1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội: Thực trạng và giải pháp

75 591 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm1986, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đổi mới toàn diện nền kinh tế đât nước với phương châm chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.

Trang 1

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan những thông tin, số liệu được sử dụng trong chuyên đề này

là xác thực và không bị chỉnh sửa Các tài liệu được sử dụng để phục vụ cho quátrình xây dựng đề tài là những tài liệu được phép công khai minh bạch Tôi xin chịumọi trách nhiệm liên quan tới tính xác thực và tính công khai của các tài liệu được

sử dụng trong chuyên đề Ngoài ra, chuyên đề này là kết quả nghiên cứu của cánhân tôi, vì vậy mọi đánh giá, nhận xét được đưa ra dựa trên quan điểm cá nhân củatôi Tôi chịu trách nhiệm về các đánh giá này nhưng không chịu trách nhiệm về tínhkhách quan của các đánh giá và phân tích trong chuyên đề này do các đánh giá,phân tích được đưa ra dựa trên đánh giá chủ quan của cá nhân người viết là tôi Tất

cả các nội dung của đề tài được xây dựng dựa trên những khảo sát và đánh giá củatôi, do vậy, các thông tin trong tài liệu có thể trùng lặp với thông tin hiện có Nhưngtôi xin cam đoan, mọi đánh giá, phân tích, nhận xét cũng như các ý tưởng, đề xuấttrong chuyên đề này là do tôi tự xây dựng và nghiên cứu và cam kết không có sựsao chép từ bất cứ một nguồn tài liệu nào Tôi xin chịu trách nhiệm cho toàn bộnhững vấn đề đã được cam kết ở trên trước Nhà Trường, Khoa Kế hoạch – Pháttriển và giảng viên hướng dẫn PGS.TS Phạm Văn Vận

Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2010

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tuấn Việt

Trang 2

MỤC LỤC

Lời nói đầu 4

Chương I: Lý luận chung về DNVVN và sự cần thiết hỗ trợ DNVVN 6

I Lý luận chung về DNVVN: 6

1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ: 6

2 Tiêu thức xác định DNVVN: 7

2.1 Tiêu thức xác định DNVVN ở một số nước trên thế giới: 7

2.2 Tiêu thức xác định DNVVN ở Việt Nam: 8

3 Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp phát triển bền vững 10

4 Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế quốc dân: 15

4.1 Mức độ đóng góp của DNVVN Việt Nam trong nền kinh tế 15

4.2 DNVVN giữ vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm 16

4.3 DNVVN làm cho nền kinh tế năng động và có hiệu quả hơn 16

4.4 DNVVN góp phần tích cực trong việc lưu thông hàng hoá và XK 16

4.5 Các DNVVN dễ dàng duy trì sự tự do cạnh tranh 17

4.6 Các DNVVN có khả năng ứng biến nhanh nhạy 17

4.7 Các DNVVN là nơi đào tạo các nhà doanh nghiệp 18

II Sự cần thiết phải hỗ trợ các DNVVN: 19

III Kinh nghiệm hỗ trợ xuất nhập khẩu cho DNVVN của một số nước: 20

1 Các biện pháp hỗ trợ của Đài Loan 21

1.1 Về chiến lược kinh doanh 21

1.2 Về chính sách thuế 21

1.3 Về ngoại thương 22

2 Các biện pháp hỗ trợ của Malaysia 24

3 Các biện pháp hỗ trợ của Hàn Quốc 25

3.1 Về chiến lược kinh doanh 26

3.2 Về chính sách tín dụng 26

3.3 Các biện pháp hỗ trợ khác 26

Chương II: Thực trạng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội 28

1 Quá trình hình thành và phát triển các DNVVN: 28

2 Thực trạng và những tồn tại: 29

2.1 Vốn của các DNVVN. 29

2.2 Tình hình thiết bị công nghệ 30

Trang 3

2.3 Trình độ nhân lực, lao động và quản lý. 32

2.4.Tình hình và khả năng cạnh tranh của các DNVVN về sản phẩm, thị trường. 35

3 Các chính sách hỗ trợ hiện nay 42

3.1.Cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện gia nhập thị trường 42

3.2.Chính sách đất đai và quy hoạch 44

3.3 Chính sách thuế 46

3.4 Chính sách tín dụng và cấp vốn cho kinh tế tư nhân 50

3.5 Chính sách lao động, tiền lương, đào tạo và khoa học và công nghệ 53

3.6 Chính sách hỗ trợ phát triển kinh doanh 56

3.7.Chính sách hỗ trợ thông tin 58

4 Đánh giá chung 58

4.1 Những chính sách thành công 59

4.2 Các chính sách kém hiệu quả 60

Chương III: Một số giải pháp hỗ trợ 61

1 Đổi mới quan điểm , phương thức hỗ trợ 61

1.1.Đổi mới quan điểm hỗ trợ 61

1.2.Đổi mới phương thức hỗ trợ: 63

2 Các giải pháp hỗ trợ DNNVV 65

2.1 Chính sách hỗ trợ gia nhập thị trường 66

2.2 Chính sách thuế 66

2.3 Chính sách tín dụng 67

2.4 Chính sách đất đai 68

2.5 Chính sách hỗ trợ phát triển kinh doanh 69

2.6 Chính sách hỗ trợ công nghệ 70

Kết luận 74

Tài liệu tham khảo 75

Trang 4

Lời nói đầu

Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm1986, Đảng và Nhà nước tachủ trương đổi mới toàn diện nền kinh tế đât nước với phương châm chuyển từnền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chếthị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa Đảng

và nhà nước đã khẳng định phát huy mọi nguồn lực trong nước đồng thời kết hợptận dụng thời cơ quốc tế tiến hành thực hiện Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước thành công với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.Qua những đổi mới kịp thời, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thànhquả đáng khích lệ: Tăng trưởng kinh tế cao, quan hệ quốc tế được mở rộng, ổn địnhchính trị và xã hội, đẵ có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, kim ngạch xuất khẩu bìnhquân tăng cao

