Trách nhiệm dân sự luôn được các luật gia Việt Nam hiện nay xem là một loại trách nhiệm pháp lý – một vấn đề pháp lý quan trọng được nghiên cứu tổng quát trong môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật.
Trang 1GIẢI THÍCH TỪ VIẾT TẮTPTI: Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
GTVT: Giao thông vận tải
TNGT: Tai nạn giao thông
TNDS: Trách nhiệm dân sự
DNBH: Doanh nghiệp bảo hiểm
Thuế TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 5
1.1 Khái niệm về trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm dân sự 5
1.1.1 Trách nhiệm dân sự 5
1.1.2 Các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm dân sự 6
1.1.3 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự 7
1.2 Sự cần thiết triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 8
1.2.1 Đặc điểm và tính năng động của xe cơ giới 8
1.2.2 Sự cần thiết phải triển khai nghiệp vụ bảo hểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 10
1.2.3 Đặc điểm của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 11
1.2.4 Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 14
1.3 Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 15
1.3.1 Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm 15
1.3.2 Hạn mức trách nhiệm và phí bảo hiểm 17
1.3.3 Hợp đồng bảo hiểm 19
1.3.4 Những quy định về trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN (PTI) 25
2.1 Vài nét về Tổng công ty bảo hiểm bưu điện 25
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 25
2.1.2 Nội dung hoạt động 26
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 32
2.1.4 Một số kết quả mà PTI đạt được từ khi thành lập 33
2.2 Thực trạng triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 2 tại PTI 35
Trang 32.2.1 Thị trường bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ở Việt
Nam 35
2.2.2 Thực tế triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại PTI 37
2.2.3 Đánh giá tình hình kinh doanh nghiệp vụ giai đoạn 2005 - 2009 50
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI PTI 53
3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai nghiệp vụ của PTI 53
3.1.1 Những thuận lợi 55
3.1.2 Những khó khăn 55
3.2 Mục tiêu và phương hướng trong thời gian tới 58
3.2.1 Xác định vị thế của công ty 58
3.2.2 Mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận và chi phí 59
3.2.3 Chiến lược kinh doanh 60
3.3 Một số giải pháp phát triển nghiệp vụ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PTI 63
3.3.1 Đối với công tác giám định 63
3.3.2 Đối với công tác bồi thường 66
3.4 Một số đề xuất 68
3.4.1 Đối với phòng giám định bồi thường: 68
3.4.2 Đối với công ty bảo hiểm PTI: 69
KẾT LUẬN 73
Trang 4ty đã triển khai đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba, và em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PTI ” để nghiên
cứu Qua bài viết giúp em tăng cường và tích luỹ kiến thức thực tế về chuyênnghành Bảo Hiểm mà mình đã học và rút ra cho mình bài học quý báu về cáchnghiên cứu, tìm hiểu vấn đề thực tế, đồng thời giúp nắm vững hơn về nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PTI
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦACHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDSCỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 TẠI CÔNG TY BẢO HIỂMBƯU ĐIỆN (PTI)
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢNGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ
3 TẠI PTI
KẾT LUẬN
Trang 5CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA
CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 1.1 khái niệm về trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm dân sự 1.1.1 Trách nhiệm dân sự
1.1.1.1 Khái niệm
Trách nhiệm dân sự luôn được các luật gia Việt Nam hiện nay xem là một loạitrách nhiệm pháp lý – một vấn đề pháp lý quan trọng được nghiên cứu tổng quáttrong môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật Trách nhiệm pháp lý được cho
là việc một chủ thể phải gánh chịu những hậu quả bất lợi theo quy định của phápluật do có hành vi vi phạm pháp luật Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp lý giữatrái chủ và người thụ trái xác định, tại đó người thụ trái bị pháp luật cưỡng chế thựchiện nghĩa vụ Việc vi phạm nghĩa vụ được xem như vi phạm pháp luật, người viphạm nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi gọi là trách nhiệm dân sự
1.1.1.2 Đặc điểm
Từ khái niệm trách nhiệm dân sự trên, ta có thể rút ra được một số đặc điểmcủa trách nhiệm dân sự như sau:
Trước hết, trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý, khác với trách
nhiệm đạo đức, mà ở đây trách nhiệm pháp lý có mục đích xác lập các chế tài cụthể
Thứ hai, trách nhiệm dân sự không phải là một sự trừng phạt mà là một biện
pháp buộc người có hành vi vi phạm pháp luật vào nghĩa vụ bồi thường cho người
bị tổn hại do hành vi đó gây ra Trách nhiệm dân sự khác với trách nhiệm hình sự ởchỗ: trách nhiệm hình sự tập trung sự chú ý vào hành vi; còn trách nhiệm dân sự tậptrung sự chú ý vào thiệt hại hay hậu quả của hành vi Do đó, trong trách nhiệm dân
sự, dù có hành vi vi phạm nhưng không có sự thiệt hại, thì không dẫn tới nghĩa vụbồi thường Tuy nhiên, trong trách nhiệm hình sự người ta cũng quan tâm tới hậuquả ở mức độ nhất định Và trong trách nhiệm dân sự đôi khi người ta (ở một số nềntài phán) cũng chỉ chú ý tới hành vi trong một dạng trách nhiệm nhất định nào đó.Trách nhiệm hình sự thể hiện sự phản ứng của xã hội đối với kẻ phạm tội trên cơ sởsuy diễn hành vi bị trừng phạt đó chống lại sự bình ổn chung của cộng đồng Ngược
Trang 6lại, trách nhiệm dân sự không phải là sự phản ứng của xã hội đối với người vi phạm
mà là sự hỗ trợ của pháp luật đối với người bị thiệt hại do vi phạm gây ra để khôiphục lại tình trạng tài chính như khi không có sự vi phạm Vì vậy các chế tài dân sựmang tính chất tư, chứ không mang tính chất công như chế tài hình sự Dù sao cũng
có những vi phạm xảy ra làm phát sinh cả trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự
và trách nhiệm lương tâm
Thứ ba, trách nhiệm dân sự được chia thành trách nhiệm hợp đồng và trách
nhiệm ngoài hợp đồng Có tác giả chia trách nhiệm ngoài hợp đồng thành tráchnhiệm dân sự phạm và trách nhiệm chuẩn dân sự phạm (20) Trách nhiệm hợp đồngphát sinh khi hợp đồng không được thực hiện gây thiệt hại cho bên bị vi phạm vàbên bị vi phạm đòi bồi thường Trách nhiệm ngoài hợp đồng phát sinh khi mộtngười có lỗi gây thiệt hại cho một người khác và người bị thiệt hại đòi hỏi sự bồithường Trách nhiệm hợp đồng hay trách nhiệm ngoài hợp đồng giống nhau ở chỗđều phát sinh từ việc vi phạm nghĩa vụ, nhưng được phân biệt bởi nghĩa vụ bị viphạm phát sinh từ hợp đồng hoặc từ pháp luật Tuy nhiên sự phân biệt có ý nghĩatrong việc chứng minh ở đây, cần phân biệt thêm rằng, trách nhiệm hợp đồng làmột nguồn gốc phát sinh nghĩa vụ khác với hợp đồng Nghĩa vụ hợp đồng phát sinhtrên cơ sở sự thống nhất ý chí của các đương sự hay hành vi pháp lý Còn nghĩa vụbồi thường phát sinh ngoài ý chí của đương sự, có nghĩa là do luật định Quan niệmnày có thể còn phải tranh luận, ví dụ trong hợp đồng có thể qui định về chế tài viphạm hợp đồng, và khi hợp đồng bị vi phạm, bên vi phạm tự nguyện thi hành.Nhưng cũng có ý kiến phân tích: khi hợp đồng bị vi phạm thì người vi phạm khôngmong muốn phải gánh chịu chế tài như vậy Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng nếu cácbên đặt ra các giải pháp và tự thi hành trong việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, thìkhông dẫn tới tranh chấp pháp lý, do đó không cần thiết sự cưỡng chế thi hành Nênđặt vấn đề nghĩa vụ trong trường hợp này ít có ý nghĩa
1.1.2 Các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm dân sự.
Các yếu tố làm phát sinh nghĩa vụ dân sự chính là một số căn cứ làm phát sinhquyền và nghĩa vụ dân sự được quy định tại điều 13 Bộ luật Dân sự 2005 Cụ thểcác yếu tố làm phát sinh nghĩa vụ gồm:
1 Giao dịch dân sự hợp pháp;
2 Quyết định của Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;
3 Sự kiện pháp lý do pháp luật quy định;
Trang 76 Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;
7 Thực hiện công việc không có uỷ quyền;
8 Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;
9 Những căn cứ khác do pháp luật quy định
1.1.3 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Trong cuộc sống, mỗi cá nhân cũng như mỗi tổ chức đều phải chịu trách nhiệmtrước pháp luật cho từng hành vi ứng xử của mình Nhìn chung, khi một người nào
đó vì bất cẩn mà gây ra thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm đối vớinhững thiệt hại đó mà mình gây ra
Trách nhiệm bồi thường cho người khác có thể phát sinh theo hợp đồng khi giữacác bên có liên quan có mối quan hệ hợp đồng ( ví dụ như hợp đồng lao động giữangười lao động và người sử dụng lao động: hợp đồng vận chuyển giữa hãng vậnchuyển và hành khách; hợp đồng mua bán giữa nhà sản xuất và khách hàng…) hoặcphát sinh ngoài hợp đồng ( ví dụ trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với bên thứ ba) Cho dù phát sinh theo hợp đồng hay ngoài hợp đồng thì trách nhiệm bồi thườngtheo luật đều khiến các cá nhân và các tổ chức ( thường là các doanh nghiệp ) cóphát sinh trách nhiệm phải chịu thiệt hại tài chính một cách gián tiếp Tùy theo lỗi
và thiệt hại thực tế của bên thứ ba mà thiệt hại trách nhiệm phát sinh có thể là rấtlớn hoặc không đáng kể Trong trường hợp phải bồi thường thiệt hại với một số tiềnlớn, sự ổn định tài chính của cá nhân hay tổ chức có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Bảo hiểm trách nhiệm ra đời một mặt giúp cho các cá nhân và tổ chức trong xãhội có thể ổn định tài chính khi trách nhiệm pháp lý phát sinh, mặt khác đảm bảokhả năng được bồi thường cho bên bị thiệt hại do lỗi của các cá nhân và tổ chứcnày Có rất nhiều nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm khác nhau, tuy nhiên có một cốnghiệp vj bảo hiểm chủ yếu sau:
BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba;
BH TNDS của nhà vận chuyển trong ngành hành không dân dụng;
BH TNDS của chủ sử dụng lao động đối với người lao động
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Bảo hiểm trách nhiệm công cộng
Bảo hiểm trách nhiệm đối với tài sản
BH TNDS của chỉ tàu biển
Trang 81.2 Sự cần thiết triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ
xe cơ giới đối với người thứ 3
1.2.1 Đặc điểm và tính năng động của xe cơ giới
Trong nhịp độ phát triển không ngừng về kinh tế thì giao thông đóng vai tròquan trọng trong mọi sự phát triển, là huyết mạch, là một ngành kinh tế kỹ thuật có
vị then chốt Giao thông ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các ngành kinh tế,
kỹ thuật, an ninh, quốc phòng
1.2.1.1 Tình hình phát triển phương tiện cơ giới
Trong những năm gần đây, giao thông nước ta có sự phát triển vượt bậc với cáchình thức vận chuyển ngày càng phong phú, từ vận chuyển bằng phương tiện thô sơđến vận chuyển bằng phương tiện vận tải cơ giới Do sự phát triển của cơ chế thịtrường, hàng loạt xe cơ giới các loại được tham gia lưu hành trong giao thông
Đối với phần lớn các nước đang phát triển, sự "bùng nổ" phương tiện cơ giới
thường tạo ra bất cập về năng lực kết cấu hạ tầng, bất cập về nhận thức và ý thứcngười tham gia giao thông, bất cập về năng lực quản lý, điều hành và tổ chức giaothông của các cơ quan quản lý nhà nước Ðó là nguyên nhân chính dẫn đến việc giatăng tai nạn và ùn tắc giao thông Ở nước ta, sự "bùng nổ" nói trên diễn ra muộnhơn, nhưng lại mang tính đột biến qua các giai đoạn
Thời kỳ "ô-tô hóa": Ðến đầu những năm 90 thế kỷ trước, Việt Nam vẫn còn
trong "thời kỳ xe đạp" (lúc này cả nước có chừng 18 triệu xe đạp/70 triệu dân) Từgiữa những năm 90, bắt đầu chuyển sang thời kỳ "mô-tô hóa" với tốc độ "chóngmặt" Lấy Thủ đô Hà Nội làm thí dụ: giai đoạn 1975-1980, Hà Nội chỉ có khoảng từ6.000 đến 8.000 mô-tô, xe máy (chủ yếu từ các nước XHCN trước đây); mười nămsau, đến đầu những năm 90, số xe máy đã tăng lên 360 nghìn chiếc Tiếp đó, năm1995: 550 nghìn chiếc; năm 2000: 930 nghìn chiếc; năm 2005: 1.400 nghìn chiếc;năm 2007, khoảng 1.800 nghìn chiếc và đến năm 2009, Hà Nội có gần ba triệu mô-
tô, xe máy Ðối với TP Hồ Chí Minh, quá trình "mô-tô hóa" diễn ra sớm hơn Năm
1975 có hơn một triệu xe/ba triệu dân, hiện tại đã có tới sáu triệu xe/tám triệu dân.Giai đoạn 2009-2010, cả nước sẽ có khoảng hơn 27 triệu mô-tô, xe máy/90 triệudân
Những số liệu thống kê trên đây cho thấy, việc chuyển giai đoạn từ "thời kỳ xeđạp" sang thời kỳ "mô-tô hóa" một cách đột biến và tự phát, thiếu định hướng, trong
Trang 9lúc hạ tầng giao thông quá tải trầm trọng, công tác quy hoạch, đầu tư, phát triểnphương tiện khách công cộng "dậm chân tại chỗ", là một trong những nguyên nhânchính làm bùng phát tai nạn và ùn tắc giao thông từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước đếnnay Các số liệu phân tích, so sánh cho thấy: nếu "thời kỳ xe đạp", tính trên đầungười, bình quân 12.500 người xảy ra một vụ TNGT, 22 nghìn người có một ngườichết vì TNGT; thì ở giai đoạn "mô-tô hóa", tỷ lệ trên là 3.400 người/1 vụ TNGT và6.700 người/1 người chết vì TNGT Như vậy, mức độ trầm trọng về TNGT thời kỳ
"mô-tô hóa" tăng khoảng 300% so với "thời kỳ xe đạp"
Một điều cần được cảnh báo là: từ năm 2005 đến nay, Việt Nam bắt đầu bướcvào thời kỳ "ô-tô hóa" với số người sử dụng xe tăng vọt Tính đến năm 2009, cảnước đã có hơn một triệu ô-tô các loại (tăng hơn 700 nghìn xe so với đầu thập kỷ90), trong đó có đến 800 nghìn ô-tô cá nhân (Hà Nội gần 300 nghìn, TP Hồ ChíMinh gần 400 nghìn xe) Cần nhấn mạnh rằng, ô-tô cá nhân tập trung cao độ ở đôthị lớn với mức chiếm dụng mặt đường và độ khí thải cao gấp từ 5 đến 10 lần so với
xe máy, một khi loại phương tiện này tràn ngập đường phố, thì tác hại do nó gây ra
về tai nạn, ùn tắc và ô nhiễm sẽ trầm trọng hơn gấp nhiều lần so với bước chuyểngiai đoạn từ "thời kỳ xe đạp" sang "mô-tô hóa" Phải chăng, bài học về việc chậmquy hoach để thích ứng, đón đầu quá trình gia tăng tất yếu của phương tiện cơ giới,đang lặp lại ở mức cao hơn và với hậu quả sẽ nặng nề hơn?
1.2.1.2 Tình hình tai nạn giao thông và nguyên nhân
Tai nạn giao thông là một vấn đề mang tính xã hội: Hầu hết các nước trên thếgiới đều phải đối mặt với tình trạng tai nạn giao thông gia tăng (dù ở các mức độkhác nhau) cũng như đối mặt với các vấn đề xã hội khác Theo số liệu thống kê củaLiên hiệp Quốc thì hàng năm trên thế giới có khoảng 250 ngàn người bị chết vàkhoảng 7 triệu người bị thương vì tai nạn giao thông do ôtô gây ra
Tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam (số liệu thống kê tai nạn giao thông từnăm 2005 đến năm 2009) cho thấy:
- Trong 10 năm lại đây, tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông đã giảm từ 14 người/10.000 phương tiện xuống còn 9 người/10.000 phương tiện Tuy nhiên, số ngườichết do tai nạn giao thông lại tăng từ 2.000 người lên 10.000 người/năm Tai nạngiao thông đường bộ chiếm đến 97% tổng số tai nạn giao thông Tai nạn xe mô tôchiếm 70,2% tổng số vụ Mặc dù số người tử vong có phần giảm trong năm 2005
Trang 10khi chúng ta quyết liệt xử lý vi phạm, nhưng đến 2008, số tử vong tăng trở lại mộtchút.
- Bên cạnh việc giảm các ca tai nạn giao thông qua việc thực hiện các biện phápgiáo dục và bắt buộc người dân chấp hành tốt hơn luật giao thông, chúng ta sẽ phảitính đến nâng cao chất lượng cấp cứu cho người gặp nạn Theo thống kê, hiện chỉ
có khoảng 10% trường hợp tai nạn giao thông được vận chuyển cấp cứu kịp thờibằng các phương tiện xe y tế, còn lại là các phương tiện xe máy, ô tô, xích lô Sắptới đây sẽ tiếp tục xây dựng hệ thống trạm cấp cứu tai nạn giao thông quốc lộ, trong
đó, ưu tiên xây dựng trước những tuyến đường bộ có khả năng xảy ra nhiều tai nạngiao thông
- Tỷ lệ tại nạn giao thông:
* Quốc lộ: 47% số vụ tai nạn giao thông
* Tỉnh lộ: 15,5% số vụ tai nạn giao thông
* Nội thành, nội thị: 24,2% số vụ tai nạn giao thông
* Đường khác: 12,6% số vụ tai nạn giao thông
Như vậy tai nạn ôtô khách đang trở thành một vấn đề cần được quan tâm đặcbiệt, những vụ tai nạn này không chỉ làm chết người mà còn làm cho mọi người dânthực sự lo ngại
1.2.2 Sự cần thiết phải triển khai nghiệp vụ bảo hểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3
Lịch sử phát triển bao đời nay đã cho thấy những rủi ro bất ngờ luôn xảy rangoài ý muốn của con người Mà tính mạng con người là vô giá không thể tính toánbằng tiền cụ thể, cũng khó có thể đánh giá được thiệt hại về sức khoẻ một cáchchính xác
Công cuộc phát triển về giao thông vận tải đã đem lại sự phồn vinh cho toàn xãhội song điều đó lại cũng chính là nguyên nhân gây ra tai nạn, làm thiệt hại đến tínhmạng sức khoẻ, tinh thần, tài sản của con người và của toàn xã hội, gây nên khókhăn về kinh tế, tình cảm cho người bị nạn
Như vậy tai nạn giao thông là mối đe dọa từng ngày từng giờ đối với các chủphương tiện, mặc dù nhà nước ta đã có nhiều biện pháp ngăn ngừa, hạn chế tai nạnmột cách tích cực song vẫn không thể tránh khỏi Khi tai nạn xảy ra thì việc giảiquyết hậu quả thường phức tạp, kéo dài, cho dù nhà nước có quy định rõ chủphương tiện phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và tài
Trang 11sản do việc lưu hành xe của mình gây ra theo nguyên tắc “gây thiệt hại bao nhiêuthì phải bồi thường bấy nhiêu”.
