1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm

60 636 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 371 KB

Nội dung

Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong số những năm gần đây trường Trung Học Nghiệp Vụ Quản LýLương Thực Thực Phẩm là trường dẫn đầu trong khối trường trung học đàotạo về kinh tế nói chung và ngành lương thực thực phẩm nói riêng Sở dĩ đạtđược kết quả đó là nhờ trường đã có một đội ngũ cán bộ, viên chức mạnh, cótrình độ tương đối cao Để giữ vững được thành tích này trong điều kiện nềnkinh tế thị trường hoạt động không ngừng thì yếu tố quyết định là phải khôngngừng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ viên chức cả về trình độ lẫnchuyên môn, quản lý và chính trị Trong thời gian vừa qua trường Trung họcnghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm đã thực hiện nhiều biện pháp đồng

bộ nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo và phát triển đội ngủ của mìnhnên đã dành được nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên cũng tồn tại nhiều vấn đềcần phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa Với tầm quan trọng đó mà em chọn đề

tài: "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội

ngũ cán bộ, viên chức trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm."

Để phục vụ cho đề tài này em đã khai thác từ nguồn số liệu khác nhautrong đó chủ yếu là nguồn số liệu từ phòng Tổ chức cán bộ, phòng Quản lýđào tạo trường, từ các văn bản của bộ giáo dục và đào tạo,chính phủ, của các

bộ ngành

Đề tài này gồm các phần chính sau đây:

Chương I: Những cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường Trung Học

Chương II: Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán

bộ, viên chức trường Trung Học nghiêp vụ quản lý lương thực thực phẩm

Trang 2

Chương III: Những giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm

Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực tập nhưng dothời gian có hạn và tính chất phức tạp của vấn đề nghiên cứu mà trong đề tàichắc sẽ còn nhiều hạn chế Em mong rằng sẽ nhận được sự đóng góp ý kiếncủa thầy cô giáo, các cô chú, anh chị cũng như các bạn sinh viên để đề tàihoàn chỉnh hơn

Qua đây cho em gởi lời cảm ơn chân thành đến PGS TS Lê Thị Anh

Vân: khoa khoa học quản lý và các cô chú, anh chị phòng Tổ chức cán bộ

Trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm đã tận tình hướngdẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình thực tập vàlàm đề tài này

Hải phòng, ngày 25 tháng 04 năm 2008

Sinh viên

PHẠM VĂN CẢNH

Trang 3

CHƯƠNG I NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TRƯỜNG TRUNG HỌC

1 NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC

1.1 Nhiệm vụ của trường trung học

Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức vànăng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, cónăng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và chonhững người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ trong nước

và quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, kết hợp đào tạovới nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo quyđịnh của Luật khoa học và Công nghệ, Luật giáo dục và các quy định kháccủa Pháp luật.Giữ gìn và phát triển những di sản và bản sắc văn hoá dântộc.Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong những người học và trong đội ngũcán bộ giảng viên của trường.Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên; xây dựngđội ngũ giảng viên của trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơcấu ngành nghề , cơ cấu tuổi và giới.Tuyển sinh và quản lý người học.Phốihợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục Tổchức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động

xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu xã hội.Quản lý, sử dụngđất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

Trang 4

1.2 Quyền hạn và trách nhiệm của trường trung học.

Trường trung học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quyđịnh của pháp luật và điều lệ về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổchức các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, tài chính, quan hệ quốc

tế, tổ chức và nhân sự Cụ thể là:

Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhàtrường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lướicác trường trung học của nhà nước

Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối vớicác ngành nghề nhà trường được phép đào tạo trên cơ sở chương trình khung

do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành; tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu của nhànước, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp, in ấn và cấp văn bằngtheo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo

Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêugiáo dục, hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục,thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài nhằm nâng caochất lượng giáo dục, gắn đào tạo với việc làm, phục vụ sự nghiệp phát triểnkinh tế - xã hội

Đăng ký tham gia tuyển chọn và thực hiện nhiệm vụ đào tạo gắn liềnvới thực tế do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao, sử dụng có hiệu quả kinhphí đầu tư phát triển giáo dục.Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao,chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; công bố kết quảhoạt động khoa học và công nghệ; bảo đảm lợi ích hợp pháp của cá nhântrong hoạt động đào tạo khoa học và công nghệ của nhà trường

Hợp tác liên doanh, nhận tài trợ của các tổ chức; cá nhân; góp vốn bằngtiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành các hoạt động khoa học

và công nghệ, sản xuất kinh doanh ; sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế

Trang 5

để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở vật chất của nhàtrường, chỉ cho các hoạt động giáo dục và bổ sung nguồn tài chính cho nhàtrường.

Được nhà nước giao đất; được thuê đất; vay vốn; được miễn giảm thuếtheo quy định của nhà nước

Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiệncác nhiệm vụ đào tạo, khoa học và công nghệ và hoạt động tài chính

Thực hiện chế độ báo cáo cơ quan chủ quản và các cơ quan cấp trên vềcác hoạt động của trường theo quy định hiện hành

Với tầm quan trọng như thế nên công tác đào tạo và phát triển đội ngũcán bộ, viên chức đặt ra hết sức cấp thiết, đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên

và liên tục

2 KHÁI NIỆM CÁN BỘ, VIÊN CHỨC

Việt Nam từ khi thực hiện sự nghiệp đổi mới, đáp ứng yêu cầu phục vụcho quá trình cải cách nền hành chính Nhà nước Ủy ban thường vụ quốc hội

