Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội chi nhánh Hà Nội (Trang 34 - 37)

2.1.4.1. Hoạt động tín dụng

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam năm 2007 so với năm 2006 là 8,48%-mức cao nhất trong 10 năm qua, là một trong những nền kinh tế tăng trưởng hàng đầu Châu Á và thế giới.Do nền kinh tế tăng trưởng liên tục nên nhu cầu về vốn rất lớn thúc đẩy hệ thống các Ngân hàng trong nước trong giai đoạn vừa qua phát triển khá nóng.

Trong bối cảnh biến động của nền kinh tế xã hội, thị trường vốn và thị trường trong nước, Chi nhánh đã không ngừng nâng cao năng lực tái cơ cấu và hoàn thiện bộ máy hoạt động, sửa đổi quy chế và quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm thích ứng với điều kiện từng vùng miền, ngành nghề kinh doanh. Đưa các sản phẩm dịch vụ cho vay hấp dẫn linh hoạt đến nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra, Chi nhánh luôn kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn trên cơ sở thận trọng an toàn. Nhờ đó, hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã đạt được sự tăng trưởng và bền vững.

Năm 2006, tổng dư nợ của Chi nhánh đạt 164217.184triệu đồng, năm 2007 đạt 961368.840 triệu đồng, năm 2008 dư nợ đã vượt cả năm 2007 đạt 1004875.062 triệu đồng và năm 2009 dư nợ tăng đột biến đạt 2098510.658 triệu đồng.

Bảng 1: Dư nợ tín dụng của Chi nhánh 2006-2009

ĐVT:Triệu đồng

Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

dụng

- TCTD - - - - - - -

- KH khác 164217.184 961368.840 485,43% 1004875.06 4,53% 2098510.66 108,83%

( Nguồn: BCTC của chi nhánh năm 2006 , 2007, 2008 và 2009)

Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của Chi nhánh 2006-2009

ĐVT: Triệu đồng

Nhìn vào chỉ tiêu dư nợ của Chi nhánh nhận thấy sự tăng trưởng đáng kể về hoạt động tín dụng trong những năm vừa qua. Năm 2007, đánh dấu sự chuyển hướng hoạt động: tập trung cung cấp các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng đa dạng cho tất cả các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế, ngành nghề kinh doanh cùng với sự phát triển về mạng lưới hoạt động, dư nợ tín dụng của Chi nhánh có sự tăng trưởng vượt bậc. Với hơn 961 tỷ đồng dư nợ, tăng 485,43% so với năm 2006.

Năm 2008, với việc phát hành tăng vốn thành công lên 2.000 tỷ đồng của SHB, Chi nhánh đã đầu tư mở rộng mạng lưới, phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ, đa dạng đối tượng khách hàng, dư nợ tín dụng của Chi nhánh năm 2008 đã đạt hơn 1004 tỷ đồng, vượt dư nợ cả năm 2007, tăng hơn 4,53% so với năm 2007.Năm 2009, dư nợ tiếp tục tăng tới hơn 2098 tỷ đồng so với năm 2008.

2.1.4.2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán

hiện hoạt động mua bán ngoại tệ chủ yếu nhằm thực hiện thanh toán ngoại tệ cho các khách hàng trong và ngoài nước (thường là các tổ chức kinh tế hoạt động xuất nhập khẩu) đồng thời thực hiện mua bán ngoại tệ trên các tài khoản mở tại Ngân hàng trên.

Hoạt động thanh toán của Chi nhánh trong giai đoạn 2006-2009 đã có sự thay đổi căn bản. Cùng với việc chuyển đổi mô hình Ngân hàng, từ việc hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán của SHB trong năm 2005 chưa phát sinh và sự thành lập của Chi nhánh năm 2006 thì trong năm 2006 hoạt động kinh doanh này đã được triển khai tại SHB bước đầu đem lại thu nhập nhưng tại Chi nhánh lại chưa đem lại thu nhập, Chi nhánh đã bị lỗ. Năm 2007, Chi nhánh tiếp tục mở rộng quan hệ thanh toán, bảo lãnh thanh toán cho các đối tác và tổ chức.

Nhìn vào biểu đồ 3, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh năm 2006 âm thì sang năm 2007, giá trị lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ đạt 630.091 triệu đồng. Đặc biệt năm 2009 lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ đạt mức khá cao tới 2248.723 triệu đồng. Năm 2007, Chi nhánh vẫn chưa được thanh toán quốc tế trực tiếp (theo quy định của NHNN) do đó, doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế chưa đạt cao.

Biểu đồ 3: Doanh số kinh doanh ngoại tệ và thanh toán năm 2006-2009

2.1.4.3. Hoạt động đầu tư

Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2006-2009 thì hoạt động đầu tư của Chi nhánh căn cứ theo các khoản mục như: Chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư, đầu tư tài chính hầu như là không có. Vì vây Chi nhánh chưa có Phòng đầu tư để đầu tư vào các lĩnh vực: mua cổ phiếu của các công ty, các dự án bất động sản, khoáng sản, xây dựng,…

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội chi nhánh Hà Nội (Trang 34 - 37)