Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường, vận chuyển bằng xe cơ giới cũng không ngừng phát triển, số lượng xe lưu hành trên thị trường tăng lên một cách đáng kể.
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 6 1.1. Khái niệm về trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm dân sự .6 1.1.1 Trách nhiệm dân sự 6 1.1.2. Các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm dân sự 8 1.1.3. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự .8 1.2 Sự cần thiết triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 .9 1.2.1 Sự cần thiết phải triển khai nghiệp vụ bảo hểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 .9 1.2.2 Cơ sở hình thành tính bắt buộc của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba .10 1.2.3 Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 12 1.3 Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 .14 1.3.1 Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm .14 1.3.2 Phí bảo hiểm và phương pháp tính phí .16 1.3.4 Quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia bảo hiểm .18 1.4 Quy trình triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự .19 1.4.1 Quy trình khai thác .19 1.4.2 Quy trình giám định và bồi thường 21 SV: Nguyễn Thị Lâm 1 CQ491487 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN (PTI) 26 2.1. Vài nét về công ty bảo hiểm bưu điện .26 2.1.1 Quá trình hình thành .26 2.1.2 Các nhiệm vụ triển khai tại PT .27 2.1.3 Cơ cấu tổ chức 34 2.1.4 Một số kết quả mà PTI đạt được từ khi thành lập 35 2.2. Thực trạng thị trường bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới .37 2.3 Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba tại PTI 40 2.3.1 Công tác khai thác 40 2.3.2 Công tác giám định và bồi thường .41 2.2.3 Dịch vụ khách hàng 45 2.2.4 Đánh giá tình hình kinh doanh nghiệp vụ qua một số năm 46 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI PTI .50 3.1 Đánh giá thuận lợi và khó khăn của công ty .50 3.1.1 Những thuận lợi .50 3.1.2 Những khó khăn .51 3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PTI. 52 3.2.1 Mục tiêu và phương hướng trong thời gian tới 52 3.2.2 Chiến lược kinh doanh .53 3.3. Một số kiến nghị .54 3.3.1 Đối với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam .54 3.3.3 Đối với phòng xe cơ giới 55 SV: Nguyễn Thị Lâm 2 CQ491487 KẾT LUẬN 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .59 SV: Nguyễn Thị Lâm 3 CQ491487 MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường giao thông vận tải là ngành kinh tế - kí thuật có vị trí quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến các ngành kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của ngành giao thông vận tải. Bởi vậy có thể nói giao thông vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phat triển kinh tế, xã hội của đất nước. So với các nước khác trong khu vực thì nước ta là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khá cao, đạt được kết quả đó là nhờ sự tăng trưởng của từng ngành, tưng lĩnh vực và giao thông vận tải là một ngành có sự đóng góp khá lớn vào con số đó . Ngoài ra giao thông vận tải còn chuyên chở hàng hóa cho các ngành khác vì vậy có thể nói GTVT vừa đóng góp trực tiếp vủa đóng góp gián tiếp vào thu nhập quốc dân của nước ta. Giao thông vận tải nước ta gồm các hình thức chủ yếu: Vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Trong đó vận tải đường bộ bằng xe cơ giới là hình thức phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế. Với tốc độ vận chuyển nhanh hoàn thành quá trình vận chuyển một cách triệt để, chi phí vận chuyển tương đối thấp nên vận chuyển bằng xe cơ giới tiện lợi hơn rất nhiều so với vận chuyển bằng các hình thức khác . Hơn nữa xe cơ giới có khả năng chuyên chở hàng hóa, con người mọi lúc mọi nơi kể cả những điểm mà vận tải đường sắt, hàng không không tới được. Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường, vận chuyển bằng xe cơ giới cũng không ngừng phát triển, số lượng xe lưu hành trên thị trường tăng lên một cách đáng kể. Bên cạnh đó,chất lượng hệ thống đường bộ nước ta còn kém, việc tu sửa lại chưa đồng bộ, đường xá còn chật hẹp, chắp vá nhiều cộng hết công suất của các phương tiện, sự thiếu ý thức của người tham gia SV: Nguyễn Thị Lâm 4 CQ491487 giao thông, thậm chí do nhu cầu thị trường, do cuộc sống mà người ta sử dụng những chiếc xe đã cũ nát, không đảm bảo an toàn để mà chuyên chở hàng hóa…. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra các vụ tai nạn giao thông làm chết hàng vạn người và bị thương không biết bao cá nhân. Đồng thời có rất nhiều chủ xe cơ giới gặp khó khăn khi các phương tiện giao thông của họ gặp tai nạn. Từ thực tế đau thương và thảm khốc đó nghiệp vụ “ Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ” đã ra đời với mục đích chia sẻ rùi ro, giảm bớt đau thương, thiệt hại cho người bị nạn và chủ phương tiện. Đây là một nghiệp vụ bảo hiểm mang tính chất xã hội cao cả, giúp ổn định xã hội thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Thấy được tâm quan trọng của nghiệp vụ này tôi đã nghĩ đến việc tìm hiểu, nghiên cứu và viết về đề tài “Thực trạng nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba taij PTI”. Bài nghiên cứu của tôi gồm ba phần lớn như sau: CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN (PTI) CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 TẠI PTI SV: Nguyễn Thị Lâm 5 CQ491487 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 1.1. Khái niệm về trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm dân sự 1.1.1 Trách nhiệm dân sự a. Khái niệm Trách nhiệm dân sự luôn được các luật gia Việt Nam hiện nay xem là một loại trách nhiệm pháp lý – một vấn đề pháp lý quan trọng được nghiên cứu tổng quát trong môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Trách nhiệm pháp lý được cho là việc một chủ thể phải gánh chịu những hậu quả bất lợi theo quy định của pháp luật do có hành vi vi phạm pháp luật. Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp lý giữa trái chủ và người thụ trái xác định, tại đó người thụ trái bị pháp luật cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ. Việc vi phạm nghĩa vụ được xem như vi phạm pháp luật, người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi gọi là trách nhiệm dân sự. b. Đặc điểm Từ khái niệm trách nhiệm dân sự trên, ta có thể rút ra được một số đặc điểm của trách nhiệm dân sự như sau: Trước hết, trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý, khác với trách nhiệm đạo đức, mà ở đây trách nhiệm pháp lý có mục đích xác lập các chế tài cụ thể. Thứ hai, trách nhiệm dân sự không phải là một sự trừng phạt mà là một biện pháp buộc người có hành vi vi phạm pháp luật vào nghĩa vụ bồi thường cho người bị tổn hại do hành vi đó gây ra. Trách nhiệm dân sự khác với trách nhiệm hình sự ở chỗ: trách nhiệm hình sự tập trung sự chú ý vào hành vi; còn trách nhiệm dân sự tập trung sự chú ý vào thiệt hại hay hậu quả của hành vi. Do đó, trong trách nhiệm dân sự, dù có hành vi vi phạm nhưng không có sự thiệt hại, thì không dẫn tới nghĩa vụ bồi thường. Tuy nhiên, trong trách nhiệm hình sự người ta cũng quan tâm tới hậu quả ở mức độ nhất định. Và trong SV: Nguyễn Thị Lâm 6 CQ491487 trách nhiệm dân sự đôi khi người ta (ở một số nền tài phán) cũng chỉ chú ý tới hành vi trong một dạng trách nhiệm nhất định nào đó. Trách nhiệm hình sự thể hiện sự phản ứng của xã hội đối với kẻ phạm tội trên cơ sở suy diễn hành vi bị trừng phạt đó chống lại sự bình ổn chung của cộng đồng. Ngược lại, trách nhiệm dân sự không phải là sự phản ứng của xã hội đối với người vi phạm mà là sự hỗ trợ của pháp luật