1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tài liệu Kĩ năng tư vấn cá nhân về lựa chọn và phát triển nghề nghiệp

96 623 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

Hy vọng rằng, tài liệu này sẽ được các cán bộ Hội Phụ nữ sử dụng một cách có hiệu quả trong đợt tập huấn nhân rộng và phổ biến đến các bậc cha mẹ học sinh, qua đó giúp cha mẹ nâng cao tầ

Trang 2

Chịu trách nhiệm nội dung:

Ban Gia đình Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Trang 3

KĨ NĂNG TƯ VẤN CÁ NHÂN VỀ LỰA CHỌN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP 1

MỤC LỤC

6 Các điều kiện để thực hiện TVHN thành công 11

PHẦN II CÁC KỸ NĂNG VÀ LIỆU PHÁP TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP 13

3 Mối quan hệ giữa các kĩ năng và liệu pháp TVHN 21

4 Sử dụng các kĩ năng và liệu pháp trong các giai đoạn TVHN 22

PHẦN III VẬN DỤNG CÁC KĨ NĂNG VÀ LIỆU PHÁP VÀO VIỆC HỖ TRỢ 25 CÁC EM HỌC SINH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HƯỚNG NGHIỆP

Phụ lục 2 Phiếu Trắc nghiệm sở thích phần 1 và phần 2 73Phụ lục 3 Bảng các nhóm tính cách theo lí thuyết mật mã Holland 76Phụ lục 4 Bộ phiếu Trắc nghiệm sở thích và nghề nghiệp 82Phụ lục 5 Bộ phiếu Trắc nghiệm khả năng và nghề nghiệp 86Phụ lục 6 Giới thiệu cổng thông tin điện tử: Em chọn nghề gì? 90

Trang 4

KĨ NĂNG TƯ VẤN CÁ NHÂN VỀ LỰA CHỌN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP

2

TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa của từ

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Trong chương trình giáo dục hướng nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Tư vấn

hướng nghiệp là một nội dung quan trọng nhằm giúp học sinh chọn hướng học, chọn

nghề phù hợp Tùy điều kiện từng nơi, học sinh có thể được tư vấn bởi những cán bộ tư

vấn hướng nghiệp tại các Trung tâm Kĩ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp hoặc Trung tâm Tư

vấn Hướng nghiệp, cũng có thể được tư vấn bởi giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên hướng

nghiệp tại trường Tuy nhiên, hiện nay lực lượng làm tư vấn hướng nghiệp còn nhiều bất

cập, vừa rất thiếu về số lượng, vừa yếu về kiến thức, kĩ năng tư vấn1 Trong khi đó, số lượng

học sinh có nhu cầu được tư vấn hướng nghiệp lại rất cao, nhất là khối học sinh cuối cấp

Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Để giải quyết vấn đề này, trước hết cần huy động

cha mẹ học sinh tham gia vào công tác hướng nghiệp trên cơ sở nâng cao nhận thức và

cung cấp những kiến thức, kĩ năng cơ bản về hướng nghiệp cho họ vì không ai gần gũi,

yêu thương và lo cho con bằng cha mẹ Hơn nữa, điều mong ước lớn nhất của mỗi bậc cha

mẹ là được nhìn thấy con cái thành đạt, hạnh phúc trong cuộc sống riêng tư cũng như lao

động nghề nghiệp Do đó, không ai khác, cha mẹ học sinh sẽ là những tư vấn viên nhiệt

tình nhất, có trách nhiệm nhất trong việc hướng nghiệp cho con

Với mong muốn huy động được sự tham gia tích cực, có hiệu quả của các bậc cha mẹ và

cán bộ Hội LHPN vào công tác giáo dục hướng nghiệp cho thế hệ tương lai của đất nước,

Tổ chức Hợp tác phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật vùng Flamăng, Vương quốc Bỉ (VVOB Việt

Nam) phối hợp với Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức biên soạn tài liệu “Kĩ năng tư

vấn cá nhân về lựa chọn và phát triển nghề nghiệp” nhằm cung cấp các thông tin cần

thiết về hướng nghiệp và một số kĩ năng tư vấn hướng nghiệp cho tập huấn viên Hội Phụ

nữ và cha mẹ học sinh

Hy vọng rằng, tài liệu này sẽ được các cán bộ Hội Phụ nữ sử dụng một cách có hiệu quả

trong đợt tập huấn nhân rộng và phổ biến đến các bậc cha mẹ học sinh, qua đó giúp cha

mẹ nâng cao tầm hiểu biết về hướng nghiệp, đồng thời có khả năng hỗ trợ con trong

việc tìm hiểu và ra quyết định nghề nghiệp

Hội LHPN Việt Nam và Tổ chức VVOB Việt Nam xin chân thành cám ơn ThS Hồ Phụng Hoàng

Phoenix, chuyên viên tư vấn hướng nghiệp trường đại học RMIT Việt Nam, ThS Trần Thị

Thu, nguyên Trưởng phòng Hướng nghiệp, Trung tâm Hỗ trợ Đào tạo và Cung ứng Nhân

lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cán bộ của Hội LHPN 5 tỉnh tham gia chương trình và Ban

Biên tập đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và hỗ trợ cho việc biên soạn tài liệu này

Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của những người sử dụng tài liệu Ý kiến

xin gửi về theo các địa chỉ:

Đào Thị Vi Phương: daoviphuong@gmail.com

Hồ Phụng Hoàng Phoenix: hophunghoang@ gmail com

Trang 6

KĨ NĂNG TƯ VẤN CÁ NHÂN VỀ LỰA CHỌN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP

4

GIỚI THIỆU TÀI LIỆU

1 MỤC ĐÍCH CỦA TÀI LIỆU

Tài liệu này được Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ Kĩ thuật vùng Flamăng, Vương quốc Bỉ (VVOB Việt Nam) phối hợp với Hội LHPN Việt Nam biên soạn nhằm mục đích: Cung cấp kiến thức và kĩ năng cơ bản về tư vấn hướng nghiệp

Hướng dẫn áp dụng các kiến thức và kĩ năng cơ bản

Tăng cường sự tham gia của cha mẹ học sinh, cộng đồng trong công tác hướng nghiệp

Đây là một tài liệu dùng để tham khảo khi tổ chức tập huấn và truyền thông về hướng nghiệp tại cộng đồng nhằm giúp các bậc cha mẹ có con đang học cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông nâng cao nhận thức, hiểu biết và kĩ năng về hướng nghiệp; từ đó sẽ tích cực hỗ trợ các em trong việc tìm hiểu và ra quyết định chọn hướng học, chọn nghề

(Nếu cần thêm thông tin, xin đọc tài liệu dành cho cha mẹ “Giúp con hướng nghiệp” của Hội LHPN, tháng 7 năm 2013)

2 ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

Các đối tượng sử dụng tài liệu bao gồm:

Cán bộ của Hội LHPN các cấp

Những người có nhu cầu tham gia hướng nghiệp cho thanh, thiếu niên

Những người làm công tác phát triển giáo dục tại cộng đồng

3 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Tài liệu này được cấu trúc thành 5 phần:

Phần I Một số vấn đề chung về tư vấn hướng nghiệp

Phần này cung cấp tổng quan chung về công tác tư vấn hướng nghiệp, bao gồm:

Khái niệm về tư vấn hướng nghiệp

Mục đích

Nhiệm vụ

Phân loại hướng nghiệp

Ý nghĩa của việc cha mẹ tham gia vào TVHN

Các điều kiện để thực hiện tư vấn hướng nghiệp thành công

Trang 7

Phần II Các kĩ năng và liệu pháp tư vấn hướng nghiệp

Nội dung của phần này giúp những người sử dụng tài liệu hiểu được mục đích, ý nghĩa,

cách sử dụng các kĩ năng và liệu pháp tư vấn hướng nghiệp trong chu trình tư vấn hướng

nghiệp, bao gồm:

Sáu kĩ năng tư vấn hướng nghiệp

Hai liệu pháp tư vấn hướng nghiệp

Mối quan hệ giữa các kĩ năng và liệu pháp tư vấn hướng nghiệp

Sử dụng các kĩ năng và liệu pháp trong các giai đoạn tư vấn hướng nghiệp

Phần III Vận dụng các kĩ năng và liệu pháp tư vấn hướng nghiệp vào việc hỗ trợ các

em học sinh phát triển năng lực hướng nghiệp

Phần này chú trọng đến cách vận dụng các kĩ năng và liệu pháp tư vấn hướng nghiệp

vào việc giúp các em học sinh cấp THCS, THPT phát triển năng lực hướng nghiệp cần có

theo Khung phát triển nghề nghiệp, bao gồm:

Xây dựng nhận thức bản thân

Xây dựng nhận thức nghề nghiệp

Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp

Phần IV Mẫu kế hoạch bài giảng

Nội dung này hỗ trợ tập huấn viên xây dựng bài giảng và tiến hành tập huấn nhân rộng

thuận lợi, đạt kết quả

Mẫu kế hoạch bài giảng sẽ gồm các mục:

Nội dung hoạt động chính

Phần này cung cấp thông tin bổ sung để tập huấn viên tham khảo và sử dụng, bao gồm:

Phụ lục 1 Các lí thuyết cơ bản về hướng nghiệp

Phụ lục 2 Phiếu Trắc nghiệm sở thích (phần 1 và phần 2)

Phụ lục 3 Bảng các nhóm Tính cách theo lí thuyết mật mã Holland

Phụ lục 4 Bộ Trắc nghiệm nhóm sở thích và nghề nghiệp phù hợp

Phụ lục 5 Bộ Trắc nghiệm nhóm khả năng và nghề nghiệp phù hợp

Phụ lục 6 Giới thiệu cổng thông tin điện tử: Em chọn nghề gì?

