Nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh về

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 95)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh về

quan trọng cuả việc phát triển KNGT; tăng cường sự phối hợp giữa các hoạt động giáo dục để phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh PTDT Nội trú

* Mục tiêu của biện pháp:

- Giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh hiểu đúng, đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển KNGT cho học sinh.

- Các hoạt động giáo dục đƣợc tổ chức phối kết hợp một cách chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả phù hợp với mục tiêu giáo dục, đào tạo nhằm giáo dục toàn diện học sinh.

* Nội dung của biện pháp:

- Khảo sát, đánh giá nhận thức của giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh về tầm quan trọng của việc phát triển KNGT cho học sinh.

- Đánh giá tổng thể các hình thức, phƣơng thức, mức độ sự phối hợp giữa các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng và tính hiệu quả của chúng.

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển KNGT cho học sinh trong nhà trƣờng.

- Xây dựng kế hoạch hoàn thiện, đổi mới phƣơng thức phối hợp các hoạt động giáo dục nhằm phát triển KNGT cho học sinh.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra theo tiến độ dự kiến.

- Thƣờng xuyên rà soát, đánh giá tình hình thực hiện để có những điều chỉnh, tác động phù hợp, kịp thời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Quy trình thực hiện biện pháp:

- Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch

+ Khảo sát, đánh giá mức độ nhận thức của giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh.

+ Khảo sát, đánh giá mức độ và tính hiệu quả sự phối hợp các hoạt động giáo dục ở trƣờng PTDT Nội trú.

+ Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tham quan, tập huấn nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh. Dự trù thời gian, nhân sự, địa điểm, hình thức thực hiện, kinh phí...v.v.

+ Xây dựng kế hoạch mời các chuyên gia về giao tiếp, những ngƣời thành đạt có vị trí xã hội cao tham gia tuyên truyền, giảng dạy nâng cao nhận thức cho giáo viên và học sinh.

+ Xây dựng kế hoạch phối hợp các hoạt động giáo dục một cách khoa học, sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả, thiết thực, phù hợp với thực tế nhà trƣờng, với mục tiêu giáo dục đã đề ra.

+ Xây dựng chủ trƣơng, quy chế hoạt động. - Bƣớc 2: Tổ chức thực hiện

+ Tuyên truyền thay đổi nhận thức của giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh về tầm quan trọng của việc phát triển KNGT theo những quy định, quy chế hoạt động đã đƣợc xây dựng. Ngƣời tổ chức thực hiện tuyên truyền có thể là các chuyên gia, những ngƣời thành đạt có vị trí xã hội cao, chính quyền địa phƣơng hoặc Ban giám hiệu nhà trƣờng.

+ Tổ chức các hoạt động để giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh tham gia:

Đối với giáo viên, tham gia các hoạt động giao lƣu và học hỏi kinh nghiệm ở các trƣờng tiêu biểu, dự các buổi báo cáo tình hình thời sự trong và ngoài nƣớc, tình hình của địa phƣơng để nắm rõ hơn yêu cầu đổi mới của đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nƣớc cần có những con ngƣời phát triển toàn diện, tham gia các hội thảo, hội nghị, tập huấn về KNGT...v.v.

Đối với phụ huynh, thông qua các kỳ họp do nhà trƣờng tổ chức nhƣ họp phụ huynh đầu năm, giữa kỳ, cuối kỳ, kỷ niệm các ngày lễ tết, thông qua hoạt động tuyên truyền ở địa phƣơng về cách sống, cách cƣ xử có văn hóa từ đó tác động tới nhận thức ngƣời dân.

Đối với học sinh, tập huấn tuyên truyền cho các em qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt tối thứ 7, chào cờ đầu tuần, các hoạt động ngoại khóa, HĐGDNGLL, hoạt động giao lƣu giữa các trƣờng.

- Bƣớc 3: Kiểm tra đánh giá

+ Kết thúc mỗi nội dung, chƣơng trình tập huấn, chƣơng trình hoạt động, nhà trƣờng hoặc giáo viên kiểm tra, đánh giá và tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá trình độ nhận thức của các chủ thể tham dự so với mục tiêu kế hoạch đã đề ra.

+ Kiểm tra, đánh giá tính linh hoạt, tính chặt chẽ, tính hiệu quả sự phối hợp các hoạt động giáo dục đƣợc tổ chức

+ Rà soát, đánh giá những ƣu điểm, hạn chế để có các biện pháp phát huy và khắc phục.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 95)