đã thông qua Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26/02/1998 Pháp lệnh cán

bộ, công chức ra đời đã thể chế hoá đường lối của Đảng là cơ sở pháp lý quantrọng để nhà nước quản lý và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứngyêu cầu phát triển kinh tế xã hội Qua quá trình thực hiện công tác quản lý cán

bộ, công chức đã đi dần vào nề nếp trình độ cán bộ, công chức ngày càngđược nâng cao

Tuy nhiên, do yêu cầu đổi mới và nâng cao trình độ cán bộ công chứccho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội, ngày 29/04/2003 Ủy banthường vụ quốc hội đã thông qua pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều củapháp lệnh cán bộ, công chức Theo đó công chức là công dân Việt Nam trongbiên chế:

Trang 6

a Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ trong các cơ quan nhànước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung Ương; ở tỉnh; thànhphố, huyện quận, thị xã.

b Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thườngxuyên trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung Ương; ởtỉnh; thành phố; huyện; quận; thị xã

c Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụthường xuyên trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở TrungƯơng; ở tỉnh; thành phố; huyện(quận; thị xã)

d Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chứchoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên trong các tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội ở Trung Ương, ở tỉnh, thành phố, huyện, quận; thị xã

e Thẩm án toà án nhân dân, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân

g Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụthường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị quân đội nhân dân mà khôngphải là sĩ quan , hạ sĩ quan chuyên nghiệp

h Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trongthường trực hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân; bí thư; phó bí thư Đảng ủy;người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội, xã, phường, thị trấn

i Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên mônnghiệp vụ thuộc uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn

Cán bộ, công chức trong ngành giáo dục đào tạo nói chung theo pháplệnh cán bộ, công chức sửa đổi bổ sung ngày 29/04/2003 của Ủy ban thường

vụ Quốc hội thì trường đại học là đơn vị hành chính sự nghiệp nên ngườiđược tuyển dụng vào một nghạch viên chức trong trường

Trang 7

Như vậy viên chức là công dân Việt Nam trong biên chế được tuyểndụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thườngxuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính phủ, tổ chức chínhtrị - xã hội được quy định ở điểm d khoản 1 điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổsung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sáchnhà nước và nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp lệnh Viên chức cóthể được chia thành từng loại sau:

Thứ nhất: Theo trình độ đào tạo gồm:

- Viên chức loại A: là những người được bổ nhiệm vào ngạch có yêucầu chuẩn là trình độ giáo dục từ Đại học trở lên

- Viên chức loại B: là những người được bổ nhiệm vào ngạch có yêucầu chuẩn trình độ giáo dục từ đại học trở lên

- Viên chức loại C: Là những người được bổ nhiệm vào ngạch có yêucầu chuẩn là trình độ dưới giáo dục nghề nghiệp

Thứ hai: theo nghạch viên chức bao gồm:

- Viên chức tương đương với ngạch chuyên viên cao cấp trở lên

- Viên chức tương đương với ngạch chuyên viên chính

- Viên chức tương đương với ngạch chuyên viên

- Viên chức tương đương với ngạch cán sự

Thứ ba: Theo vị trí công tác gồm:

- Viên chức lãnh đạo

- Viên chức chuyên môn nghiệp vụ

Trang 8

3 KHÁI NIỆM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN.

Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượngnguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thểđứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh Do đó trong các tổ chức,công tác đào tạo và phát triển cần phải được thực hiện một cách có tổ chức và

kế hoạch

Phát triển nguồn nhân lực theo nghĩa rộng nghĩa là tổng thể các hoạtđộng học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhấtđịnh để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động

Xét về nội dung, phát triển nguồn nhân lực bao gồm 3 loại hoạt động là:giáo dục, đào tạo và phát triển

Giáo dục: được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con ngườibước vào nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới, thích hợp hơn trongtương lai

Đào tạo: được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người laođộng có thể thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình Đó chính làquá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc củamình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người laodộng để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn

Phát triển: là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việctrước mắt của người lao động nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựatrên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức

4 MỤC TIÊU VÀ VAI TRÒ CỦA ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN

Đối với bất kỳ một tổ chức nào thì cũng đặt ra nhiệm vụ cho công tácđào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên của mình là làm sao sử dụng tối đanguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc

Trang 9

giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nẵm vững hơn về nghềnghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giáchơn, với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của không chỉcủa các công việc trong hiện tại mà cả các công việc trong tương lai Do đócông tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là quan trọng và cần quan tâmđúng mức trong tổ chức Bởi vì:

Thứ nhất: Xã hội ngày càng phát triển thì sự cạnh tranh giữa các tổchức cũng ngày càng quyết liệt hơn nên tổ chức muốn tồn tại và phát triển khikhông cách nào khác là phải không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhânlực để đáp ứng yêu cầu công việc của tổ chức Trước đây ở nước ta việc lựachọn ngành học không phụ thuộc vào người học mà phụ thuộc vào sự phâncông của nhà nước Nhưng ngày nay đã khác người học có quyền chủ độnghoàn toàn trường và ngành mà mình muốn học phụ thuộc vào mức độ uy tíncủa trường Nếu trường nào không có uy tín thì chỉ tiếp nhận được sinh viên

có chất lượng bình thường Còn trường nào có uy tín sẽ thu hút được nhữngsinh viên ưu tú vào học

Thứ hai: Đào tạo và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, phát triểncủa người lao động Theo học thuyết của Maslow thì con người có 5 nhu cầu

cơ bản theo thứ tự từ thấp đến cao đó là:

+ Các nhu cầu sinh lý: là các đòi hỏi cơ bản nhất của con người về ăn,mặc, ở, đi lại

+Nhu cầu về an toàn: là nhu cầu được ổn định, chắc chắn, được bảo vệkhỏi các điều bất trắc hoặc nhu cầu tự bảo vệ

+ Nhu cầu xã hội: đó là các nhu cầu được quan hệ với những ngườikhác để thể hiện và chấp nhận tình cảm, sự chăm sóc và hợp tác Hay nói cáchkhác là nhu cầu bạn bè, giao tiếp

Trang 10

+Nhu cầu được tôn trọng: là nhu cầu có địa vị trong xã hội, được ngườikhác công nhận và tôn trọng cũng như nhu cầu tôn trọng mình.

