Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực đặc biệt, kinh doanh tiền tệ nên Ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước: đó là góp phần giúp nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô thông qua vai trò trung gian tài chính nghĩa là thực hiện điều tiết nguồn vốn giữa các khu vực trong nền kinh tế quốc dân.
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 4
1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại (NHTM) 5
1.1.1 Khái niệm NHTM 5
1.1.2 Đặc điểm của NHTM 5
1.1.3 Các hoạt động cơ bản của NHTM 6
1.1.4 Vai trò của NHTM 7
1.1.5 Chức năng của NHTM 8
1.2 Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại 11
1.2.1 Nguồn vốn của NHTM 12
1.2.2 Các hình thức huy động vốn của NHTM 15
1.2.3 Vai trò của hoạt động huy động vốn 18
1.3 Hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM 19
1.3.1 Khái niệm về hiệu quả huy động vốn của NHTM 19
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM 20
1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM 20
1.4.1 Nhân tố khách quan 20
1.4.2 Nhân tố chủ quan 22
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-HÀ NỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI 25
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) chi nhánh Hà Nội 25
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 25
2.1.2 Mô hình tổ chức và chức năng 26
2.1.3 Đặc điểm kinh doanh 27
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội 31
2.2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh 34
2.2.1 Cơ cấu vốn 34
2.2.2 Hoạt động huy động vốn 42
Trang 22.2.3 Cân đối vốn huy động và sử dụng vốn 45
2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 48
2.3 Đánh giá hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh 52
2.3.1 Kết quả đạt được 52
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 53
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-HÀ NỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI 57
3.1 Định hướng hoạt động trong thời gian tới của Chi nhánh 57
3.1.2 Định hướng trong công tác sử dụng vốn 58
3.1.3 Một số chỉ tiêu cần đạt được trong những năm tới 58
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Hà Nội 58
3.2.1 Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn 59
3.2.2 Đẩy mạnh công tác Marketing thu hút khách hàng gửi tiền và thực hiện tốt chính sách khách hàng 60
3.2.3 Xây dựng điểm giao dịch thuận lợi, cung ứng tốt nhiều dịch vụ 61
3.2.4 Tạo lập uy tín cho Chi nhánh 62
3.2.5 Thực hiện chiến lược cạnh tranh huy động vốn năng động và hiệu quả62 3.2.6 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 62
3.2.7 Thực hiện bảo hiểm tiền gửi 63
3.2.8 Vận dụng chính sách lãi suất hợp lý 63
3.2.9 Nâng cao trình độ cán bộ Ngân hàng 64
3.2.10 Phát triển công nghệ 64
3.3 Một số kiến nghị 65
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 65
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 66
3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội 67
3.3.4 Kiến nghị với Chi nhánh Hà Nội 67
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
Trang 3BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
SHB: Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHTW: Ngân hàng trung ương
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực đặc biệt,kinh doanh tiền tệ nên Ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình pháttriển đất nước: đó là góp phần giúp nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô thông quavai trò trung gian tài chính nghĩa là thực hiện điều tiết nguồn vốn giữa các khu vựctrong nền kinh tế quốc dân Để thực hiện tốt vai trò này đòi hỏi Ngân hàng phải có
sự đầu tư vốn lớn và năng động
Một số nhà kinh tế học cho rằng: Ngân hàng là một trong những sản phẩm kỳ
vị nhất trong những phát minh của nhân loại Ngân hàng ra đời như những đứa con
ưu tú nhất của nền kinh tế hàng hóa và cho đến nay chính Ngân hàng đã dẫn dắt nềnkinh tế đạt được những bước tiến to lớn
Tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội đã và đang là mục tiêu của tất cả cácquốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Mặc dù trong những nămqua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trở thành hình tượng của khu vựcĐông Nam Á song kết quả vẫn còn rất khiêm tốn Trong khu vực công nghiệp việc
áp dụng công nghệ khoa học, đưa thiết bị mới vào sản xuất còn rất hạn chế, khu vựcnông nghiệp thì chưa được cơ giới hóa nhiều, kỹ thuật canh tác chủ yếu là kỹ thuậttruyền thống chậm đổi mới, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, bất cập và hạn chế.Bên cạnh đó Việt Nam còn phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng tài chính lớntrong lịch sử nhân loại ảnh hưởng nặng nề tới hầu hết các quốc gia trên thế giới Đó
sẽ là những nhân tố quan trọng nhất làm giảm tốc độ phát triển nền kinh tế đất nướctrong thời gian tới Vì vậy để đạt được sự phát triển vượt bậc về kinh tế, ổn địnhchính trị xã hội thì một nguồn lực có ý nghĩa quyết định không thể thiếu được, đóchính là vốn, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn
Đối với Ngân hàng nếu như nói nguồn vốn tự có là cơ sở để tổ chức hoạt độngkinh doanh, là tiền đề cho sự khởi đầu của hoạt động kinh doanh Ngân hàng thìnguồn vốn huy động đóng vai trò chủ đạo cho mở rộng kinh doanh, đảm bảo cơ sởtài chính cho hoạt động kinh doanh Vì vậy song song chính sách, chiến lược kháchhàng thì chiến lược nguồn vốn là một trong hai chiến lược quan trọng quyết định sựthành công hay thất bại của Ngân hàng Mặt khác để tăng cường nguồn vốn hoạtđộng đòi hỏi Ngân hàng phải có một hệ thống chiến lược sản phẩm hiệu quả nghĩa
là các biện pháp huy động vốn phải đạt hiệu quả
Trang 5Trong giai đoạn hiện nay các Ngân hàng đều đặt công tác huy động vốn thànhmục tiêu hoạt động cơ bản, ở đâu và khi nào có cơ hội tạo vốn thì ở đó, lúc đó Ngânhàng có mặt Để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng nhiều cho tăng trưởng kinh tế làđiều quan trọng nhưng điều quan trọng hơn là các NHTM phải từng bước nâng caohiệu quả công tác huy động vốn để đứng vững trong nền kinh tế thị trường.
Trong 5 năm trở lại đây lĩnh vực chứng khoán luôn là lĩnh vực sôi động và thuhút đầu tư nhiều nhất Tuy nhiên dù các trung tâm giao dịch chứng khoán và cáccông ty niêm yết đã đi vào hoạt động một thời gian, song việc huy động vốn quakênh này mới chỉ đáp ứng được một khoản nhỏ nhu cầu vốn đầu tư hiện tại Còntrên thực tế cho thấy hệ thống NHTM vẫn là kênh huy động vốn chủ yếu cho đầu tưphát triển Thấy được tầm quan trọng của hoạt động này nên trong quá trình thực
tập tại đơn vị, em đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội chi nhánh Hà Nội” làm chuyên đề tốt nghiệp.
*) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Đối tượng: Hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM
- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng về hiệu quả hoạt động huy động vốn tạiNgân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội chi nhánh Hà Nội trong khoảng thời gian
từ 1/3/2010 đến 4/5/2010
*) Kết cấu chuyên đề:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, chuyên đềbao gồm 3 chương:
- Chương I: Lý luận cơ bản về hiệu quả huy động vốn của NHTM
- Chương II: Thực trạng về hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP SàiGòn-Hà Nội chi nhánh Hà Nội
- Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tạiNgân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội chi nhánh Hà Nội
Do thời gian nghiên cứu ngắn cùng với kiến thức thực tế không nhiều, chuyên
đề của em còn nhiều điểm chưa đề cập đến và còn có những thiếu sót nhất định Rấtmong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô giáo và các đồng chí lãnhđạo của Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội chi nhánh Hà Nội để chuyên đề của emđược hoàn chỉnh hơn
Trang 6Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo cùng các anh chị của phòng Kếtoán nói riêng và toàn thể các anh chị của Chi nhánh Hà Nội nói chung đã tạo điềukiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập và nghiên cứu chuyên đề Đặc biệt em xinchân thành cảm ơn TS.Lê Thị Hương Lan, người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ emviết chuyên đề này.