Chúng tôi hy vọng rằng, với tâm huyết của đội ngũ cán bộ Hội Phụ nữ và những người

làm công tác hướng nghiệp cho thanh thiếu niên, các nội dung trong tài liệu này sẽ được

áp dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả thiết thực tại gia đình và cộng đồng

Trang 9

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ

TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP

IPhần

Trang 10

2 Khung phát triển nghề nghiệp được tổ chức VVOB Việt Nam hỗ trợ xây dựng dựa trên các văn bản hướng dẫn của Chính

phủ, Bộ GD&ĐT, tầm nhìn hướng nghiệp của hai tỉnh chương trình là Nghệ An và Quảng Nam.

1 KHÁI NIỆM TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP

Tư vấn hướng nghiệp được hiểu là hệ thống những biện pháp tâm lí, giáo dục và một số biện pháp khác được chuyên viên tư vấn hướng nghiệp, thầy/cô giáo hướng nghiệp, cán bộ Hội Phụ nữ hoặc cha mẹ HS sử dụng nhằm phát hiện, đánh giá sở thích nghề nghiệp, khả năng

về thể chất, trí tuệ của HS, sinh viên hoặc con em trong gia đình; đối chiếu các khả năng thực

có của mỗi em với những yêu cầu của bậc học cao hơn hoặc những yêu cầu của nghề đặt ra đối với người lao động, có cân nhắc đến nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội Từ đó, đưa ra lời khuyên về việc lựa chọn hướng học tập, chọn nghề có cơ sở khoa học.

Tùy theo đối tượng và nhu cầu, tư vấn hướng nghiệp có thể là:

tư vấn hướng học để giúp các em lựa chọn ban, ngành học, trường học phù hợp

ở bậc học cao hơn, hoặc

tư vấn chọn nghề để giúp các em lựa chọn ngành nghề và cơ sở đào tạo nghề

vừa phù hợp với nguyện vọng, sở thích, khả năng nghề nghiệp của các em, vừa phù hợp với hoàn cảnh gia đình và nhu cầu nhân lực của địa phương, xã hội.Tại cộng đồng, cán bộ Hội LHPN là những người có khả năng tư vấn cho các bậc cha mẹ nhằm giúp họ nâng cao nhận thức về hướng nghiệp, đồng thời biết định hướng cho con lựa chọn ngành học và nghề nghiệp hiệu quả Trong gia đình, cha mẹ đóng vai trò

là người hướng dẫn, tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ con đạt được mục tiêu nghề nghiệp.Như vậy, cha mẹ HS có thể vừa là người tư vấn hướng nghiệp (NTV) cho con, vừa là người được tư vấn (NĐTV) khi đến gặp chuyên viên TVHN, cán bộ Hội LHPN để xin lời khuyên

2 MỤC ĐÍCH

Mục đích của tư vấn hướng nghiệp là:

Phát hiện và giúp các em đánh giá đúng sở thích nghề nghiệp, khả năng của bản thân; hiểu rõ hơn yêu cầu của nghề và nhu cầu lao động của xã hội

Góp phần xác định con đường tiếp tục phát triển nhân cách và sự phù hợp nghề của các em trong tương lai

Làm tốt TVHN sẽ góp phần thiết thực giúp các em đạt được các năng lực hướng nghiệp trong Khung phát triển nghề nghiệp2, phát huy được tối đa năng lực, sở trường của bản thân trong quá trình học văn hóa, đào tạo nghề và hoạt động nghề nghiệp sau này

3 NHIỆM VỤ

Nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp nói chung là phát triển các năng lực hướng nghiệp của các em học sinh Các năng lực này được chia theo 3 khu vực, đó là: Khu vực A: Nhận thức bản thân; Khu vực B: Nhận thức nghề nghiệp; Khu vực C: Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp

Trang 11

Xây dựng kiến thức về bản thân trong bốn lĩnh vực: sở thích, khả năng,

cá tính và giá trị nghề nghiệp; và dùng kiến thức này cho việc hướng nghiệp suốt đời

Năng lực 2

Hiểu được hoàn cảnh của mình trong bối cảnh gia đình, cộng đồng, Việt Nam và thế giới; và dùng kiến thức này cho việc hướng nghiệp suốt đời

Năng lực 5

Xây dựng kiến thức về nghề, các cơ quan, công ty, doanh nghiệp trong

và ngoài nước; và dùng kiến thức này cho quyết định chọn nghề và nơi làm việc (công ty, cơ quan, nhà máy, v.v.) trong tương lai

Lập kế hoạch và từng bước thực hiện kế hoạch nghề nghiệp

Công tác tư vấn hướng nghiệp chú trọng đến các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Phát hiện và đánh giá được những sở thích và khả năng nghề nghiệp hiện có của

các em;

Làm sáng tỏ mức độ sẵn sàng về tâm lí cũng như những hiểu biết thực tế đối với

nghề nghiệp mà các em định chọn;

Đưa ra lời khuyên cho các em về việc chọn hướng học, chọn nghề phù hợp;

Khuyến khích, động viên các em tự giáo dục, rèn luyện và phát triển những khả

năng trong bảng năng lực hướng nghiệp của học sinh

ø v Bảng 1: Năng lực hướng nghiệp cần có của HS

Trang 12

4 Ý NGHĨA CỦA VIỆC CHA MẸ THAM GIA TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường chỉ phát huy tác dụng khi nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các tổ chức, đoàn thể trong xã hội, nhất là Hội LHPN và Hội cha mẹ HS Việc huy động cha mẹ tham gia hỗ trợ con lựa chọn và phát triển nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng vì cha mẹ là người hiểu rõ con mình nhất, quan tâm lo lắng và đồng thời có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định nghề nghiệp của các em

Trong gia đình cha mẹ đóng vai trò là người chia sẻ, khuyên bảo, đưa ra lời khuyên để hướng dẫn con đi đến đích của con đường nghề nghiệp Muốn làm tốt việc này cha mẹ phải có kiến thức, kỹ năng cơ bản về tư vấn hướng nghiệp

5 PHÂN LOẠI TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP

Tư vấn hướng nghiệp có 2 loại: tư vấn sơ bộ và tư vấn chuyên sâu

5.1 Tư vấn sơ bộ đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi phải có thiết bị, phương tiện kĩ thuật mà chỉ cần NTV có những hiểu biết nhất định về sở thích nghề nghiệp, khả năng của NĐTV, về yêu cầu của một số ngành nghề và nhu cầu nhân lực Tư vấn sơ bộ giúp NĐTV tự trả lời được 3 câu hỏi:

Bản thân có thích nghề đó không?

Bản thân có khả năng làm nghề đó không?

Xã hội, địa phương có cần nghề đó không?

Nếu là tư vấn hướng học thì giúp NĐTV tự trả lời được 2 câu hỏi:

Bản thân có thích học ban, trường đó không?

Bản thân có khả năng học ban, trường đó không?