Đạt được những thành quả đó là nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân ta nói chung

và của các thành phần kinh tế nói riêng Những thành quả ấy có sự đóng gópkhông nhỏ của loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ( DNVVN)

DNVVN có một vai trò quan trọng trong sự nghiệp Công nghiệp hoá và hiệnđại hoá đất nước Điều đó đẵ được cụ thể hoá trong văn kiện đại hội Đảng toànquốc lần thứ VIII “ phát triển các loại hình doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ làchính, với công nghệ thích hợp, vốn đầu tư ít, tạo nhiều việc làm, thời gian thuhồi vốn nhanh Chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị nhằm khai thác

có hiệu quả năng lực thiết bị hiên có…” ( Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ VIII, 1996, tr23) DNVVN có những ưu điểm nổi bật mà các loại hình doanhnghiệp khác không có được, đặc biệt trong thời kì chuyển đổi hiện nay ở đất nước

ta như có sức năng động, có khả năng thích nghi, dễ thay đổi công nghệ, hiệu quảđầu tư tương đối cao, dễ quản lý

Song, DNVVN hiện nay còn ít vốn, trình độ khoa học công nghệ hạn chế,gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao sức canh tranh của sản phẩm trên thịtrường trong nước cũng như quốc tế, hiệu quả sử dụng vốn thấp Nói tóm lạiDNVVN chưa phát huy hết vai trò to lớn của mình, ít được sự ưu ái của các ngânhàng, khó liên doanh liên kết và còn hạn chế về chính sách hỗ trợ vĩ mô của Nhànước Xuất phát từ tình hình thực tế Đất nước nói chung, tình hình DNVVN ở Hà

Nội nói riêng, em đã lựa chọn đề tài: “Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

ở Hà Nội: Thực trạng và giải pháp” với mục đích:

Trang 5

- Đánh giá một cách khách quan, đúng đắn thực trạng của DNVVN ở HàNội và các chính sách hỗ trợ Qua đó hiểu rõ hơn vai trò to lớn của DNVVN, cácchính sách hỗ trợ DNVVN trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Đưa ra một số giải pháp nhằm góp một tiếng nói chung thúc đẩy sự pháttriển DNVVN, đưa nền kinh tế đất nước sớm thành công trong quá trình CNH-HĐH đất nước

- Nâng cao trình độ lý luận và tư duy khoa học cho bản thân

Bố cục của chuyên đề tốt nghiệp gồm ba chương sau:

Chương I: Lý luận chung về DNVVN và sự cần thiết hỗ trợ DNVVN.

Chương II: Thực trạng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội.

Chương III: Một số giải pháp hỗ trợ.

Trong suốt quá trình thực hiện, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan,chuyên đề có thể chưa đầy đủ và còn nhiều thiếu sót Em rất mong được sự thôngcảm, góp ý xây dựng của quý thầy cô cùng các bạn sinh viên để chuyên đề nàyđược thành công hơn

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Phạm Văn Vận, người đã tận tìnhgiúp đỡ, hướng dẫn em nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp này

Sinh viên: Nguyễn Tuấn Việt

Lớp: Kế hoạch 48B

Trang 6

Chương I

Lý luận chung về DNVVN và sự cần thiết hỗ trợ DNVVN

I Lý luận chung về DNVVN :

1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Hầu hết các nước đều nghiên cứu tiêu thức phân loại DNVVN Tuy nhiên,không có tiêu thức để phân loại DNVVN cho tất cả các nước và ngay trong một

số nước việc phân loại cũng có sự khác nhau tuỳ theo từng thời kỳ, từng ngànhnghề, địa bàn

Có 2 nhóm tiêu chí phổ biến dùng để phân loại, đó là: tiêu chí định tính vàtiêu chí định lượng

Tiêu thức định tính: Dựa trên những đặc trưng cơ bản của SME như

không có vị thế độc quyền trên thị trường, chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản

lý ít, các tiêu thức này có ưu thế là phản ánh đúng của vấn đề nhưng thườngkhó xác định trên thực tế Do đó, nó chỉ được làm cơ sở để tham khảo mà ít được sửdụng trên thực tế để phân loại

Tiêu thức định lượng: Thường sử dụng các tiêu thức như là số lao động

thường xuyên và không thường xuyên trong doanh nghiệp, giá trị tài sản hay vốn,doanh thu, lợi nhuận Trong đó:

- Số lao động có thể là lao động trung bình trong danh sách, lao độngthường xuyên, lao động thực tế