Trang 7CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM
Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại hình doanh nghiệp đặc biệt thực hiệnkinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tức là nguồn vốn của NHTM chủ yếu là nguồn vốnhuy động từ nền kinh tế thông qua các cá nhân, các tổ chức kinh tế trong và ngoàinước Do đó vấn đề huy động vốn như thế nào cho hợp lý, đồng thời quản trị tàichính, phân bổ sử dụng, bảo đảm và phát triển vốn như thế nào để đảm bảo hoạtđộng kinh doanh Ngân hàng an toàn và hiệu quả cao là lẽ sống còn đối với mỗiNgân hàng đặc biệt trong điều kiện vô cùng phức tạp của nền kinh tế thị trường hiệnnay
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ hạch toán kinh doanhnên mọi giao dịch kinh doanh của các tổ chức kinh tế đều thông qua thị trường Lúcđầu hoạt động Ngân hàng chỉ đơn giản là các dịch vụ đổi tiền, nó chỉ phù hợp vớibuổi bình minh của nền sản xuất hàng hóa Ngày nay khi nền kinh tế thị trường pháttriển đến trình độ cao của nền kinh tế hàng hóa thì Ngân hàng có một vị trí và nắmgiữ vai trò vô cùng quan trọng Ngoài chức năng thông thường của mình, Ngânhàng còn là công cụ để Nhà nước thực thi các chính sách tiền tệ kinh tế vĩ mô quản
lý và điều tiết nền kinh tế có hiệu quả Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển với tốc
độ cao nếu có hệ thống Ngân hàng phát triển ổn định và vững mạnh nhưng Ngânhàng là loại hình doanh nghiệp tự chủ tài chính rất thấp vì vốn tự có chiếm tỷ trọngnhỏ trong nguồn vốn và là loại hình kinh doanh có nhiều rủi ro Tất cả mọi vấn đề
an toàn trong kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, đảm bảo mục tiêu hoạtđộng “khả năng sinh lời” và hoạt động quản trị đều được đặt dưới sự giám sát, kiểmsoát bằng hệ thống văn bản pháp quy chặt chẽ của Nhà Nước nói chung và Ngânhàng nói riêng bởi sự rủi ro trong thanh toán dẫn đến khủng hoảng “phá sản” củamột Ngân hàng sẽ kéo theo rủi ro trên toàn hệ thống từ đó dẫn đến khủng hoảngkinh tế tài chính của một quốc gia Điều đó đã phản ánh rõ nét vai trò hết sức to lớncủa nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn huy động trong quá trình hoạt động kinhdoanh của hệ thống Ngân hàng
Trang 81.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại (NHTM)
1.1.1 Khái niệm NHTM
Ngân hàng thương mại đã có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài.Ngay nửa đầu thế kỷ XI, ở châu Âu đã ra đời một số Ngân hàng đầu tiên mà tiềnthân là những tổ chức cho vay nặng lãi Vào thời điểm này Ngân hàng phát triển ởtrình độ thấp, hoạt động của Ngân hàng chỉ gói gọn trong lĩnh vực giữ hộ tiền vàcho vay Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, hoạt động của NHTMcũng từng bước được củng cố và hoàn thiện, chuyển hóa dần theo hướng đa năng.Tuy nhiên đến nay chưa có khái niệm thống nhất về NHTM do các nhà kinh tế nhậnthấy có những khó khăn trong việc định nghĩa “Ngân hàng”, bởi quan niệm Ngânhàng thay đổi theo không gian (tập quán và phong tục của mỗi nước) và trong thờigian (theo đà tiến triển kinh tế-xã hội) Theo một số chuyên gia về Ngân hàng trênthế giới thì Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường được quan niệm như sau: “Ngânhàng là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, tuânthủ theo pháp luật theo đuổi mục tiêu lợi nhuận” Theo luật của các tổ chức tín dụng
ở Việt Nam được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa X,
kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997 “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụngđược thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác cóliên quan Theo tính chất và hoạt động, các loại hình Ngân hàng gồm Ngân hàngthương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngânhàng hợp tác và các loại hình Ngân hàng khác”
1.1.2 Đặc điểm của NHTM
Trước hết hoạt động của NHTM là hình thức kinh doanh kiếm lời, theo đuổimục tiêu lợi nhuận là chủ yếu Ngân hàng thực hiện hai hình thức hoạt động là kinhdoanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng Trong đó, hoạt động kinh doanh tiền tệ đượcbiểu hiện ở nghiệp vụ huy động vốn dưới các hình thức khác nhau, để cấp tín dụngcho khách hàng có yêu cầu về vốn với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận Ngân hàngthương mại là người “đi vay để cho vay” Các hoạt động dịch vụ Ngân hàng đượcbiểu hiện thông qua các nghiệp vụ sẵn có về tiền tệ, thanh toán, ngoại hối, chứngkhoán để cam kết thực hiện công việc nhất định cho khách hàng trong một thời giannhất định nhằm mục đích thu phí dịch vụ hoặc hoa hồng
Trang 9Hai là, hoạt động của NHTM phải tuân theo pháp luật nghĩa là chỉ khi NHTMthỏa mãn đầy đủ các điều kiện khắt khe do pháp luật quy định như điều kiện về vốn,phương án kinh doanh…thì mới được phép hoạt động trên thị trường.
Ba là, hoạt động của NHTM là hình thức kinh doanh có độ rủi ro cao hơnnhiều so với các hình thức kinh doanh khác và thường có ảnh hưởng sâu sắc tới cácngành khác và cả nền kinh tế Rủi ro đến từ phía Ngân hàng, khách hàng vay tiền và
từ các yếu tố khách quan Để tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra Chính phủ các quốc gia
đã đặt ra những đạo luật riêng nhằm kiểm soát, đảm bảo cho hoạt động của Ngânhàng được vận hành an toàn và đúng quy trình của nó
1.1.3 Các hoạt động cơ bản của NHTM
Cùng với sự phát triển của NHTM, hoạt động và các dịch vụ của NHTM ngàycàng được mở rộng Nhưng nhìn chung thì có ba hoạt động chính mà NHTMthường làm đó là:
1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Là hoạt động khởi đầu cho các hoạt động khác của NHTM NHTM bản chất làmột tổ chức trung gian tài chính có đặc điểm hoạt động chủ yếu không phải bằngnguồn vốn chủ sở hữu vì vậy để có nguồn vốn hoạt động, cung cấp vốn cho nềnkinh tế thì NHTM phải huy động những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh
tế thông qua các hoạt động nhận tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đi vay từcác tổ chức tín dụng khác hay từ NHTW
1.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn
Sau khi huy động vốn, để bù đắp được chi phí huy động vốn và có lợi nhuậnthì NHTM phải tìm cách sử dụng hiệu quả các nguồn vốn này để thu lãi Đây làhoạt động chủ yếu và đem lại tỷ trọng thu nhập lớn nhất cho NHTM NHTM sửdụng vốn theo các hướng cơ bản là hoạt động tín dụng, đầu tư chứng khoán, đầu tưmua sắm tài sản cố định và trang thiết bị, hoạt động ngân quỹ trong đó hoạt động tíndụng là quan trọng nhất bởi vì nó đem lại phần lớn thu nhập cho Ngân hàng
1.1.3.3 Các hoạt động trung gian của NHTM
Bao gồm hoạt động thanh toán, hoạt động quản lý tài sản cho khách hàng, hoạtđộng phát hành chứng khoán, hoạt động mua bán và bảo quản chứng khoán, hoạtđộng cung cấp thông tin, tư vấn kinh doanh và quản trị doanh nghiệp…Các hoạtđộng này không phải đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho NHTM nhưng có ý nghĩa
Trang 10quan trọng trong việc mở rộng hoạt động huy động và sử dụng nguồn vốn, đồngthời đa dạng hóa hoạt động, giảm bớt rủi ro và tăng thu nhập cho Ngân hàng.