5.2 Tư vấn chuyên sâu phức tạp hơn nhiều, cần có chuyên gia tư vấn được đào tạo để có kiến thức sâu, rộng như tâm lí học lứa tuổi, tâm lí học lao động, tâm lí học nghề nghiệp, tâm lí học trẻ khuyết tật, kiến thức về thế giới nghề nghiệp, yêu cầu của nghề, kiến thức nhân cách (như động cơ, hứng thú, khuynh hướng, năng lực nghề nghiệp), thông tin về kinh tế, về nhu cầu phát triển nhân lực của các ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân và địa phương…

Đặc biệt, chuyên gia tư vấn phải là người có kiến thức sâu về hướng nghiệp, tư vấn chọn nghề, kĩ thuật tư vấn; biết sử dụng thành thạo các phương pháp Test, máy móc, thiết bị, phương tiện kĩ thuật để chẩn đoán khả năng trí tuệ, khả năng vận động và nhân cách của NĐTV Ở nước ta chủ yếu là tư vấn sơ bộ, tư vấn chuyên sâu hiện nay còn rất hiếm

Trang 13

6 CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP THÀNH CÔNG

Sự thành công của công tác TVHN phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan,

trong đó vai trò quyết định là kiến thức, thái độ và kĩ năng của NTV

6.1 Kiến thức

NTV cần phải có những kiến thức cơ bản về hướng nghiệp, đó là:

Quy trình hướng nghiệp

Lí thuyết cây nghề nghiệp

Mô hình lập kế hoạch nghề

Lí thuyết hệ thống

Lí thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch

Lí thuyết vị trí điều khiển

Mô hình chìa khoá xây dựng kế hoạch nghề nghiệp

(Đề nghị tham khảo thêm phần Phụ lục của tài liệu này hoặc Tài liệu dành cho cha mẹ “Giúp con

hướng nghiệp”, tháng 7 - 2013)

6.2 Thái độ

Muốn làm TVHN thành công, NTV cần có thái độ:

Sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng chia sẻ

Tôn trọng và cảm thông thực sự với NĐTV

Không trách móc, không phản đối, không chỉ trích đúng sai

Vui vẻ, khích lệ, động viên

NTV phải luôn nhớ rằng mình không phải là người đưa ra quyết định, người giải quyết

tất cả các vấn đề mà chỉ là người hỗ trợ, giúp đỡ, đưa ra các giải pháp để NĐTV tự lựa

chọn và giải quyết vấn đề của mình Chỉ khi NĐTV tự ra quyết định thì họ mới chịu trách

nhiệm với quyết định đó

6.3 Kĩ năng

Những kiến thức và thái độ của NTV như đã trình bày ở trên chỉ trở thành kĩ năng khi được

thực hành thường xuyên trong các ca tư vấn Thông qua thực hành, các kĩ năng càng nhuần

nhuyễn và phát triển, góp phần đem lại hiệu quả thiết thực cho NĐTV

Trong TVHN, các kĩ năng cơ bản là:

Kĩ năng phản hồi ý tưởng

(Chi tiết xin xem ở phần II dưới đây)

Trang 16

Chỉ khi nào NTV thực hiện tốt hành vi quan tâm thì khi đó NĐTV mới thật sự tin

tưởng và mở lòng chia sẻ tâm tư, nguyện vọng với NTV

b Cách thực hiện

Hành vi quan tâm được thể hiện ở vẻ mặt, giọng nói, ngôn ngữ cơ thể (dáng người, cách ngồi, ánh mắt) và sự lắng nghe Hành vi quan tâm cần được duy trì thường xuyên và điều chỉnh cho phù hợp với giới tính, độ tuổi, dân tộc và những đặc điểm khác của NĐTV

Ví dụ: Khi tư vấn cho người mẹ, hành vi quan tâm của cán bộ Hội Phụ nữ là ánh mắt chăm

chú và dáng người hơi nghiêng phía trước một chút Trong khi đó, đối với người cha

là khe khẽ gật đầu, ánh mắt thỉnh thoảng tiếp xúc chứ không liên tục, và miệng thỉnh thoảng nói “dạ” hoặc “ừm” nho nhỏ

Trong hành vi quan tâm, điều quan trọng nhất là kĩ năng lắng nghe Trong thực tế

thường có 3 cách nghe:

Nghe chủ động: Người nghe dừng mọi suy nghĩ và các hoạt động khác, chỉ tập

trung lắng nghe một cách cẩn thận, chăm chú để có thể tóm tắt được những điều vừa nghe được

Nghe thụ động: Người nghe lơ đãng, thường bỏ qua những chi tiết cụ thể, chỉ nhớ

các ý chính và nhớ không chính xác

Nghe với định kiến: Người nghe áp đặt ý kiến chủ quan của mình vào những điều

nghe thấy và thường hiểu sai vấn đề

Người làm tư vấn hướng nghiệp cần phải nghe chủ động Muốn vậy, trước khi bắt đầu cuộc tư vấn, NTV cần chuẩn bị tinh thần, gạt hết những lo lắng hay suy nghĩ khác ra khỏi đầu, chỉ toàn tâm toàn ý lắng nghe NĐTV trò chuyện

Trang 17

• Tranh luận hoặc cắt ngang lời NĐTV

• Kết luận vội vàng hoặc đưa ra nhận xét mang tính chủ quan

• Đưa ra lời khuyên khi NĐTV chưa hoặc không yêu cầu

• Luôn nhìn vào đồng hồ hoặc giục NĐTV kết thúc

1.2 Kĩ năng đặt câu hỏi

a Mục đích, ý nghĩa

Kỹ năng đặt câu hỏi của NTV sẽ giúp NĐTV thành thật nói ra những suy nghĩ của bản

thân; qua đó, NTV hiểu rõ hơn về NĐTV cũng như khẳng định được cảm xúc và mâu

*Câu hỏi mở: bắt đầu bằng câu hỏi: Vì sao? khi nào? cái gì? bằng cách nào? ở đâu?…

Sử dụng câu hỏi mở để thu thập các thông tin về việc chọn hướng học, chọn nghề

của NĐTV

Ví dụ:

Vì sao anh/chị thích con mình trở thành bác sĩ? Anh/chị có biết người học ngành Y

cần những tố chất và đam mê gì không?

Vì sao con thích nghề tổ chức sự kiện? Con có biết người làm nghề này cần những

tố chất và đam mê gì không?

Khi muốn có thêm thông tin về chủ đề nhạy cảm hoặc những suy nghĩ thầm kín của

NĐTV, có thể sử dụng một số câu hỏi mở mang tính chất thăm dò

Sau đây là những điểm cần lưu ý khi thực hiện kĩ năng lắng nghe:

Trang 18

Từ khi bắt đầu nói chuyện đến giờ, tôi thấy anh/chị nói rất nhiều về việc phải có

một nghề để được vào biên chế trong cơ quan Nhà nước Có bao giờ anh/chị có nghĩ rằng, những ý nghĩ của mình về nghề nghiệp không còn phù hợp với quan điểm nghề nghiệp của lớp trẻ hiện nay không?

Trong suốt cuộc nói chuyện, cha/mẹ nghe con nhắc từ “bạn con nghĩ, bạn con

khuyên” hơn bốn lần Con có nghĩ rằng, chỉ lắng nghe từ bạn bè là không đủ thông tin cho một quyết định quan trọng như quyết định chọn ngành học, chọn nghề hay không?

*Câu hỏi đóng: thường bắt đầu bằng từ “Có phải ?”

Câu hỏi đóng cho câu trả lời cụ thể nhưng không đưa thông tin tỉ mỉ, chi tiết và chỉ dùng khi muốn xác nhận lại thông tin

Ví dụ:

Có phải là anh/chị muốn con tiếp nối ước mơ ngày trẻ của mình không?

Có phải là con muốn làm một nghề kiếm được nhiều tiền trong tương lai không?

Khi muốn khẳng định lại thông tin thu được có chính xác hay không có thể sử dụng các câu hỏi đóng mang tính chất dẫn dắt/đoán trước

Ví dụ:

Chị muốn con chọn nghề trong ngành Tài chính- Ngân hàng Chắc là do thấy nhiều

người chọn ngành này nên muốn con chọn theo Đúng vậy không ạ?

Ngày hôm trước, cha nghe con trò chuyện trên điện thoại với bạn về ngành chế tạo ô

tô Chắc là do ảnh hưởng của bạn bè nên con chọn ngành này Đúng vậy không con?

Câu hỏi đóng không tạo ra một môi trường giao tiếp thoải mái Do vậy, NTV chỉ nên đặt câu hỏi này trong trường hợp cần thiết

1.3 Kĩ năng phản hồi cảm xúc

a Mục đích, ý nghĩa

Kĩ năng phản hồi cảm xúc giúp cho NTV tập trung lắng nghe hơn, hiểu rõ hơn cảm

xúc của NĐTV

Thường được áp dụng trong trường hợp câu chuyện có chiều hướng trở nên bế tắc

và NTV muốn có hướng mới cho buổi trò chuyện

b Cách thực hiện

Phản hồi cảm xúc được thực hiện qua 2 bước:

Bước 1: Quan sát để biết được tâm trạng của NĐTV (đang buồn, lo, bức xúc, xúc động, v.v.)