Phần lớn các vụ tai nạn xảy ra đều được bồi thường theo thoả thuận giữa chủphương tiện và người bị hại nên dẫn đến nhiều khúc mắc trong việc bồi thường(hoặc bồi thường không xứng đáng hoặc bồi thường không đúng thiệt hại thực tế),
có những vụ tai nạn chủ xe không có điều kiện để giải quyết bồi thường, nhiềutrường hợp lái xe bị chết trong vụ tai nạn đó cho nên việc giải quyết tai nạn trở nênkhó khăn hơn
Nhằm đảm bảo lợi ích cho người bị hại và giảm bớt gánh nặng cho chủ xeBHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ra đời và đáp ứng kịp thời nhucầu của xã hội Chính phủ đã ban hành NĐ30/HĐBT và hiện nay được thay bằng
NĐ 115/CP/1997 “về chế độ thực hiện bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơgiới” Như vậy càng khẳng định quyết tâm của Chính phủ thực hiện triệt để loạihình bảo hiểm này Đây là cơ sở pháp lý cao nhất để các công ty bảo hiểm đẩymạnh công tác bảo hiểm cho chủ xe cơ giới tại Việt Nam
1.2.3 Đặc điểm của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
1.2.3.1 Nghiệp vụ được thực hiện dưới hình thức bắt buộc
Trên thế giới hiện nay, ở các nước có ngành bảo hiểm phát triển thì hầu hết cácnghiệp vụ BH TNDS nói chung và nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối vớingười thứ ba nói riêng đều được thực hiện dưới hình thức bắt buộc Ở Việt Nam,theo đó tại điều 308 bộ luật này có quy định các lỗi sau đây phát sinh trách nhiệmdân sự:
- Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghiệp vụ dân sự thì phảichịu TNDS khi có lỗi cố ý hoặc có lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặcpháp luật có quy định khác
- Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽgây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mongmuốn nhưng để mặc cho thiệt hại xẩy ra
- Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi củamình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải bồi thường hoặc có thể biết trước thiệthại sẽ xẩy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có thể gây thiệt hại, nhưng cho rằngthiệt hại sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn chặn được
Trang 12Trong trường hợp phát sinh TNDS gây thiệt hại cho bên thứ ba thì người gây rathiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thứ ba Điều này đượcquy định trong điều 307 Bộ Luật dân sự Việt Nam, cụ thể như sau:
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thấtvật chất thực tế, tính được thành tiền cho bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất vềtài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế
bị mất hoặc bị giảm sút
- Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tínhmạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứthành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để
bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại
Trên tinh thần đó của luật sư, luật kinh doanh bảo hiểm ngày 22/2/2000 cũng cónhững quy định cụ thể về từng loại hình BH TNDS theo đó tại khoản 2 điều 8 luậtkinh doanh bảo hiểm quy định:
Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
a) Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới, BH TNDS của người vận chuyển hàngkhông đối với hành khách
b) Bảo hiểm TNDS nghề nghiệp đối với hoạt động với hành khách
c) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.d) Bảo hiểm cháy nổ
Như vậy, ở nước ta bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ bađược thực hiện bắt buộc theo quy định của pháp luật Việc thực hiện bắt buộc gópphần đảm bảo tính công bằng trong xã hội và đảm bảo quyền lợi của mọi công dân.Ngoài ra, thực hiện bắt buộc còn góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thứcchấp hành luật lệ an toàn giao thông của mọi người dân và đặc biệt là các chủphương tiện xe cơ giới
1.2.3.2 Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba thường áp dụng giới hạn trách nhiệm.
Bảo hiểm trách nhiệm có đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng, trách nhiệmdân sự phát sinh không thể xác định tại thời điểm tham gia bảo hiểm mà tổn thất đó
có thể rất lớn Do đó, để đảm bảo lợi ích của bên bảo hiểm và nâng cao trách nhiệm
Trang 13của người tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm thường đưa ra giới hạn trách nhiệm,
đó là mức bồi thường tối đa của bên bảo hiểm hay số tiền bảo hiểm Nếu thiệt hạitrách nhiệm dân sự là rất lớn thì công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường toàn bộ thiệthại đó mà chỉ bồi thường trong phạm vi số tiền bảo hiểm Mặt khác, khi tham giabảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ngoài điểm tích cực là nângcao ý thức an toàn giao thông cho người dân, nếu các công ty bảo hiểm không cóchế tài quản lý hợp lý sẽ dấn đến trường hợp người tham gia dựa vào các nhà bảohiểm mà không có trách nhiệm trong việc bồi thường tổn thất cho bên thứ ba, dovậy họ thờ ơ trước những tổn thất do lỗi của mình gây ra Để đối phó với những lý
do trên trong nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ bacác nhà bảo hiểm thường đặt ra hạn mức trách nhiệm của mình với một số tiền bảohiểm nhất định
1.2.3.3 Đối tượng bảo hiểm mang tính chất trừu tượng
Trong nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, đối tượngbảo hiểm được xác định là phần trách nhiệm hay nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hạicủa chủ xe cơ giới khi quã trình tham gia giao thông của họ gây tổn thất, thiệt hạicho người khác Do đó, đối tượng mang tính chất rất trừu tượng
Đối với nghiệp vụ BH TNDS nói chung thì phần trách nhiệm thực tế phát sinh
là bao nhiêu được quy định bởi sự phán quyết của tòa án và phù hợp với điều kiệnhoàn cảnh của từng cá nhân tổ chức nhất định
Ở Việt Nam hiện nay, chính vì đối tượng bảo hiểm trừu tượng của nghiệp vụbảo hiểm này cộng với ý thức và hiểu biết về pháp luật dân sự của người dân cònnhiều hạn chế nên để triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này thành công, các công ty bảohiểm và phía các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải tích cực tuyên truyền,phổ biến để nâng cao hiểu biết của người dân về sự cần thiết và tác dụng của việctriển khai nghiệp vụ BH TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba cũng như nângcao ý thức pháp luật của người dân
Trang 141.2.4 Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
1.2.4.1 Đối với chủ xe
BHTNDS của chủ xe cơ giới không chỉ đóng vai trò to lớn đối với người bị thiệthại mà còn đối với cả xã hội, nó là tấm lá chắn vững chắc cho các chủ xe khi thamgia giao thông
- Tạo tâm lý yên tâm, thoải mái, tự tin, khi điểu khiển các phương tiện tham giagiao thông
- Bồi thường chủ động, kịp thời cho chủ xe khi phát sinh TNDS, trong đó có lỗicủa chủ xe thì công ty bảo hiểm nơi mả chủ xe tham gia ký kết bảo hiểm tiến hànhbồi thường nhanh chóng để các chủ xe phục hồi lại tinh thần, ổn định sản xuất., pháthuy quyền tự chủ về tài chính, tránh thiệt hại về kinh tế cho chủ xe
- Có tác dụng giúp cho chủ xe có ý thức hơn trong việc đề ra các biện pháp hạnchế, ngăn ngừa tai nạn bằng cách thông qua bảo hiểm TNDS của chủ xe
- Góp phần xoa dịu, làm giảm bớt căng thẳng giữa chủ xe và người bị nạn Đây
là mục đích cao cả trong nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với người thứba
1.2.4.2 Đối với người thứ ba
- Thay mặt người thứ ba bảo vệ quyền lợi chính đáng cho họ Vì khi chủ xe gâytai nạn thì công ty thay mặt của xe bồi thường những thiệt hại cho nạn nhân mộtcách nhanh chóng, kịp thời mà không phụ thuộc vào tài chính của chủ xe
- BHTNDS cũng giúp cho người thứ ba ổn định về mặt tài chính cũng như vềmặt tinh thần, tránh gây ra căng thẳng hay sự cố bất thường từ phía người nhà nạnnhân (trong trường hợp người thứ ba bị chết)
1.2.4.3 Đối với xã hội
- Từ công tác giám định cũng như công tác bồi thường sau mỗi một vụ tai nạn,công ty bảo hiểm sẽ thống kê được các rủi ro và nguyên nhân gây ra rủi ro để từ đó
đề ra biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất một cách hiệu quả nhất, giảm bớt nhữngđáng kể do hậu quả tai nạn giao thông gây ra cho mỗi người, giảm bớt thiệt hại chotoàn xã hội Đây là một hoạt động thể hiện phương châm "phòng bệnh hơn chữabệnh"
Trang 15- BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba còn làm giảm nhẹ gánhnặng cho ngân sách nhà nước, đồng thời làm tăng thu cho ngân sách cho nhà nước.Việc đóng phí sẽ là nguồn chủ yếu để chi trả bồi thường cho người thứ ba.