+ Nhu cầu tự hoàn thiện mình: là nhu cầu được trưởng thành và pháttriển, được biến các năng lực của mình thành hiện thực, hoặc nhu cầu đạtđược thành tích mới có ý nghĩa, nhu cầu sáng tạo

Thứ ba: Đào tạo và phát triển là những giải pháp có chiến lược tạo ra lợithế cạnh tranh của tổ chức Thế giới ngày càng có xu hướng toàn cầu hoá do

đó mọi người trên thế giới đều có khả năng tiếp cận với các nguồn lực vậtchất và giá cả là giá cả chung trên toàn thế giới do đó yếu tố cạnh tranh mangtính chất quyết định đó là nguồn lực con người Như vậy phải không ngừngđào tạo họ để họ đáp ứng tốt yêu cầu của tổ chức

5 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI TỔ CHỨC.

Thứ nhất: kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp

Thứ hai: kèm cặp bởi người cố vấn

Thứ ba: Kèm cặp bởi người quản lý có điều kiện hơn

Phương pháp này là ưu điểm là: việc học dễ dàng hơn, học viên đượctrang bị một lượng khá lớn các kiến thức và kĩ năng Tuy nhiên nó cũng cónhược điểm là mất nhiều thời gian, chi phí cao và có thể không liên quan trựctiếp đến công việc

Trang 11

5.2 Luân chuyển và thuyên chuyển cán bộ trong tổ chức

Tuỳ theo từng thời lỳ lịch sử mà trong nhà trường có sự biến động trong

tổ chức bộ máy, có những khoa, bộ môn mới được hình thành do đó mà cần

có sự thuyên chuyển cán bộ giữa các đơn vị trong trường để đảm bảo hoạtđộng cho các đơn vị mới này Có thể luân chuyển và thuyên chuyển công việctheo 3 cách:

Thứ nhất: Chuyển đổi đối tượng đào tạo đến nhận cương vị quản lý ởmột bộ phận khác trong tổ chức nhưng vẫn với chức năng và quyền hạn như

5.3 Cử đi học tại các trường chính quy trong và ngoài nước

Phương pháp này có ưư điểm là: học viên được tràn bị đầy đủ và có hệthống cả về kiến thức lý thuyết và thực hành, chi phí không cao khi cử nhiềungười đi học và nó cũng không làm ảnh hưởng tới việc thực hiện cong việccủa người khác, bộ phận khác Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là rất kémnếu gửi ít người đi đào tạo

5.4 Các bài giảng,hội nghị, hội thảo

Các buổi giảng hay hay hội nghị có thể diễn ra tại tổ chức hoặc ở mộthội nghị bên ngoài, có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các trình đào

Trang 12

tạo khác Trong các buỏi thảo luận, học viên sẽ thảo luận, theo từng chủ đềdưới sự hướng dẫn của người lẫnh đạo nhóm và qua đó họ học được các kiếnthức, kinh nghiệm cần thiết.

Phương pháp này có ưu điểm là: Đơn giản, dễ tổ chức, không đòi hỏiphương tiện, trang thiết bị riêng, Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là tốnnhiều thời gian và phạm vi đào tạo tương đối hẹp

5.5.Đào tạo theo phương thức từ xa

Với bối cảnh nền công nghệ thông tin trên thế giới phát triển như vũbão các ngành khác dều phải phát triển theo nó Ngành giáo dụng cũng khôngnằm ngoài xu thế đó với việc ngày càng áp dụng các phương tiện nghe nhìnvào giảng ,dạy người học và người dạy không nhất thiết phải gặp nhau.Đóchính là phương thức đào tạo từ xa

Hiện nay tại các trường trung học trong cả nước hầu hết là chưa ápdụng phương pháp này và hướng tới tương lai sẽ áp dụng

5.6 Đài tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ

Đây là một kiểu bài tập, trong đó người quản lý nhận được một loạt cáctài liệu, các bản ghi nhớ, các bản tường trình, báo cáo, lời dặn dò của cấp trên

và các thông tin khác mà một người quản lý có thể nhận được khi vừa tới nơilàm việc và học có trách nhiệm phải xử lý nhanh chóng và đúng đắn Phươngpháp này giúp cho người quản lý học tập các ra quyết định nhanh chóng trongcông việc hàng ngày

Phương pháp này có ưu điểm là: Được làm việc thật sự để học hỏi, có

cơ hội rèn luyện kỹ năng làm việc và ra quyết định Tuy nhiên nó cũng cónhược điểm là có thểt ảnh hưởng tới việc thực hiện cong việc ngừoi kháctrong bộ phận

Trang 13

6 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN

6.1.Xác định nhu cầu đào tạo

Đây là việc làm đầu tiên cuẩ xây sựng chương trình đào tạo, nó mangtính chất quyết định đến sự thành công của chương trình đào tạo Xác địnhnhu càu đào tạo là xác định khi nào? Ở bộ phận nào? Cần phải đào tạo, đàotạo kỹ năng nào, cho loại lao động nào và bao nhiêu người Nhu cầu đào tạođược xác định dựa trên cơ sở phân tích nhu cầu của tổ chức, các yêu cầu vềkiến thức kỹ năng cần thiết cho công việc thực hiện các công việc và phântích trình độ, kiến thức, kỹ năng hiện có của người lao động

6.2 Xác định mục tiêu đào tạo

Tổ chức phải luôn đặt ra mục tiêu cho mọi ngừơi chương trình đào tạocủa mình Đó chính là việc xác định kết quả cần đạt được của chương trìnhđào tạo Nhờ có quá trình này mà tổ chức có thể bảo đảm được tính hiệu quảcủa chương trình dào tạo

6.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo

Không phải khi nào một chương trình đào tạo cũng là dành cho tất cảcác thành viên trong tổ chức mà nó thường chỉ dành riêng cho một bộ phậnngười lao động, vị trí công tác hiện nay của ngừơi lao động và tác dụng củađào tạo đối với lao động và khả năng nghề nghiệp của từng người

6.4 Xây dựng chươg trình và lựa chọn phương pháp đào tạo

Chương trình đào tạo là một hệ thống các môn học bài học được dạycho thấy những kiến thức nào, kỹ năng nào cần được dạy và dạy trong baolâu Trên cơ sỏ hoạch định chương trình đào tạo mà lựa chọn phương phápđào tạo cho phù hợp

Trang 14

6.5 Dự tính chi phí đào tạo

Với mọt chương trình dào tạo thì chi phí đào ạo quyết định đến việc lựachọn phương án đào tạo gồm:

- Các chi phí cho việc học: bao gồm các chi phí thực hiện các chínhsachs cho người học trong quá trình đào tạo, chi phí mua sắm các tài liệudùng cho người học

- Chi phí cho việc giảng dạy: bao gồm các chi phí trả cho giáo viên, chiphí mua sắm các thiết bị dùng cho giảng dạy, chi phí thuê địa điểm học

Xác định đúng chi phí cho quá trình học tập góp phần làm giảm chi phíhọc tập, giúp tiết kiệm tiền bạc cho tổ chức

6.6.Lựa chọn và đào tạo giáo viên

Dựa vào yêu cầu của chương trình đào tạo, lĩnh vực đào ạo mà chươngtrình thực hiện mà có thể chọn các giáo viên từ những người trong biên chếcủa tổ chức hoặc thuê ngoài Để có thể thiết kế nội dung chương trình đào tạophù hợp nhất với thực tế tại tổ chức, có thể kết hợp giáo viên thuê ngoài vànhững người có kinh nghiệm lâu năm trong tổ chức Việc kết hợp này chophép người học tập tiếp cận với những kiến thức mới, đồng thời không xa rờivới thực tiễn tại tổ chức

Sau khi đã lựa chọn đựoc giáo viên phù hợp thì cần phải thực hiện tậphuấn đào tạo chung, đảm bảo tính định hướng của chương trình mà tổ chứcđặt trước khi quá trình đào tạo diễn ra

6.7.Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo.

Chương trình đào tạo có thể được đánh giá theo các tiêu thức như: mụctiêu đào tạo có đạt hay không, những điểm yếu mạnh của chương trình đàotạo và đặc tính hiệu quả kinh tế của việc đào tạo thông qua đánh giá chi phí và

Trang 15

kết quả của chương trình, từ đó so sánh chi phí và lợi ích của chương trìnhđào tạo.

Quá trình đào tạo có thể được tổng hợp lại bằng sơ đồ dưới đây:

Xác định nhu cầu đào tạo

Xác định mục tiêu đào tạo

Lựa chọn đối tượng đào tạo

Xác định chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo

Lựa chọn và đào tạo giáo viên

Dự tính chi phí đào tạo

Thiết lập quy trình đánh giá

Trang 16

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ

LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM

I NHIỆM VỤ VÀ MỘT SỐ VẤN CƠ BẢN VỀ TRƯỜNG TRUNG HỌC NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM

1 Lịch sử hình thành và phát triển,nhiệm vụ ,quyền hạn của trường.

Theo quyết định của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 1982trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm được hình thành

Từ 3 trường Đó là trường trung học kinh tế muối, trường cán bộ quản lýnghiệp vụ Hà Bắc và trường trung học lương thực một Ninh Bình (được sápnhập năm 1989), trụ sở hiện nay của trường chính là trường trung học kinh tếmuối Ngay từ ngày đầu thành lập Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã

có chủ trương đào tạo nâng cấp trường thành một trong những trọng điểmchuyên đào tạo các ngành nghề về lương thực thực phẩm phục vụ cán bộ chocác tỉnh miền duyên hải Bắc Bộ như Thái Bình, Ninh Bình, v.v…

Sau khi thành lập nhà trường không ngừng mở các lớp chiếu sinh banđầu chỉ là bồi dưỡng kiến thức kinh tế cho cán bộ viên chức trong trường Rồiđến 5/9/1984 trường khai giảng khóa chính quy dài hạn đầu tiên với 104 sinhviên và 2 ngành đó là ngành kinh doanh ở cơ sở sản xuất và ngành chế biến

và bảo quản lương thực, thực phẩm Sau đó nhà trường liên tục đào tạo vàchiêu sinh nâng cao cả về số lượng và chất lượng Để đáp ứng được mục tiêu

đề ra thì Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cử cán bộ ở trường đi họctập và làm việc tại các nước xã hội chủ nghĩa để nâng cao chuyên môn và

Trang 17

năng lực

1.1 Giai đoạn 1988 - 1998 Giai đoạn phát triển tương đối mạnh

Trong giai đoạn này quy mô của trường trung học nghiệp vụ quản lýlượng thực thực phẩm đã phát triển rất nhanh Năm học 1987 - 1988 từng đã

có 6 ngành 11 tổ bộ môn, 75 cán bộ công nhân viên (trong đó có 30 giáoviên) Số sinh viên trong năm 1987 - 1988 là 600 người Tại giai đoạn này đấtnước bước vào công cuộc đổi mới phương thức dạy và học ở trường nâng caochất lượng về mọi mặt đều tạo một số ngành mới để phục vụ cho quá trình đổimới đất nước như nghiệp vụ thương mại và kinh doanh du lịch, hạch toán kếtoán doanh nghiệp

1.2 Giai đoạn 1998 đến nay

Giai đoạn phát triển và mở rộng với vị trí là tường trọng điểm của Bộnông nghiệp và phát triển nông thôn trường trung học nghiệp vụ quản lýlương thực thực phẩm được chọn là đơn vị chủ trì nghiên cứu đổi mới mụctiêu, nội dung phương pháp đào tạo cán bộ công nhân viên phục vụ cho ngànhnông nghiệp nước nhà Đến 2001 trường đã xây dựng được 52 chương trìnhcho tất cả các ngành, cộng với việc đổi mới nội dung đào tạo thì Bộ cũng chủtrương đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng giáo viên.Trong giai đoạn này có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức của trường trunghọc nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm

Nhiều trung tâm, phòng ban, Bộ môn mới ra đời nhiều trung tâm kiểmđịnh về chất lượng thực thực phẩm, trung tâm ngoại ngữ, tin họcv.v…

Trong giai đoạn này ngoài việc đào tạo về trung học chuyên nghiệp ra thìtrường còn tổ chức đào tạo nghề như kỹ thuật sản xuất, bánh kẹo, kỹ thuậtchế biến hoa màu thu hoạch, nghiệp vụ kinh doanh hàng hóa lương thực thựcphẩm

Trang 18

SV: Phạm Văn Cảnh Lớp:QLKT 46A

tư vấn bồi dưỡng Các đơn vị phục vụ

BAN GIÁM HIỆU

Các ngành đào tạo tuy học chuyên nghiệp

Trang 19

Với những nỗ lực và thành tựu trong suốt những năm qua trường đãđược bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và nhà nước tặng thưởng huânchương lao động hạng ba (1990) hạng hai (1996) huân chương hạng nhất(2001)

1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn

Trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm có nhiệm vụ

và quyền hạn chủ yếu theo Điều lệ trường Trung học chuyên nghiệp (banhành theo Quyết định số 24/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/7/2000 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và đào tạo) gồm các nhiệm vụ và quyền hạn

Tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu,chương trình đào tạo các ngành, nghề được cơ quan quản lý Nhà nước cóthẩm quyền cho phép Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạytrên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.Tổ chứcbiên soạn và duyệt giáo trình của những ngành, nghề được phép đào tạo trên

cơ sở thẩm định của Hội đồng khoa học do hiệu trưởng thành lập

Thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng

và phát triển công nghệ, tham gia giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội củađịa phương và đất nước.Thực hiện các dịch vụ khoa học, công nghệ, sản xuấtkinh doanh phù hợp với ngành đào tạo và các nhiệm vụ theo quy định củapháp luật

Quản lý giáo viên, cán bộ và nhân viên,Tuyển sinh và quản lý học sinh.Phối hợp với gia đình học sinh, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục,đào tạo.Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh tham gia các hoạtđộng xã hội.Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theoquy định của pháp luật.Liên kết với các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, các cơ

sở đào tạo nhằm phát triển công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, gắnđào tạo với việc làm, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tài

Trang 20

chính cho trường Sử dụng nguồn thu từ ngân sach Nhà nước cấp, từ hoạt độngkinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường, mở rộng sản xuất, kinhdoanh theo ngành, nghề và chi cho các hoạt động giáo dục đào tạo theo quyđịnh của pháp luật Hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học với nước ngoàitheo quy định của Chính phủ Được Nhà nước giao đất, được thuê đất, đượcmiễn giảm thuế và vay tín dụng theo quy định của pháp luật.

2 Thành tựu đã đạt được

Trải qua 26 năm với bao khó khăn gian khổ với sự quan tâm và chỉ đạorất sát sao của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trường trung họcnghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm đã từng bước lớn mạnh, trở thànhtrường trọng điểm của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và trọng điểmcủa cả nước đào tạo cán bộ về lương thực thực phẩm

2.1 Công tác đào tạo

Trong 25 năm qua trường đã đào tạo được trên 16.200 sinh viên và cán

bộ trong đó có 11000 là đào tạo hộ trong học chuyên nghiệp và 5.200 là đàotạo nghề Ngoài ra trường còn tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho khoảng hơn

2000 cán bộ cho cả nước (đặcbiệt là vùng Duyên hải bắc bộ)

Trường là đơn vị dẫn đầu trong khối các trường trung học đào tạo vàlương thực thực phẩm ở vùng duyên hải bắc bộ nói riêng và cả nước nóichung, trường là cái nôi của nhiều trường trung học đồng thời cũng là nơicung cấp cán bộ giảng dạy về lương thực thực phẩm cho cả nước ,tập thể cán

bộ, giáo viên công nhân viên của trường luôn chủ động, sáng tạo, khắc phụckhó khăn đi đầu đổi mới toàn diện vững chắc cả về nội dung giáo trìnhphương pháp giảng dạy và cơ cấu ngành nghề đào tạo, giáo trình biên soạnluôn được đổi mới để phù hợp với sự đổi mới và hội nhập, nhiều giáo trình đãđược bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đánh giá cao và làm mẫu chuẩn

Trang 21

để giảng dạy tại các trường nhóm trong cả nước.