Trang 19

Bước 2: Phản hồi cảm xúc bằng cách sử dụng câu hỏi mở hoặc câu hỏi đóng để biết

được mình đã hiểu NĐTV ở mức độ nào

Ví dụ về phản hồ cảm xúc bằng câu hỏi mở:

Lúc nãy, khi nói về việc con muốn theo nghề thiết kế thời trang, anh/chị nhíu mày

lại Anh/chị cảm thấy thế nào về tương lai của con mình?

Hồi nãy, khi nhắc về những lời khuyên của bạn bè con về ngành chế tạo ô tô, con

có vẻ lo lắng? Vì sao vậy?

Ví dụ về phản hồi cảm xúc bằng câu hỏi đóng:

Có phải là anh/ chị đang rất lo lắng khi cháu muốn đi học trường nghề ở xa nhà không?

Có phải là con đang rất lo lắng cho việc chọn nghề tương lai của mình không?

1.4 Kĩ năng đối mặt

a Mục đích, ý nghĩa

Kĩ năng đối mặt giúp NTV hiểu rõ cảm xúc của NĐTV, làm cho cuộc nói chuyện

tránh được tình trạng đi vào “ngõ cụt”

Thường được áp dụng khi xuất hiện mâu thuẫn trong câu chuyện của NĐTV.

Nếu sử dụng kĩ năng này quá sớm trong buổi nói chuyện sẽ bị phản tác dụng vì

có thể NĐTV sẽ không cởi mở với NTV nữa Nhưng nếu NTV không dám sử dụng

kĩ năng đối mặt trong những trường hợp cần thiết thì NĐTV dễ bị nguy cơ tiếp tục

chìm trong những ảo tưởng về bản thân hay nhầm vấn đề

b Cách thực hiện

NTV phải xác định được mâu thuẫn trong lời nói, hành động của NĐTV, giúp họ đối diện

với mâu thuẫn này và cùng tìm cách giải quyết

Các bước xác định và giải quyết mâu thuẫn bao gồm:

Bước 1: Quan sát lời nói, hành động để nhận ra sự mâu thuẫn (tức là không đồng nhất)

của NĐTV trong lời nói, hành vi, cảm xúc và ý nghĩ

Ví dụ 1:

Trong câu chuyện chia sẻ của một người mẹ, NTV đã phát hiện ra mâu thuẫn vì người mẹ

nói là rất vui vì con quyết định con chọn nghề Y theo ý gia đình; nhưng sau đó người mẹ lại

kể rằng, chị bị mất ngủ, căng thẳng và lo lắng về việc ép con theo ý gia đình là không đúng

Ví dụ 2:

Trong khi nói chuyện, cha mẹ nhận thấy con nói rằng đã tìm hiểu rất kĩ về ngành Viễn

thông; nhưng trong suốt cuộc nói chuyện, cha mẹ không thấy con nói gì về quá trình

tìm hiểu ngành Viễn thông mà chỉ thấy con nói đi nói lại câu “nghe bạn này nói, nghe

bạn kia nói…”

Trang 20

Ví dụ 1:

“Lúc mới nói chuyện, anh/chị nói anh/chị rất thoải mái với quyết định muốn con học nghề Y Nhưng bây giờ anh/chị lại kể rằng anh/chị bị mất ngủ, lo lắng vì mình đã quyết định sai Anh/chị nghĩ sao về mâu thuẫn này?”

Ví dụ 2:

“Mặc dù con nói con đã tìm hiểu thông tin về ngành Viễn thông rất kĩ càng, nhưng từ lúc bắt đầu nói chuyện đến bây giờ, mẹ chỉ nghe con dùng cụm từ “bạn con nói” rất nhiều lần Vậy, ngoài thông tin từ bạn, con còn tìm thông tin từ nơi nào khác?”

Bước 3 Cùng với NĐTV tìm cách:

Đối diện Giải quyết Sống chung với mâu thuẫn

Sử dụng kĩ năng đối mặt không phải để ép NĐTV thay đổi ý kiến hay quan điểm mà là để

họ hiểu rõ hơn về bản thân, về những mâu thuẫn và khúc mắc mà họ chưa nhận thấy Từ

đó, họ có thể tự đưa ra quyết định dựa vào nhận thức bản thân

Ví dụ 1:

Trong một lần tư vấn, NTV biết NĐTV muốn con mình theo nghề Y vì đó là ước mơ thời trẻ mà bản thân chưa thực hiện được do hoàn cảnh kinh tế khó khăn Qua trò chuyện, NTV làm cho NĐTV dần dần hiểu ra: ước mơ của cha mẹ chưa chắc đã hoàn toàn phù hợp với sở thích và khả năng của con mình Từ đó, giúp NĐTV có tầm nhìn rộng hơn khi giúp con chọn lựa và phát triển nghề nghiệp

Ví dụ 2:

Qua câu chuyện, cha mẹ nhận ra con mình chưa đủ kiến thức về tuyển sinh cũng như về hướng nghiệp để quyết định chọn ngành học sau khi tốt nghiệp lớp 12 Cha mẹ nghĩ có thể là con quá bối rối khi nhìn vào quy trình hướng nghiệp và lượng thông tin khổng lồ nên đã chọn cách đơn giản nhất là nghe ý kiến của bạn bè Cha mẹ đã thẳng thắn chia sẻ với con suy nghĩ trên, đồng thời giúp con hiểu hơn cách tiến hành từng bước trong quy trình hướng nghiệp Nhờ đó, con đỡ căng thẳng hơn và có định hướng để tìm hiểu bản thân, tìm hiểu ngành nghề một cách khoa học, hiệu quả hơn

Trang 21

Kĩ năng tập trung giúp sắp xếp các vấn đề theo thứ tự ưu tiên nhằm giải quyết vấn

đề quan trọng nhất trước, sau đó mới đến vấn đề ít quan trọng hơn

Được áp dụng trong trường hợp NĐTV có nhiều vấn đề cần làm rõ và giải quyết

trước khi đưa ra quyết định chọn hướng học, chọn nghề

Đây là kĩ năng tư vấn tương đối khó, đòi hỏi NTV phải hiểu biết sâu về kĩ năng này

và có nhiều kinh nghiệm trong việc TVHN

b Cách thực hiện

Khi TVHN, cần tập trung vào bản thân trước, rồi mới đến vấn đề; tiếp theo là hoàn cảnh

gia đình và bối cảnh xã hội.

Ví dụ 1:

Sau 30 phút trò chuyện NTV nhận ra vấn đề quan trọng nhất không phải là NĐTV và con

chưa biết nên chọn ngành học, trường nào để theo học, mà là mâu thuẫn trong gia đình

NTV đã phân tích với NĐTV: “Theo như những gì tôi nghe được từ anh, vấn đề nổi lên

hiện nay là mâu thuẫn trong gia đình Theo kinh nghiệm của tôi, để có được một quyết

định hướng nghiệp tốt thì trước hết, các thành viên trong gia đình phải thực sự hiểu

nhau và tôn trọng ý kiến của nhau Vì vậy, ngay sau đây, tôi nghĩ anh nên nói rõ hơn về

những lý do tạo ra mâu thuẫn trong gia đình, sau đó chúng ta mới bắt đầu thảo luận về

vấn đề hướng nghiệp Anh nghĩ sao?”

Ví dụ 2:

Sau vài lần cố gắng tư vấn cho con về việc nên nộp đơn thi vào trường cao đẳng phù hợp

với năng lực nhưng mà con vẫn không nghe, cha/mẹ nhận ra con còn giấu giếm điều gì

đó, chưa nói hết điều tâm sự

Trong một lần tình cờ nghe được con nói chuyện với bạn trên điện thoại, cha/mẹ biết

được con đang lo lắng về việc người bạn trai mà con thích đi học xa Cha/mẹ đã tìm dịp

nói chuyện cùng con để làm sáng tỏ điều này “Cha/mẹ nghĩ rằng điều đang làm con bận

lòng nhất hiện nay không phải là chọn ngành học hay chọn trường nào mà là chuyện

tình cảm riêng tư của con Hình như con đang lo lắng về việc phải cách xa người bạn trai

của con Vậy chúng ta sẽ cùng nói về điều này trước khi bàn về việc chọn ngành học,

Trang 22

Ví dụ 2:

Con vừa kể rằng con rất thích trở thành hướng dẫn viên du lịch nhưng lại lo mình không

đủ sức khỏe và không có năng khiếu Mẹ nghe vậy có chính xác không?