Đây là mục đích chủ yếu của nghiệp vụ của nhà nước Việt Nam, nó thể hiện vaitrò trung gian hoà giải có tính chất pháp lý của công ty bảo hiểm
Với tư cách là một nghiệp vụ bảo hiểm, BHTNDS của chủ xe cơ giới đối vớingười thứ ba vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội, thể hiện tính nhân đạo,nhân văn cao cả trong nền kinh tế thị trường hiện nay Một lần nữa BHTNDS củachủ xe cơ giới đối với người thứ ba lại khẳng định sự cần thiết khách quan cũngnhư tính bắt buộc của nghiệp vụ BHTN dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứba
1.3 Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe
cơ giới đối với người thứ 3
1.3.1 Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm
1.3.1.1 Đối tượng bảo hiểm
Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là loại hình bảo hiểmtrách nhiệm pháp lý có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự phát sinh của chủ
xe gây ra thiệt hại cho người thứ ba trong quá trình lưu hành sử dụng xe Ngườitham gia bảo hiểm ( người được bảo hiểm ) thường là chủ xe, phần trách nhiệm dân
sự của chủ xe có thể phát sinh do chủ xe hoặc do lái xe gây ra thiệt hại TNDS củachủ xe cơ giới đối với người thứ ba là trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường ngoàihợp đồng của chủ xe hay lái xe cho người thứ ba khi xe lưu hành gây tai nạn
TNDS ở đây bao gồm:
Trách nhiệm liên quan quyền sở hữu tài sản Do đặc điểm của chủ xe cơgiới là sử dụng động cơ và chuyển động với vận tốc cao nên tự bản thân nó có thểgây ra tai nạn và làm thiệt hại cho người thứ ba mà không phải do lỗi của chủ xehay lái xe Tuy nhiên với tư cách là chủ sở hữu, chủ xe chịu trách nhiệm dân sự đốivới những thiệt hại đó
Trách nhiệm dân sự phát sinh từ trách nhiệm phải điều khiển xe an toàn,không có những hành vi sơ suất gây thiệt hại cho người thứ ba
Đối tượng được bảo hiểm không được xác định trước Chỉ khi nào việc lưu hành
xe gây ra tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba
Trang 16thì đối tượng này mới được xác định cụ thể Điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sựcủa chủ xe đối với người thứ ba bao gồm:
Điều kiện thứ nhất: Có thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe củabên thứ ba
Điều kiện thứ hai: Chủ xe ( lái xe ) phải có hành vi trái pháp luật Có thể do
vô ý hay cố ý mà lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ, hoặc vi phạm các quyđịnh khác của Nhà nước…
Điều kiện thứ ba: phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luậtcủa chủ xe ( lái xe ) với những thiệt hại của người thứ ba
Điều kiện thứ tư: Chủ xe ( lái xe ) phải có lỗi
Bên thứ ba trong BH TNDS chủ xe cơ giới là những người trực tiếp bị thiệt hại
do hậu quả của vụ tai nạn nhưng loại trừ:
- Lái, phu xe, người làm công cho chủ xe;
- Những người lái xe phải nuôi dưỡng như cha, mẹ, vợ, chồng, con cái…
- Hành khách, những người có mặt trên xe;
- Tài sản, tư trang, hành lý của những người nêu trên;
Lý do loại trừ chủ yếu do những người ngồi trên xe cơ quan hệ lợi ích trực tiếpvới lãi xe Lái xe, phụ xe, người làm công cho chủ xe là những người làm thuê chochủ xe để nhận công chính vì vậy theo quy định họ không được coi là những ngườithứ ba Cha mẹ, vợ, chồng, con cái… của lái xe họ là những người thân của chủ xenên không được coi là những người thứ ba Hành khách, những người có mặt trênxe; tài sản, tư trang, hành lý của những người nêu trên họ đều có hình thức bảo hiểmriêng như bảo hiểm hành khách hay bảo hiểm tài sản chính vì vậy họ không phảingười thứ ba Hơn nữa việc loại trừ này còn giúp cho công ty bảo hiểm có thểphòng chống được trục lợi bảo hiểm do những người lãi xe dàn dựng
1.3.1.2 Phạm vi bảo hiểm
Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba chịu trách nhiệmnhững thiệt hại của người thứ ba bao gồm:
Thiệt hại về con người: tính mạng, sức khoẻ
Thiệt hại về tài sản
Thiệt hại về kinh doanh do thiệt hại về tài sản gây nên, hoặc thiệt hại về thunhập do thiệt hại về người gây ra
Trang 17 Ngoài ra, công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm đối với những chi phí cầnthiết và hợp lý nhằm hạn chế tổn thất xảy ra thêm ( thiệt hại tính mạng, sức khoẻnhững người tham gia cứu chữa, chi phí ngăn ngừa tai nạn, cấp cứu và chăm sócnạn nhân … ) và những chi phí ra tòa trong trường hợp nếu cần.
Mặc dù tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự nhưng công ty bảo hiểm khôngchịu trách nhiệm bồi thường:
Hành động cố ý của chủ xe, lái xe và người bị thiệt hại
Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiệt hại an toàn để tham gia giao thôngtheo quy định của bộ giao thông vận tải
Chủ xe vi phạm nghiêm trọng trật tự an toàn giao thông đường bộ
Thiệt hại do chiến tranh, bạo động
Thiệt hại do gián tiếp do tai nạn
Thiệt hại đối với tài sản bị cướp, cắp trong tai nạn
Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia, trừ trường hợp có thoả thuận khácgiữa công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm
Tài sản đặc biệt: Tiền, vàng bạc, đá quý, tranh ảnh quý, đồ cổ, thi hài, hàicốt
1.3.2 Hạn mức trách nhiệm và phí bảo hiểm
Hạn mức trách nhiệm trong ngiệp vụ này thường được ấn định bằng một sớ tiềnbảo hiểm nhất định Chẳng hạn, theo Quy định số 23/2007/QĐ_BTC năm 2007 của
Bộ Tài Chính thì hạn mức trách nhiệm là 50 triệu đồng/người/vụ và 50 triệuđồng/tài sản/vụ Hạn mức trách nhiệm là số tiền tối đa mà các DNBH phải trả chonhững thiệt hại về người và tài sản trong mỗi vụ tai nạn có phát sinh trách nhiệmdân sự
Phí bảo hiểm được tính theo đầu phương tiện Người tham gia bảo hiểm đóngphí BH TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba theo số lượng đầu phương tiệncủa mình Mặt khác, các phương tiện khác nhau nên phí bảo hiểm được tính riêngcho từng loại phương tiện ( hoặc nhóm phương tiện )
Phí bảo hiểm thường tính theo năm:
Trang 18Phí thuần được xác định theo công thức:
f =
Trong đó: S: Số vụ tai nạn có phát sinh TNDS của chủ xe
T: Số tiền bồi thường bình quân 1 vụ tai nạn trong năm i
C: Số lượng phương tiện cùng loại tham gia bảo hiểm trong năm i
n: Số năm thống kê
Trên đây là cách tính phí trên cơ sở quy luật số đông Đối với các phương tiệnkhông thông dụng, mức độ rủi ro lớn( xe tải hạng nặng, xe kéo ro mọc… ) thì tínhthêm tỷ lệ phu phí so với mức phí cơ bản Việt Nam hiện nay thường cộng thêm30% phí cơ bản
Phí đối với phương tiện hoạt động ngắn hạn ( tính tròn tháng ):
Phí ngắn hạn =
Hoặc : Phí ngắn hạn = Phí năm x Tỷ lệ phí ngắn hạn theo tháng
Cách tính tròn tháng ở đây được tính theo phương thức:
- Nếu thời điểm tính phí được tính từ ngày 15 trở đi thì phí tính cả tháng đó
- Nếu thời điểm tính phí được tính dưới ngày 15 trở lại thì phí không tínhtháng đó
Khi chủ xe đã đóng phí cả năm mà tại thời điểm nào đó phương tiện ngừng hoạtđộng hoặc chuyển quyền sở hữu không chuyển quyền bảo hiểm mà trước đó chủ xechưa có khiếu nại và được bảo hiểm bồi thường thì được hoàn phí Số phí hoàn lại:
P hoàn lại =
Chủ xe có trách nhiệm phải nộp phí đầy đủ Công ty bảo hiểm sẽ quy định thờigian, số lần, mức phí tương ứng và tỷ lệ giảm phí tùy theo số lượng phương tiệntham gia bảo hiểm và tỷ lệ tổn thất ( thông thường mức giảm tối đa là 20% ) Nếu
Phí năm x Số tháng không hoạt động
12 tháng
n i Ti Si
Ci
1
P năm x Số tháng không hoạt động
12 tháng
Trang 19không thực hiện đúng quy định bị phạt tùy theo hợp đồng giữa công ty bảo hiểm vàchủ xe.
1.3.3 Hợp đồng bảo hiểm
1.3.3.1 Khái niệm
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là hợp đồng về bảo hiểm trách nhiệmdân sự hay chính là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên bảo hiểm (doanh nghiệpbảo hiểm) với bên tham gia bảo hiểm (tổ chức, cá nhân), theo đó doanh nghiệp bảohiểm cam kết sẽ thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người thứ bathay cho bên được bảo hiểm nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hạn có hiệu lựccủa hợp đồng, còn bên tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự mang những đặc điểm chung của hợpđồng bảo hiểm, đồng thời có những đặc trưng riêng
1.3.3.2 Đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Đối tượng trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm về bồithường thiệt hại, là loại bảo hiểm không thể xác định được giá trị đối tượng bảohiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng “ Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tráchnhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm đối với bên thứ batheo quy định của pháp luật ” (Điều 52 Luật kinh doanh bảo hiểm) Khác với hợpđồng bảo hiểm tài sản có đối tượng là tài sản cụ thể, hợp đồng bảo hiểm con người
là bảo hiểm đối với một người cụ thể; đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tráchnhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người tham gia bảo hiểm đốivới bên thứ ba Đó là thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai, trong phạm vi, giới hạnbảo hiểm và thuộc trách nhiệm bồi thường của bên tham gia bảo hiểm Trách nhiệmbồi thường thiệt hại mang tính trừu tượng chúng ta không nhìn thấy, không cảmnhận được bằng các giác quan và thực tế chúng không tồn tại hiện hữu trong khônggian tại thời điểm giao kết hợp đồng Chỉ khi nào người tham gia bảo hiểm gây thiệthại cho người khác và phải bồi thường thì mới xác định được trách nhiệm bồithường thiệt hại là bao nhiêu Thường đối với các hợp đồng bảo hiểm tài sản ta cóthể xác định được mức tổn thất tối đa của tài sản khi giao kết hợp đồng, còn với cáchợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì không thể xác định được trách nhiệm bồithường thiệt hại tối đa là bao nhiêu Mức trách nhiệm bồi thường được xác định
Trang 20theo thoả thuận của các bên và các quy định của pháp luật, trên cơ sở mức độ lỗicủa người gây thiệt hại và thiệt hại thực tế của người thứ ba Trách nhiệm bồithường thiệt hại phát sinh khi có các đi kiện sau: có hành vi gây thiệt hại của ngườitham gia bảo hiểm đối với người thứ ba; có lỗi của người gây thiệt hại; có thiệt hạithực tế đối với bên thứ ba; thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi gây thiệthại và ngược lại hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự lỗi của người tham gia bảo hiểmkhi thực hiện hành vi gây thiệt hại là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường củangười tham gia bảo hiểm, đồng thời cũng là căn cứ để xác định trách nhiệm củadoanh nghiệp bảo hiểm Trên thực tế lỗi trong trách nhiệm dân sự là lỗi suy đoán,nên người gây thiệt hại bị suy đoán là có lỗi khi thực hiện hành vi gây thiệt hại, trừtrường hợp họ chứng minh được thiệt hại xảy ra trong trường hợp phòng vệ chínhđáng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.Căn cứ vào mức độ lỗi để xác định người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ, mộtphần hoặc liên đới bồi thường, từ đó doanh nghiệp bảo hiểm xác định trách nhiệmbồi thường của mình
Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm khi có yêu cầu bồithường của người thứ ba
Nếu đã phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhưng người thứ ba khôngđòi người tham gia bảo hiểm phải bồi thường, thì doanh nghiệp bảo hiểm cũngkhông phải chịu trách nhiệm đối với người tham gia bảo hiểm Việc bồi thườngthiệt hại có thể là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cũng có thể là bồi thườngthiệt hại theo hợp đồng Đối với việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì ngườithứ ba có thể là bất kì tổ chức hoặc cá nhân nào bị thiệt hại Còn bồi thường thiệthại theo hợp đồng thì người thứ ba được xác định cụ thể là người có một quan hệhợp đồng đối với người tham gia bảo hiểm và bị thiệt hại từ hợp đồng đó do hành vicủa người tham gia bảo hiểm gây ra Hợp đồng bảo hiểm chỉ tồn tại giữa ngườitham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, người thứ ba không có quyền trựctiếp yêu cầu doanh nghiệp trả tiền bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác Nếu pháp luật không có quy định khác thì người thứ ba chỉ có quyền đòi bồithường đối với người tham gia bảo hiểm, trên cơ sở đó doanh nghiệp bảo hiểm trảtiền bồi thường cho người tham gia bảo hiểm và trách nhiệm bồi thường cho ngườithứ ba thuộc về người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và người thamgia bảo hiểm có thể thoả thuận về việc doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường trực
Trang 21tiếp cho người thứ ba bị thiệt hại Trong một số trường hợp, để đảm bảo quyền vàlợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại; khắc phục kịp thời thiệt hại vật chất gópphần bình ổn tài chính đối với người bị thiệt hại, pháp luật quy định người thứ ba cóthể trực tiếp khiếu nại đến doanh nghiệp bảo hiểm để yêu cầu bồi thường.
Trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể giới hạn trách nhiệm bảohiểm hoặc không giới hạn trách nhiệm bảo hiểm Để đảm bảo lợi ích kinh doanhcủa doanh nghiệp bảo hiểm, đồng thời nâng cao ý thức của người tham gia bảohiểm, các danh nghiệp bảo hiểm thường đưa ra các giới hạn trách nhiệm xác địnhmức bồi thường tối đa của doanh nghiệp bảo hiểm đối với những hợp đồng bảohiểm trách nhiệm dân sự cụ thể Khi gây thiệt hại, mức trách nhiệm bồi thường củangười tham gia bảo hiểm có thể là rất lớn, song mức trách nhiệm bảo hiểm củadoanh nghiệp bảo hiểm chỉ trong phạm vi số tiền bảo hiểm mà các bên đã thoảthuận Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự có một số nghiệp vụ bảo hiểm không xácđịnh số tiền bảo hiểm mà trách nhiệm dân sự phát sinh bao nhiêu doanh nghiệp bảohiểm sẽ bồi thường bấy nhiêu Trường hợp này số tiền bảo hiểm được hiểu là toàn
bộ thiệt hại xảy ra Điều khoản số tiền bảo hiểm được đặt ra nhằm mục đích giớihạn phạm vi trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, để đảm bảo kinh doanh có lãithì doanh nghiệp bảo hiểm phải tính toán để giới hạn phạm vi trách nhiệm của mìnhtrong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự cụ thể Đối với một số trường hợpngoại lệ, khi doanh nghiệp bảo hiểm ký hợp đồng với người tham gia bảo hiểm,trong hợp đồng không xác định số tiền bảo hiểm cụ thể thì khi rủi ro xảy ra doanhnghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ bảo hiểm đối với toàn bộ thiệt hại
1.3.3.3 Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm gồm: Bên nhận bảo hiểm (bên bán bảohiểm) và bên tham gia bảo hiểm (bên mua bảo hiểm)
Bên nhận bảo hiểm
Bên nhận bảo hiểm là bên đã nhận phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm
và cam kết nhận rủi ro bảo hiểm về phía mình Theo quy định của pháp luật về kinhdoanh bảo hiểm thì bên nhận bảo hiểm chỉ có thể là một tổ chức có tư cách phápnhân và được phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm, được gọi là doanh nghiệp bảohiểm
Bên tham gia bảo hiểm
Trang 22Bên tham gia bảo hiểm là bên đã nộp cho bên nhận bảo hiểm một khoản tiền làphí bảo hiểm Khác với bên nhận bảo hiểm, bên tham gia bảo hiểm là bất kỳ tổchức, cá nhân nào khi có nhu cầu bảo hiểm về một đối tượng bảo hiểm nhất địnhhoặc trong trường hợp pháp luật buộc phải tham gia bảo hiểm về một trách nhiệmdân sự nhất định Nếu bên tham gia bảo hiểm là cá nhân thì phải có đủ năng lựchành vi dân sự Năng lực hành vi dân sự là khả năng tự có của chủ thể trong việcthực hiện kiểm soát và làm chủ hành vi của mình Chủ thể tham gia hợp đồng bảohiểm bao gồm: cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình…
1.3.3.4 Hình thức của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành vănbản, văn bản hợp đồng bảo hiểm được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau Hợpđồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một trong ba loại hợp đồng bảo hiểm, do đócũng tuân theo các quy định pháp luật về hình thức hợp đồng Hiện nay, đa phầncác hợp đồng bảo hiểm được thể hiện dưới hai dạng là giấy chứng nhận bảo hiểm vàđơn bảo hiểm
Giấy chứng nhận bảo hiểm
Trong trường hợp mà việc tham gia bảo hiểm là bắt buộc theo quy định củapháp luật thì người tham gia bảo hiểm thường phải chứng minh với người thứ barằng họ đã tham gia bảo hiểm và hợp đồng đó đang có hiệu lực pháp luật Nghĩa là
họ luôn phải mang theo bên mình một bằng chứng chứng minh hợp đồng bảo hiểmđang có hiệu lực Vì vậy hình thức của hợp đồng bảo hiểm này thường được thiết kếdưới dạng giấy chứng nhận bảo hiểm
Ví dụ: Khi điều khiển xe cơ giới nếu không có bằng chứng về hợp đồng bảohiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới để xuất trình trước cơ quan nhà nước cóthẩm quyền thì việc cho xe đó lưu hành là vi phạm
Đơn bảo hiểm
Đơn bảo hiểm thường là hình thức của hợp đồng bảo hiểm tự nguyện, có thể cócác dạng khác nhau và thường bao gồm nhiều trang Các thông tin ghi trên đơn chitiết, cụ thể tất cả các vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm: tên, địa chỉ của chủdoanh nghiệp bảo hiểm; bên mua bảo hiểm; đối tượng bảo hiểm; số tiền bảo hiểm;phạm vi bảo hiểm; điều kiện bảo hiểm; điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;thời hạn bảo hiểm; mức phí và phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường; giải
Trang 23quyết tranh chấp Đơn bảo hiểm thường kèm theo các phụ lục để chi tiết hoá cácthông tin đặc điểm của từng khách hàng cụ thể, đồng thời giải thích thuật ngữ trongđơn bảo hiểm Nội dung đơn bảo hiểm gồm phần mở đầu; phần quy định về cácđiều khoản chính; phần quy định về các điều khoản loại trừ; phần quy định về cácđiều kiện; chữ ký, ghi rõ họ tên của người đại diện cho doanh nghiệp bảo hiểm.
1.3.3.5 Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự hiểu theo nghĩa chungnhất là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người tham gia bảo hiểm Điều bắtbuộc đối với một người trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại là việc người đó phảibằng tài sản của mình gánh chịu việc bù đắp những thiệt hại về vật chất và tổn thấttinh thần do hành vi của mình gây ra cho người khác Một người chỉ phải chịu tráchnhiệm bồi thường thiệt hại khi có đủ bốn yếu tố:
Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật
Hành vi gây thiệt hại trái pháp luật là những hành vi xâm phạm tới tài sản, sứckhoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủthể khác được thực hiện không phù hợp với quy định của pháp luật Những hành vi
có gây ra thiệt hại cho người khác nhưng được thực hiện phù hợp với quy định củapháp luật thì người thực hiện những hành vi đó không phải bồi thường Ví dụ: hành
vi gây thiệt hại trong các trường hợp trong giới hạn phòng vệ chính đáng, trong giớihạn của tình thế cấp thiết, do sự kiện bất ngờ
Có thiệt hại xảy ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được áp dụng nhằm mục đích khắc phục mộtphần hoặc toàn bộ tổn thất tài chính cho người bị thiệt hại Do đó, chỉ khi có thiệthại xảy ra thì mới phải bồi thường; vì vậy cần phải xác định xem có thiệt hại xảy rahay không và thiệt hại là bao nhiêu Thiệt hại là những tổn thất xảy ra được tínhthành tiền , bao gồm: những mất mát, hư hỏng, huỷ hoại về tài sản, nguồn thu nhập
bị mất, chi phí nhằm ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu về tài sản, sức khoẻ,tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tinh thần
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra
Một người chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra làhậu quả trực tiếp do hành vi trái pháp luật của họ gây ra, hay hành vi trái pháp luật
là nguyên nhân gây ra hậu quả đó
Trang 24* Có lỗi của người gây thiệt hại.