Cơ cấu đào tạo từ 7 chuyển ngành từ 1999 đến nay đã phát triển thành 13chuyên ngành, quy mô đào tạo từ 800 sinh viên từ 1999 đến nay đã là 2000sinh viên

Số lượng sinh viên qua một số khóa gần đây

(Nguồn: Phòng công tác chính trị và quản lý sinh viên)

Như vậy ta thấy số lượng sinh viên đã tăng lên từng khóa tỷ lệ sinh viênkhá giỏi từ 30,2% số lượng sinh viên ra trường đã nhận vào làm việc tại cácdoanh nghiệp, cơ quan chức trực thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nôngthôn và đã được các cơ quan này đánh giá cao về trình độ chuyên môn vànghiệp vụ

2.2 Công tác nghiên cứu khoa học

Hoạt động nghiên cứu khoa học là những mảng hoạt động tính đi đầu cótính sáng tạo cao trong trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thựcphẩm

Trường đã được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn giao cho chủ tàinhiều đề tài kho học cấp Bộ và nhà nước Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sởquan trọng để bộ trình chính phủ phục vụ cho việc hoạt động các chính sáchphát triển lương thực, thực phẩm nước nhà như các đề tài: Xây dựng và hoànthiện quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đề tài:bảo quản lương thực thực phẩm (2001) đã được Bộ nông nghiệp và phát triển

Trang 22

nông thôn đánh giá rất cao.

Hoạt động nghiên cứu khoa học hướng vào 3 mục tiêu cơ bản đó lànghiên cứu phục vụ đào tạo nghiên cứu khoa học ứng dụng giúp các ngànhđịa phương và các doanh nghiệp, tổ chức triển khai hiệu quả công tác nghiêncứu khoa học trong sinh viên

Số lượng giảng viên năm học 2007 - 2008

1210,62

9584,07

35,33Hợp đồng dài hạn

% so với tổng

20100

00

1575

525Hợp đồng ngắn hạn

% so với tổng

5100

00

5100

00

Củng cố và hoàn thiện bộ máy tổ chức và thể chế lãnh đạo quản lý củatrường không ngừng nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý và đảm bảo sự lãnhđạo tập trung thống nhất của đảng bộ và lãnh đạo cấp trường và phát huy

Trang 23

quyền chủ động sáng tạo của các tổ chức quần chúng trong mọi hoạt độngnhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cưu khoa học

Có hệ thống giảng đương ktx 2-3 tầng,xưởng trường, 4 phòng máy tính,phòng học ngoại ngữ 24 ca bin, trung tâm tin học ứng dụng và trung tâmngoại ngữ

3 Tình hình sinh viên của trường

Xã hội ngày càng phát triển thì càng đòi hỏi người có trình độ cao đạcbiệt là cán bộ quản lý, từ đó quy mô đào tạo cán bộ quản lý lương thực thựcphẩm nói riêng và cán bộ quản lý kinh tế nói chung ngày càng được mở rộng

Bảng số lượng sinh viên của trường qua một số năm

(Nguồn: Phòng quản lý sinh viên)

Nhìn vào bảng ta thấy số lượng sinh viên của trường tăng lên khôngngừng Trong vòng 10 năm gần đây số lượng sinh viên trung học chuyên

Trang 24

nghiệp tăng từ 1236 đến 2018 tức là tăng gần gấp đôi Cùng với sự tăng lênvới số lượng sinh viên thì cán bộ công nhân viên chức cũng tăng lên khôngngừng đáp ứng yêu cầu giảng dạy của nhà trường.

Cùng với việc tăng về số lượng sinh viên thì chất lượng đầu vào cũngđược tăng lên đáng kể cùng với đó là chất lượng giảng dạy của cán bộ côngnhân viên cũng được tăng lên để đáp ứng yêu cầu của sinh viên

4 Cơ cấu cán bộ viên chức của trường

4.1 Phân loại cán bộ, viên chức theo nguồn hình thành

a Cán bộ được đào tạo từ các trường Đại học trong nước (chủ yếu làtrường đại học nông nghiệp I) và một số được đào tạo từ các nước xã hộichủ nghĩa như liên xô cũ Được sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và pháttriển nông thôn kết hợp với Bộ giáo dục và đào tạo thì đội ngũ cán bộ giáoviên được tuyển vào giảng dạy trong trường được tuyển chọn một cách kỹlưỡng để đảm bảo chất lượng giảng dạy mà Bộ nông nghiệp và phát triểnnông thôn đã đề ra Tuy vậy cán bộ công nhân viên vẫn hạn chế về trình độngoại ngữ ngành học nên chưa có sáng tạo trong công tác nghiên cứu vàgiảng dạy Đây là một trong những vấn đề mà nhà nước và nhà trường quantâm tìm ra các giải pháp thích hợp để giúp họ hoàn thành chặng đườngcông tác cuối cùng nếu không họ sẽ không bắt kịp với thời kỳ mới và hộinhập kinh tế

Trang 25

Tỷ lệ học làm học vị theo độ tuổi năm 2008

Phân loại

Độ tuổi

Thạc Sỹ Nhà giáo ưu tú Giảng viên

Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượng giảng viên có trình độ đại học chiếm