Lưu ý:

Trong sáu kĩ năng TVHN, hành vi quan tâm và kĩ năng đặt câu hỏi là hai kĩ năng quan trọng nhất vì giúp NTV mới thiết lập được mối quan hệ tốt với NĐTV, làm cho NĐTV có cảm giác được cảm thông, tin tưởng để từ đó mở lòng tâm sự, chia sẻ Hơn nữa, có thực hiện tốt hai kĩ năng này, NTV mới nắm bắt được cảm xúc, ý tưởng và những điểm mấu chốt trong câu chuyện, từ đó lựa chọn và sử dụng các kĩ năng khác cho phù hợp

2 HAI LIỆU PHÁP TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP

Thuật ngữ “Liệu pháp” được dùng nhiều trong Y học để chỉ các phương thức chữa bệnh như liệu pháp vật lí trị liệu, liệu pháp dùng thuốc kháng sinh liều cao, liệu pháp xạ trị, liệu pháp dùng hóa chất, liệu pháp dưỡng sinh v.v Khi khám chữa bệnh, nếu gặp được bác

sĩ giỏi, chẩn đoán đúng bệnh và đưa ra liệu pháp trị bệnh phù hợp thì bệnh nhân sẽ khỏi bệnh và phục hồi sức khỏe nhanh chóng

Trong TVHN, liệu pháp được hiểu như là biện pháp hoặc phương thức được sử dụng nhằm giúp NĐTV hiểu rõ vấn đề của mình và tìm ra giải pháp tối ưu cho bản thân Ví dụ: Làm thế nào để xác định sở thích nghề nghiệp, khả năng của bản thân mình? Làm thế nào để giúp con hiểu rõ về ngành nghề mình định lựa chọn?

Các kĩ năng TVHN kể trên được sử dụng thông qua các liệu pháp TVHN Có nhiều liệu pháp TVHN Sau đây là hai liệu pháp khá phổ biến và phù hợp với thế hệ trẻ ở Việt Nam

2.1 Liệu pháp kể chuyện (liệu pháp tư vấn tường thuật)

a Mục đích, ý nghĩa

Liệu pháp kể chuyện (hay còn gọi là tư vấn tường thuật) nhấn mạnh vào sử dụng

loại các câu hỏi mở để NĐTV tin cậy tâm sự câu chuyện của họ

Liệu pháp này giúp cho NĐTV lắng nghe cảm xúc, nắm được sự thật như tảng băng

chìm trong câu chuyện mà NĐTV đang kể

Trang 23

Thành công của liệu pháp này chính là sử dụng nhuần nhuyễn hành vi quan tâm, kĩ năng

lắng nghe và kĩ năng đặt câu hỏi

2.2 Liệu pháp tập trung vào giải pháp

a Mục đích, ý nghĩa

Liệu pháp tập trung vào giải pháp chú trọng đến việc giải quyết những khó khăn

tại thời điểm hiện tại và tương lai, thay cho việc suy nghĩ và hối tiếc về quá khứ

Liệu pháp này giúp NĐTV xây dựng mục tiêu của mình và từng bước xác định các

bước để đạt được mục tiêu ấy3

b Cách thực hiện

Liệu pháp này sẽ giúp NTV đưa ra được một số giải pháp sau mỗi buổi tư vấn để

NĐTV tự lựa chọn và giải quyết vấn đề của mình Giải pháp được đưa ra có thể chỉ

là một bước tiến rất nhỏ, nhưng nhất thiết phải có vì đó là sự tiến triển trong TVHN,

tiếp sức thêm niềm hy vọng và động lực để làm những bước tiếp theo

Hiệu quả sử dụng liệu pháp này phụ thuộc vào việc vận dụng hợp lí, linh hoạt các

kĩ năng TVHN, đặc biệt là hành vi quan tâm, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng đặt câu hỏi

và kĩ năng phản hồi cảm xúc

3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC KĨ NĂNG VÀ HAI LIỆU TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP

Sáu kĩ năng và hai liệu pháp TVHN kể trên có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại

lẫn nhau Thực hiện tốt các kĩ năng TVHN, nhất là kĩ năng lắng nghe và kĩ năng đặt câu

hỏi sẽ giúp cho NTV thu thập được các thông tin cần thiết để đưa ra các giải pháp hoặc

hỗ trợ NĐTV tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách tốt nhất Ngược lại, việc thực hiện hai

liệu pháp một cách thường xuyên khi làm công tác TVHN sẽ giúp NTV từng bước nâng

cao các kĩ năng tư vấn hướng nghiệp

Để thực hiện mỗi liệu pháp, NTV có thể sử dụng cả 6 kĩ năng TVHN, nhưng cũng có

trường hợp chỉ cần dùng 2 - 3 kĩ năng đã đạt được kết quả Tương tự như vậy, trong mỗi

ca tư vấn, NTV có thể chỉ dùng một liệu pháp, nhưng cũng có thể phải sử dụng nhiều liệu

pháp mới đạt được kết quả Việc sử dụng liệu pháp nào cần căn cứ vào trường hợp tư vấn

cụ thể và mức độ thực hiện các kĩ năng TVHN

3 http://www.goodtherapy.org/Solution_Focused_Therapy.html (xem ngày 16 tháng 5, 2013)

Trang 24

Hành động Kết thúc

Thành công của mỗi ca tùy thuộc vào kết quả đạt được ở từng giai đoạn Do đó, NTV cần biết trước những kĩ năng, liệu pháp cần áp dụng trong từng giai đoạn và kết quả mong đợi để có hướng thực hiện tiếp theo

Sau đây là tiến trình của mỗi ca tư vấn gồm 5 giai đoạn và các kĩ năng cần có:

TT Các giai đoạn TVHN Áp dụng liệu pháp và kĩ năng TVHN Kết quả mong đợi

1 Khởi đầu • Liệu pháp kể chuyện (tư vấn tường

• NĐTV chia sẻ ý tưởng, cảm xúc và hành động

• NTV có thêm thông tin cụ thể về sở thích, khả năng, cảm xúc của NĐTV

3 Thiết lậpmục tiêu chung • Liệu pháp tập trung vào giải pháp• Kĩ năng đối mặt, tập trung, phản

hồi ý tưởng

Ví dụ:

• NTV nói “Hôm nay là lần gặp đầu

Sau khi tìm hiểu về trường hợp của anh/chị, tôi nghĩ rằng mình cần hướng dẫn anh/chị để sau đó anh/

chị giúp cháu ở nhà làm các bước sau:

• NĐTV và NTV cùng nhau thiết lập mục tiêu và công việc cụ thể cần làm sau mỗi lần tư vấn

• NĐTV có cái nhìn toàn cảnh về quy trình tư vấn HN với các bước

cụ thể

Trang 25

TT Các giai đoạn TVHN Áp dụng liệu pháp và kĩ năng TVHN Kết quả mong đợi

1 Tìm hiểu sở thích, khả năng của bản thân bằng công cụ trắc nghiệm

2 Tìm hiểu về yêu cầu tuyển sinh hoặc thị trường tuyển dụng

3 Lập kế hoạch nghề nghiệp Anh/chị có đồng ý về những bước trên không?”

4 Hành động • Liệu pháp tập trung vào giải pháp

• Hành vi quan tâm, kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng đối mặt, kĩ năng phản hồi

Ví dụ:

• Sau khi làm trắc nghiệm, NĐTV và con trai nghĩ rằng ngành học phù hợp nhất với em là ngành thiết

kế đồ họa Nhưng gia đình và em không quen ai đang học hoặc đang làm việc trong ngành thiết kế đồ họa Trong trường hợp này, NTV có thể giới thiệu người quen làm trong ngành này để họ trò chuyện, tìm hiểu thông tin

(Nên nhớ NTV chỉ giới thiệu, còn lại NĐTV phải chủ động liên lạc và tìm hiểu thông tin).

