Trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp, việc tìm hiểu bản thân để biết rõ sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của chính mình là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Càng hiểu rõ về bản thân, càng có cơ sở khoa học vững chắc để chọn nghề phù hợp với “rễ”, tránh được tình trạng chọn nghề theo “quả”, chọn nghề cảm tính, theo lời khuyên của người khác hoặc theo trào lưu chung.
Sở thích
Cá tính Khả năng
Lương
cao việc làmCơ hội Được nhiều người tôn trọng Công việc ổn định Môi trường làm việc tốt Giá trị nghề nghiệp
Hình 1. Mô hình lí thuyết cây nghề nghiệp
5 Nguồn: McAlpine & McCowan, personal communication, December 2011
6 Giá trị nói đến trong hướng nghiệp là giá trị nghề nghiệp. Giá trị nghề nghiệp là những điều được coi là quí giá, là quan trọng, có ý nghĩa nhất mà mỗi người mong muốn đạt được khi tham gia lao động nghề nghiệp. Ví dụ: Được nhiều người trọng, có ý nghĩa nhất mà mỗi người mong muốn đạt được khi tham gia lao động nghề nghiệp. Ví dụ: Được nhiều người tôn trọng; được làm việc trong môi trường có cơ hội để phát huy cao độ khả năng của bản thân; hoặc, có thu nhập cao; hoặc, có cơ hội thăng tiến v.v…tùy theo mong muốn của mỗi người.
PHẦN
V. PHẦN PHỤ L
ỤC
KĨ NĂNG TƯ VẤN CÁ NHÂN VỀ LỰA CHỌN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP 59
Ví dụ dưới đây sẽ làm rõ hơn về nội dung, ý nghĩa của lí thuyết cây nghề nghiệp: Bà Hạnh có cô con gái chuẩn bị tốt nghiệp THPT. Vợ chồng bà khuyên con nên theo học ngành ngân hàng vì em ruột của ông hiện đang làm phó giám đốc một ngân hàng lớn trong tỉnh và hứa khi con ông bà ra trường sẽ đảm bảo có việc làm trong ngành. Mặt khác, bà Hạnh nghĩ rằng ngành Ngân hàng là một ngành khá ổn định, phù hợp với phụ nữ và có thu nhập cao.
Con gái bà Hạnh đã nghe theo lời khuyên của cha mẹ dù bản thân không yêu thích nghề này. Em cũng biết rằng khả năng làm việc với con số, làm tài chính của bản thân rất hạn chế. Tốt nghiệp THPT, em thi vào trường Đại học Dân lập Tài chính _ Ngân hàng. Trong suốt thời gian học đại học, em đã hết sức cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Em tốt nghiệp ra trường với kết quả trung bình. Ngày em tốt nghiệp cũng là lúc cô ruột mất chức, không ai đứng ra xin việc cho em. Với kết quả học tập không cao, bản thân lại không yêu thích, không có khả năng nổi trội trong ngành đã theo học, em đã không kiếm được việc làm trong ngành mà em theo học.
Trên đây là một câu chuyện có thật và rất điển hình của việc một gia đình quyết định cho con theo học ngành nghề dựa vào “quả” thay vì dựa vào “rễ” của cây nghề nghiệp.
Nếu con gái bà Hạnh học ngành Tài chính _ Ngân hàng vì em có sở thích, có khả năng về tài chính và có những kĩ năng cần thiết khác thì khi ra trường, dù người cô ruột có còn tại chức hay không, em vẫn có thể tìm được một vị trí thích hợp trong ngành Tài chính _ Ngân hàng.
PHẦN
V. PHẦN PHỤ L
ỤC
KĨ NĂNG TƯ VẤN CÁ NHÂN VỀ LỰA CHỌN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP
60