đa số còn số lượng thạc sỹ và nhà giáo ưu tú chiếm thiểu số Đây là một vấn

đề mà nhà trườn quan tâm Trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thựcthực phẩm đang từng bướ nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên bằngcách cử đi học tại các trường Đại học trong nước và mục tiêu trong năm tới là

sẽ có học vị tiến Sỹ giảng dạy trong trường

b Cán bộ thuê từ các trường trong ngành lương thực thực phẩm Đây làlực lượng cán bộ chiếm tỷ số Công việc chính của lực lượng này không phải

là giảng dạy mà là cố vấn và bồi dưỡng cán bộ giảng viên trong trường

4.2 Đặc điẻm cơ bản của đội ngũ cán bộ viên chức trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm

4.2.1 Về chuyên môn

Do được thành lập chưa lâu nên quy mô sinh viên và đội ngũ cán bộ vẫncòn khiêm tốn Tính đến hết năm 2008 số cán bộ giảng viên của trường là 160người trong tổng số cán bộ viên chức 206 người chiếm 68% số cán bộ quản lýnghiệp vụ và phục vụ là 32%

Trang 26

Biểu đồ về cơ cấu cán bộ, viên chức của trường 2008

Biểu dồ về cơ cấu chuyên môn của cán bộ viên chức

80%

8%

12%

Th¹c Sü C§, §H Kh¸c

Trong toàn bộ cán bộ, viên chức của trương có thể nói rằng đội ngũgiáo viên, giảng viên là đội ngũ có ảnh hưởng quyết định đến chất lượnggiảng dạy của trường nên yêu cầu về chuyên môn đối với họ là quan trọn

Trang 27

Cơ cấu giảng viên trường trung học nghiệp vụ lương thực thực phẩm học kỳ I năm

2007 - 2008

% So với tổng

GV chia theo trình độ chuyên

môn Thạc

4.2.2 Về ngoại ngữ tin học

Trong nền kinh tế mơí hiện nay thì ngoại ngữ tin học là những nền tảng

cơ bản để một đất nước có thể hội nhập và đổi mới

Trong thời gian vừa qua tuy học nghiệp vụ giản lượng thực hiện thựcphẩm đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng lương thực thực phẩm đã tổ chức nhiềulớp bồi dưỡng về ngoại ngữ tin học cho cán bộ quản lý góp phần trang bị chocán bọ viên chức những kiến thức và kỹ năng cần thiết để phục vụ cho côngtác giảng dạy và nghiên cứu khoa học đặc biệt là đội ngũ cán bộ thì có hơn40% tổng số giảng viên có chứng chỉ tin học văn phòng và tuy phần lớn ở lớptrẻ hơn nữa số lượng máy tính tại trường còn hạn chế chưa đáp ứng được hếtyêu cầu khai thác thông tin cho cán bộ viên chức trong trường xét về độ tuổithì số lượng cán bộ viên chức và giảng viên có độ tuổi dưới 30 có khả năng sửdụng sốt tin học và ngoại ngữ trong công tác nghiên cứu và giảng dạy

Do khiêm tốt về tình hình độ ngoại ngữ, tin học vì vậy ảnh hưởng tới

Trang 28

việc áp dụng các phương pháp giảng dạy mới diễn tới chất lượng và hiệu quảtrong công tác giảng dạy vẫn còn hạn chế.

II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ

PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, VIÊN CHỨC TRƯỜNG TRUNG HỌC

NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM.

1 Xác định nhu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ, viên chức trường học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm.

Đối với các chươg trình đào tạo do trường trung học nghiệp vụ quản lýlương thực thực phẩm đứng ra tổ chức hoặc ký kết hợp đồng với các trườngtrong nước phòng tổ chức cán bộ dựa vào yêu cầu thực tế của nhà trường màđưa ra chương trình đào tạo cho phù hợp Chẳng hạn trong năm gần đây do áplực của quá trình toàn cầu hóa trên mọi lĩnh vực, mọi phương diện trong đó có

cả lĩnh vực giáo dục và đào tạo Trước xu thế hội nhập đó muốn thành côngngoài trình độ chuyên môn giỏi thì vấn đề sử dụng ngoại ngữ tin học là hếtsức cần thiết Xuất phát từ nhu cầu này mà phòng tổ chức cán bộ tham mưucho bán giám hiệu trường trong việc xây dựng các lớp học giúp đào tạo bồidưỡng cho lực lượng cán bộ viên chức trường trung học nghiệp vụ quản lýlương thực thực phẩm

Khi đã có chương trình đào tạo phù hợp thì phòng tổ chức cán bộ thôngbáo rằng văn bản chương trình đào tạo cho tất cả các đơn vị trực thuộc trườngtrung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm cũng như cho các cá nhântrong trường được biết Các cá nhân sau khi nhận thông báo sẽ cân đối về thờigian, tài chính, về sự cần thiết của lĩnh vực đào tạo mà quyết định có tham giađào tạo Nếu có nguyện vọng đào tạo phải viết đơn xin được đi đào tạo gửicho trường không qua phòng tổ chức cán bộ sau khi có ý kiến của thủ trưởngđơn vị Đối với chương trình đào tạo này thì trường có thể chủ động được sốlượng đầu vào

Trang 29

Trong một số năm gần đây thì trường trung học nghiệp vụ quản lý lươngthực thực phẩm đã và đang liên kết với một số trường và các tổ chức trongnước cụ thể là tại Hải Phòng thì trường liên kết và đào tạo với các trung tâmdạy nghề và giáo dục thường xuyên thuộc các quận huyện của thành phố từ