• NĐTV thực hiện và thấy được kết quả của các việc đã làm, hình dung được bước kế tiếp

• NĐTV chủ động thực hiện và tự chịu trách nhiệm

5 Kết thúc • Liệu pháp tập trung vào giải pháp

• Kĩ năng phản hồi cảm xúc và kĩ năng đối mặt

• NTV tóm tắt, kiểm tra cảm xúc (so sánh cảm xúc hiện tại với lúc ban đầu) của NĐTV

• NĐTV thay đổi trong

ý tưởng, cảm xúc và hành động; sau đó họ

có thể hướng dẫn con lựa chọn và phát triển nghề nghiệp

Lưu ý: Trong một ca tư vấn không nhất thiết phải hoàn thành cả 5 giai đoạn trong mỗi

lần tư vấn Có trường hợp cả 5 giai đoạn được thực hiện trong một lần tư vấn nhưng

cũng có trường hợp phải đến hơn 5 lần gặp thì mới hoàn tất 5 giai đoạn Trong nhiều

trường hợp, một số giai đoạn có thể phải lặp đi lặp lại trong vài lần tư vấn

Trang 27

VẬN DỤNG CÁC KĨ NĂNG

VÀ LIỆU PHÁP TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP TRONG VIỆC HỖ TRỢ CÁC EM HỌC SINH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HƯỚNG NGHIỆP

IIIPhần

Trang 28

có vai trò như là người tư vấn hướng nghiệp trong cộng đồng sẽ giúp cho các bậc cha

mẹ không ngại tìm hiểu thông tin, chịu khó làm bài tập để hoàn tất từng bước trong qui trình hướng nghiệp, và cuối cùng là đến được đích - tìm ra được câu trả lời cho mình

Trong quá trình tư vấn, cán bộ Hội Phụ nữ nên luôn chia sẻ những bước kế tiếp với người đến tư vấn để họ có được hình dung bao quát cả quá trình mà họ sẽ phải đi qua Các kĩ năng và liệu pháp tư vấn hướng nghiệp sẽ được cán bộ Hội Phụ nữ hướng dẫn cho cha

mẹ và đến lượt mình, cha mẹ sẽ áp dụng các kĩ năng và liệu pháp này tại gia đình, trong khi trò chuyện, tư vấn để giúp các em phát triển năng lực hướng nghiệp theo Khung phát triển nghề nghiệp Các năng lực đó là bao gồm:

Xây dựng nhận thức bản thân Xây dựng nhận thức nghề nghiệp Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp

1 XÂY DỰNG NHẬN THỨC BẢN THÂN

Xây dựng nhận thức bản thân là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất nhằm hiểu rõ sở thích, khả năng, cá tính, giá trị nghề nghiệp của bản thân thông qua những cách sau:

1.1 Xây dựng nhận thức bản thân qua liệu pháp kể chuyện (tư vấn tường thuật)

Trong liệu pháp này NTV sử dụng kĩ năng đặt câu hỏi để NĐTV (cha hoặc mẹ) mô tả kỹ

về sở thích và khả năng của con mình, xem con yêu thích và có năng khiếu trong những hoạt động, môn học, công việc nào

Dưới đây là ví dụ về việc NTV dùng kĩ năng đặt câu hỏi để NĐTV kể lại sở thích, khả năng của con; qua đó NĐTV hiểu rõ hơn về bản thân mình, con mình và những vấn đề mà trước đó chưa nhận ra được

Ví dụ:

Một người mẹ kể rằng, con gái bà từ nhỏ đã thích mặc đẹp, biết cách lựa chọn quần áo phù hợp, biết phối hợp màu sắc và kiểu dáng Khi lớn lên, con có khả năng tư vấn cho cha mẹ, cô chú và bạn bè về cách ăn mặc

NTV hỏi: Hiện nay, con còn giữ sở thích này nữa không?

Người mẹ kể: Bắt đầu lên lớp 9, con phải tập trung vào học văn hóa nên không có nhiều thời gian để may quần áo búp bê, đọc sách thời trang, v.v… Gia đình cũng không khuyến khích vì sợ con sao lãng việc học Vì vậy, lâu lắm rồi không thấy con nói đến sở thích này nữa

Trang 29

Cán bộ Hội Phụ nữ khi tư vấn, hướng dẫn cho cha mẹ sử dụng liệu pháp kể chuyện (tư

vấn tường thuật) để xây dựng nhận thức bản thân cần lưu ý:

Cần tạo cho trẻ thói quen tâm sự và chia sẻ với cha mẹ ngay từ nhỏ Thông thường

bắt đầu từ tuổi 13, trẻ sẽ ít trò chuyện và chia sẻ với cha mẹ hơn Nếu trước đó, trẻ

và cha mẹ ít trò chuyện với nhau thì càng khó có thể làm cho con thay đổi ngay để

tâm sự với cha mẹ nhiều hơn;

Kiệm lời, tập trung lắng nghe, tuyệt đối không áp đặt ý kiến của mình và không

giảng đạo đức khi lắng nghe con tâm sự;

Sớm phát hiện và khuyến khích con phát triển những phẩm chất, tính cách hoặc

năng lực nổi trội ngay từ nhỏ thông qua việc quan sát, chuyện trò và chia sẻ với con

Cha mẹ có thể giúp con tìm hiểu khả năng bằng nhiều cách, ví dụ:

- Hỏi han và trò chuyện với con về các môn học ở trường để biết con có khả năng

nổi trội ở những môn học nào;

- Tìm hiểu kết quả các hoạt động giáo dục như giáo dục thể chất, giáo dục môi

trường, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục nghệ thuật…

- Trao đổi với con về những hoạt động khác như tham gia làm cán bộ lớp, hoạt

động ngoại khóa, hoạt động thể thao, văn nghệ, đoàn đội, làm báo tường, sinh

hoạt cộng đồng…

- Quan sát cách con tham gia giúp đỡ cha mẹ như làm đồng, cơm nước, quét dọn

nhà cửa, chăm em, làm thêm…

1.2 Xây dựng nhận thức bản thân qua công cụ trắc nghiệm

Nhận thức bản thân tập trung vào việc tìm hiểu sở thích nghề nghiệp và khả năng của

mình Một trong những cách cho kết quả nhanh nhất, đó là làm các Phiếu trắc nghiệm

tìm hiểu sở thích và tìm hiểu khả năng Cụ thể như sau:

Trang 30

Bước 2: NTV tiếp tục cho NĐTV tìm hiểu một lần nữa sở thích, khả năng nghề nghiệp

và những nghề phù hợp bằng cách đọc các nội dung trong Bảng Nhóm tính cách của Holland ở Phụ lục 3, phần Phụ lục

Bước 3: Đối chiếu kết quả trắc nghiệm ở bước 1 với nội dung trong từng bảng để xác

định 3 nhóm sở thích nổi trội theo thứ tự:

Nhóm sở thích nổi trội nhất Nhóm sở thích nổi trội nhì Nhóm sở thích nổi trội thứ ba

Sau khi hoàn thành bước 3, NĐTV biết được mình thuộc nhóm tính cách nào, có những

sở thích nghề nghiệp gì và phù hợp với những công việc nào

Bước 4: Áp dụng đối với con

NĐTV (cha/mẹ) hướng dẫn con thực hiện 3 bước của Phương pháp 1 tại nhà

* Phương pháp 2

Bước 1: Photo Bộ trắc nghiệm ở phần Phụ lục 4, phần Phụ lục ra giấy bìa cứng Mỗi bộ

gồm 6 tranh và tên các nhóm sở thích được cắt rời Bộ trắc nghiệm này có thể dùng cho nhóm xin tư vấn gồm từ 4 đến 6 người, hoặc dùng cho cá nhân đều được

Bước 2: Phát Bộ trắc nghiệm cho nhóm hoặc cá nhân Thành viên trong nhóm thảo luận

và thực hiện những việc sau:

Ghép tên từng nhóm sở thích vào từng nhóm nghề thích hợp Ví dụ: Ghép tờ có

chữ “Sáng tạo” vào nhóm nghề có các hình ảnh diễn viên múa, chuyên viên trang điểm, kiến trúc sư

Sau khi đã ghép hết sáu nhóm, điền vào chỗ trống của từng nhóm nghề những ngành,

nghề nghiệp thích hợp với nhóm ấy Ví dụ: Có thể điền vào chỗ trống trong nhóm sở thích “Sáng tạo” các nghề: Ca sĩ, diễn viên điện ảnh, nhà văn, nhà biên kịch,

Chọn và ghi tên nhóm sở thích mà mình thấy:

- thích nhất (trong trường hợp nhóm 4-6 người thì mỗi người tự ghi tên nhóm sở thích mà bản thân thích nhất vì đây là quyết định cá nhân, không phải của nhóm)

- thích nhì

- thích ba

Trang 31

Bước 3: NĐTV đọc kĩ Phụ lục 3 để biết thêm chi tiết về các nhóm sở thích Các nhóm

sở thích của Bộ trắc nghiệm này tương ứng với các nhóm sở thích Holland ở Phụ lục 3

như sau:

Bước 4: Áp dụng với con

NĐTV (cha/mẹ) hướng dẫn con thực hiện 3 bước của Phương pháp 2 tại nhà

Lưu ý:

Cả 2 phương pháp trên đều rất tốt nếu dùng cho tư vấn cá nhân Còn nếu tư vấn

nhóm thì dùng phương pháp 2 tốt hơn

Trắc nghiệm này như một công cụ để tìm hiểu sở thích, không nên coi đây là câu trả

lời hoàn toàn đầy đủ cho bài toán hướng nghiệp; nên suy ngẫm xem kết quả trắc

nghiệm có chính xác hay không

b Tìm hiểu khả năng

Khi đã xác định được một hoặc hai nhóm sở thích của mình, việc tìm hiểu khả năng nghề

nghiệp sẽ giúp NĐTV thu hẹp phạm vi tìm hiểu những ngành nghề phù hợp Từ đó, họ

giúp con ra quyết định nên theo học ngành, nghề nào một cách thực tế nhất

Việc tìm hiểu khả năng có thể tiến hành theo hai phương pháp dựa trên lí thuyết Holland

*Phương pháp 1

Bước 1: Làm bài tập tìm hiểu khả năng của bản thân

Sau khi hoàn thành 2 Phiếu trắc nghiệm về sở thích ở Phụ lục 2, phần Phụ lục và liệt kê

các nhóm sở thích nổi trội nhất, nhóm sở thích nổi trội nhì, nhóm sở thích nổi trội thứ

ba, hãy tự xác định khả năng của bản thân bằng cách điền vào ô trống trong bảng sau:

Nghiên cứu và giải quyết vấn đề Nghiên cứu

Quản lí, lãnh đạo, và kinh doanh Quản lí

Trang 32

(càng chi tiết càng tốt)

Ngành học phù hợp với sở thích và khả năng trong nhóm này

(càng chi tiết càng tốt)

Ngành học phù hợp với sở thích và khả năng trong nhóm này

Bước 2: Áp dụng với con

Sau khi hiểu rõ cách làm bài tập, cha mẹ sẽ tiếp tục hướng dẫn con làm bài tập này ở nhà

để xác định khả năng của bản thân

*Phương pháp 2

Bước 1: Phôtô Bộ trắc nghiệm ở Phụ lục 5, phần Phụ lục ra giấy bìa cứng Mỗi bộ gồm

6 tranh và nội dung của 6 nhóm khả năng Bộ trắc nghiệm có thể dùng cho nhóm từ 4 đến 6 người hoặc cho cá nhân đều được

Bước 2: Mỗi nhóm hoặc mỗi người được phát một Bộ trắc nghiệm Thành viên trong

nhóm thảo luận và làm những việc sau:

Ghép từng nhóm khả năng vào từng nhóm nghề thích hợp Ví dụ: Ghép vào nhóm

nghề “thợ điêu khắc, nha sĩ, làm vườn” nhóm khả năng sau:

Trang 33

Bước 3: Sau khi đã ghép xong sáu nhóm khả năng, người được tư vấn:

Điền vào chỗ trống của từng nhóm nghề các nghề thích hợp với nhóm ấy (Trong

trường hợp nhóm 4 - 6 người thì mỗi người tự ghi lại khả năng tốt nhất của bản

thân vì đây là quyết định cá nhân, không phải của nhóm)

Ví dụ: Có thể điền vào chỗ trống trong nhóm “Khả năng” các nghề cầu thủ đá bóng, thợ

sửa máy vi tính, chuyên viên kĩ thuật…

Chọn và ghi lại nhóm khả năng mà mình:

- giỏi nhất

- giỏi nhì

- giỏi ba

Đối chiếu các nhóm khả năng với sáu nhóm sở thích theo bảng sau:

Tôi chơi thể thao khá tốt

Tôi có khả năng dùng tay để sửa chữa đồ vật rất tốt

Tôi thích làm việc ngoài trời và sử dụng tay để chế tạo đồ vật

Tôi thích nhìn thành quả của công sức mình

Tôi chơi thể thao khá tốt

Tôi có khả năng dùng tay để sửa chữa đồ vật rất tốt

Tôi thích làm việc ngoài trời và sử dụng tay để chế tạo đồ vật

Tôi thích nhìn thành quả của công sức mình

Nhóm

Kĩ thuật

Tôi giải những bài toán khá tốt

Tôi có khả năng học và hiểu những vấn đề phức tạp

Tôi khá giỏi trong việc tìm kiếm thông tin

Tôi độc lập trong tư tưởng và tò mò về những thứ xung quanh mình

Nhóm Nghiên cứu

Tôi khá giỏi trong việc sáng tạo ra những thứ mới

Tôi khá giỏi trong việc nghĩ ra những ý tưởng mới, và làm cho mọi thứ

trở nên đẹp hơn

Tôi có khiếu trong việc chơi dụng cụ âm nhạc hay nghe nhạc

Tôi thích được đặc biệt và khác với người xung quanh

Nhóm Nghệ thuật

Tôi khá giỏi trong việc lắng nghe những vấn đề của người khác

Tôi khác giỏi trong việc hiểu cảm xúc của người khác

Tôi khá giỏi trong việc làm người khác cảm thấy thoải mái và hạnh phúc

Tôi thích giúp người khác Bạn bè thường tâm sự với tôi khi họ buồn

Nhóm

Xã hội

Tôi tự tin

Tôi khá giỏi trong việc nói chuyện trước đám đông

Tôi khá giỏi trong việc lãnh đạo người khác

Bạn bè thường hỏi ý kiến của tôi, lắng nghe tôi, và nghe theo lời tôi khuyên

Nhóm Quản lí

Tôi rất đúng giờ

Tôi làm việc với số liệu khá tốt

Tôi khá giỏi trong việc để ý chi tiết

Tôi khá giỏi trong việc sắp xếp sự việc

Nhóm Nghiệp vụ

Trang 34

Bước 5: Áp dụng với con

Sau khi thực hiện đầy đủ 4 bước, cha mẹ về nhà hướng dẫn và giúp con tìm hiểu khả năng theo cách cha mẹ đã làm

Lưu ý:

Sử dụng cả 2 phương pháp đều rất tốt cho tư vấn cá nhân Còn nếu tư vấn nhóm

thì dùng phương pháp 2 tốt hơn

Điều quan trọng là suy ngẫm xem nên áp dụng kết quả trắc nghiệm vào việc chọn

hướng học, chọn nghề của bản thân như thế nào cho phù hợp Nếu kết hợp kết quả Trắc nghiệm khả năng với Tư vấn tuyển sinh sẽ giúp NĐTV chọn hướng học, chọn nghề rất hiệu quả

2 XÂY DỰNG NHẬN THỨC NGHỀ NGHIỆP

Xây dựng nhận thức nghề nghiệp bao gồm các công việc tìm hiểu nghề, tìm hiểu thị trường tuyển dụng lao động, nơi đào tạo và tìm hiểu thông tin tuyển sinh Đây là cơ sở quan trọng để đối chiếu với sở thích, khả năng của bản thân, từ đó đưa ra quyết định chọn nghề vừa phù hợp với nguyện vọng, sở trường của bản thân, vừa phù hợp với nhu cầu lao động của xã hội

Có thể xây dựng nhận thức nghề nghiệp bằng cách dùng liệu pháp kể chuyện (tư vấn tường thuật) để:

2.1 Tìm hiểu nghề nghiệp

Có nhiều cách tìm hiểu nghề nghiệp như:

đọc bản mô tả nghề trong các sách tham khảo về hướng nghiệp, các thông báo tuyển dụng trên báo,

tra cứu trên mạng Internet, xem truyền hình

Trang 35

Cách tốt nhất là dùng liệu pháp kể chuyện (tư vấn tường thuật) và kĩ năng đặt câu hỏi

khi tìm hiểu về nghề nghiệp

Ví dụ:

Khi biết con của NĐTV có ý tưởng thích thú về một ngành nghề nào đó, NTV nên hướng

dẫn cho NĐTV kể cho con nghe những câu chuyện nghề nghiệp của bản thân hoặc tìm

cách giới thiệu con với bạn bè của mình hoặc bạn của bạn để con tìm hiểu nghề nghiệp

muốn chọn NTV cũng có thể giới thiệu người quen hoặc bạn bè của mình đang làm

trong nghề đó với NĐTV để họ tìm hiểu nghề Đây là một cách rất hay để NĐTV hiểu biết

sâu hơn, đầy đủ hơn về nghề nghiệp cũng như nhu cầu sử dụng lao động và thị trường

tuyển dụng của nghề đó

2.2 Tìm hiểu ngành nghề học và nơi đào tạo

Tìm hiểu thông tin về ngành nghề học và nơi đào tạo bằng cách trò chuyện trực tiếp với

học sinh, sinh viên, anh chị em, họ hàng, bạn bè đã hoặc đang học ở ngành nghề và cơ sở