Tuy ba nhóm hoạt động có những đặc điểm khác nhau song có quan hệ mậtthiết, gắn bó chặt chẽ và bổ sung cho nhau Vì vậy đối với các nhà quản trị Ngânhàng không được coi nhẹ hoạt động nào mà phải luôn đặt mối quan hệ giữa chúngtrong khi đề ra chiến lược cũng như lập kế hoạch kinh doanh để đạt được hiệu quảcao nhất trong hoạt động
1.1.4.1 NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Vốn được tạo ra trong quá trình tích lũy, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanhnghiệp và các tổ chức trong nền kinh tế vì vậy muốn tăng vốn phải tăng thu nhậpquốc dân, có mức độ tiêu dùng hợp lý Tăng thu nhập quốc dân đồng nghĩa với việc
mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hóa, đẩy mạnh sự phát triển của các ngànhtrong nền kinh tế
Thông qua hình thức cấp tín dụng Ngân hàng đã tạo điều kiện cho doanhnghiệp trong những nấc thang cạnh tranh cao hơn, cạnh tranh càng mạnh mẽ, doanhnghiệp càng có những tiến bộ trong cách thức sản xuất dẫn đến cải thiện đời sốngcủa nhân dân thông qua tạo việc làm, tăng thu nhập,…làm cho kinh tế càng pháttriển Như vậy với khả năng cung cấp vốn NHTM đã trở thành một trong nhữngđiểm khởi đầu cho sự phát triển kinh tế của quốc gia
1.1.4.2 NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường
Thị trường ở đây bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra Để tiếnhành bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào doanh nghiệp cần phải tham gia vào thịtrường đầu vào, nơi cung cấp các nguyên vật liệu cần thiết cho việc sản xuất kinhdoanh nhằm thực hiện thành công chiến lược 5P:
- Products: sản phẩm
- Price: giá cả
- Promotion: giao tiếp, khuếch trương
Trang 11- Place: địa điểm
- People: con người
Từ đó tiếp cận mạnh mẽ thị trường đầu ra, đó là nơi tiêu thụ sản phẩm để tìmkiếm lợi nhuận Để quá trình trên diễn ra liên tục và bình thường thì doanh nghiệpcần có “vốn”, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng về tài chính
và NHTM là nơi cần thiết giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình đó
1.1.4.3 NHTM là cầu nối giữa nền tài chính quốc gia và nền tài chính thế giới
Trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa như hiện nay thì vai trò này củaNHTM ngày một thể hiện rõ rệt hơn Áp lực cạnh tranh buộc nền kinh tế mỗi quốcgia khi mở cửa hội nhập với bên ngoài phải có tiềm lực lớn mạnh về mọi mặt đặcbiệt là tiềm lực về tài chính Để có thể hòa nhập với các quốc gia khác trên thế giới,
hệ thống NHTM trong nước có khả năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khácnhau hỗ trợ cho việc đầu tư từ nước ngoài vào trong nước như: thanh toán quốc tế,cho vay ủy thác đầu tư,…giúp cho luồng vốn ra, vào một cách hợp lý Đây là điềukiện tiên quyết cho tiến trình hội nhập kinh tế ở các quốc gia trên thế giới
1.1.4.4 NHTM là công cụ để Nhà Nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Một trong những con đường dẫn đến lạm phát của nền kinh tế là lạm phát quacon đường tín dụng và hoạt động của Ngân hàng góp phần chống lạm phát: NHTM
sẽ kiểm soát lạm phát thông qua các hoạt động tín dụng và bảo lãnh còn NHTW sẽtác động vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu hoặc tham gia vào thịtrường mở để thông qua các NHTM thay đổi lượng tiền trong lưu thông Từ đóNgân hàng sẽ đưa ra các biện pháp để ổn định sức mua của đồng tiền, kiềm chế lạmphát
1.1.5 Chức năng của NHTM
Tầm quan trọng của NHTM còn thể hiện ở chức năng của nó Các nhà kinh tếhọc đã ví NHTM là trái tim của nền kinh tế Ngân hàng hút tiền về, bơm tiền đi vìthế nguồn vốn nhàn rỗi được khơi thông đưa từ nơi thừa đến nơi thiếu tiền thúc đẩyquá trình lưu chuyển tiền tệ một cách hiệu quả Các chức năng đó bao gồm:
1.1.5.1 Trung gian tín dụng
Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của NHTM và có ý nghĩa đặc biệtquan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển, Ngân hàng chính là “cầu nối” giữacung và cầu vốn trong nền kinh tế: trong nền kinh tế có những chủ thể có dư tiền và
Trang 12khoản tiền đó chưa được sử dụng một cách triệt để (ví dụ như vẫn còn cất giấu trongnhà chưa được mang ra lưu thông) nhưng họ cũng muốn tiền này sinh lời cho mình
và họ nghĩ là cho vay và có những chủ thể cần tiền để hoạt động kinh doanh Nhưngnhững chủ thể này không quen biết nhau và cũng có thể không tin tưởng nhau nêntiền vẫn chưa được lưu thông Ngân hàng thương mại với vai trò trung gian củamình, nhận tiền từ người muốn cho vay, trả lãi cho họ và đem số tiền ấy cho ngườimuốn vay vay
NHTM vừa là người đi vay vừa là người cho vay và với số lãi suất chênh lệch
có được nó sẽ duy trì họat động của mình
Vai trò trung gian này trở nên phong phú hơn do sự phát triển của thị trườngtài chính làm xuất hiện các khía cạnh khác của chức năng này với việc phát hànhthêm cổ phiếu, trái phiếu,…NHTM có thể làm trung gian giữa công ty và các nhàđầu tư, chuyển giao mệnh lệnh trên thị trường chứng khoán, đảm nhận việc mua tráiphiếu công ty…Hơn nữa tín dụng Ngân hàng là một trong những nguồn hình thànhvốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp, là cầu nối giữa tiết kiệm, tích lũy vàđầu tư
Chức năng tín dụng của NHTM được hình thành rất sớm, ngay từ lúc hìnhthành các NHTM Ngày nay thông qua chức năng trung gian tín dụng, NHTM đã vàđang thực hiện chức năng xã hội của mình, làm cho sản phẩm xã hội được tăng lên,vốn đầu tư được mở rộng và từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cải thiệnđời sống nhân dân
1.1.5.2 Trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán
Chức năng này có nghĩa là Ngân hàng tiến hành nhập tiền vào tài khoản haychi trả tiền theo lệnh của chủ tài khoản Khi các khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng,
họ sẽ được đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cáchnhanh chóng tiện lợi, nhất là đối với các khoản thanh toán có giá trị lớn, ở mọi địaphương mà nếu khách hàng tự làm sẽ rất tốn kém khó khăn và không an toàn (ví dụ:chi phí lưu thông, vận chuyển, bảo quản…)
Chức năng này của NHTM ngày nay đã phát triển đến mức đa dạng, không chỉ
là trung gian truyền thống như trước mà còn quản lý các phương tiện thanh toán.Đây là chức năng ngày càng quan trọng phù hợp với sự phát triển và tiến bộ củakhoa học kỹ thuật Khi làm trung gian thanh toán, Ngân hàng tạo ra những công cụlưu thông và độc quyền quản lý các công cụ đó (séc, giấy chuyển ngân, thẻ thanh
Trang 13toán ) đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều về chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luânchuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa Ở các nước phát triển, phần lớncác công tác thanh toán ở trong nước được thực hiện thông qua séc và phần lớn sécthanh toán trong nước được thực hiện bằng thanh toán bù trừ thông qua hệ thốngNHTM Với phương pháp công nghệ hiện đại hơn, các NHTM từng bước trang bịđầy đủ các máy vi tính và các phương tiện kỹ thuật khác tạo điều kiện cho thanhtoán bù trừ được nhanh chóng, giảm bớt chi phí và có độ chính xác cao Ngoài raviệc thực hiện chức năng là thủ quỹ của các doanh nghiệp qua việc thực hiện cácnghiệp vụ thanh toán đã tạo cơ sở cho Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay.Hiện nay ở các nước công nghiệp phát triển việc sử dụng hình thức chuyển tiềnbằng điện tử là chuyện bình thường và chính điều này đưa đến việc không sử dụngséc Ngân hàng mà dùng thẻ như thẻ tín dụng Họ thanh toán bằng cách nối mạngcác máy vi tính của các Ngân hàng thương mại trong nước nhằm thực hiện chuyểnvốn từ tài khoản người này sang người khác một cách nhanh chóng.
1.1.5.3 Nguồn tạo tiền
Vào cuối thế kỉ XIX hệ thống Ngân hàng hai cấp được hình thành, các Ngânhàng không còn hoạt động riêng lẻ nữa mà tạo thành hệ thống, trong đó Ngân hàngtrung ương là cơ quan quản lý về tiền tệ, tín dụng, là Ngân hàng của các Ngân hàng.Các Ngân hàng còn lại kinh doanh tiền tệ, nhờ hoạt động trong hệ thống các NHTM
đã tạo ra bút tệ thay thế cho tiền mặt
Chức năng tạo tiền không giới hạn trong hành động in thêm tiền và phát hànhtiền mới của Ngân hàng Nhà nước Bản thân các Ngân hàng thương mại trong quátrình thực hiện các chức năng của mình vẫn có khả năng tạo ra tiền tín dụng (haytiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại Ngân hàngthương mại Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong các giaodịch
Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của Ngân hàngthương mại là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán Thông qua chức năngtrung gian tín dụng, Ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiềncho vay lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi
số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộphận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ…Với chức năng này, hệ thống Ngân hàng thương mại đã làm tăng tổng phương tiện
Trang 14thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội Rõràng khái niệm về tiền hay tiền giao dịch không chỉ là tiền giấy do Ngân hàng trungương phát hành mà còn bao gồm một bộ phận quan trọng là lượng tiền ghi sổ do cácNgân hàng thương mại tạo ra
Chức năng này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng Ngân hàng và lưu thôngtiền tệ Một khối lượng tín dụng mà Ngân hàng thương mại cho vay làm tăng khảnăng tạo tiền của Ngân hàng thương mại, từ đó làm tăng lượng tiền cung ứng
Từ ba chức năng cơ bản trên có thể thấy được vai trò to lớn của NHTM trongnền kinh tế Hoạt động của NHTM đẩy nhanh quá trình thanh toán, giảm chi phígiao dịch, và tạo môi trường thuận lợi cho quá trình lưu chuyển vốn nâng cao chấtlượng của quá trình tập trung và phân phối nguồn vốn NHTM còn là bộ máy tạotiền, nó có vai trò quan trọng trong việc thực thi chính sách tiền tệ và góp phần vàohoạt động điều tiết vĩ mô dưới sự tác động của NHTW và các chính sách của Nhànước
1.2 Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại
“Hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng thương mại là hoạt động mà trong đó các Ngân hàng này tìm kiếm nguồn vốn khả dụng từ các chủ thể khác nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường, hiệu quả của bản thân nó theo đúng các quy định pháp luật”
Huy động vốn có thể được xem là một trong những nghiệp vụ xuất hiện sớmnhất trong hoạt động của các NHTM Trong giai đoạn sơ khai của hoạt động Ngânhàng, những nghiệp vụ này chỉ đơn thuần là hoạt động cất giữ các tài sản có giánhằm mục đích đảm bảo an toàn, và lúc này, người phải trả phí là người gửi tiềnchứ không phải là các Ngân hàng, các khoản tiền chỉ được xem đơn thuần là vậtđược kí gửi chứ hoàn toàn không đóng vai trò là nguồn vốn đối với các Ngân hàngthương mại, tiền lúc này không được xem là tiền tệ theo đúng nghĩa của nó, vìkhông có khả năng luân chuyển, không sinh ra được lợi nhuận Khi nhu cầu tíndụng gia tăng, nghiệp vụ Ngân hàng phát triển, vị thế đó bị đảo ngược, Ngân hàng
là người phải trả phí (lãi suất – giá cả của tín dụng), và nguồn tiền được kí gửi thayđổi vai trò của nó, trở thành nguồn vốn khả dụng và lớn nhất của các NHTM hiệnnay Chính vì vậy, trái ngược với quá khứ, Ngân hàng là người phải đi nài nỉ kháchhàng gửi tiền Nếu trước đây, Ngân hàng là người bị động trong quan hệ này thìhiện nay, hầu hết tất cả các Ngân hàng đều có các chính sách, phương thức để lôi
Trang 15kéo nguồn tiền gửi này và chính vì vậy các phương thức huy động vốn ngày càngtrở nên quan trọng, phong phú và đa dạng hơn Có thể nói, hiện nay, hoạt động huyđộng vốn là một trong những hoạt động hết sức quan trọng và liên quan đến sự sốngcòn của các NHTM.
