Đánh giá kết quả đào tạo

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm (Trang 35 - 37)

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÁN

5.Đánh giá kết quả đào tạo

Sau các khóa học thì việc đánh giá kết quả đào tạo là việc làm rất quan trọng. Nó đánh giá lại những kết quả mà chương trình đã đạt được cũng như chỉ ra những tồn tại mà chương trình còn mắc phải, từ đó rút ra bài học kinh

nghiệm giúp cho các khóa học sau được thành công hơn. Phòng Tổ chức cán bộ và các bộ phận hoặc những người liên quan chịu trách nhiệm đánh giá kết quả đào tạo. Tuy theo yêu cầu của đào tạo mà sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá cho phù hợp.

Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo dưới 3 tháng (thông thường là các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn) thì các cán bộ, viên chức được cử đi học phải chịu sự quản lý trực tiếp của trường. Từ khi làm thủ tục cho đến khi đi học về phải báo cáo kết quả học tập thông qua việc nộp lại văn bằng, chứng chỉ lại cho trường và phải báo cáo lại quá trình học tập, nghiên cứu bằng văn bản. Và việc đánh giá kết quả khóa học của trường mang tính thụ động cũng chỉ thông qua kết quả của khóa học và bản tường trình của người học.

Còn đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng do trường đứng ra tổ chức thì việc đánh giá gặp thuận lợi và chủ động hơn. Để đánh giá xem chương trình đào tạo có đạt yêu cầu đặt ra hay không thì ngoài cách căn cứ vào các bằng cấp, chứng chỉ thì trường còn căn cứ vào những thay đổi trước và sau khi học của học viên.

Nhìn nhận lại công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức của trường trong thời gian vừa qua có thể kết luận được rằng: dù đào tạo trong hay ngoài trường thì gần như tất cả đều hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn và trở lại trường công tác.Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một thực tế là đôi khi có những khóa học còn chồng chéo nhau nên nhiều cán bộ không thể đi học đầy đủ số buổi theo quy định, nhiều cán bộ, viên chức của trường do bận đI dạy trường ngoài mà không thể tham gia đào tạo hoặc tham gia nhưng cũng chỉ mang tính hình thức. Do đó trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm cũng cần phải có biện pháp nâng cao hiệu quả thực tế công tác đào tạo.

Phòng tổ chức cán bộ có trách nhiệm làm hồ sơ cho người đi đào tạo và thực hiện các chế độ cho cán bộ, viên chức trong quá trình đi đào tạo.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm (Trang 35 - 37)