo dục, bồi dƣỡng cho học sinh nâng cao tính tích cực, tự giác; rèn luyện, trau dồi vốn ngôn ngữ thông qua tổ chức các hoạt động với hình thức phong phú, sinh động, hấp dẫn. Khuyến khích học sinh tự bồi dƣỡng, tự rèn luyện.
+ Trong các hoạt động, giáo viên giao cho học sinh những nhiệm vụ cụ thể, vừa sức nhƣ: trang trí lớp học, thiết kế, trang trí các hội nghị, sân khấu đối với những học sinh có năng khiếu hội họa; Trồng hoa viên, cây cảnh;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chăm sóc, giúp đỡ các gia đình thƣơng binh, liệt sĩ, có công với cách mạng; Xuống các trƣờng cấp 2, giúp đỡ các em học sinh THCS tổ chức các HĐGDNGLL (giáo viên, Ban giám hiệu liên hệ trƣớc với các trƣờng đó). Đối với những học sinh nghịch ngợm, hoạt bát, nhanh nhẹn giao cho các em nhiệm vụ làm cờ đỏ chấm điểm thi đua các lớp, đội bảo vệ xung kích, lớp phó lao động…,(giáo viên phải khuyến khích, động viên, uốn nắn và giúp đỡ kịp thời những trƣờng hợp này để các em cố gắng và tự tin hơn vào bản thân).
+ Thƣờng xuyên gọi học sinh phát biểu ý kiến xây dựng bài trong các giờ học. Tổ chức thảo luận lớp, thảo luận nhóm, tổ chức các cuộc thi thuyết trình, hùng biện để học sinh rèn luyện khả năng diễn đạt và trau đồi vốn ngôn ngữ.
- Bƣớc 3: Kiểm tra đánh giá
+ Thƣờng xuyên theo dõi, giám sát các hoạt động của học sinh để có những định hƣớng và giúp đỡ, uốn nắn, điều chỉnh cho các em.
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá trình độ phát triển của học sinh để làm căn cứ cho việc xây dựng và tổ chức các hoạt động tiếp theo.