Thiệt hại xảy ra có thể do hành vi cố ý hoặc vô ý gây ra, cũng có thể do nguồnnguy hiểm cao độ hoặc do cây cối, súc vật gây ra Song với bản chất của bảo hiểm
là chỉ bảo hiểm rủi ro nên phạm vi bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm chỉ bao gồmcác thiệt hại do hành vi vô ý; do súc vật, cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng gâyra; không bảo hiểm với những thiệt hại do hành vi cố ý gây ra Vậy đối tượng củahợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chỉ là trách nhiệm về bồi thường thiệt hại dohành vi vô ý gây ra
1.3.4 Những quy định về trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm.
Trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm được xác định trên cơ sở mức TNDSthực tế phát sinh
Mức TNDS = Thiệt hại thực tế x Mức độ lỗi
phát sinh của bên thứ ba của chủ xe (lái xe)
Mức độ lỗi của chủ xe chủ yếu được xác định giựa trên kết quả điều tra củacảnh sát giao thông, của các giám định viên… và được tính theo phần trăm mức độlỗi của hai bên
Vậy, mức TNDS phát sinh thông thường phụ thuộc vào thiệt hại thực tế của bênthứ ba và mức độ lỗi của chủ xe, lái xe Tuy nhiên, mức TNDS phụ thuộc vào phánquyết cuối cùng của chủ xe, lái xe Tuy nhiên, mức TNDS phụ thuộc vào phánquyết cuối cùng của toà án hoặc do sự thoả thuận của 2 bên Phán quyết này thườngdựa trên khả năng tài chính của chủ xe, hoặc hoàn cảnh gia đình, thu nhập củangười thứ ba, có thể do người thứ ba là trụ cột gia đình mà bị chết hoặc thương tậttoàn bộ vĩnh viễn thì mức trách nhiệm sẽ cao hơn dẫn đến số tiền bồi thường phảiđược trả tiền trên tinh thần nhân đạo Ví dụ trong trường hợp phán quyết của Toàn
án dựa trên khả năng tài chính của chủ xe : Tại mỹ, trong 1 vụ tai nạn giao thông,bên A và bên B đâm vào C, C bị thương nặng, toà án yêu cầu bồi thường 15 triệuđôla Xác định trách nhiệm : lỗi của bên A là 20%, bên B là 80%, vậy bên A phảiđền 3 triệu, bên B đền 12 triệu cho bên C Nhưng bên B là một chủ xe tải nếu bánhết chỉ được đến tổng số tiền là 3,2 triệu đôla Do đó, toà án phán quyết, bên B đến0,2 triệu, còn lại bên A đền hết, phán quyết đó được giải thích như sau: nếu không
có 20% lỗi của bên A thì C sẽ không bị thương nặng đến thế, hơn nữa, bên A là
Trang 25công ty lớn, có khả năng tài chính lớn nên toà án yêu cầu bồi thường để bảo vệquyền lợi người bị hại.
Ngoài ra, các công ty bảo hiểm thường giới hạn trách nhiệm theo một số tiềnnhất định gọi là số tiền bảo hiểm Nếu TNDS phát sinh lớn hơn hạn mức tráchnhiệm đó thì phần lớn hơn chủ xe ( lái xe ) phải tự chịu
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 TẠI TỔNG CÔNG TY
BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN (PTI) 2.1 Vài nét về Tổng công ty bảo hiểm bưu điện
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu Điện (tên tiếng Anh: Post - TelecommunicationJoint Stock Insuarance Company - viết tắt PTI) được Bộ Tài chính cấp Giấy chứngnhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 10TC/GCNngày 18/6/1998 và Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cấp Giấy phép thành lập số3633/GP-UP ngày 01/08/1998, Vốn điều lệ 300 tỷ đồng, kinh doanh trong lĩnh vựcBảo hiểm Phi nhân thọ
PTI có 07 cổ đông pháp nhân sáng lập: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông ViệtNam (VNPT), Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam(VINARE),TổngCông ty Cổ phần Bảo Minh, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội(HACC), TổngCông ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam(Vinaconex), Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB), Công ty Cổ phần Thương mại Bưu chính Viễnthông (COKYVINA), trong đó, Tập đoàn VNPT là cổ đông và khách hàng lớn nhấtcủa Công ty
Với đội ngũ cán bộ trên 500 người, gần 80% cán bộ có trình độ đại học và trênđại học, mạng lưới bán hàng tại 22 chi nhánh và trên 1.000 đại lý trên toàn quốc.PTI cung cấp trên thị trường trên 80 sản phẩm trong đó các sản phẩm có thế mạnh
là bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm vệ tinh, xây dựng - lắp đặt, bảo hiểm cháy,con người, xe cơ giới…
Trong hơn 10 năm tham gia thị trường bảo hiểm Phi nhân thọ Việt Nam, PTIliên tục đứng ở vị trí thứ 5 về thị phần, có tốc độ tăng trưởng doanh thu khá cao, ổn
Trang 26định và kinh doanh hiệu quả Tổng doanh thu hàng năm của PTI tăng trưởng bìnhquân từ 25-30%; riêng năm 2008 tổng doanh thu của PTI vượt 40% kế hoạch, tăng61% so với năm 2007.
Năm 2009 là một năm khá thành công của PTI Đây là năm PTI bắt đầu áp dụng
hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 để tạo dựng một hệ thốngquản lý tốt, có chất lượng trong toàn đơn vị, qua đó cải tiến chất lượng các sảnphẩm, dịch vụ của Công ty Đây là năm PTI có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 300 tỷđồng lên 450 tỷ đồng để nâng cao năng lực tài chính của Công ty Đây cũng là nămPTI đặc biệt chú trọng phát triển kênh bán lẻ thông qua mạng lưới bưu cục củaVNPost trong toàn quốc, đồng thời cho ra mắt một số sản phẩm được thiết kế đặcbiệt có tính cạnh tranh cao như “Phúc Lưu Hành” dành cho người sử dụng xe môtô,
“Phúc Vạn dặm” dành cho xe ôtô, “Phúc Học đường” dành cho đối tượng là họcsinh các cấp và sinh viên Đặc biệt, sự đổi mới hệ thống nhận diện thương hiệu củaPTI được công bố vào đầu tháng 11/2009 đã đưa PTI với tầm nhìn mới: trở thànhdoanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ, thực sự trởthành “Công ty bảo hiểm của cộng đồng” “Người bạn đích thực” không chỉ làthông điệp truyền thông của PTI tới cộng đồng mà cũng chính là tiêu chí hoạt động,nét chính văn hóa của PTI được xây dựng trên tinh thần đó
2.1.2 Nội dung hoạt động
a Kinh doanh bảo hiểm gốc
Trong giai đoạn 2006-2008, hoạt động kinh doanh bảo hiểm của PTI cónhững bước phát triển mạnh mẽ Thu phí bảo hiểm gốc năm 2007 tăng 3,9%
so với năm 2006, năm 2008 tăng 51,4% PTI tiếp tục duy trì vị thế trên thịtrường bảo hiểm Việt Nam, dẫn đầu thị phần bảo hiểm phi nhân thọ về sảnphẩm bảo hiểm Thiết bị điện tử
Trang 27Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh tại PTI (2007-2009)
Tỷ trọng (%)
Thu phí BH gốc 292.266 100 442.413 100 286.943 100
1 Bảo hiểm Y tế và Tai nạn con
người
2 Bảo hiểm tài sản và thiệt hại 97.045 33,2 224.727 50,8 100.654 35,1
3 Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa 25.186 8,6 29.500 6,7 18.356 6,5
b Kinh doanh tái bảo hiểm
- nhượng tái bảo hiểm:
Với đặc thù sản phẩm kinh doanh chính là bảo hiểm thiết bị điện tử cấpcho các đơn vị thuộc VNPT, có thể nói PTI có lợi thế trong việc thu xếp hợpđồng tái bảo hiểm cố định Các hợp đồng bảo hiểm thiết bị điện tử của PTIcung cấp cho VNPT trong thời gian qua có tỷ lệ tổn thất thấp Thống kê phíbảo hiểm tăng đều qua các năm, trong khi tỷ lệ tổn thất dao động ở mức dưới13% là nguyên nhân giúp PTI có rất nhiều thuận lợi trong việc đàm pháncác hợp đồng nhượng tái bảo hiểm cố định Sau 02 năm đầu thu xếp hợp đồngqua VinaRe và 01 năm thu xếp qua môi giới, từ năm 2001, PTI đã thu xếp hợp
Trang 28đồng tái bảo hiểm cố định trực tiếp với các nhà nhận tái bảo hiểm trong nước
và nước ngoài Việc thu xếp hợp đồng trực tiếp giúp cho PTI tạo dựng đượcmối quan hệ mật thiết với các nhà nhận tái bảo hiểm, tận dụng được sự hỗ trợ
về kỹ thuật nghiệp vụ và đào tạo, đồng thời tăng thu hoa hồng nhượng tái bảohiểm
Từ năm 2003, PTI đã tiến hành chào hợp đồng tái bảo hiểm cố định chocác công ty bảo hiểm trong nước Việc này tạo điều kiện thuận lợi trong việctrao đổi thông tin giữa các công ty, tăng khả năng đàm phán các điều kiện điềukhoản với các công ty nước ngoài Với đặc thù các rủi ro trong ngành mangtính an toàn cao, rủi ro nằm rải rác nên sau khi tái bảo hiểm, lượng phí giữ lạicũng tương đối lớn
Các dịch vụ nhượng tái bảo hiểm tạm thời cũng nhận được sự hỗ trợ khálớn từ các công ty bảo hiểm trong nước cũng như các công ty tái bảo hiểm nướcngoài Hầu hết các dịch vụ yêu cầu bản chào phí của nhà đứng đầu nhận táibảo hiểm để đảm bảo yêu cầu chào phí cạnh tranh đều nhận được đúng hạn,điều kiện điều khoản tương tự như của các công ty trên thị trường Một s ốdịch vụ khác đều có thể thu xếp tái bảo hiểm tại thị trường trong nước, tậndụng tối đa giới hạn trách nhiệm các hợp đồng tái bảo hiểm của các công ty
- Nhận tái bảo hiểm:
Việc nhận tái bảo hiểm, theo cả hai hình thức cố định và tạm thời, về bảnchất ba n đầu chỉ là sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các công ty bảo hiểm trong nướcnhằm tăng khả năng thu xếp tái bảo hiểm cho các dịch vụ lớn Tuy nhiên, khiyêu cầu doanh thu phí bảo hiểm của các công ty ngày càng cao thì nhận tái bảohiểm được xem như một nguồn thu p hí khá lớn
Đối với PTI, doanh thu nhận tái bảo hiểm tăng qua các năm, năm 2008 đạttrên 36 tỷ đồng đóng góp một tỷ trọng không nhỏ trong tổng doanh thu phícủa toàn Công ty Kết quả kinh doanh nhận tái bảo hiểm nói chung của PTItrong thời gian qua so với mặt bằng của thị trường bảo hiểm VN và quốc tếđạt ở mức khá tốt, tỷ lệ bồi thường nhận tái bảo hiểm bình quân ở mứ c dưới50% doanh thu nhận tái bảo hiểm Việc tăng doanh thu nhận tái bảo hiểm quacác năm là do việc hợp tác tốt đối với các công ty bảo hiểm gốc
Trên thực tế, doanh thu nhận tái bảo hiểm chủ yếu tập trung ở các dịch
Trang 29vụ nhận tái bảo hiểm tạm thời Tỷ trọng doanh thu từ các hợp đồng nhận táibảo hiểm cố định ngày càng giảm do mức giới hạn hợp đồng cố định của cáccông ty bảo hiểm ngày càng tăng trong khi tỷ lệ nhận của PTI lại bị giới hạnbởi mức giữ lại (do vốn chủ sở hữu thấp) Do vậy, các hợp đồng nhận tái bảohiểm cố định từ các công ty bảo hiểm trong nước bị hạn chế rất nhiều Vớimức giữ lại thấp như hiện nay, tỷ lệ tham gia của PTI vào các hợp đồng cố địnhcủa các công ty bảo hiểm trong nước chiếm tỷ lệ khoảng 1-3% tổng tráchnhiệm hợp đồng, lượng phí thu được thông qua các hợp đồng này là khôngnhiều Các dịch vụ đem lại lượng phí nhiều nhất tập trung chủ yếu ở hai loạihình: bảo hiểm thân tàu-P&I và bảo hiểm kỹ thuật (đặc biệt là các công trìnhlớn) Với nghiệp vụ thân tàu và P&I, tỷ lệ tham gia của PTI là khá thấp, tuynhiên, nghiệp vụ này có lợi thế là lượng dịch vụ nhiều và tỷ lệ phí cao, vìvậy, mặc dù tỷ lệ tham gia của PTI bị g iới hạn rất nhiều bởi mức giữ lạinhưng lượng phí nhận được từ loại hình này là khá cao Đối với các dịch vụthuộc nghiệp vụ kỹ thuật, lượng phí thu được là khá lớn do PTI tận dụngđược tổng giới hạn trách nhiệm của hợp đồng tái bảo hiểm cố định.
Với mục tiêu kiểm soát kinh doanh theo hướng “hiệu quả, tăng trưởng vàphát triển bền vững”, trước biến động xấu của rủi ro năm 2008, Công ty đã đặt ramục tiêu khống chế tỷ lệ bồi thường năm
2009 ở mức thấp Trong 9 tháng đầu năm 2009, Công ty đã tiến hành sàng lọc
và lựa chọn rủi ro một cách chặt chẽ, kết quả: doanh thu nhận tái bảo hiểm đạt
28.698 triệu đồng, tỷ lệ bồi thường chỉ còn 48,55 %
c Hoạt động đầu tư
Xác định mục tiêu mang lại lợi nhuận cao, ổn định cho cổ đông, tăng hiệuquả sử dụng vốn, thời gian qua Công ty đã giảm dần tỷ trọng đầu tư tiền gửitiết kiệm trên cơ sở vẫn đảm bảo khả năng thanh toán, chuyển sang hoạt độnggóp vốn, đầu tư chứng khoán, ủy thác đầu tư
Tính đến ngày 30/09/2009, tổng số tiền đầu tư của Công ty là 700,9 tỷđồng, trong đó đầu tư tiền gửi, trái phiếu chính phủ là 348,8 tỷ đồng, muatrái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn doanh nghiệp, cổ phiếu
là 203,4 tỷ đồng; đầu tư bất động sản, ủy thác đầu tư, cho vay là 148,7 tỷ đồng
Hoạt động đầu tư bất động sản
Hiện nay, Công ty đã đầu tư mua đất tại các thành phố lớn là HàNội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng Những khu đất này đều ở trung tâm thành
Trang 30phố với vị trí đẹp, phù hợp cho việc xây dựng văn phòng cao cấp chothuê, cụ thể:
- Khu đất tại 26 Phố Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội vớidiện 792,1 m2, trong
- đó PTI sở hữu 50%, 50% còn lại thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần
Du lịch Bưu điện
- Khu đất tại 216 Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh vớidiện tích 695,6 m2 Khu đất có vị trí thuận lợi với ba mặt tiền là đường
Võ Thị Sáu, đường Trần Quốc Toản và đường Trần Quốc Thảo
Khu đất số 18 - 19 - 20 Khu B1-1 Điện Biên Phủ, Phường ChínhGián, quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng với diện tích 300 m2
Bên cạnh việc đầu tư mua đất tại các thành phố lớn với mục đích xâydựng văn phòng cao cấp cho thuê Công ty còn đầu tư mua đất tại PhúThọ, Buôn Mê Thuật để làm trụ sở cho các đơn vị Cụ thể:
Khu đất số 56, Đường Trần Khánh Dư, Phường Tân Lợi, Thành phốBuôn Ma Thuột, Tỉnh
Đắk Lắk với diện tích 199,9 m2
Khu đất số 02, Băng 1, Đường Nguyễn Tất Thành, Khu Bình Hải, XãTrưng Vương, Thành
- phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ với diện tích 87 m2
- Khu đất số 146, Đường Nguyễn Tất Thành, Xóm Phú Thịnh, xãTrưng Vương, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ với diện tích 120 m2
Trang 31Bảng 2.2 : Danh mục đầu tư bất động sản của PTI
1 Công ty Cổ phần DulịchBưu Điện Góp vốn 2,5% 294.000 2.940.000.000
2 Công ty CP Viễn thông -Tinhọc - Điện tử (KASATI) Góp vốn 22,8% 683.090 14.292.700.0003
Công ty Cổ phần Đầu tư
Bưu chính Viễn thông
4
Công ty CP Đầu tư Phát
triển Công nghệ và Truyền
5 Công ty CP Huawei -TSTViệt Nam Góp vốn 11,6% 580.000 5.800.000.000
6 Công ty CP Bất động sảnPhương Nam Góp vốn 10,0% 1.250.000 14.900.000.000
số liệu toàn cầu (GDS) Góp vốn 4,4% 1.708.000 17.080.000.000
Hoạt động đầu tư góp vốn
Thực hiện mục tiêu đa dạng hóa loại hình đầu tư, bảo toàn vốn, tăng cường hiệu quảcho cổ đông, Công ty đã nghiên cứu, góp vốn vào các doanh nghiệp có ngành nghề tiềmnăng phát triển cao như kỹ thuật viễn thông, bất động sản, xăng dầu
Trang 322.1.3 Cơ cấu tổ chức
Trang 332.1.4 Một số kết quả mà PTI đạt được từ khi thành lập
P.T.I đã xây dựng được một mạng lưới khách hàng là các doanh nghiệp và địnhchế tài chính, có quy mô từ nhỏ tới lớn và có trụ sở trên toàn quốc, với lĩnh vực hoạtđộng đa dạng – dầu khí, bưu điện viễn thông, ngân hàng, chứng khoán, xuất khẩuphụ tùng máy vi tính, bất động sản, sản xuất phim quảng cáo, sản xuất đồ chơi trẻem…
Với các khách hàng doanh nghiệp, P.T.I đã và đang thực hiện dịch vụ tư vấn cơcấu tài trợ thương mại, tư vấn tài chính doanh nghiệp, xây dựng và phát triển phòngtài chính, giúp một số công ty tiết kiệm được chi phí hoạt động kinh doanh & chiphí tài chính, hỗ trợ quản lý tài chính cho các dự án với số vốn đầu tư lên tới hàngtrăm triệu đô la, đồng thời thực hiện tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng cho bộ phận tàichính , giúp doanh nghiệp có được Giám Đốc Tài Chính phù hợp và một bộ phận tài
Sau đây là một số các thành tích cụ thể PTI đã đạt được từ khi thành lập:
Tư vấn tái cơ cấu thành công cho một doanh nghiệp trong ngành sản xuất đồchơi và phim quảng cáo, giúp doanh nghiệp này thiết lập hệ thống quản lý và kiểmsoát nội bộ hiệu quả, tăng doanh thu và lợi nhuận khoảng 50%/năm
Tư vấn thiết lập hệ thống kế toán quản trị, các giải pháp thu hồi công nợ vàthu xếp tài chính cho một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu (doanh số khoảng 500
tỷ đồng Việt Nam), giúp doanh nghiệp này hạ chi phí tài chính đến 4.5%/ năm vàtăng lợi nhuận khoảng 30%/ năm
Đảm nhiệm vai trò Giám đốc Tài chính cho một doanh nghiệp phát triển dự
án bất động sản (với tổng giá trị lên tới hàng chục triệu USD), thu xếp tài chính vàkêu gọi đầu tư thành công cho doanh nghiệp này
Tháng 11/2005, PTI cùng AFC tổ chức thành công diễn đàn quốc tế “Baothanh toán” với sự tham gia của gần 200 đại biểu từ các ngân hàng và doanh nghiệplớn trên tòan quốc
Từ tháng 06/2006 đến nay, PTI đã thu xếp thành công để AFC chiết khấu bộchứng từ xuất khẩu miễn truy đòi cho Vinafood 2 với tổng trị giá lên tới hơn 100triệu USD
Cùng với AFC, PTI đã thực hiện thành công việc thuyết trình các cơ hội đầu
tư (Roadshow) vào các doanh nghiệp Việt Nam cho các Quĩ Đầu Tư quốc tế vàotháng 07/2006 Sau buổi thuyết trình này, PTI và AFC đã nhận được các ý định thư
Trang 34bày tỏ mong muốn đầu tư vào các khách hàng của PTI và AFC trong ngành maymặc, chế biến thực phẩm và sản xuất thép PTI đã hỗ trợ một tập đoàn thời trangđàm phán bán cổ phần thành công cho một Quĩ đầu tư nước ngoài với mức giá cólợi Chúng tôi đang xúc tiến thực hiện các công việc tương tự cho một công ty chếbiến thực phẩm và một tập đoàn kinh doanh bất động sản
PTI hiện đã và đang thực hiện dịch vụ Giám Đốc Tài Chính cho một tậpđoàn kinh doanh ngành thời trang-du lịch- bất động sản- media PTI cũng tư vấncho một tập đoàn xuất khẩu gạo với doanh số trên 150 triệu USD trong việc thiếtlập vị trí Giám đốc Tài chính
PTI đã thực hiện thành công dịch vụ đánh giá hiệu quả quản lý kế toán tàichính và kiểm soát nội bộ cho một công ty sản xuất và kinh doanh bồn nước hangđầu Việt Nam và được khách hàng đánh giá cao kết quả tư vấn
Ngày 25/07/2007, PTI cùng với các đối tác của mình là Ngân Hàng AFCMerchant Bank, Alliance Investment Bank – Malaysia đã tổ chức thành công hộithảo “ Giới Thiệu Các Cơ Hội Đầu Tư Bất Động Sản Việt Nam” cho hơn 20 nhàđầu tư bất động sản của Malaysia … Sau hội thảo này, PTI đã nhận được ý định thưcủa một số nhà đầu tư lớn như Plenitude, LBS, KLCC mong muốn được đầu tư vàocác dự án bất động sản của một số khách hàng mà PTI đã giới thiệu trong hội thảo
PTI đã thực hiện thành công nhiều chương trình đào tạo cho các định chế tàichính lớn như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng QuânĐội (MB), Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank), Công ty Chứng khoán Thăng Long(TSC) với các chủ đề đa dạng như kỹ năng quản lý thực hành, kỹ năng bán hàng,phân tích tài chính thực hành, kỹ năng giao dịch điện thoại…
PTI đã tổ chức thành công nhiều chương trình hội thảo trong và ngòai nướccho các doanh nghiệp lớn như VietsovPetro, PetroVietnam với các chủ đề đa dạngnhư quản trị dự án, kiểm soát nội bộ, quản lý chi phí, quản lý giá, cơ cấu tài trợthương mại, quản lý và phát triển nguồn nhân lực
Từ tháng 4 năm 2007, cùng với đối tác của mình là Indochina Pro, PTI đã tổchức thành công 3 chương trình Đào tạo Giám đốc Tài chính thực hành và đã thuhút được sự tham gia của các doanh nghiệp lớn như HIPT, Tinh Vân, Sông Đà,Diana, Công ty Chứng khoán Thăng Long, Hanoi Fund, Agmexco, Sơn Hà, TháiTuấn, Meko Gas…Chương trình đã nhận được phản hồi tốt từ các học viên tham
dự
PTI tiếp tục giữ vị thế là 1 trong 5 doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường BH Phi
Trang 35NT Theo số liệu thống kê, 9 tháng đầu năm 2009, doanh thu toàn thị trườngBHPNT đạt 9.867 tỷ đồng, tăng trưởng 23% so với cùng kỳ năm 2008, số tiền bồithường đã giải quyết là 3.539 tỷ đồng, bằng 35,8% doanh thu Với doanh thu đạt
283 tỷ đồng, PTI tiếp tục là 1 trong 5 doanh nghiệp dẫn đầu về thị phần bảo chungcủa thị trường PTI cũng đã giải quyết bồi thường 79 tỷ đồng cho hiểm phi nhân thọ
2.2 Thực trạng triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 2 tại PTI
2.2.1 Thị trường bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ở Việt Nam
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm Việt Nam nămqua đã có một bước tăng trưởng khả quan Là nghiệp vụ mũi nhọn của nhiều doanhnghiệp bảo hiểm, bảo hiểm xe cơ giới năm qua tăng khá, đóng góp đáng kể vào mứctăng chung toàn thị trường Hơn thế nữa, đây là một loại hình bảo hiểm khá phổbiến, có mức độ ảnh hưởng lớn tới người dân
2007 là một năm khá thuận lợi đối với ngành bảo hiểm nói chung, bảo hiểm phinhân thọ nói riêng với tốc độ tăng trưởng cao, hội nhập quốc tế mạnh mẽ thông quatiếp nhận vốn đầu tư và đổi mới quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế Doanh thu phí bảohiểm gốc phi nhân thọ toàn thị trường đạt 8.359 tỷ đồng, tăng trưởng gần 30% sovới năm 2006 - mức cao nhất trong vòng 5 năm qua Trong đó, bảo hiểm xe cơ giớivẫn luôn là một trong các nghiệp vụ bảo hiểm có mức đóng góp đáng kể cho thịtrường Theo số liệu ước tính của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, doanh số củanghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới trong năm 2007 đạt gần 2.500 tỷ đồng
Kết quả trên có được là nhờ nhiều chính sách chế độ quản lý của các cơ quanchức năng được ban hành đã có tác động tích cực tới thị trường Môi trường pháp lýthuận lợi đó thúc đẩy thị trường bảo hiểm xe cơ giới tăng trưởng lâu dài Quyết định
số 23/2007/QĐ-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính ban hành quy tắc, điều khoản,biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chính thức cóhiệu lực thi hành từ ngày 12/6/2007 Trong đó có điểm đáng chú ý nhất là thời hạnbảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe cơ giới tối thiểu là 1 năm, khuyếnkhích chủ xe mua bảo hiểm nhiều hơn 1 năm với chế độ giảm phí Việc mở rộngphạm vi bảo hiểm và nâng mức trách nhiệm, phí trách nhiệm dân sự bắt buộc đốivới người thứ ba được nâng lên 50% với tỷ lệ phí tăng lên 1,5 lần… giúp số phí thu
Trang 36tăng lên đáng kể Nghị quyết số 32 của Chính phủ về công tác trật tự an toàn giaothông trong đó có chương trình đội mũ bảo hiểm là cơ hội để các doanh nghiệp bánbảo hiểm xe máy kết hợp với chương trình này Thông tư liên tịch số 16 của BộCông an - Bộ Tài chính được ban hành tạo thuận lợi cho việc giám định tai nạn, giảiquyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng và hỗ trợ khai thác bảo hiểm Trong quychế điều tra tai nạn đã có nội dung cung cấp hồ sơ cho doanh nghiệp bảo hiểm Dovậy, sự cộng tác giữa hai ngành đã chặt chẽ hơn trong quy trình giải quyết tai nạn vàkhai thác bảo hiểm Đã có sự phối hợp toàn diện giữa cảnh sát giao thông và doanhnghiệp bảo hiểm trong khai thác bán bảo hiểm và kiểm tra, xử phạt những trườnghợp chưa chấp hành nghiêm chỉnh theo quy định Hoạt động tuyên truyền quảng bácũng được đẩy mạnh cùng với sự phối hợp sâu rộng và toàn diện này Ngoài ra,chính sách giảm thuế nhập khẩu đối với xe ô tô (cả xe mới và xe cũ) đã khiến lượng
xe nhập tăng vọt Chỉ riêng năm 2007, đã có 28.000 chiếc xe được nhập vào ViệtNam, tăng 245% so với năm 2006 Đó là chưa kể lượng xe lắp ráp tại nội địa tănggấp đôi, đạt 80.390 chiếc
Tuy vậy, tình trạng giảm phí bảo hiểm, trục lợi bảo hiểm tiếp tục là mối quanngại của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm và các cơ quan chức năng Các doanh nghiệplớn, chiếm khoảng 70% thị phần bao gồm Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảohiểm Bảo Việt), PJICO, Bảo Minh đã hợp tác với nhau vì một môi trường kinhdoanh lành mạnh, hiệu quả Các doanh nghiệp có thị phần nhỏ, mới ra đời lại mảimiết chạy đua theo doanh thu Điều đó khiến cho mức độ cạnh tranh giữa các doanhnghiệp cung cấp nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới ngày càng “nóng” hơn Một sốdoanh nghiệp bảo hiểm có bài học trong việc thúc đẩy tăng trưởng nhanh và phải trảgiá bằng tỷ lệ bồi thường cao, chi phí cao Vì thế các doanh nghiệp này đã có vẻ dèdặt hơn trước bài toán hiệu quả kinh doanh; chủ động xiết lại bồi thường và tậptrung khai thác bảo hiểm xe máy để tăng doanh thu và bù lại chi phí bồi thường cácnghiệp vụ xe cơ giới
Trang 37Bảng 2.3: Thị phần doanh thu bảo hiểm gốc so với toàn thị trường
thu gốc tăng liênTốc độ
hoàn
Lượngtăng(giảm)thị phầnlien hoàn
2007
(Triệu đồng)
2008 (Triệu đồng)
2007(%)
2008(%)
Trong những năm gần đây nghiệp vụ bảo hiểm này của công ty đã xó nhữngbước phát triển tôt Doanh thu phí bảo hiểm năm sau cao hơn năm trước Công ty cốgắng phấn đấu nâng cao tốc đọn phát triển này vì thị trường xe cơ giới đang là mộtthị trường tiềm năng vì vậy phòng xe cũng như Ban Giám đốc công ty tập trung vàokhai thác thị trường này Quá trình khai thác là quá trình quan trọng nhất của chu kỳkinh doanh bảo hiểm Thực chất của quá trình này là bằng các cách thức khác nhaudộng viên khuyến khích chủ phương tiện tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệmdân sự tại công tu mình một cách tối ưu Quá trình khai thác có vai trò quan trọng,
có ý nghĩa quyết định chủ yếu tới nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm, bởi vì tổ chứckhai thác tốt thì mới có nhiều người tham gia bảo hiểm, bởi vì có tổ chức khai thác