Xuất hiện khá lâu đời và không ngừng phát triển, thay đổi cùng với sự pháttriển của các NHTM, nội hàm của khái niệm hoạt động huy động vốn đã có nhữngthay đổi rất đáng kể, cả về quy mô và các hình thức thể hiện Hơn nữa, gần nhưkhông tìm được một định nghĩa hoàn thiện về hoạt động này cũng như không cóđược sự thống nhất hoàn toàn giữa các quan điểm Đặc biệt, là sự khác biệt trongcách hiểu khi đề cập vấn đề này dưới các khía cạnh khác nhau
Phổ biến nhất là việc sử dụng thuật ngữ này trong các khía cạnh khôngchuyên, đặc biệt là ngôn ngữ thường nhật của xã hội và báo chí Khái niệm huyđộng vốn được sử dụng ở đây đối với hoạt động của các NHTM có thể nói là hẹp vàkhông rõ ràng nhất, trong nhiều trường hợp có sự không thống nhất trong nội hàmcủa bản thân khái niệm Nhưng nhìn chung, phổ biến nhất, khái niệm này đượcdùng chủ yếu đề cập đến một hoạt động đặc trưng nhất của các NHTM, đó là nhậntiền gửi và dưới các hình thức cơ bản nhất, cụ thể là nhận tiền gửi tiết kiệm và cácloại tiền gửi có và không có kì hạn khác
Dưới khía cạnh kinh tế cũng có khá nhiều cách tiếp cận với riêng khái niệmnày, tuy cũng khá tương đồng nhau và phạm vi thường rộng hơn khái niệm được đềcập ở trên nhưng nội hàm của chúng thường không đồng nhất Cách tiếp cận thôngthường nhất hiện nay trong các nghiên cứu của các chuyên ngành kinh tế, tài chínhNgân hàng là tiếp cận khái niệm huy động vốn từ nguồn gốc của các nguồn vốn.Chẳng hạn, nguồn vốn được chia thành vốn tự có, vốn huy động, vốn đi vay, vốntiếp nhận, vốn khác Chính vì vậy, hoạt động huy động vốn của NHTM lúc này baogồm cả việc khởi tạo nguồn vốn ban đầu cho sự hình thành vốn điều lệ và cả việctạo lập nguồn vốn cấp 2 (một bộ phận của nguồn vốn tự có) của NHTM
1.2.1 Nguồn vốn của NHTM
Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động đượcdùng để cho vay, đầu tư hoặc để thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác Nó chi phốitoàn bộ hoạt động của NHTM, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàngbao gồm:
Trang 161.2.1.1 Vốn chủ sở hữu
Về mặt kinh tế, vốn chủ sở hữu là vốn riêng của Ngân hàng do các chủ sở hữuđóng góp và nó còn được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữlại Mặc dù chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng songlại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập Ngân hàng
Theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/1005 và quyết định03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/1/2007 thì vốn chủ sở hữu của NHTM bao gồm:
*) Vốn chủ sở hữu (vốn cấp 1): vốn điều lệ thực có (vốn đã được cấp, vốn đãgóp), quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triểnnghiệp vụ, lợi nhuận không chia Đây là nguồn vốn tương đối ổn định
*) Vốn chủ sở hữu bổ sung (vốn cấp 2): đây là nguồn vốn có tính ổn định thấp
và phụ thuộc nhiều vào quy mô của nguồn vốn chủ sở hữu cơ bản, nguồn vốn cấp 2được hình thành thông qua các thành phần như:
+) 50% giá trị tăng thêm của tài sản cố định
+) 40% giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu
tư, góp vốn) được định giá lại
+) Trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành
có kỳ hạn ban đầu, thời hạn còn lại trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thôngtối thiểu là 5 năm
+) Các công cụ khác thỏa mãn điều kiện có kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10năm
+) Dự phòng chung tối đa bằng 1,25% tổng tài sản có rủi ro
NHTM huy động vốn thông qua các hoạt động: nhận tiền gửi, phát hành giấy
tờ có giá, vay vốn giữa các tổ chức tín dụng và vay vốn ngắn hạn của Ngân hàngnhà nước
Trang 17Nguyên tắc vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác:
+) Các Ngân hàng phải hoạt động hợp pháp
+) Thực hiện việc cho vay và đi vay theo hợp đồng tín dụng
+) Vốn vay phải được đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của Ngânhàng trung ương
1.2.1.3.2 Vay từ NHTW
Dù các NHTM thận trọng đến mấy trong việc cho vay thì cũng không thểtránh khỏi lúc mất khả năng chi trả hoặc thiếu tiền mặt tạm thời, lúc đó NHTWchính là vị cứu tinh của NHTM, là nguồn vay sau cùng
Ở Việt Nam hiện nay, NHTW cho các NHTM vay dưới các hình thức:
+) Tái cấp vốn
+) Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác+) Cho vay có đảm bảo bằng thế chấp hoặc cầm cố thương phiếu và các giấy
tờ có giá ngắn hạn khác
+) Cho vay theo loại hồ sơ tín dụng
Ngoài ra NHTW còn cho các NHTM vay bổ sung vốn thanh toán bù trừ, nhờloại cho vay này mà hệ thống thanh toán bù trừ được thực hiện một cách thuận lợi.Trong những trường hợp đặc biệt, khi được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận,NHTW còn cho vay đối với các NHTM tạm thời mất khả năng chi trả có nguy cơgây mất an toàn cho toàn bộ hệ thống
Trang 18Các nguồn vốn khác này tuy không nhiều, thời gian sử dụng lại ngắn nhưngđiều đặc biệt là đối với nguồn vốn này, Ngân hàng không những không phải tốnkém chi phí sử dụng vốn mà đôi khi còn nhận được phí từ việc cung cấp các dịch vụNgân hàng đồng thời có điều kiện mở rộng nghiệp vụ và dịch vụ Ngân hàng làmcho hoạt động của Ngân hàng đa dạng hơn.
1.2.2 Các hình thức huy động vốn của NHTM
Các NHTM làm nhiệm vụ vay tiền (hầu hết từ những người gửi tiền) cho vayvới mục đích hưởng lợi qua lãi suất Đây là một công việc của một trung gian tàichính đóng vai trò trung gian giữa người cần vốn và người có vốn Quá trình tạovốn của NHTM được thể hiện dưới các hình thức sau:
1.2.2.1 Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi của khách hàng
1.2.2.1.1 Tiền gửi thanh toán
Với loại tiền này khách hàng có thể gửi tiền vào và rút tiền ra bất cứ lúc nào
có nhu cầu Mục đích chính của người gửi tiền nhằm đảm bảo an toàn về tài sản vàthực hiện các khoản thanh toán qua Ngân hàng Tài khoản này mở cho các kháchhàng cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu thực hiện thanh toán qua Ngân hàng.Tuynhiên hiện nay tại Việt Nam tỷ trọng trong thanh toán không dùng tiền mặt còn thấpcho nên để khuyến khích việc thanh toán qua Ngân hàng các NHTM Việt Nam đãtiến hành trả lãi cho khoản tiền này còn ở các nước kinh tế phát triển thì không trảlãi cho khoản tiền này
1.2.2.1.2 Tiền gửi có kỳ hạn
Đây là loại tiền gửi mà khách hàng chỉ được rút tiền khi thời hạn ấn định kếtthúc Nếu khách hàng có nhu cầu rút trước thời hạn thì Ngân hàng sẽ không trả lãi
Trang 19cho khách hàng Tuy nhiên ở Việt Nam để khuyến khích khách hàng gửi tiền thìNgân hàng sẽ trả cho khách hàng với mức lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn.