đào tạo đó Nếu có điều kiện, có thể đến thăm cơ sở đào tạo đó để trực tiếp trò chuyện,

phỏng vấn những sinh viên đang học tại trường

Bằng cách này, NĐTV có thể thu thập được những thông tin sát với thực tế, sẽ thấy được

những mặt tích cực, điều hay và cả những điều dở mà nếu đứng ngoài không thể nhìn

thấy được Từ đó, có sự cân nhắc nên hay không nên tiếp tục chọn trường học và ngành

nghề này

2.3 Tìm thông tin về tuyển sinh, ngành nghề, thị trường lao động

a Tìm thông tin qua báo viết, báo mạng

Đọc báo hàng ngày, gồm báo in (ví dụ: Báo địa phương, báo tỉnh phát hành, báo

phát hành toàn quốc như Báo Nhân dân, Lao động, Tuổi trẻ, Thanh niên, Đầu tư…)

và báo mạng (ví dụ: Báo Tin nhanh Việt Nam (http://vnexpress.net/), báo Dân Trí

(http://dantri.com.vn/) )

Tìm hiểu thông tin trên các trang thông tin hướng nghiệp, ví dụ:

http://www.em-chonnghegi.edu.vn/home, http://www.huongnghiepviet.com/

Chia sẻ những tin tức, những đề tài nóng hổi liên quan đến tuyển sinh, nhu cầu sử

dụng lao động, nghề nghiệp, thị trường tuyển dụng trong bữa ăn hoặc vào lúc cả

nhà quây quần đông đủ

Hiện nay VVOB Việt Nam đã hỗ trợ các tỉnh tham gia chương trình hướng nghiệp xây

dựng Cổng thông tin hướng nghiệp, trong đó có thông tin về thị trường tuyển dụng:

Trang 36

3 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP

Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp nhằm giúp con biết được các hoạt động, cách tiến hành và thời gian thực hiện từng hoạt động nhằm đạt được mục tiêu nghề nghiệp Sau đây là một

số liệu pháp giúp con xây dựng kế hoạch nghề nghiệp khoa học và phù hợp với thực tế

3.1 Sử dụng liệu pháp tập trung vào giải pháp

Liệu pháp này tập trung vào những vấn đề khó khăn muốn được giải quyết ở thời điểm hiện tại và tương lai Sử dụng liệu pháp này giúp con xây dựng được mục tiêu và xác định biện pháp thực hiện trong từng bước để đạt được mục tiêu này4

Sau mỗi buổi tư vấn, NTV cần giúp NĐTV tìm ra giải pháp ngắn hạn và các bước cần làm tiếp theo Giải pháp được đưa ra có thể chỉ là một bước tiến rất nhỏ, nhưng nhất thiết phải có vì nó cho thấy sự tiến triển trong TVHN, tiếp sức cho niềm hy vọng và động lực

để làm những bước tiếp theo

Ở lần gặp cuối cùng, NTV hướng dẫn NĐTV hỗ trợ con lập ra kế hoạch học tập và kế hoạch nghề nghiệp Kế hoạch gồm có mục tiêu (từ mức độ quan trọng nhiều nhất đến

ít nhất), những bước cần làm và cách thực hiện từng bước để đạt được mục tiêu (Xem

thêm mục “Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp” trong tài liệu dành cho cha mẹ “Giúp con hướng nghiệp”, tháng 7 - 2013)

Ví dụ về liệu pháp tập trung vào giải pháp:

Sau lần tư vấn đầu tiên, NĐTV nhận ra mình và con chưa hiểu nhiều về những lí

thuyết hướng nghiệp Việc cần làm tiếp theo là tìm hiểu bản thân qua trắc nghiệm

Sau lần thứ hai, qua làm các trắc nghiệm, NĐTV hiểu được về sở thích và khả năng

của mình, đồng thời biết cách giúp con thực hành công cụ trắc nghiệm để tìm hiểu

về sở thích và khả năng

Sau lần thứ ba, NĐTV biết cách tìm hiểu về thị trường tuyển dụng và thị trường

tuyển sinh NĐTV sẽ cùng với con làm bài tập về nhà là tìm hiểu một ngành học và nghề nghiệp tương ứng với sở thích và khả năng của con

Tương tự như vậy, sau mỗi lần tư vấn, NTV tìm ra một giải pháp giúp cho NĐTV tiến gần hơn đến mục tiêu cuối cùng là giúp con xây dựng kế hoạch nghề nghiệp Việc TVHN kết thúc khi NĐTV và con hoàn tất Bản kế hoạch nghề nghiệp với những bước thực hiện phù hợp với bản thân và điều kiện thực tế

3.2 Sử dụng các giai đoạn trong tư vấn hướng nghiệp

Từng giai đoạn trong năm giai đoạn trong tư vấn hướng nghiệp (trình bày ở mục 4 Phần II) hướng tới xây dựng những việc cần làm, cách thức và kết quả cần đạt ở từng bước trong tiến trình tư vấn hướng nghiệp Các công việc cần làm sau mỗi giai đoạn tư vấn càng cụ thể bao nhiêu càng góp phần cho ca tư vấn hướng nghiệp đạt kết quả tốt bấy nhiêu

4 http://www.goodtherapy.org/Solution_Focused_Therapy.html

Trang 37

Thay cho lời kết luận tài liệu này, chúng tôi xin được nêu một số điểm ghi nhớ mà cán bộ

Hội Phụ nữ cần lưu tâm cho cha mẹ HS khi tham gia TVHN:

Tránh hai thái cực: Một là không tham gia ý kiến, cho con toàn quyền quyết định

chọn ngành nghề, chọn trường; Hai là quyết định thay con vì theo lời khuyên của

bạn bè, họ hàng hay trào lưu trên báo chí, truyền hình hoặc suy nghĩ bản thân con

chưa định hướng được, còn chưa biết mình muốn gì

Lắng nghe và tôn trọng ý kiến con vì nhận thức của con và môi trường nghề nghiệp

hiện tại khác rất nhiều so với thời điểm cha mẹ trưởng thành, do đó nhu cầu tuyển

dụng cũng khác

Chỉ nên đóng vai trò là người cố vấn, hỗ trợ con chọn nghề phù hợp; khuyến khích

con ra quyết định nghề nghiệp

Chỉ khi nào con có đủ khả năng làm tốt 3 bước trong quy trình hướng nghiệp (1

Tìm hiểu bản thân; 2 Tìm hiểu thị trường tuyển dụng lao động, thị trường tuyển

sinh và những yếu tố tác động, ảnh hưởng tới việc chọn nghề; 3 Xác định mục tiêu

và xây dựng kế hoạch nghề nghiệp) thì khi đó con mới có đầy đủ cơ sở để đi vào

ngành học, nghề nghiệp đã lựa chọn

Nắm được lí thuyết hướng nghiệp, các kĩ năng, liệu pháp và các giai đoạn TVHN

một cách nhuần nhuyễn Điều quan trọng nhất là hành vi quan tâm, đặc biệt là kĩ

năng lắng nghe là chìa khóa thành công cho bất cứ một cuộc trò chuyện nào giữa

cha mẹ và con

Nếu cha mẹ muốn con làm bài trắc nghiệm ở nhà thì trước đó cha mẹ phải thực

hành trắc nghiệm để hiểu rõ cách thực hiện từng bước

Trang 39

MẪU KẾ HOẠCH

BÀI GIẢNG

IVPhần

Trang 40

Sau khi tham gia lớp tập huấn 3 ngày, HV cần phải:

Hiểu được một số kiến thức hướng nghiệp cơ bản Hiểu được sáu kĩ năng và hai liệu pháp tư vấn hướng nghiệp Thực hành áp dụng được lý thuyết, kĩ năng, liệu pháp tư vấn hướng nghiệp

vào tình huống tư vấn cụ thể cho cha mẹ học sinh tại cộng đồng

Hướng dẫn cho cha mẹ để thực hành hướng nghiệp cho con em trong gia đình Nâng cao vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc phổ biến nhân rộng kĩ

năng tư vấn cá nhân về lựa chọn nghề nghiệp tại địa phương

2 Phương pháp tập huấn

Với mỗi mô đun trong tài liệu sẽ được tập huấn theo trình tự và phương pháp sau: Giới thiệu lí thuyết: Giới thiệu các lí thuyết tạo nên khung nội dung

Áp dụng: HV có cơ hội chứng kiến các lí thuyết được áp dụng vào thực tiễn

như thế nào và có thời gian, không gian cần thiết để thực hành kiến thức mới

Câu hỏi và trả lời: HV đưa ra các câu hỏi để thảo luận sâu hơn Làm bài tập ở nhà: HV được yêu cầu làm bài tập ở nhà để củng cố kiến thức

vừa tiếp thu được và chuẩn bị cho bài học ngày hôm sau

KỸ NĂNG TƯ VẤN CÁ NHÂN ĐỂ LỰA CHỌN

VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP

Ngày đăng: 12/08/2015, 15:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w