đối với người bị thiệt hại do vi phạm gây ra để khôi phục lại tình trạng tài chính như khi không có sự vi phạm. Vì vậy các chế tài dân sự mang tính chất tư, chứ không mang tính chất công như chế tài hình sự. Dù sao cũng có những vi phạm xảy ra làm phát sinh cả trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm lương tâm. Thứ ba, trách nhiệm dân sự được chia thành trách nhiệm hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng. Có tác giả chia trách nhiệm ngoài hợp đồng thành trách nhiệm dân sự phạm và trách nhiệm chuẩn dân sự phạm (20). Trách nhiệm hợp đồng phát sinh khi hợp đồng không được thực hiện gây thiệt hại cho bên bị vi phạm và bên bị vi phạm đòi bồi thường. Trách nhiệm ngoài hợp đồng phát sinh khi một người có lỗi gây thiệt hại cho một người khác và người bị thiệt hại đòi hỏi sự bồi thường. Trách nhiệm hợp đồng hay trách nhiệm ngoài hợp đồng giống nhau ở chỗ đều phát sinh từ việc vi phạm nghĩa vụ, nhưng được phân biệt bởi nghĩa vụ bị vi phạm phát sinh từ hợp đồng hoặc từ pháp luật. Tuy nhiên sự phân biệt có ý nghĩa trong việc chứng minh. ở đây, cần phân biệt thêm rằng, trách nhiệm hợp đồng là một nguồn gốc phát sinh nghĩa vụ khác với hợp đồng. Nghĩa vụ hợp đồng phát sinh trên cơ sở sự thống nhất ý chí của các đương sự hay hành vi pháp lý. Còn nghĩa vụ bồi thường phát sinh ngoài ý chí của đương sự, có nghĩa là do luật định. Quan niệm này có thể còn phải tranh luận, ví dụ trong hợp đồng có thể qui định về chế tài vi phạm hợp đồng, và khi hợp đồng bị vi phạm, bên vi phạm tự nguyện thi hành. Nhưng cũng có ý kiến phân tích: khi hợp đồng bị vi phạm thì người vi phạm không mong muốn phải gánh chịu chế tài như vậy. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng nếu các bên đặt ra các giải pháp và tự thi hành trong việc vi phạm nghĩa SV: Nguyễn Thị Lâm 7 CQ491487 vụ hợp đồng, thì không dẫn tới tranh chấp pháp lý, do đó không cần thiết sự cưỡng chế thi hành. Nên đặt vấn đề nghĩa vụ trong trường hợp này ít có ý nghĩa. 1.1.2. Các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm dân sự. Các yếu tố làm phát sinh nghĩa vụ dân sự chính là một số căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự được quy định tại điều 13 Bộ luật Dân sự 2005. Cụ thể các yếu tố làm phát sinh nghĩa vụ gồm: Điều 13. Căn cứ xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự Quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây: 1. Giao dịch dân sự hợp pháp; 2. Quyết định của Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác; 3. Sự kiện pháp lý do pháp luật quy định; 6. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật; 7. Thực hiện công việc không có uỷ quyền; 8. Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; 9. Những căn cứ khác do pháp luật quy định. 1.1.3. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự Trong cuộc sống, mỗi cá nhân cũng như mỗi tổ chức đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật cho từng hành vi ứng xử của mình. Nhìn chung, khi một người nào đó vì bất cẩn mà gây ra thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại đó mà mình gây ra. Trách nhiệm bồi thường cho người khác có thể phát sinh theo hợp đồng khi giữa các bên có liên quan có mối quan hệ hợp đồng ( ví dụ như hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động: hợp đồng vận chuyển giữa hãng vận chuyển và hành khách; hợp đồng mua bán giữa nhà sản xuất và khách hàng…) hoặc phát sinh ngoài hợp đồng ( ví dụ trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với bên thứ ba ). Cho dù phát sinh theo hợp đồng hay SV: Nguyễn Thị Lâm 8 CQ491487 ngoài hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường theo luật đều khiến các cá nhân và các tổ chức ( thường là các doanh nghiệp ) có phát sinh trách nhiệm phải chịu thiệt hại tài chính một cách gián tiếp. Tùy theo lỗi và