Đây là nguồn vốn tương đối ổn định do thời gian gửi tiền đã được ấn địnhtrước nên Ngân hàng thường trả lãi rất cao Nó phù hợp với những người có khoảntiền tạm thời nhàn rỗi hoặc những người đang tìm cách quay vòng vốn trong mộtthời gian để đạt hiệu quả cao nhất Hiện tại các NHTM có các loại tiền gửi có kỳhạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm và 2 năm, với mỗi kỳ hạn khác nhauthì Ngân hàng áp dụng một loại lãi suất khác nhau, thường kỳ hạn càng dài lãi suấtcàng cao Tuy nhiên ở các NHTM Việt Nam hiện nay kỳ hạn 1 tháng là rất hãn hữu
và ở nhiều Ngân hàng khác loại kỳ hạn này không tồn tại
1.2.2.1.3 Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng thì họ được giaomột cuốn sổ tiết kiệm coi như một giấy chứng nhận tiền gửi vào Ngân hàng Tiềngửi tiết kiệm bao gồm:
+) Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
Thực chất đây là loại tiền gửi thông thường, người gửi tiền có thể rút ra mộtphần hoặc toàn bộ số tiền gửi bất cứ lúc nào mà không thông báo trước nhưng khácvới loại tiền gửi thanh toán, người gửi tiền không được sử dụng các công cụ thanhtoán để chi trả cho người khác, bên cạnh đó số dư của loại này thường không lớn
và có ưu điểm hơn tiền gửi giao dịch ở chỗ là số dư này ít biến động nên lãi suấttiền gửi tiết kiệm thường cao hơn so với tiền gửi thanh toán và phần lớn nhữngngười gửi tiền tiết kiệm là do chưa xác định được nhu cầu chi tiêu cụ thể trongtương lai nhưng lại hưởng mức lãi trong thời gian khoản tiền nhàn rỗi
+) Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
Là loại tiền gửi dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi tiền vìmục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai.Loại này tương đối ổn định vì Ngân hàng xác định được thời gian rút tiền của kháchhàng Đối với loại tiền gửi này Ngân hàng có nhiều loại thời hạn với lãi suất caohơn loại tiền gửi không kỳ hạn và mức lãi suất còn thay đổi tùy theo loại đồng tiềngửi tiết kiệm (VNĐ, USD, EUR, hay vàng) và còn tùy theo uy tín, rủi ro của Ngânhàng nhận tiền gửi
Trang 201.2.2.2 Huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốntrong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điềukiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua.Đặc điểm của loại vốn này là lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm, mụcđích huy động dùng để đáp ứng cho các dự án đầu tư lớn, được huy động theo nhiềuthời hạn khác nhau như ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Hiện nay ở các NHTM ViệtNam thường huy động nguồn vốn này dưới hình thức phát hành kỳ phiếu có mụcđích và trái phiếu trung, dài hạn
+) Trái phiếu Ngân hàng: Là một cam kết xác nhận nghĩa vụ trả nợ (cả gốc và
lãi) của Ngân hàng phát hành đối với người chủ sở hữu trái phiếu với mục đích lànhằm huy động vốn trung và dài hạn, lãi suất của trái phiếu thường cao hơn lãi suấtcủa tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu Việc phát hành trái phiếu các NHTM chịu sự quản
lý của Ngân hàng trung ương, của các cơ quan quản lý trên thị trường chứng khoán
và có thể bị chi phối bởi uy tín của Ngân hàng
+) Kỳ phiếu Ngân hàng: Đây là loại giấy tờ có giá ngắn hạn, người sở hữu có
thể chuyển nhượng cho người khác qua chứng nhận của Ngân hàng vì trên sổ kỳphiếu có ghi tên người hưởng
+) Phát hành chứng chỉ tiền gửi: Nó là những giấy tờ xác nhận tiền gửi định
kỳ ở một Ngân hàng, người sở hữu giấy này sẽ được thanh toán tiền lãi theo kỳ vànhận đủ vốn khi đến hạn Chứng chỉ sau khi phát hành được lưu thông trên thịtrường
Trang 211.2.2.5 Tạo vốn từ nguồn vốn khác
Đó là từ các tổ chức tài chính quốc tế, đây là nguồn vốn lớn, có thời hạn tươngđối dài từ 5 đến 50 năm với lãi suất tương đối ưu đãi tuy nhiên nó có các điều kiệnkèm theo rất chặt chẽ và việc cấp phát phải đúng nội dung chương trình của các dự
án tài trợ
1.2.3 Vai trò của hoạt động huy động vốn
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thìphải có vốn bởi vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh Riêng đối với Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt thì hoạt động huy động vốnlại càng trở nên quan trọng, hoạt động của Ngân hàng gắn bó mật thiết với hệ thốngtiền tệ và hệ thống thanh toán Vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính màcòn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NHTM Như vậy vốn là điểm đầu tiêntrong chu kỳ kinh doanh của Ngân hàng, ngoài vốn điều lệ là điệu kiện bắt buộctheo luật thì Ngân hàng phải huy động thêm vốn để hoạt động kinh doanh từ đó thulợi nhuận
Với chức năng tập trung và phân phối cho các nhu cầu của nền kinh tế, mộtnguồn vốn huy động dồi dào sẽ tạo cho Ngân hàng điều kiện để mở rộng thị trườngkinh doanh bằng việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, không bỏ lỡ cơ hội đầu tư,giảm thiểu rủi ro, tạo dựng được uy tín cho khách hàng
Bên cạnh đó huy động vốn tạo cho Ngân hàng khả năng cạnh tranh cao, nguồnvốn huy động càng lớn sẽ chứng minh rằng quy mô, trình độ nghiệp vụ, phươngtiện kỹ thuật của Ngân hàng hiện đại
Ví dụ như: Ngân hàng có vốn lớn khi có sự biến động của thị trường tiền tệ họ
vẫn có khả năng phản ứng nhanh chóng để khắc phục tình thế, ngược lại các Ngânhàng ít vốn thường bị động trong trường hợp thị trường bị biến động, sự nhạy bénthích nghi là chậm hơn hoặc không có khả năng khắc phục tình hình dẫn tới hoạtđộng kinh doanh bị ảnh hưởng, thậm chí đi đến phá sản
Các Ngân hàng thực hiện kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động vìvậy khả năng huy động vốn tốt là điều kiện vô cùng thuận lợi để Ngân hàng mởrộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội cả về quy
mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thời gian, thời hạn cho vay,…Điều đó sẽ thuhút nhiều khách hàng, doanh số Ngân hàng sẽ tăng nhanh đảm bảo uy tín và nănglực trên thị trường
Trang 22Với những vai trò quan trọng của hoạt động huy động vốn, các Ngân hàngluôn tìm cách đưa ra những chính sách quản lý nguồn vốn từ khâu nhận vốn từnhững người gửi tiền và những người cho vay khác nhau đến việc sử dụng vốn mộtcách hiệu quả.
1.3 Hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM
1.3.1 Khái niệm về hiệu quả huy động vốn của NHTM
Để làm rõ hơn khái niệm hiệu quả huy động vốn của NHTM ta sẽ xem xétdưới 2 góc độ:
+) Về phía xã hội: Để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa - hiệnđại hóa đất nước cần một lượng vốn lớn làm tiền đề vật chất
+) Về phía Ngân hàng: vốn cần thiết để tiến hành kinh doanh hiệu quả, đadạng hóa các hình thức kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh và lợi nhuận Ngân hàngđặc biệt là nguồn vốn huy động trong nước
Vốn trong nước phần lớn nằm trong các hộ gia đình dưới dạng tiết kiệm, hơnnữa vốn của các tổ chức kinh tế xã hội không phải lúc nào cũng được sử dụng theomùa, theo chu kỳ kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Do đó lượng vốn nhàn rỗitrong khu vực này cũng rất là lớn Nhiệm vụ to lớn của mỗi Ngân hàng là phải tậptrung và thu hút các nguồn vốn này để đầu tư cho các hoạt động kinh doanh củamình biến chúng thành các đồng vốn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội
Để đạt được điều đó Ngân hàng phải có công tác huy động vốn phù hợp và cóhiệu quả Hiệu quả huy động vốn phải được đánh giá qua các khía cạnh sau:
*) Vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của Ngân hàng, vốnnày phải có sự tăng trưởng, ổn định về số lượng để có thể thỏa mãn nhu cầu chovay, thanh toán cũng như các hoạt động khác của Ngân hàng Tuy nhiên vốn huyđộng phải được ổn định về mặt thời gian, nếu không việc sử dụng không hiệu quả
mà Ngân hàng còn phải đối mặt với vấn đề thanh khoản
*) Bên cạnh đó việc huy động vốn còn phụ thuộc vào nhu cầu thực tế củaNgân hàng, huy động được ít lại không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng,không đa dạng hóa được các dịch vụ, mức cạnh tranh trên thị trường kém từ đógiảm uy tín đối với các khách hàng tiềm năng., ngược lại huy động vốn quá nhiều
mà không sử dụng hết vốn sẽ bị đóng băng khiến lợi nhuận giảm sút do vẫn phải trảlãi các chi phí kèm theo như khi bảo quản, kế toán, kho quỹ,…mà không có khoảnnào bù đắp lại
Trang 23*) Việc huy động vốn còn phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế từng thời kỳ của
xã hội
Như vậy có thể kết luận: Hiệu quả huy động vốn là việc thực hiện tốt công táchuy động nhằm tạo cho Ngân hàng một lượng vốn đầy đủ trong hoạt động sản xuấtkinh doanh
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM
Hiệu quả huy động vốn được đánh giá theo nhiều khía cạnh khác nhau tùymục đích nghiên cứu vì vậy cũng có nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn
Ở đây em chỉ xin trình bày các chỉ tiêu đánh giá dưới góc độ một nhà Ngân hàng,
nó bao gồm các chỉ tiêu sau:
+) Nguồn vốn tăng trưởng ổn định về số lượng và thời gian: đánh giá qua mức
độ tăng giảm nguồn vốn huy động và số lượng vốn huy động có kỳ hạn Nguồn vốntăng đều qua các năm đạt mục tiêu về nguồn vốn đặt ra và có độ gia tăng đều đặn lànguồn vốn tăng trưởng ổn định
Nguồn vốn có số lượng vốn kỳ hạn lớn chứng tỏ sự ổn định về thời gian củanguồn vốn cao
+) Nguồn vốn có khả năng đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh của Ngânhàng: Đánh giá qua việc so sánh nguồn vốn huy động được với các nhu cầu tíndụng, thanh toán và các nhu cầu khác để thấy nguồn vốn huy động đã đáp ứng baonhiêu, Ngân hàng phải vay thêm bao nhiêu để thỏa mãn nhu cầu đó
*) Mức độ hoạt động của vốn: Đánh giá qua chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn
*) Mức độ thuận tiện cho khách hàng: Đánh giá qua việc các thủ tục gửi tiền,rút tiền
1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM
1.4.1 Nhân tố khách quan
+) Sự phát triển của nền kinh tế
Theo các lý thuyết kinh tế thì sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tếquyết định đến thu nhập của các tổ chức cá nhân, như vậy sẽ có hoặc không có mộtkhoản tiền nhàn rỗi đưa vào tích lũy bằng cách gửi vào Ngân hàng Đây là yếu tốquyết định khả năng huy động vốn của Ngân hàng
Trang 24Khi nền kinh tế phát triển ổn định, đảm bảo được giá trị của đồng tiền từ đótiền gửi vào Ngân hàng của khách hàng được an toàn, tạo được sự an tâm về tâm lýcho khách hàng mở ra tiềm năng và mở rộng phạm vi đầu tư, lĩnh vực kinh doanhcho NHTM Ngược lại khi nền kinh tế phát triển không ổn định, sản xuất bị đìnhtrệ,…nhân dân sẽ mất lòng tin vào giá trị của đồng tiền dẫn đến mất an toàn và rủi
ro cho đồng vốn kinh doanh của NHTM và khả năng huy động vốn cũng bị thu hẹp.+) Môi trường pháp lý
Cơ chế chính sách pháp luật của nhà nước rất chặt chẽ, đồng bộ các địnhhướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước mang tính ổn định lâu dài sẽ tạo điềukiện thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh
NHTM là tổ chức chịu sự tác động rất lớn của môi trường pháp lý nhất là cácchính sách của nhà nước Các bộ luật tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt độnghuy động vốn của Ngân hàng như: luật các tổ chức tín dụng, luật NHNN,…, luậtđầu tư nước ngoài Bên cạnh đó là chính sách tiền tệ cũng ảnh hưởng không nhỏ, ví
dụ khi lạm phát nền kinh tế tăng, Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệbằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thì lúc đó NHTM sẽ huyđộng vốn dễ dàng hơn Như vậy mục tiêu hoạt động của NHTM được xây dựng vàocác quy định, quy chế của Nhà nước để đảm bảo an toàn và nâng cao niềm tin từkhách hàng
+) Nhu cầu về vốn của nền kinh tế
NHTM là trung gian tập trung và phân phối vốn cho nền kinh tế, khi nhu cầuvay vốn giảm thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng cũng giảm theo
+) Tâm lý, thói quen của khách hàng
Khách hàng vừa là người gửi tiền vừa là người sử dụng vốn, thu nhập ảnhhưởng đến nguồn vốn tiềm tàng mà Ngân hàng có thể huy động trong tương lai, cònyếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự biến động ra vào của các nguồn tiền Tâm lý tintưởng vào tương lai của khách hàng có tác dụng làm ổn định lượng tiền gửi vào, rút
ra và ngược lại Một điểm quan trọng nữa là mức độ thường xuyên của việc sử dụngcác dịch vụ Ngân hàng của khách hàng, mức độ này càng cao thì điều kiện mở rộnghuy động vốn càng trở nên dễ dàng hơn
Trang 251.4.2 Nhân tố chủ quan
1.4.2.1 Uy tín của Ngân hàng
Với bất kỳ một khách hàng có tiền nhàn rỗi cần gửi vào Ngân hàng thì điều họcần biết đầu tiên là Ngân hàng đó có thật sự tin cậy không, nếu Ngân hàng có uy tíncao trên thị trường thì việc đắn đo trong lựa chọn của khách hàng không còn là vấn
đề khó nữa Thông thường uy tín này thể hiện ở mức độ thâm niên của Ngân hàng,thâm niên càng cao thì khách hàng càng tin tưởng để gửi tiền
1.4.2.2 Chính sách khách hàng
Đây là điều kiện thứ hai mà khách hàng quan tâm đến sau uy tín của Ngânhàng Như mọi doanh nghiệp khác, Ngân hàng biết rằng “khách hàng là thượng đế”
và các chính sách ưu đãi cho họ là cần thiết để thu hút tiền nhàn rỗi, Ngân hàng nào
mà nhanh nhạy thấu đáo điều này thì sẽ giành được thị phần nhiều hơn
1.4.2.3 Chính sách Marketing
Đây là chính sách rất quan trọng đối với các loại hình doanh nghiệp đặc biệt làtrong ngành Ngân hàng hiện nay Để khách hàng biết đến mình, hiểu về nhữngchính sách của mình… thì các Ngân hàng phải quảng bá mình trên mọi phương tiệnthông tin đại chúng, trên cả pano, áp phích, tờ rơi…
1.4.2.4 Các hình thức huy động vốn
Các Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trước hết phải đa dạnghóa hình thức huy động vốn, mức độ đa dạng càng cao thì dễ dàng đáp ứng mộtcách tối đa nhu cầu của dân cư vì họ đều tìm thấy cho mình một hình thức gửi tiềnphù hợp mà lại an toàn Do vậy các Ngân hàng thường cân nhắc rất kỹ lưỡng trướckhi đưa vào áp dụng một hình thức mới
1.4.2.5 Chính sách lãi suất cạnh tranh
Các Ngân hàng cạnh tranh giành vốn không chỉ với các Ngân hàng khác màcòn với các tổ chức tiết kiệm, các thị trường tiền tệ và với những người phát hànhcác công cụ tài chính khác nhau trong thị trường tiền tệ Khi mức lãi suất tối đa bịloại bỏ trong quá trình nới lỏng các quy định việc duy trì mức lãi suất cạnh tranhcàng trở nên gay gắt đặc biệt trong giai đoạn khan hiếm tiền tệ, đủ cho những khácbiệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy người gửi tiền tiết kiệm và nhà đầu