- Tài sản hoặc vốn có thể dùng tổng giá trị tài sản (hay vốn), tài sản hay vốn

cố định, giá trị tài sản còn lại

- Doanh thu có thể là tổng doanh thu trong một năm, tổng giá trị gia tăngtrong một năm(hiện nay có xu hướng sử dụng chỉ tiêu này)

DNVVN Việt Nam theo định nghĩa tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP

“DNVVN là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, đượcchia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốntương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanhnghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)” Theocác tiêu chí cụ thể xác định quy mô doanh nghiệp quy định tại Nghị định này thìDNNVV có thể là các doanh nghiệp có số lao động dưới 300 người hoặc tổngnguồn vốn dưới 100 tỷ đồng đối với khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản, hoặc lao

Trang 7

động dưới 100 người hoặc tổng nguồn vốn dưới 50 tỷ đồng đối với khu vực thươngmại và dịch vụ Theo thống kê của Cục Phát triển doanh nghiệp- Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, đến giữa năm 2009, Việt Nam có khoảng hơn 450 nghìn doanh nghiệp đăng

ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, trong đó khoảng 97% là cácDNNVV (phân theo quy mô lao động) và khoảng 94% (phân theo quy mô vốn)

2 Tiêu thức xác định DNVVN:

2.1 Tiêu thức xác định DNVVN ở một số nước trên thế giới:

Ở các nước, tiêu chí định lượng để xác định quy mô doanh nghiệp rất đadạng Dưới đây là một số tiêu chí phân loại DNVVN qua điều tra ở 12 nướctrong khu vực APEC Trong các nước này, tiêu chí số lao động được sử dụng phổbiến nhất (12/12 nước sử dụng) Còn một số chỉ tiêu khác thì tuỳ thuộc vào điềukiện của từng nước: vốn đầu tư (3/12), tổng giá trị tài sản (4/12), doanh thu(4/12) và tỷ lệ góp vốn (1/12) Số lượng tiêu chí chỉ có từ một đến hai và cao nhất

là ba chỉ tiêu Điều này được thể hiện một cách cụ thể dưới bảng 1 như sau:

Bảng 1: Tiêu chí phân loại DNVVN ở các nước APEC.

Số lao động; Tổng giá trị tài sản; Doanh thu

Số lao động; Vốn đầu tư

Số lao động; Tỷ lệ góp vốn

Số lao động

Số lao động; Tổng giá trị tài sản; Doanh thu

Số lao động; Tổng giá trị tài sảnVốn đầu tư; Tổng giá trị tài sản; Doanh thu

Số lao động; Vốn đầu tư

Số lao động

Nguồn: Ban thương mại và đầu tư, tiểu ban kinh doanh vừa và

nhỏ của các nước APEC, 1995.

Trang 8

Ở Indonesia; Tổng cục thống kê nước này phân loại dựa vào số lao động:Doanh nghiệp có dưới 19 lao động được coi là nhỏ, doanh nghiệp có trên 20 laođộng được coi là vừa và lớn Bộ công nghiệp xác định DNVVN dựa trên vốn đầu

tư vào máy móc: dưới 70 triệu rupi và tính bình quân trên một lao động có dưới

625 nghìn rupi là doanh nghiệp nhỏ Còn Ngân hàng Indonesia coi doanhnghiệp có tài sản dưới 100 triệu rupi là DNVVN Ở Hồng kông; doanh nghiệp

có lao động dưới 200 người là DNVVN Ở Hàn Quốc; tiêu thức phân loại doanhnghiệp chủ yếu dựa vào số lao động và phân biệt theo hai lĩnh vực sản xuất vàdịch vụ: trong lĩnh vực sản xuất dưới 1000 lao động, trong lĩnh vực dịch vụ dưới

20 lao động là các DNV&N Ở Đài Loan doanh nghiệp có số lao động dưới 300người và vốn đầu tư dưới 1,5 triệu USD là DNVVN Ở Malaysia; doanh nghiệp

có vốn cổ đông dưới 500 nghìn USD hay tài sản ròng dưới 200 nghìn USD, số laođộng dưới 20 người, doanh nghiệp có vốn cổ đông hay tài sản ròng từ 0,5- 2,5triệu USD, lao động dưới 100 người là các DNVVN Ở Thái Lan; doanh nghiệp

có số lao động tối đa 250 người và vốn đầu tư không quá 99.500 USD làDNVVN

Theo các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì cácDNVVN là những công ty hạch toán độc lập không phải là các công ty con củacác công ty lớn; tuyển dụng ít hơn một số lượng lao động đã được quy định Sốlượng này khác nhau giữa các hệ thống thống kê quốc gia Giới hạn trần phổ biếnnhất là 250 lao động tại các nước thuộc liên minh Châu Âu (EU) Tuy nhiên, một

số nước đặt ra giới hạn ở mức 200 lao động, trong khi Mỹ coi DNVVN bao gồmcác công ty có ít hơn 500 lao động Tài sản tính bằng tiền cũng được sử dụng đểxác định DNVVN Tại EU DNVVN phải có doanh thu hàng năm bằng hoặc íthơn 40 triệu EURO và hoặc giá trị bảng cân đối tài sản không vượt quá 27 triệuEURO

