Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội chi nhánh Hà Nội (Trang 45 - 48)

Trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2006 và đầu năm 2007, thị trường chứng kiến cuộc chạy đua huy động vốn của các NHTM. Sự cạnh tranh của các NHTM nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân diễn ra khá quyết liệt, thông qua các dịch vụ chăm sóc khách hàng, lãi suất cạnh tranh và các chương trình khuyến mại có giá trị lớn để thu hút khách hàng. Ngoài ra, thị trường chứng khoán cũng là một kênh huy động vốn đặc biệt thuận lợi của các Ngân hàng.

Nguồn vốn huy động của Chi nhánh các năm qua đều tăng cao do Chi nhánh đã không ngừng mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch, đến thời điểm 31/12/2006, tổng vốn huy động đạt 208065.907 triệu đồng, năm 2007 đạt 984366.458 triệu đồng, năm 2008 đạt 1903837.952 triệu đồng và năm 2009 đạt 2731138.56 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động duy trì ở mức cao mặc

dù tốc độ đó có giảm đi, năm 2007 tăng 473% so với năm 2006; năm 2008 tăng 193 % so với tổng nguồn vốn huy động cả năm 2007; năm 2009 tăng 143% so với năm 2008.

Bảng 6: Nguồn vốn huy động của Chi nhánh 2006-2009

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

Phân theo kỳ hạn

208065.907 100% 984366.458 100% 1903837.952 100% 2731138.56 100%

- Ngắn hạn 180039.429 86,53% 891442.264 90,56% 1785228.848 93,77% 2571366.95 94,15% - Trung, dài hạn 28026.478 13,47% 92924.194 9,44% 118609.104 6,23% 159771.61 5,85% Phân theo cơ

cấu 208065.907 100% 984366.458 100% 1903837.952 100% 2731138.56 100% - Trong nước 208065.907 100% 984366.458 100% 1903837.952 100% 2731138.56 100% + TCTD 62000 29,80% 330000 33,52% 247.553 0,01% 41257.012 1,51% + KH khác 146065.907 70,20% 654366.458 66,48% 1903590.952 99,99% 2689881.548 98,49% - Nước ngoài - 0% - 0% - 0% - 0%

(Nguồn: Báo cáo phòng nguồn vốn của Chi nhánh )

Biểu đồ 8: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh 2006-2009

Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn chủ yếu là huy động ngắn hạn. Năm 2006 nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm 86,53%, năm 2007 chiếm 90,56%. Trong năm 2008, do chính sách lãi suất của NHNN thường xuyên biến động nên lãi suất của các NHTM cũng có sự thay đổi để có tính cạnh tranh. Do lãi suất không ổn định nên khách hàng chủ yếu là gửi ngắn hạn. Đó là lý do năm 2008, vốn huy động ngắn hạn của Chi nhánh tăng lên, chiếm 93,77% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2009, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã làm cho nguồn tiền gửi tăng không nhiều, chỉ chiếm 94,15%. Sự chênh lệch quá lớn giữa nguồn vốn huy động ngắn hạn và dài hạn có thể sẽ gây rủi ro cho Chi nhánh. Giả sử vì một lý do nào đó như sự sụt giảm lãi suất tiền gửi, các khách hàng cùng một lúc đến rút tiền sẽ làm mất tính thanh khoản cho Chi nhánh và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Hơn nữa, theo quy định của Nhà nước, các NHTM được phép dùng một số vốn huy động ngắn hạn đầu tư cho vay trung và dài hạn. Nhưng nếu vượt quá mức an toàn thì sẽ dẫn đến khả năng mất cân đối vốn hoạt động hằng ngày. Như vậy, vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn sẽ hạn chế việc cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh. Để giảm thiểu rủi ro, Chi nhánh đang có kế hoạch điều chỉnh nguồn vốn huy động theo hướng giảm dần nguồn vốn huy động ngắn hạn và tăng dần nguồn vốn huy động dài hạn để góp phần đảm bảo cho sự kinh doanh ổn định của Chi nhánh cũng như của SHB nói chung.

Nguồn vốn huy động phân theo cơ cấu của Chi nhánh toàn bộ đều là nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài là 0%. Đối với nguồn vốn trong nước thì có sự chuyển dịch ngày càng nghiêng nhiều về phía huy động vốn từ các khách hàng khác. Năm 2006 số vốn huy động từ các TCTD và từ khách hàng khác chiếm tỷ trọng tương đối xa nhau (29,80% và 70,20%), và đến năm 2007 vốn huy động từ các khách hàng khác chiếm tỷ trọng giảm một chút so với năm 2006 là 66,48% tổng nguồn vốn huy động. Việc huy động vốn lớn từ các TCTD không phải là một biện pháp an toàn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đến năm 2008, 2009 nguồn vốn huy động từ các TCTD tiếp tục được kiểm soát, ch ỉ chiếm 0,01% và 1,51% tổng nguồn vốn huy động. Còn lại là vốn huy động từ các cá nhân và tổ

chức kinh tế khác. Việc điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn này đảm bảo cho Chi nhánh có được nguồn vốn ổn định cho phát triển kinh doanh.

Hiện nay Chi nhánh chưa có vốn nhận từ Chính phủ và chưa thực hiện việc huy động vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá trong tổng nguồn vốn mặc dù trên thực tế cho thấy đây cũng là một kênh huy động có hiệu quả cao.

Việc xác định cơ cấu nguồn huy động của Ngân hàng rất quan trọng vừa giúp Chi nhánh duy trì ổn định hoạt động vừa xây dựng được chính sách chiến lược phát triển lâu dài đặc biệt là xác định đúng đối tượng khách hàng từ đó tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội chi nhánh Hà Nội (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w