tư chuyển vốn từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác hay từ công cụ này sangcông cụ khác
Trang 261.4.2.6 Năng lực, trình độ cán bộ Ngân hàng
+) Về mặt quản lý: trình độ quản lý tốt sẽ có khả năng tư vấn phù hợp chokhách hàng thu hút được khách hàng đến với mình đồng thời đảm bảo được an toànvốn, tăng uy tín
+) Về trình độ nghiệp vụ: ảnh hưởng lớn tới chất lượng phục vụ
1.4.2.7 Công nghệ Ngân hàng:
+) Các loại dịch vụ mà Ngân hàng cung ứng
+) Trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên của Ngân hàng
+) Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngânhàng
1.4.2.8 Các dịch vụ cung ứng của Ngân hàng
Một Ngân hàng có dịch vụ tốt và đa dạng có lợi thế hơn so với các Ngân hàng
có dịch vụ hạn chế, đây là điểm mạnh để các Ngân hàng giành lợi thế trong cạnhtranh
Ví dụ: Một Ngân hàng có giao dịch mặt đường trên các phố chính, có hệ thống
rút tiền tự động làm việc ngày đêm, cán bộ giao dịch niềm nở, có trách nhiệm là lợithế rất lớn
1.4.2.9 Mạng lưới phục vụ cho việc huy động vốn
Mạng lưới này thể hiện qua việc tổ chức các quỹ tiết kiệm, không chỉ xuấthiện tại các trung tâm kinh tế lớn mà nó còn được phân phối tại những nơi cách xatrung tâm như nông thôn, vùng sâu, vùng xa
Trên đây là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốncủa Ngân hàng thương mại, với mỗi Ngân hàng khác nhau, trong từng thời kỳ khácnhau mức độ ảnh hưởng là khác nhau Tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà các Ngânhàng xây dựng cho mình một chiến lược huy động thích hợp
TÓM LẠI: Trong nền kinh tế thị trường, nguồn vốn huy động của mỗi NHTM
có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NH cũng như sựphát triển kinh tế - xã hội của một đất nước, đặc biệt đối với nước ta trong giai đoạnhiện nay và trong nhiều năm tới Do vậy việc mở rộng nguồn vốn huy động và sửdụng nó có hiệu quả đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn bộ hệ thống Ngânhàng Việt Nam trong việc phân tích và đánh giá đúng thực trạng huy động vốn củacác NHTM Việt Nam để chỉ ra những ưu điểm cần phát huy và những hạn chế tồn
Trang 27tại cả về phương diện chính sách, thể lệ cũng như việc tổ chức thực hiện tại các đơn
vị Ngân hàng cần thiết để một mặt thu hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hộiphục vụ phát triển kinh tế, mặt khác tăng hiệu quả kinh tế của các NHTM
Trang 28CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP SÀI GÒN-HÀ NỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) chi nhánh
Hà Nội
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Sự phát triển của hệ thống NHTM nói chung đã thúc đẩy các NHTM riêng lẻtrong việc mở rộng thêm quy mô thông qua các sở giao dịch, các chi nhánh nhỏ vàcác phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh
Mặc dù là Ngân hàng mới được chuyển đổi sang mô hình Ngân hàngTMCP đô thị nhưng SHB luôn năng động trong tiếp cận khách hàng và đa dạnghóa kênh phân phối Kể từ khi thành lập, SHB không ngừng mở rộng mạng lướikênh phân phối đa năng nhưng vẫn có thể cung cấp cho khách hàng các sảnphẩm chuyên biệt Hiện nay, mạng lưới kinh doanh của SHB đã phát triển ởcác thành phố lớn trên cả nước bao gồm hội sở chính, hơn 30 chi nhánh vàphòng giao dịch
Cùng với sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của Ngân hàng TMCP SàiGòn-Hà Nội, các Chi nhánh và phòng giao dịch của nó cũng song song được ra đờiphù hợp với xu hướng phát triển chung của hệ thống NHTM trong cả nước Chinhánh Hà Nội đã được thành lập theo quyết định số 1098/QĐ-NHNN ngày02/06/2006 và bắt đầu chính thức đi vào hoạt động từ ngày 10/10/2006, Chi nhánhhiện tại có địa chỉ ở số 86 Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội Trải qua hơn 3năm hoạt động cùng sự thuận lợi của địa bàn làm việc, Chi nhánh đã không ngừngtạo được uy tín lớn đối với các nhà đầu tư, người gửi tiền, lợi nhuận hàng năm cao,
số lượng phòng giao dịch ngày càng tăng, số lượng nhân sự tính đến ngày31/12/2009 là 183 người trẻ, năng động và có trình độ nghiệp vụ cao, thu nhập bìnhquân đầu người/tháng là 8.3 triệu đồng/tháng
Trong những năm tới, Chi nhánh sẽ mở rộng mạng lưới hoạt động kinhdoanh một cách vững chắc, an toàn, bền vững về tài chính, áp dụng công nghệthông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ và tiện ích thuận lợi, đa dạng và thôngthoáng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các tầng lớp dân cư ở đô thị, nângcao và duy trì khả năng sinh lời, phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực
Trang 29nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng với quá trình hộinhập kinh tế quốc tế với kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh lấy công nghệthông tin làm nền tảng cho việc phát triển và giới thiệu các sản phẩm và dịch vụNgân hàng hiện đại, cải tổ cơ cấu tổ chức và điều hành kinh doanh, tiến hành tậptrung hoá quản trị rủi ro, quản lý nguồn vốn và xử lý nghiệp vụ theo các thông lệquốc tế nhằm tăng hiệu quả hoạt động.
2.1.2 Mô hình tổ chức và chức năng
Biểu đồ 1: Mô hình tổ chức của Chi nhánh
2.1.2.1 Ban giám đốc
+) Đưa ra quyết định cuối cùng trong các hồ sơ vay vốn, dự án đầu tư,
+) Quản lý hoạt động chung của Chi nhánh
2.1.2.2 Phòng hành chính quản trị
+) Công tác lễ tân, phục vụ
+) Quản lý hành chính, văn thư, con dấu
+) Quản lý, mua sắm tài sản cố định và công cụ, dụng cụ của Ngân hàng
+) Thực hiện công tác bảo vệ và an ninh
Phòng dịch
vụ khách hàng
Phòng tín dụng
và tài trợ thương mại
Phòng giao dịch
Trang 30+) Thực hiện các công việc hành chính quản trị khác theo yêu cầu của banlãnh đạo
2.1.2.3 Phòng Kế toán tài chính
*) Kế hoạch xây dựng và kiểm tra chế độ báo cáo tài chính kế toán
*) Kế toán quản trị, kế toán tổng hợp
*) Lập báo cáo chi tiết hàng kỳ về báo cáo tài chính
*) Thực hiện công tác hậu kiểm chứng từ kế toán
2.1.2.4 Phòng dịch vụ khách hàng
+) Trực tiếp giám sát các giao dịch thanh toán liên quan đến các sản phẩmdịch vụ của Ngân hàng
2.1.2.5 Phòng tín dụng và tài trợ thương mại
+) Thẩm định các hồ sơ, dự án vay vốn, đầu tư theo yêu cầu của ban lãnh đạo,của các cấp có thẩm quyền
+) Quản lý các hoạt động liên doanh liên kết của hội sở về sản phẩm tín dụng+) Quản lý và phát triển sản phẩm tín dụng
+) Tiếp thị và mở rộng thị phần của Ngân hàng thông qua các sản phẩm vàdịch vụ cung cấp
về sở giao dịch, chi nhánh để hạch toán
2.1.3 Đặc điểm kinh doanh
2.1.3.1 Ngành nghề kinh doanh chính
Hoạt động kinh doanh chính của Chi nhánh: huy động vốn, tiếp nhận vốntrong nước; cho vay, hùn vốn liên doanh, dịch vụ thanh toán, huy động vốnngắn hạn, trung hạn, dài hạn của tổ chức dân cư dưới hình thức tiền gửi có kỳhạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác,cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu
Trang 31và các giấy tờ có giá khác, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế,
-) Tiền gửi có kỳ hạn: Được sử dụng chủ yếu với mục đích hưởng lãi căn cứvào kỳ hạn gửi
-) Tiền gửi không kỳ hạn: Được sử dụng với mục đích gửi tiền hoặc rút tiềnmặt bất cứ lúc nào hoặc nhận tiền chuyển khoản từ nơi khác chuyển đến
-) Tiết kiệm dự thưởng: Tùy vào điều kiện hoạt động và từng thời điểm mà ápdụng hình thức tiết kiệm dự thưởng
-) Các chứng chỉ tiền gửi có liên quan: là các loại hình tiết kiệm khác mà Ngânhàng cung cấp tạo điều kiện tiện ích nhất cho khách hàng
2.1.3.2.2 Sản phẩm cho vay
-) Cho vay sản xuất kinh doanh cá nhân và doanh nghiệp: là tài trợ vốn chokhách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịchvụ
-) Cho vay đầu tư
-) Cho vay tiêu dùng: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu sinhhoạt tiêu dùng
-) Cho vay mua bất động sản: nhằm bổ sung cho khách hàng phần vốn thiếuhụt trong xây dựng sửa chữa nhà cửa, vật kiến trúc, thanh toán tiền mua bất độngsản
-) Cho vay du học: là tài trợ vốn cho cá nhân tổ chức để cho một hay nhiều cánhân khác có nhu cầu du học tại chỗ hoặc ở nước ngoài
-) Cho vay sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do Ngân hàng phát hành nhằm mục đíchkinh doanh hoặc tiêu dùng hợp pháp
Trang 32-) Cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp: tài trợ cho khách hàng ở khu vựcnông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp, các ngành nghềkinh doanh hàng hóa và dịch vụ nông nghiệp.
-) Cho vay thấu chi: nhằm bổ sung phần vốn thiếu hụt khi tài khoản của kháchhàng mở tại Ngân hàng không đủ số dư cần thiết để thanh toán
-) Cho vay cán bộ công nhân viên dưới hình thức vay tín chấp nhằm phục vụsinh hoạt tiêu dùng trên cơ sở nguồn thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thunhập hợp pháp khác của cán bộ công nhân viên
2.1.3.2.3 Dịch vụ chuyển tiền
- Chuyển tiền trong nước: Thực hiện dịch vụ chuyển và nhận tiền theo yêu cầucủa khách hàng tại các tỉnh thành trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm chuyển tiềntrong cùng hệ thống, ngoài hệ thống và Ngân hàng liên kết dịch vụ
- Chuyển tiền ra nước ngoài: Thực hiện các dịch vụ nhằm hỗ trợ khách hàngchuyển tiền ngoại tệ ra nước ngoài với mục đích công tác thanh toán tiền hàng, duhọc,…
- Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam: nhận tiền chuyển về của kháchhàng đang sinh sống, làm việc ở nước ngoài cho người thân thông qua các công tykiều hối, công ty chuyển tiền, hoặc trực tiếp vào tài khoản ngoại tệ của Ngân hàng
- Bảo lãnh dự thầu: Ngân hàng cam kết bảo lãnh cho doanh nghiệp đang chuẩn
bị tham gia vào đợt đấu thầu, cam kết thực hiện nghĩa vụ của khách hàng trong việctham gia trong đấu thầu các dự án, giúp cho doanh nghiệp có đủ điều kiện và có uytín lớn khi tham gia vào một giao dịch đấu thầu mà việc phải có bảo lãnh của Ngânhàng là bắt buộc theo yêu cầu của chủ thầu
- Bảo lãnh thanh toán: Bảo lãnh với bên thứ ba về việc cam kết sẽ thanh toáncho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện khôngđầy đủ nghĩa vụ của mình khi đến hạn
Trang 33- Bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu: Ngân hàng cam kết với cơ quan thu thuế (bênnhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thay cho khách hàng không thựchiện nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu cho cơ quan thu thuế trong vòng 30 ngày kể từngày nhận được thông báo chính thức của cơ quan thu thuế về số thuế phải nộp.
- Bảo lãnh hoàn tạm ứng: Cam kết thanh toán phần ứng trước khách hàng đãnhận được trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hợpđồng ký kết
- Ngoài ra Chi nhánh còn tiến hành thực hiện bảo lãnh quốc tế: thư tín dụng dựphòng và thư bảo lãnh, Ngân hàng cam kết với đối tác nước ngoài của doanh nghiệp
về việc thực hiện hợp đồng, dự thầu, thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ,… trongtrường hợp doanh nghiệp vi phạm các nghĩa vụ thỏa thuận
2.1.3.2.5 Dịch vụ thẻ
Sản phẩm thẻ hiện tại là Thẻ ghi nợ nội địa có thấu chi Dự kiến trong thờigian tới SHB sẽ liên kết với Vietcombank triển khai thực hiện khai thác dịch vụ thẻATM
2.1.3.2.6 Dịch vụ thanh toán
- Dịch vụ thanh toán trong nước
- Dịch vụ thanh toán quốc tế
- Chuyển tiền bằng điện
- Dịch vụ Internet banking / Mobile banking: Cung cấp dịch vụ, thông tin củakhách hàng, tài khoản của khách hàng và các loại thông tin liên quan cho kháchhàng thông qua hệ thống Internet và điện thoại
Trang 34- Dịch vụ ngân quỹ: là thực hiện việc kiểm đếm các loại tiền cho khách hàng,lưu giữ hộ khách hàng, kiểm định và cất trữ các loại tài sản, các loại giấy tờ có giá,thu đổi tiền.
- Thu chi hộ tiền bán hàng: Thay mặt khách hàng làm nhiệm vụ thu nhận,kiểm đếm, phân loại, vận chuyển,…và báo có vào tài khoản hoặc chi tiền thanh toáncho đối tác của khách hàng
- Dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ: phục vụ nhu cầu của khách hàng về đa dạnghóa danh mục đầu tư, hạn chế rủi ro cũng như tìm kiếm lợi nhuận thông qua sự biếnđộng của tỷ giá các loại ngoại tệ
- Hỗ trợ du học: tư vấn du học, xác nhận năng lực tài chính, cung cấp tín dụng
du học, chuyển tiền ra nước ngoài, tiết kiệm tích lũy giáo dục
- Ngoài ra Chi nhánh còn cung cấp các dịch vụ: tư vấn đầu tư, nhận ủy thácđầu tư, quản lý tài sản, chiết khấu, mua bán chứng tư có giá và các dịch vụ khác củaNgân hàng trong khuôn khổ quy định của NHNN
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội
2.1.4.1 Hoạt động tín dụng
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng tổng sản phẩm trongnước (GDP) của Việt Nam năm 2007 so với năm 2006 là 8,48%-mức cao nhấttrong 10 năm qua, là một trong những nền kinh tế tăng trưởng hàng đầu Châu Á
và thế giới.Do nền kinh tế tăng trưởng liên tục nên nhu cầu về vốn rất lớn thúcđẩy hệ thống các Ngân hàng trong nước trong giai đoạn vừa qua phát triển khánóng
Trong bối cảnh biến động của nền kinh tế xã hội, thị trường vốn và thịtrường trong nước, Chi nhánh đã không ngừng nâng cao năng lực tái cơ cấu vàhoàn thiện bộ máy hoạt động, sửa đổi quy chế và quy trình nghiệp vụ tín dụngnhằm thích ứng với điều kiện từng vùng miền, ngành nghề kinh doanh Đưa cácsản phẩm dịch vụ cho vay hấp dẫn linh hoạt đến nhiều đối tượng khách hàng.Ngoài ra, Chi nhánh luôn kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốntrên cơ sở thận trọng an toàn Nhờ đó, hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã đạtđược sự tăng trưởng và bền vững
Trang 35Năm 2006, tổng dư nợ của Chi nhánh đạt 164217.184triệu đồng, năm 2007đạt 961368.840 triệu đồng, năm 2008 dư nợ đã vượt cả năm 2007 đạt 1004875.062triệu đồng và năm 2009 dư nợ tăng đột biến đạt 2098510.658 triệu đồng.
Bảng 1: Dư nợ tín dụng của Chi nhánh 2006-2009
( Nguồn: BCTC của chi nhánh năm 2006 , 2007, 2008 và 2009)
Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của Chi nhánh 2006-2009
ĐVT: Triệu đồng
Nhìn vào chỉ tiêu dư nợ của Chi nhánh nhận thấy sự tăng trưởng đáng kể vềhoạt động tín dụng trong những năm vừa qua Năm 2007, đánh dấu sự chuyểnhướng hoạt động: tập trung cung cấp các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng đa dạngcho tất cả các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế, ngành nghề kinh doanh cùng với sựphát triển về mạng lưới hoạt động, dư nợ tín dụng của Chi nhánh có sự tăngtrưởng vượt bậc Với hơn 961 tỷ đồng dư nợ, tăng 485,43% so với năm 2006
164217.184
961368.84 1004875.062
2098510.658
0 500000
Trang 36Năm 2008, với việc phát hành tăng vốn thành công lên 2.000 tỷ đồng củaSHB, Chi nhánh đã đầu tư mở rộng mạng lưới, phát triển thêm nhiều sản phẩm,dịch vụ, đa dạng đối tượng khách hàng, dư nợ tín dụng của Chi nhánh năm 2008
đã đạt hơn 1004 tỷ đồng, vượt dư nợ cả năm 2007, tăng hơn 4,53% so với năm2007.Năm 2009, dư nợ tiếp tục tăng tới hơn 2098 tỷ đồng so với năm 2008
2.1.4.2 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán
Hiện tại, các Chi nhánh của SHB thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại
tệ và thanh toán quốc tế thông qua Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh thựchiện hoạt động mua bán ngoại tệ chủ yếu nhằm thực hiện thanh toán ngoại tệcho các khách hàng trong và ngoài nước (thường là các tổ chức kinh tế hoạt độngxuất nhập khẩu) đồng thời thực hiện mua bán ngoại tệ trên các tài khoản mở tạiNgân hàng trên
Hoạt động thanh toán của Chi nhánh trong giai đoạn 2006-2009 đã có sựthay đổi căn bản Cùng với việc chuyển đổi mô hình Ngân hàng, từ việc hoạtđộng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán của SHB trong năm 2005 chưa phátsinh và sự thành lập của Chi nhánh năm 2006 thì trong năm 2006 hoạt độngkinh doanh này đã được triển khai tại SHB bước đầu đem lại thu nhậpnhưng tại Chi nhánh lại chưa đem lại thu nhập, Chi nhánh đã bị lỗ Năm 2007,Chi nhánh tiếp tục mở rộng quan hệ thanh toán, bảo lãnh thanh toán cho các đốitác và tổ chức
Nhìn vào biểu đồ 3, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh năm
2006 âm thì sang năm 2007, giá trị lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ đạt630.091 triệu đồng Đặc biệt năm 2009 lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ đạt mứckhá cao tới 2248.723 triệu đồng Năm 2007, Chi nhánh vẫn chưa được thanh toánquốc tế trực tiếp (theo quy định của NHNN) do đó, doanh thu từ hoạt động thanhtoán quốc tế chưa đạt cao