2.2 Tiêu thức xác định DNVVN ở Việt Nam:

Để xác định tiêu chí DNVVN ở Việt Nam một cách phù hợp, cần căn cứvào điều kiện cụ thể của Việt Nam ( là một nước có trình độ phát triển kinh tế cònthấp, năng lực quản lý hạn chế, thị trường còn thiếu, chưa có thước đo quy môdoanh nghiệp một cách đích thực) và tính đến các yếu tố tác động tới việc phânloại nêu trên như mục đích phân loại, tính chất ngành nghề, địa bàn

Việc phân loại DNVVN chủ yếu dựa theo 2 tiêu thức là: lao động thường xuyên và vốn sản xuất, vì lý do sau: tất cả các doanh nghiệp đều có số liệu về 2

Trang 9

tiêu thức này ( tính phổ dụng); có thể xác định 2 tiêu thức này ở mọi cấp độ, toàn

bộ nền kinh tế, ngành, doanh nghiệp ( tính khả thi) Trong điều kiện của ViệtNam, đây là 2 tiêu thức có thể xác định được chính xác trị số của chúng (tínhchuẩn xác)

Tuy vậy, 2 tiêu thức này mới chỉ thể hiện được quy mô đầu vào mà chưaphản ánh được kết quả tổng hợp thông qua kết quả kinh doanh

Các tiêu thức khác như doanh thu, vốn pháp định, vốn cố định, vốn lưuđộng, lợi nhuận đều có hạn chế là rất khó xác định hoặc không có nhiều ýnghĩa Tiêu thức doanh thu (hoặc giá trị gia tăng) có nhiều ý nghĩa vì nó phảnánh quy mô doanh nghiệp qua kết quả hoạt động của nó (gắn với hiệu quả) Tuynhiên trong điều kiện của Việt Nam, tiêu thức này rất khó xác định và không có sốliệu chính xác (chẳng hạn do việc dấu doanh thu để chốn thuế)

Các tiêu thức khác như vốn pháp định, vốn cố định hay số dư vốn lưu độngkhông phản ánh đầy đủ và thực chất quy mô của doanh nghiệp trong các ngànhkhác nhau Vốn pháp định thường khác xa vốn thực tế và chỉ mang tính hình thức.Vốn cố định có sự khác biệt lớn giữa các ngành sản xuất và thương mại, vốn lưuđộng cũng khác biệt rất lớn giữa các lĩnh vực, ngành nghề

Trên cơ sở những luận giải đó, nghị định 56/2009/NĐ-CP đã đưa ra địnhnghĩa:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Trang 10

Bảng 2: Tiêu thức phân loại DNVVN ở Việt Nam.

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến

200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100

tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300người

II Công nghiệp và

xây dựng

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến

200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100

tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300người

III Thương mại và

dịch vụ

10 người trở xuống

10 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến

50 người

từ trên 10 tỷ đồng đến 50

tỷ đồng

từ trên 50 người đến 100người

Nguồn: NĐ 56/2009/NĐ-CP

3 Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp phát triển bền vững

Chính sách phát triển của mọi quốc gia trên thế giới hiện nay đều hướng đến

sự phát triển bền vững

Mặc dù thuật ngữ phát triển bền vững đã xuất hiện vào đầu những năm 80của thế kỷ trước nhưng hiện tại đang trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu.(Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng trong Chiến lược bảo tồn thế giới do Hiệphội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế, Quỹ động vật hoang dãthế giới và Chương trình môi trường do Liên hiệp quốc đề xuất vào năm 1980)

Tuy nhiên, bài toán của các nhà cấp quản lý nhà nước hiện nay là làm thếnào để phát triển bền vững không chỉ là nhiệm vụ của quốc gia mà là nhiệm vụ củatừng người dân thông qua hành vi tiêu dùng, ứng xử của mình cũng như của cácdoanh nghiệp

Tại Việt Nam trong những năm gần đây, khía cạnh phát triển bền vững

trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã được quan tâm

nhiều hơn Trong năm năm trở lại đây, mỗi năm các tờ báo ngoại ngữ của nhóm báo

Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn đều tiến hành trao giải thưởng "Doanh nghiệp và phát

Trang 11

triển bền vững" cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại TPHCM và một

số tỉnh miền Đông Nam bộ

Các bộ tiêu chí đang được sử dụng nhiều trên thế giới, bao gồm bộ tiêu chí

"Phát triển bền vững Dow Jones'" (Dow Jones Sustainability Indexes) và bộ tiêu chícủa tổ chức Global Reporting Initiative (GRI) Riêng với các quốc gia thì có bộ tiêuchí do Liên hiệp quốc soạn thảo

Trước hết là bộ tiêu chí Dow Jones được công bố vào năm 1999 Đây là bộtiêu chí đầu tiên trên thế giới được thiết lập nhằm đánh giá thành tích trên ba chiềukích của phát triển bền vững là kinh tế, môi trường và xã hội của các doanh nghiệplớn Dưới đây là nội dung của bộ tiêu chí này:

Các chiều kích của phát

Trọng số của các chỉ tiêu (%)

Kinh tế

- Qui tắc ứng xử/ tuân theo luật lệ/ hối lộ-đút lót

- Quản trị doanh nghiệp

- Quản tri rủi ro và khủng hoảng

- Các chỉ tiêu riêng của ngành nghề

5.56.0 6.0 Tùy theo ngành nghề

Môi trường

- Thành tích về môi trường

- Có bản báo cáo về môi trường

- Các chỉ tiêu riêng của ngành nghề

7.03.0Tùy theo ngành nghề

Xã hội

- Hoạt động từ thiện

- Ứng dụng các qui tắc sử dụng lao động của quốc gia và quốc tế

- Việc phát triển vốn con người

- Có báo cáo về hoạt động xã hội

- Khả năng thu hút

- Các chỉ tiêu riêng của ngành nghề

3.55.05.5 3.0 5.5Tùy theo ngành nghề

Các chỉ tiêu trên được thể hiện bằng các câu hỏi cụ thể để đo lường và ngườiđứng đầu doanh nghiệp sẽ phải cung cấp câu trả lời

Chẳng hạn đối với thành tích về môi trường, doanh nghiệp sẽ cho biết trongnăm qua hoạt động sản xuất và kinh doanh của họ đã thải bao nhiêu lượng khí CO2,lượng nước sạch đã sử dụng, tổng lượng các loại năng lượng (điện, xăng dầu…) đã

sử dụng, lượng rác thải Doanh nghiệp cũng phải giải trình về chiến lược của mìnhtrong tương lai xem có giảm thiểu các chỉ số trên dần dần hay không

Trang 12

Về khía cạnh xã hội, doanh nghiệp sẽ phải cho biết có sự phân biệt đối xử vềgiới tính trong vấn đề lương bổng hay không (lương trung bình của lao động nam vàlao động nữ), tỷ lệ nữ đảm trách các trách nhiệm lãnh đạo, khả năng tự do lập hộicủa người lao động, vấn đề đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động, tổngkinh phí mà doanh nghiệp đã dùng cho các hoạt động từ thiện

Tuy nhiên cho đến nay, bộ tiêu chí do GRI thiết lập vào năm 2002 mới đượcxem là bộ tiêu chí đầy đủ và rõ ràng nhất dù nó vẫn xoay quanh ba chiều kích củaphát triển bền vững giống như bộ tiêu chí Dow Jones Cụ thể bộ tiêu chí này nhưsau:

- Sự hiện diện trên thị trường

- Những tác động kinh tế gián tiếp

Quản lý các mối quan hệ lao độngSức khỏe và an toàn

Đào tạo và giáo dục

Sự đa dạng và cơ hội

Không phân biệt đối xửQuyền tự do lập nhómLao động trẻ emLao động cưỡng bứcViệc tuân thủ các qui tắc lao động và an toànTuân thủ luật lệ địa phương

Trang 13

Xã hội Cộng đồng

Hối lộ và tham nhũngCác đóng góp về mặt hành chínhCạnh tranh và giá cả

Sản phẩm có trách nhiệm Sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng

Sản phẩm và các dịch vụQuảng cáo

Tôn trọng sự riêng tư

Các chỉ báo của những bộ tiêu chí trên đây chủ yếu mang yếu tố tham khảo.Bởi vì, đối với Việt Nam, có thể thêm các chỉ báo như việc trao học bổng, xây dựngnhà tình nghĩa và đóng góp cho các chương trình gây quỹ từ thiện

Ưu thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có những lợi thế rõ ràng, đó là khả năng thoả mãnnhu cầu có hạn trong những thị trường chuyên môn hoá, khuynh hướng sử dụngnhiều lao động với trình độ lao động kỹ thuật trung bình thấp, đặc biệt là rất linhhoạt, có khả năng nhanh chóng thích nghi với các nhu cầu và thay đổi của thịtrường Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể bước vào thị trường mới mà không thu hút

sự chú ý của các doanh nghiệp lớn (do quy mô doanh nghiệp nhỏ), sẵn sàng phục vụ

ở những nơi xa xôi nhất, những khoảng trống vừa và nhỏ trên thị trường mà cácdoanh nghiệp lớn không đáp ứng với mối quan tâm của họ đặt ở các thị trường cókhối lượng lớn Doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại hình sản xuất các địa điểm sảnxuất phân tán, tổ chức bộ máy chỉ đạo gọn nhẹ nên nó có nhiều điểm mạnh:

- Dễ dàng khởi sự, bộ máy chỉ đạo gọn nhẹ và năng động, nhạy bén

với thay đổi của thị trường.

Doanh nghiệp chỉ cần một số vốn hạn chế, mặt bằng không lớn, các điềukiện sản xuất đơn giản là đã có thể bắt đầu hoạt động Vòng quay sản phẩm nhanhgọn, có thể sử dụng vốn tự có, hoặc vay bạn, bố mẹ, người thân dễ dàng Bộ máy tổchức gọn nhẹ linh hoạt, dễ quản lý, dễ quyết định Đồng thời, do tính chất linh hoạtcũng như quy mô nhỏ của nó, doanh nghiệp có thể dễ dàng phát hiện thay đổi nhucầu của thị trường, nhanh chóng chuyển đổi hướng kinh doanh, phát huy tính năngđộng sáng tạo, tự chủ, nhạy bén trong lựa chọn thay đổi mặt hàng Từ đó doanhnghiệp sẽ tạo ra sự sống động trong phát triển kinh tế

Trang 14

- Sẵn sàng đầu tư vào các lĩnh vực mới, lĩnh vực có mức độ rủi ro cao.

Đó là bởi vì các doanh nghiệp loại này có mức vốn đầu tư nhỏ, sử dụng ít laođộng nên có khả năng mạo hiểm sẵn sàng mạo hiểm Trong trường hợp thất bại thìcũng không bị thiệt hại nặng nề như các doanh nghiệp lớn, có thể làm lại từ đầuđược Bên cạnh đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ có động cơ để đi vào các lĩnh vựcmới này: do tính chất nhỏ bé về quy mô nên khó cạnh tranh với các doanh nghiệplớn trong sản xuất dây chuyền hàng loạt Họ phải dựa vào lợi nhuận thu được từ cáccuộc kinh doanh mạo hiểm

- Dễ dàng đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ, hoạt động hiệu quả với chi phí

cố định thấp.

Doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh ít nên đầu tư vào các tài sản cố địnhcũng ít, do đó dễ tiến hành đổi mới trang thiết bị khi điều kiện cho phép Đồng thờidoanh nghiệp tận dụng được lao động dồi dào để thay thế vốn Với chiến lược pháttriển, đầu tư đúng đắn,sử dụng hợp lý các nguồn lực của mình, các doanh nghiệpvừa và nhỏ có thể đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao, cũng như có thể sản xuấtđược hàng hoá có chất lượng tốt và có sức cạnh tranh trên thị trường ngay cả khiđiều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều hạn chế

- Không có hoặc ít có xung đột giữa người thuê lao động với người lao động.

Quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ tất nhiên là không lớn lắm Số lượng laođộng trong một doanh nghiệp không nhiều, sự phân công lao động trong xí nghiệpchưa quá mức rõ rệt Mối quan hệ giữa người thuê lao động và người lao động khágắn bó Nếu xảy ra xung đột, mâu thuẫn thì dễ dàn xếp

Hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các hạn chế của loại hình doanh nghiệp này đến từ hai nguồn Các hạn chếkhách quan đến từ thực tế bên ngoài, và các hạn chế đến từ chính các lợi thế củadoanh nghiệp vừa và nhỏ

- Hạn chế đầu tiên và lớn nhất của DNVVN nằm trong chính đặc điểm của nó, đó làquy mô nhỏ, vốn ít, do đó các doanh nghiệp này thường lâm vào tình trạng thiếuvốn trầm trọng mỗi khi muốn mở rộng thị trường, hay tiến hành đổi mới, nâng cấptrang thiết bị

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường phụ thuộc vào doanh nghiệp mà nó cung cấpsản phẩm

Trang 15

- Khó khăn trong nâng cấp trang thiết bị, đầu tư công nghệ mới, đặc biệt là các côngnghệ đòi hỏi vốn lớn, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm

và tính cạnh tranh trên thị trường

- Có nhiều hạn chế trong đào tạo công nhân và chủ doanh nghiệp, thiếu bí quyết vàtrợ giúp kỹ thuật, không có kinh nghiệm trong thiết kế sản phẩm, thiếu đầu tư chonghiên cứu và phát triển, nói cách khác là không đủ năng lực sản xuất để đáp ứngcác yêu cầu về chất lượng, khó nâng cao được năng suất và hiệu quả kinh doanh

- Thiếu trợ giúp về tài chính và tiếp cận thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏthường tỏ ra bị động trong các quan hệ thị trường

- Do tính chất vừa và nhỏ của nó, DNVVN gặp khó khăn trong thiết lập và mở rộngquan hệ hợp tác với các đơn vị kinh tế bên ngoài địa phương doanh nghiệp đó đanghoạt động

- Cũng do tính chất vừa và nhỏ, DNVVN gặp khó khăn trong thiết lập chỗ đứngvững chắc trong thị trường

4 Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế quốc dân:

Các DNVVN có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế

Họ góp phần vào sự gia tăng tổng thu nhập quốc dân của các nước trên thế giới,bình quân chiếm khoảng 70% GDP mỗi nước

Ở Việt Nam hiện nay DNVVN vừa có diện rộng, phổ cập chiếm tỷ trọnglớn trong tổng số doanh nghiệp và có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triểnkinh tế xã hội Cùng với kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn, DNVVN đượcxem như là những nhân tố đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinh

tế, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, khai thác tận dụng hiệu quả tiềmnăng về vốn, tay nghề và những nguồn lực tiềm ẩn trong dân cư Nó còn gópphần phân bố công nghiệp trên các địa bàn khác nhau; giữ vai trò bổ sung cho côngnghiệp lớn; bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, thể hiện bản sắc vănhoá dân tộc

4.1 Mức độ đóng góp của DNVVN Việt Nam trong nền kinh tế

Cho đến nay, chưa có số liệu chính thức được công bố về đóng góp củakhu vực SME trong nền kinh tế Việt Nam Tuy vậy, theo ước tính, DNNN vàdoanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài chiếm khoảng 43 - 45% GDP, sản xuấtnông nghiệp chiếm khoảng 27- 30% GDP, thì phần còn lại là sản phẩm của khuvực DNVVN Như vậy, các DNVVN không kể sản xuất nông nghiệp, đã tạo rakhoảng 25-28% GDP Theo báo cáo gần đây của Tổng cục Thống kê thì DNTN,