thiệt hại thực tế của bên thứ ba mà thiệt hại trách nhiệm phát sinh có thể là rất lớn hoặc không đáng kể. Trong trường hợp phải bồi thường thiệt hại với một số tiền lớn, sự ổn định tài chính của cá nhân hay tổ chức có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bảo hiểm trách nhiệm ra đời một mặt giúp cho các cá nhân và tổ chức trong xã hội có thể ổn định tài chính khi trách nhiệm pháp lý phát sinh, mặt khác đảm bảo khả năng được bồi thường cho bên bị thiệt hại do lỗi của các cá nhân và tổ chức này. Có rất nhiều nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm khác nhau, tuy nhiên có một cố nghiệp vj bảo hiểm chủ yếu sau: •BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba; •BH TNDS của nhà vận chuyển trong ngành hành không dân dụng; •BH TNDS của chủ sử dụng lao động đối với người lao động •Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp •Bảo hiểm trách nhiệm công cộng •Bảo hiểm trách nhiệm đối với tài sản •BH TNDS của chỉ tàu biển 1.2 Sự cần thiết triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 1.2.1 Sự cần thiết phải triển khai nghiệp vụ bảo hểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 Lịch sử phát triển bao đời nay đã cho thấy những rủi ro bất ngờ luôn xảy ra ngoài ý muốn của con người. Mà tính mạng con người là vô giá không thể tính toán bằng tiền cụ thể, cũng khó có thể đánh giá được thiệt hại về sức khoẻ một cách chính xác. Công cuộc phát triển về giao thông vận tải đã đem lại sự phồn vinh cho toàn xã hội song điều đó lại cũng chính là nguyên nhân gây ra tai nạn, làm SV: Nguyễn Thị Lâm 9 CQ491487 thiệt hại đến tính mạng sức khoẻ, tinh thần, tài sản của con người và của toàn xã hội, gây nên khó khăn về kinh tế, tình cảm cho người bị nạn. Như vậy tai nạn giao thông là mối đe dọa từng ngày từng giờ đối với các chủ phương tiện, mặc dù nhà nước ta đã có nhiều biện pháp ngăn ngừa, hạn chế tai nạn một cách tích cực song vẫn không thể tránh khỏi. Khi tai nạn xảy ra thì việc giải quyết hậu quả thường phức tạp, kéo dài, cho dù nhà nước có quy định rõ chủ phương tiện phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và tài sản do việc lưu hành xe của mình gây ra theo nguyên tắc “gây thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu”. Phần lớn các vụ tai nạn xảy ra đều được bồi thường theo thoả thuận giữa chủ phương tiện và người bị hại nên dẫn đến nhiều khúc mắc trong việc bồi thường (hoặc bồi thường không xứng đáng hoặc bồi thường không đúng thiệt hại thực tế), có những vụ tai nạn chủ xe không có điều kiện để giải quyết bồi thường, nhiều trường hợp lái xe bị chết trong vụ tai nạn đó cho nên việc giải quyết tai nạn trở nên khó khăn hơn. Nhằm đảm bảo lợi ích cho người bị hại và giảm bớt gánh nặng cho chủ xe BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ra đời và đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Chính phủ đã ban hành NĐ30/HĐBT và hiện nay được thay bằng NĐ 115/CP/1997 “về chế độ thực hiện bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới”. Như vậy càng khẳng định quyết tâm của Chính phủ thực hiện triệt để loại hình bảo hiểm này. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất để các công ty bảo hiểm đẩy mạnh công tác bảo hiểm cho chủ xe cơ giới tại Việt Nam. 1.2.2 Cơ sở hình thành tính bắt buộc của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Trên thế giới hiện nay, ở các nước có ngành bảo hiểm phát triển thì hầu hết các nghiệp vụ BH TNDS nói chung và nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng đều được thực hiện dưới hình thức bắt SV: Nguyễn Thị Lâm 10 CQ491487 [...]... nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 1.3.1 Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm a Đối tượng bảo hiểm Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là loại hình bảo hiểm trách nhiệm pháp lý có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự phát sinh của chủ xe gây ra thiệt hại cho người thứ ba trong quá trình lưu hành sử dụng xe Người tham gia bảo hiểm ( người. .. doanh bảo hiểm quy định: SV: Nguyễn Thị Lâm 11 CQ491487 Bảo hiểm bắt buộc bao gồm: a) Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới, BH TNDS của người vận chuyển hàng không đối với hành khách b) Bảo hiểm TNDS nghề nghiệp đối với hoạt động với hành khách c) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm d) Bảo hiểm cháy nổ Như vậy, ở nước ta bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. .. người được bảo hiểm ) thường là chủ xe, phần trách nhiệm dân sự của chủ xe có thể phát sinh do chủ xe hoặc do lái xe gây ra thiệt hại TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng của chủ xe hay lái xe cho người thứ ba khi xe lưu hành gây tai nạn TNDS ở đây bao gồm: Trách nhiệm liên quan quyền sở hữu tài sản Do đặc điểm của chủ xe cơ giới là sử... của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội, thể hiện tính nhân đạo, nhân văn cao cả trong nền kinh tế thị trường hiện nay Một lần nữa BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba lại khẳng định sự cần thiết SV: Nguyễn Thị Lâm 13 CQ491487 khách quan cũng như tính bắt buộc của nghiệp vụ BHTN dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 1.3 Nội dung cơ bản của. .. hiểm trách nhiệm dân sự hay chính là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) với bên tham gia bảo hiểm (tổ chức, cá nhân), theo đó doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người thứ ba thay cho bên được bảo hiểm nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, còn bên tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo. .. hiểm không được xác định trước Chỉ khi nào việc lưu hành xe gây ra tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba thì đối tượng này mới được xác định cụ thể Điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba bao gồm: Điều kiện thứ nhất: Có thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe của bên thứ ba SV: Nguyễn Thị Lâm 14 CQ491487 Điều kiện thứ hai: Chủ. .. giữa chủ xe và người bị nạn Đây là mục đích cao cả trong nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với người thứ ba b Đối với người thứ ba - Thay mặt người thứ ba bảo vệ quyền lợi chính đáng cho họ Vì khi chủ xe gây tai nạn thì công ty thay mặt của xe bồi thường những thiệt hại cho nạn nhân một cách nhanh chóng, kịp thời mà không phụ thuộc vào tài chính của chủ xe - BHTNDS cũng giúp cho người thứ ba ổn... phí bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự mang những đặc điểm chung của hợp đồng bảo hiểm, đồng thời có những đặc trưng riêng 1.3.4 Quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia bảo hiểm Trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm được xác định trên cơ sở mức TNDS thực tế phát sinh Mức TNDS = phát sinh Thiệt hại thực tế của bên thứ ba x Mức độ lỗi của chủ xe (lái xe) Mức độ lỗi của chủ xe chủ yếu được... động cơ và chuyển động với vận tốc cao nên tự bản thân nó có thể gây ra tai nạn và làm thiệt hại cho người thứ ba mà không phải do lỗi của chủ xe hay lái xe Tuy nhiên với tư cách là chủ sở hữu, chủ xe chịu trách nhiệm dân sự đối với những thiệt hại đó Trách nhiệm dân sự phát sinh từ trách nhiệm phải điều khiển xe an toàn, không có những hành vi sơ suất gây thiệt hại cho người thứ ba Đối tượng được bảo. .. được thực hiện bắt buộc theo quy định của pháp luật Việc thực hiện bắt buộc góp phần đảm bảo tính công bằng trong xã hội và đảm bảo quyền lợi của mọi công dân Ngoài ra, thực hiện bắt buộc còn góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông của mọi người dân và đặc biệt là các chủ phương tiện xe cơ giới 1.2.3 Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới