Hoạt động huy động vốn với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định chưa đủ để đánh giá là hoạt động có hiệu quả, nó là hoạt động khởi đầu song phải gắn liền với hoạt động sử dụng vốn, phải lấy sử dụng vốn làm mục tiêu.
Trong hoạt động Ngân hàng, muốn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh thì phải bám sát vào nhu cầu thực tế để có những điều chỉnh kịp thời, trong đó huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ lẫn nhau, chi phối lẫn nhau. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì vấn đề là phải làm sao cân đối được hoạt động huy động và sử dụng vốn để Ngân hàng không bị động trong kinh doanh, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đảm bảo chi phí thấp nhất. Huy động là cơ sở, là tiền đề để Ngân hàng thực hiện công tác sử dụng vốn. Nhưng chỉ khi Ngân hàng cho vay quay vòng đồng vốn thì nguồn vốn mới sinh lời. Do đó sử dụng vốn là căn cứ quan trọng để Ngân hàng xác định nguồn vốn cần huy động.
Để đạt được mục tiêu sinh lời và an toàn, mỗi Ngân hàng cần phải xây dựng một danh mục nguồn vốn và tài sản sao cho đảm bảo sự phù hợp tương đối về quy mô, kết cấu thời hạn và lãi suất.
Một cơ cấu thời hạn và lãi suất của nguồn vốn được xem là tích cực khi nó thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
- Đảm bảo khả năng thanh toán cần thiết
- Sự phù hợp về độ nhạy cảm với lãi suất của nguồn vốn và tài sản
- Sự linh hoạt trong cơ cấu để điều chỉnh theo hướng có lợi cho kết quả kinh doanh bằng việc có thể khai thác cơ hội và tránh các rủi ro có thể có. Nguồn vốn
ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn có lợi cho kinh doanh nhưng khi lãi suất thay đổi theo chiều hướng tăng rất dễ dẫn đến rủi ro.
Trong gần 4 năm qua, với những cố gắng và nỗ lực không ngừng trong công tác huy động vốn Chi nhánh đã chủ động được nguồn vốn cho vay, đảm bảo đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay.
Bảng 7: Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn của Chi nhánh năm 2006-2009
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng nguồn vốn huy động 208065.90 984366.46 1903837.95 2731138.56 - Huy động ngắn hạn 180039.429 891442.264 1785228.848 2571366.95 - Huy động trung, dài hạn 28026.478 92924.194 118609.104 159771.61 Dư nợ cho vay 164217.184 961368.840 1004875.062 2098510.658 - Cho vay ngắn hạn 111667.69 614026.278 592072.387 1043589.35 - Cho vay trung, dài hạn 52549.494 347342.562 412802.675 1054921.308
Hệ số sử dụng nguồn 78,93% 97,66% 52,78% 76,84%
Phần dư 43848.716 22997.62 898962.888 632627.902
(Nguồn: báo cáo tài chính kiểm toán của Chi nhánh năm 2006, 2007, 2008 và 2009)
Qua bảng trên ta thấy Chi nhánh đã đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của dân cư trên địa bàn thành phố. Tuy dư nợ cho vay qua các năm tăng nhưng không ổn định so với tổng nguồn huy động thể hiện ở hệ số sử dụng nguồn, tăng giảm thất thường, năm 2007 là 97,66% sang năm 2008 giảm còn có 52,78%, đến năm 2009 lại tăng lên tới 76,84%. Nhưng việc tăng nguồn vốn huy động và sử dụng của Chi nhánh vẫn là một thành tích đáng khích lệ.
Nguồn vốn huy động ngắn hạn đã đáp ứng đầy đủ cho hoạt động cho vay ngắn hạn đồng thời tài trợ cho hoạt động cho vay trung, dài hạn bởi vì nguồn huy động trung, dài hạn không đáp ứng đầy đủ cho hoạt động này. Cho vay ngắn hạn là loại hình mà Chi nhánh tập trung phát triển nhiều nhất, nhưng Chi nhánh cũng đang dần có xu hướng tăng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn thể hiện ở tốc độ tăng đột biến năm 2009, từ 6 con số là 412802.675 triệu đồng năm 2008 lên tới 7 con số là 1054921.308 triệu đồng năm 2009. Trái ngược với tốc độ tăng nhanh của cho vay trung, dài hạn thì
lượng vốn huy động tài trợ cho hoạt động này lại tăng không đáng kể, chỉ tăng khoảng 34,70% trong năm 2009 so với năm 2008. Đây là một chênh lệch khá lớn, như đã phân tích ở mục hoạt động huy động vốn thì việc đầu tư cho vay trung, dài hạn của nguồn huy động ngắn hạn không được vượt quá mức an toàn theo quy định của Nhà nước để đảm bảo cho việc cân đối vốn hoạt động hàng ngày của Chi nhánh nên thời gian tới Chi nhánh cần có những điều chỉnh thích hợp để đảm bảo cho việc kinh doanh ổn định trong khi nhu cầu cho vay trung, dài hạn đang có xu hướng tăng nhanh.