đó nâng cao được chất lượng cũng như năng lực làm việc cứu sinh viên saukhi ra trường phục vụ cho công cuộc phát triển và từng bước đổi mới củathành phố Hải phòng ngoài ra trường còn kết hợp đào tạo với các trường khácnhư trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc tỉnh Hà Tĩnh Trường trung học

kỹ thuật tỉnh Sơn La…

Để phát triển đội ngũ cán bộ viên chức trong trường thì trường trung họcnghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm còn liên kết với một số trường Đạihọc như đại học Nông nghiệp I từ đó từng bước nâng cao chất lượng giảngdạy cho cán bộ vùng nhân viên và giảng viên trong trường dạy cho cán bộcông nhân viên và giảng viên trong trường

Tình hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức

2 Xem xét yêu cầu đào tạo và phát triển cán bộ, viên chức trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm

việc xem xét yêu cầu đào tạo là việc làm thường xuyên và việc xem xét

Trang 30

yêu cầu đào tạo là việc làm thường xuyên và rất cần thiết bởi vì không phải

cứ có chương trình đào tạo là ai cũng có thể đi đào tạo hoặc có tài trợ của các

tổ chức là cho cán bộ viên chức đi đào tạo được mà phải căn cứ vào quyhoạch, kế hoạch phát triển và bố trí sử dụng cán bộ của từng:

Thứ nhất: Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của trường cũng

như của tất cả các trường trung học và cao đẳng trên cả nước thì hàng năm bộGiáo dục và Đào tạo sẽ giao chỉ tiêu cho trường Dựa vào quy hoạch và sốlượng sinh viên trung và dài hạn để đưa ra kế hoạch và đội ngũ cán bộ, viênchức trong trường Dựa vào quy hoạch và số lượng sinh viên trung và dài hạn

để đưa ra kế hoạch và đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường Trong năm

2006 - 2007 thì tỷ lệ sinh viên giáo viên trong trường là 50,2 sinh viên giáoviên Đây là một tỷ lệ khá cao, gấp khoảng 2 lần so với tỷ lệ chuẩn do đókhông thể đưa quá những cán bộ, viên chức đó đào tạo hoặc vẫn cho đi đàotạo nhưng phải đảm bảo giờ giảng dạy, công tác (đi học ngoài giờ hành chính,

đi học vào các ngày nghỉ, nhờ người dạy thay)

Do vậy quy hoạch về sinh viên của trường có tác động rất lớn đến việcxem các yêu cầu đào tạo của cán bộ viên chức trường

Thứ hai: Dựa vào kế hoạch, quy hoạch phát triển và cơ cấu tổ chức bộ

máy trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm Có mộtnghịch lý là mâu thuẫn giữa việc tăng cường khả năng quản lý của bộ máy vớiviệc giảm biên chế Để giải quyết mâu thuẫn này là tăng cường đào tạo cán bộ

để nâng cao khả năng làm việc của họ, làm cho mức độ đảm nhiệm công việccủa từng cá nhân tăng lên

Hiện nay tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học của trường chiếm tỷ lệrất ít do vậy đây là vấn đề hết sức bức thiết của trường mà không thể giảiquyết trung ngắn hạn mà cần có một chiến lược dài hạn

3 Lập kế hoạch thời gian, kinh phí đào tạo, chương trình đào tạo.

Ngày đăng: 15/04/2013, 14:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2.Pháp lệnh cán bộ công chức ngày 26/02/1998 và pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh cán bộ công chức ngày 29/04/2005 của uỷ ban thường vụ Quốc hội Khác
3. Giáo trình Quản trị nhân lực -Đại học Kinh tế quốc dân- Nhà xuất bản Lao động và Xã hội 2004 Khác
4. Giáo trình Quản trị nhân sự- Nguyễn Hữu Thân , 2002 Khác
5. Số liệu về Cán bộ, Công nhân viên trường Trung học Nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm- Phòng tổ chức cán bộ Khác
8.Giới thiệu chung về trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm- Phòng tổ chức cán bộ Khác
10. Dự thảo về quy chế thu chi nội bộ , truờng Trung học Nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm- Hải Phòng 01/2006 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượng giảng viên có trình độ đại học chiếm đa số còn số lượng thạc sỹ và nhà giáo ưu tú chiếm thiểu số - Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm
h ìn vào bảng trên ta thấy số lượng giảng viên có trình độ đại học chiếm đa số còn số lượng thạc sỹ và nhà giáo ưu tú chiếm thiểu số (Trang 25)
Do khiêm tốt về tình hình độ ngoại ngữ, tin học vì vậy ảnh hưởng tới - Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm
o khiêm tốt về tình hình độ ngoại ngữ, tin học vì vậy ảnh hưởng tới (Trang 27)
Tình hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức - Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm
nh hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức (Trang 29)
Bảng 15: Kinh phí đào tạo có chứng chỉ tại trường - Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm
Bảng 15 Kinh phí đào tạo có chứng chỉ tại trường (Trang 33)
Bảng 15: Kinh phí đào tạo có chứng chỉ tại trường - Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm
Bảng 15 Kinh phí đào tạo có chứng chỉ tại trường (Trang 33)
Bảng 16: Kết quả đào tạo và bồi dưỡng cán bộ viên chức - Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm
Bảng 16 Kết quả đào tạo và bồi dưỡng cán bộ viên chức (Trang 37)
Bảng 16: Kết quả đào tạo và bồi dưỡng cán bộ viên chức - Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm
Bảng 16 Kết quả đào tạo và bồi dưỡng cán bộ viên chức (Trang 37)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w