Xây dựng nhận thức bản thân là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất nhằm hiểu rõ sở thích, khả năng, cá tính, giá trị nghề nghiệp của bản thân thông qua những cách sau:
1.1 Xây dựng nhận thức bản thân qua liệu pháp kể chuyện (tư vấn tường thuật)
Trong liệu pháp này NTV sử dụng kĩ năng đặt câu hỏi để NĐTV (cha hoặc mẹ) mơ tả kỹ về sở thích và khả năng của con mình, xem con u thích và có năng khiếu trong những hoạt động, môn học, công việc nào.
Dưới đây là ví dụ về việc NTV dùng kĩ năng đặt câu hỏi để NĐTV kể lại sở thích, khả năng của con; qua đó NĐTV hiểu rõ hơn về bản thân mình, con mình và những vấn đề mà trước đó chưa nhận ra được.
Ví dụ:
Một người mẹ kể rằng, con gái bà từ nhỏ đã thích mặc đẹp, biết cách lựa chọn quần áo phù hợp, biết phối hợp màu sắc và kiểu dáng. Khi lớn lên, con có khả năng tư vấn cho cha mẹ, cơ chú và bạn bè về cách ăn mặc.
NTV hỏi: Hiện nay, con cịn giữ sở thích này nữa khơng?
Người mẹ kể: Bắt đầu lên lớp 9, con phải tập trung vào học văn hóa nên khơng có nhiều thời gian để may quần áo búp bê, đọc sách thời trang, v.v… Gia đình cũng khơng khuyến khích vì sợ con sao lãng việc học. Vì vậy, lâu lắm rồi khơng thấy con nói đến sở thích này nữa.
PHẦN III. VẬN DỤNG C VẬN DỤNG C Á C KĨ NĂNG VÀ LIỆU PHÁP VÀ O VIỆC HỖ TR Ợ C Á C EM HỌC SINH PHÁ T TRIỂN NĂNG L ỰC HƯỚNG NGHIỆP
KĨ NĂNG TƯ VẤN CÁ NHÂN VỀ LỰA CHỌN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP 27
Lưu ý:
Cán bộ Hội Phụ nữ khi tư vấn, hướng dẫn cho cha mẹ sử dụng liệu pháp kể chuyện (tư vấn tường thuật) để xây dựng nhận thức bản thân cần lưu ý:
Cần tạo cho trẻ thói quen tâm sự và chia sẻ với cha mẹ ngay từ nhỏ. Thông thường bắt đầu từ tuổi 13, trẻ sẽ ít trị chuyện và chia sẻ với cha mẹ hơn. Nếu trước đó, trẻ và cha mẹ ít trị chuyện với nhau thì càng khó có thể làm cho con thay đổi ngay để tâm sự với cha mẹ nhiều hơn;
Kiệm lời, tập trung lắng nghe, tuyệt đối khơng áp đặt ý kiến của mình và khơng giảng đạo đức khi lắng nghe con tâm sự;
Sớm phát hiện và khuyến khích con phát triển những phẩm chất, tính cách hoặc năng lực nổi trội ngay từ nhỏ thông qua việc quan sát, chuyện trò và chia sẻ với con. Cha mẹ có thể giúp con tìm hiểu khả năng bằng nhiều cách, ví dụ:
- Hỏi han và trị chuyện với con về các mơn học ở trường để biết con có khả năng nổi trội ở những mơn học nào;
- Tìm hiểu kết quả các hoạt động giáo dục như giáo dục thể chất, giáo dục môi trường, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục nghệ thuật…
- Trao đổi với con về những hoạt động khác như tham gia làm cán bộ lớp, hoạt động ngoại khóa, hoạt động thể thao, văn nghệ, đồn đội, làm báo tường, sinh hoạt cộng đồng…
- Quan sát cách con tham gia giúp đỡ cha mẹ như làm đồng, cơm nước, quét dọn nhà cửa, chăm em, làm thêm…
1.2 Xây dựng nhận thức bản thân qua công cụ trắc nghiệm
Nhận thức bản thân tập trung vào việc tìm hiểu sở thích nghề nghiệp và khả năng của mình. Một trong những cách cho kết quả nhanh nhất, đó là làm các Phiếu trắc nghiệm tìm hiểu sở thích và tìm hiểu khả năng. Cụ thể như sau: