Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ viên

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm (Trang 44 - 49)

II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT

3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ viên

bộ viên chức đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo

3.1. Đối với cán bộ, viên chức giảng dạy:

Đối với đội ngũ có thể dùng ba giải pháp phù hợp với ba loại đối tượng để đào tạo và bồi dưỡng:

Đối với lứa tuổi từ 46 trở lên: số đông lứa tuổi này đã có trên 20 năm tuổi nghề, đây là đội ngũ cán bộ cốt cánh đầu đàn về khoa học của trường.

Việc bồi dưỡng đội ngũ đầu đàn về khoa học này trường nên tập trung vào bồi dưỡng về sự thay đổi, điều chỉnh trong chính sách kinh tế, xã hội đặc biệt là nền nông nghiệp nước nhà thông qua tài liệu, diễn đàn kho học, giao đề tài nghiên cứu khoa học, học tập chính trị nghiệp vụ, đặc biệt là bồi dưỡng phương pháp sử dụng công cụ hiện đại phục vụ cho quản lý, giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Cụ thể là:

+ Đối với đội ngũ có học vị tiến sỹ thông qua hội đồng trường, hội đồng kho học giao cho họ nghiên cứu phương hướng phát triển trường, ngành, chuyên ngành đào tạo, chủ trì và tham gia các chương trình, đề tài kho học cấp nhà nước, chủ trì tham gia biên soạn giáo trình, thẩm định giáo trình, thẩm định chất lượng giáo dục. Trực tiếp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của trường để nâng cao chất lượng. Thông qua thực hiện nhiệm vụ, đội ngũ này sẽ được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ cả về lý luận và thực tiễn.

+ Đối với đội là thạc sỹ thì cần đào tạo theo phương pháp: chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, bài tập tình huống, hướng dẫn giảng dạy học tập. Bồi dưỡng giảng dạy theo phương pháp tình huống, bằng phương tiện hiện đại cho các hệ đào tạo của trường. Bồi dưỡng năng lực tổ chức, tập hợp lực lượng trong và ngoài trường cùng nghiên cứu đề tài, cùng

biên soạn giáo trình, sách phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Về ngoại ngữ, khuyến khích học ngoại ngữ thứ hai đặc biệt chú trọng tiếng Anh, Nga, Trung. Đây chính là giải pháp bồi dưỡng chỗ thiếu chỗ thiếu và yếu của lứa tuổi này do tính chủ quan về độ tuổi, bề dày nghề nghiệp, do điều kiện khách quan về kinh tế, về quy mô đào tạo của trường, của đơn vị nên không có thời gian tham gia bồi dưỡng.

Đối với lứa tuổi từ 31 - 45: độ tuổi này ứng với 7 - 19 năm tuổi nghề, là lực lượng chủ yếu trong các lĩnh vực của trường là giảng dạy, nghiên cứu, tư vấn, … cho xã hội vào những năm tới để thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy thời gian tới trường phải chú ý đến bồi dưỡng những tiêu chuẩn giảng viên chính. Cụ thể là:

Đạo tạo học vị: chú ý đào tạo theo chuyên ngành đang đảm nhận nhiệm vụ, muốn đào tạo được theo phương pháp này trường phải kết hợp giữa mong muốn cá nhân với sự phân công nhiệm vụ của đơn vị và của trường trên cơ sở theo hoạch định lâu dài của sự phát triển trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm và bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, đồng thời phải chú đến đòi hỏi về đào tạo cán bộ của xã hội với quy mô và lực lượng của từng đơn vị trong trường.

Mở các lớp bắt buộc sử dụng các công cụ (tin học, ngoại ngữ, phương pháp hình thành bài tập tình huống,…) để giảng dạy bằng phương pháp hiện đại, giảng dạy bằng một trong 5 ngoại ngữ quy định (đặc biệt là tiếng Anh) thực hiện chuyển từ việc giảng dạy thủ công là bảng và phấn sang giảng bằng máy chiếu, thực hiện nhiệm vụ đào tạo ngang tầm với các trường lớn trong cả nước sau đó là khu vực và quốc tế. Đồng thời đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này thành những chuyên gia giỏi để thực hiện tốt nhiệm vụ hợp tác với trong nước và quốc tế. Trong lứa tuổi này người thành thạo và làm việc được bằng một ngoại ngữ vẫn còn tương đối ít nên cần có chính sách bồi dưỡng hợp lý đội

ngũ này, ta nên khuyến khích họ học ngoại ngữ thứ hai, mà chú trọng vào tiếng Trung Quốc, Tiếng Nga vì đây là những cường quốc sẽ phát triển về kinh tế vào những năm 2010 - 2020.

Đối với lứa tuổi dưới 31 tuổi (có đến 6 - 7 năm nghề): số này phải trả qua 3 giai đoạn cụ thể:

- Giai đoạn thử việc: đây là giai đoạn hướng dẫn để đảm bản thân họ tự khẳng định mình về nghề nghiệp, thông qua đó chúng ta có thể phát hiện ra, mục đích mong muốn của họ công tác tại trường.

- Giai đoạn tập sự công việc: giai đoạn này thông qua bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nghề nghiệp, chuyên môn. Thông qua giai đoạn này ta có thể phân loại,hướng dẫn phân công họ, cho họ đi đào tạo, bồi dưỡng ở đâu, ngành nghề chuyên sâu phù hợp, đây là giai đoạn tiếp theo để hình thành nên người cán bộ giảng dạy thực thụ của trường.

- Sau khi kết thúc tập sự chuyên môn thì chương trình đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ này đòi hỏi phải toàn diện và tập trung với thời lượng tăng cường:

+ Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn trong chuyên ngành, hướng dẫn thực hành bài giảng theo chương trình chuẩn cho các đối tượng học viên trong ngành.

+ Bồi dưỡng bắt buộc về: phương pháp giảng dạy, ngoại ngữ, các phương pháp lượng hóa trong nghiên cứu, soạn thảo bài giảng, trong hướng dẫn thực hành cho người đọc. Bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, tác phong qua học tập chính trị, qua các phong trào của các tổ chức đoàn thể.

+ Bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp viết bài hội thảo, báo cáo, phương pháp hướng dẫn sinh viên học tập, thực hành gắn lý luận với thực tiễn.

Thực hiện giải pháp đối với lứa tuổi này, ta phải tạo điều kiện cho họ khảo sát, phân tích xử lý số liệu, thông qua các báo cáo thực tế của bộ môn, của trường, đưa họ vào tham gia nghiên cứu đề tài cấp cơ sở, dưới sự hướng dẫn của giáo viên lâu năm.

Bồi dưỡng chương trình theo các tiêu chuẩn các bộ viên chức, theo Pháp lệnh cán bộ công thức và luật giáo dục,… vào những năm cuối lứa tuổi này.

Song song với công tác bồi dưỡng thì công tác đào tạo với lứa tuổi này cần hướng dẫn và đưa họ đi đào tạo sau đại học theo đúng chuyên ngành họ đảm nhiệm.

3.2. Đào tạo bồi dưỡng đối với cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ và nhân viên phục vụ (đội ngũ không giảng dạy). nhân viên phục vụ (đội ngũ không giảng dạy).

3.2.1. Cán bộ quản lý

Đối với cán bộ có độ tuổi 50 trở lên đối với nam, 45 tuổi trở lên đối với nữ tập trung bồi dưỡng cách dùng công cụ, phương tiện hiện đại để vận dụng vào quản lý. Thông qua khảo sát thực tế các đơn vị, các trường để vận dụng vào quản lý đơn vị. Thường xuyên bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nắm chắc các chỉ thị, chức năng đơn vị công tác. Khuyến khích học tập ngoại ngữ để sử dụng các công cụ hiện đại vào quản lý. Bồi dưỡng lập kế hoạch quy hoạch trong công tác bồi dưỡng cán bộ kế cận cho đơn vị. Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu khoa học ứng dụng trong công tác của trường, của đơn vị.

3.2.2. Cán bộ viên chức nghiệp vụ

Đây là những người được thủ trưởng đơn vị phân công đảm nhiệm một mảng công việc theo chuyên môn nào đó:

Đối với đội ngũ này tập trung bồi dưỡng để đạt trình độ chuẩn về bậc ngạch viên chức đang đảm nhiệm.

Bồi dưỡng về quản lý nhà nước, kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức luật pháp, tin học, ngoại ngữ đủ đề thực hiện nhiệm vụ được giao.

Bồi dưỡng nghiên cứu, soạn thảo các văn bản để tham mưu cho tủ trưởng đơn vị thực hiện quản lý.

Khuyến khích cho đi đào tạo đại học các chuyên ngành quản lý giáo dục, hành chính học để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo các đơn vị.

3.2.3. Nhân viên phục vụ (văn thư, lưu trữ, kỷ luật viên, tạp vụ)

Đối với văn thư lưu trữ: mở các lớp văn thư lưu trữ bồi dưỡng nắm chắc cách thức trình bày văn bản, các loại văn bản, các hình thức và loại văn bản cần lưu trữ, tin học văn phòng. Hiểu biết chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và của trường.

Đối với nhân viên kỹ thuật: Tổ chức bồi dưỡng bậc kỹ thuật, hàng năm tổ chức thi nâng bậc kỹ thuật.

Đối với nhân viên tạp vụ: Bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm trong công việc, ý thức phục vụ.

Đối với nhân viên phục vụ khuyến khích cho đi đào tạo để nâng cao trình độ theo chức năng nghề nghiệp, đặc biệt là lớp trẻ để thực hiện nhiệm vụ cao hơn khi được phân công.

Ngoài 3 giải pháp trên mang tính thường xuyên, lâu dài thì trước mắt chúng ta ưu tiên thực hiện ngay giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức theo chuyên ngành, môn học mới để thực hiện nhiệm vụ đặt ra của trường.

Thứ nhất: Đào tạo, bồi dưỡng lại và nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên ngoại ngữ để thực hiện nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ.

Thứ hai: Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ viên chức cho chuyên ngành tin học (việc này phải kết hợp xây dựng đội ngũ đủ về số lượng với công tác đào tạo, bồi dưỡng)

Thứ ba: Đào tạo đội ngũ giáo viên trẻ và đội ngũ trung niên môn học kinh tế giáo dục để giảng dạy và bồi dưỡng cho giáo viên và học sinh các trường phổ thông khi có yêu cầu.

Thứ tư: Đối với cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ: Nhanh chóng đào tạo bồi dưỡng những người quản lý kỹ thuật điện, nước, các phương tiện công cụ phục vụ cho đào tạo và quản lý trong trường như: âm thanh, máy chiếu,..

Thứ năm: Đào tạo, bồi dưỡng nhân viên văn thư lưu trữ chuẩn từ hai đến ba người để lưu trữ quản lý văn bản của trưởng đúng quy định của nhà nước.

Nếu thực hiện tốt phải xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức của trường sẽ đem lại rất nhiều hiệu quả. Cụ thể là:

Thông qua việc xây dựng kế hoạch đào tạo một cách chi tiết giúp nhà trường có thể chủ động trong việc cử cán bộ, viên chức đi đào tạo về thời gian, địa điểm, lĩnh vực đào tạo… cũng như bố trí công việc cho những người đi đào tạo sao cho việc đi học không làm ảnh hưởng tới nhiệm vụ đào tạo của nhà trường.

Trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đã phân loại từng đối tượng khác nhau, và mỗi đối tượng áp dụng biện pháp riêng nên nó làm cho chương trình đào tạo phù hợp hơn với yêu cầu công việc do đó làm tăng tính hiệu quả của chương trình đào tạo.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w