Trang 16

Công ty TNHH, Công ty cổ phần đã tạo ra 8% GDP; Hộ kinh doanh cá thể tạo

ra 8-9% GDP và các Hợp tác xã đã tạo ra khoảng 9% GDP

- Do số lượng DNVVN tăng nhanh nên mặt hàng phong phú, đáp ứng ngàycàng tốt hơn nhu cầu của xã hội, tính cạnh tranh tăng lên làm cho chất lượng hànghoá và dịch vụ được nâng cao, thị trường sôi động hơn DNVVN còn góp phầnkhai thác tiềm năng của đất nước để phát triển kinh tế như tài nguyên, lao động, vốnthị trường, đặc biệt là tay nghề tinh xảo và truyền thống dân tộc

4.2 DNVVN giữ vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm

DNVVN giữ vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, giải quyết có hiệu

quả những vấn đề xã hội Chiếm tới 90% số doanh nghiệp cả nước, tạo công ănviệc làm cho 90% lao động, hơn nữa chi phí trung bình để tạo ra một chỗ làm việctrong các DNVVN chỉ bằng khoảng 3-10% so với doanh nghiệp lớn

4.3 DNVVN làm cho nền kinh tế năng động và có hiệu quả hơn

Một vai trò nữa rất quan trọng của DNVVN là làm cho nền kinh tế năngđộng và có hiệu quả hơn Do số lượng doanh nghiệp tăng lên rất lớn nên động lựccạnh tranh làm cho nền kinh tế thêm năng động và hiệu quả Hơn nữa, cácdoanh nghiệp này có khả năng thay đổi mặt hàng, công nghệ và hướng kinhdoanh một cách nhanh chóng Ngoài ra, do có nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanhmột số mặt hàng nên sẽ giảm bớt mức độ rủi ro trong nền kinh tế: khi một doanhnghiệp đổ vỡ thì có các doanh nghiệp khác thay thế

Phát triển DNVVN, làm cho số lượng doanh nghiệp tăng lên rất lớn, làmtăng tính cạnh tranh, giảm bớt mức độ rủi ro, đồng thời tăng số lượng chủng loạihàng hoá, thoả mãn nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Đảng ta chủ trươngthực hiện công nghiệp hoá, coi trọng công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.DNVVN với mạng lưới rộng khắp đã có truyền thống gắn bó với nông nghiệp vàkinh tế xã hội nông thôn sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nông thônphát triển Sẽ hình thành những tụ điểm, cụm công - nông nghiệp để tác độngchuyển hoá sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

4.4 DNVVN góp phần tích cực trong việc lưu thông hàng hoá và XK

Trong những năm 1950 các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ lấy mục tiêuphục vụ thị trường trong nước là chính, đáp ứng nhu cầu trong nước và sử dung

có hiệu quả nguồn nhân lực Khi nêng kinh tế phát triển, sức mua tăng lên, nhucầu lớn hơn, các DNVVN nhạy bén trong việc điều chỉnh cơ cấu, tăng doanh thu.Điều này rất khó thực hiện ở các doanh nghiệp lớn khi muốn đa dạng hoá các mặt

Trang 17

hàng sản xuất Trong khi các DNVVN số lượng đông đảo và hoạt động có hiệu quả,

họ có thể tự sản xuất thay thế nhập khẩu

Đầu thập kỷ 60, Chính phủ nhiều nước đã quyết định phát triển DNVVNtheo định hướng xuât khẩu Bên cạnh việc góp phần lưu thông hàng hoá trong nước,các doanh nghiệp đều lấy thị trường quốc tế làm thị trường chính

Trước đây việc tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài phải do trung gian ngoạithương làm môi giới, nhưng trong những năm gần đây DNVVN đã có khả năng tựthúc đẩy tiêu thụ hàng hoá trên thế giới Đây cũng là sự tương đồng ở Việt Nam,các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, khả năng lưu thông trong nước lẫn ngoài nướcđều hết sức khó khăn, đặc biệt là lưu thông trong nước do bị ép giá) Nhưng vớicác cơ sở doanh nghiệp tổ chức xuất khẩu, giá thu mua dù sao cũng tốt hơn so vớithị trường trong nước dã buộc các DNVVN phải tính tới các hoạt động xuất khẩu

họ không ỷ lại sự giúp đỡ của Nhà nước Vì mưu lợi họ sẵn sàng khai thác các

cơ hội để phát triển mà không ngại rủi ro Ở các nước trong khu vực mỗi năm bìnhquân có khoảng 2-3% số DNVVN bị phá sản và cũng có khoảng 3% loại doanhnghiệp này mới được hình thành

Loại hình DNVVN có điều kiện thuận lợi trong việc tập trung vốn, tiếpnhận đầu tư nước ngoài Sự phát triển của các ngành có hàm lượng kỹ thuật caokhông chỉ cho phép các DNVVN cạnh tranh dễ dàng mà còn cho phép chúng chiếm

ưu thế trong một số ngành

4.6 Các DNVVN có khả năng ứng biến nhanh nhạy

Những biến động kinh tế xã hội trên thị trường quốc tế và trong nước đãnhiều lần gây cú sốc lớn cho nền kinh tế nhiều nước, như hai cuộc khủng hoảngkinh tế thế giới thập niên 80, 90, nạn lạm phát, ô nhiễm, Nhưng các DNVVN đãthích nghi nhanh chóng, thay đổi hoàn cảnh, tự điều chỉnh tổ chức sản xuất Với

tư thế nhỏ gọn, năng động, dễ quản lý, không cần thiết quá nhiều vốn, cácDNVVN rất linh hoạt trong việc đòi hỏi, phát triển và tránh những thiệt hại to lớn

Trang 18

do môi trường khách quan tác động Trong những năm gần đây, các DNVVNcủa các nước phải ứng phó với sự tăng giá của đồng tiền trong nước, sự thiếu laođộng tạm thời và vấn đề ô nhiễm môi trường Do dễ dàng quản lý, các DNVVNrất linh hoạt trong việc điều chỉnh kết cấu sản xuất, chuyển kênh tiêu thụ ở nướcngoài để tránh sự mất mát ngoại hối do đồng tiền trong nước tăng giá Khả năngứng biến của DNVVN đối với sự đột biến của hoàn cảnh không thể không kể đếnvai trò trợ giúp tích cực của Chính phủ.

Các DNVVN dễ dàng tạo nên sự phát triển cân đối giữa các vùng và gópphần giảm bớt nạn thất nghiệp Vấn đề phát triển cân đối giữa các vùng khôngthể thành công nếu nước đó chỉ chú trọng đến việc phát triển cân đối giữa cácdoanh nghiệp đại quy mô Ở nhiều nước, tính phổ biến các DNVVN rất có lợi thếtrong việc tuyển dụng nhân công tại địa phương và tận dụng các tài nguyên, tư liệusẵn có của địa phương Lợi nhuận của các DNVVN góp phần tái sản xuất, đầu tưcho địa phương, do đó hiệu quả kinh tế của các DNVVN cũng là hiệu quả về ổnđịnh và phát triển kinh tế ở địa phương Các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ làkhu vực kinh tế thu hút nhiều lao động, có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm,gópphần giảm bớt nạn thất nghiệp của mỗi địa phương nói riêng và của nền kinh tếnói chung Theo tư liệu mấy năm gần đây, các DNVVN trong ngành thươngnghiệp là các doah nghiệp tạo việc làm nhiều nhất cho công nhân Bởi vì sốlượng các doanh nghiệp loại này rất lớn, phân bố rộng rãi khắp các cùng nên cóvai trò rất lớn trong việc phát triển công bằng giữa các thành thị và nông thôn

4.7 Các DNVVN là nơi đào tạo các nhà doanh nghiệp

Thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các DNVVN nhiều nhàquản lý cấp thấp khi thấy mình đã có đầy đủ kinh nghiệm liền tự mình tạo lậpnên một cơ nghiệp khác, bỏ doanh nghiệp mình đã từng làm việ Nguồn gốc của

sự thành công là ở chỗ: hộ sẵn sàng học hỏi, chịu gian khổ trong thời gian còn

là công nhân làm thuê để tích luỹ thành quả cho riêng mình Chính phủ nhiềunước đã khuyến khích quá trình tự lập sáng tạo của mỗi cá nhân Khác với doanhnghiệp lớn, các nhà doanh nghiệp thường là những người có học vị cao, đào tạochính quy để trở thành các nhà doanh nghiệp Các DNVVN là một nơi sàng lọcđào tạo các nhà doanh nghiệp thông qua kinh nghiệm thực tiễn và kinh nghiệmtiếp thu lĩnh vực có thể phát triển được của mình

Với vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế như vậy, trong điều kiệnhội nhập kinh tế quốc tế để góp phần cải thiện cán cân thương mại Việt Nam trong

Trang 19

thời gian qua, các DNVVN đã không ngừng tham gia kinh doanh xuất nhập khẩunhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cho khu vực này nói riêng và

cả nước nói chung Để đạt được những kết quả đó, là sự nỗ lực của mỗi bản thâncác doanh nghiệp

II Sự cần thiết ph ải hỗ trợ các DNVVN:

Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê đối với 155 doanh nghiệp trongnăm 2007 thì có tới 97% số doanh nghiệp được điều tra là các doanh nghiệp nhỏ vàvừa (DNNVV) nếu phân theo số lao động (dưới 300 người) và 95% nếu phân theovốn đăng ký (dưới 10 tỷ đồng)1 Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà chủ yếu làcác DNNVV đã và đang đóng góp vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tếquốc dân Đây là khu vực phát triển nhanh nhất trong khu vực doanh nghiệp CácDNNVV có vai trò tạo việc làm mới2, sử dụng gần 4 triệu lao động, chiếm gần 50%lao động trong khu vực doanh nghiệp, đóng góp hơn 40% GDP và 29% tổng kimngạch xuất khẩu của cả nước, khoảng 14,8% tổng thu ngân sách Nhà nước Và điều

dễ nhận thấy là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có những đóng góp quan trọngtrong việc xoá đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội, nhất là ở khu vực nôngthôn

Mặc dù có những đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, cácDNNVV với đặc trưng riêng của mình thường gặp nhiều khó khăn trong quá trìnhphát triển như: đất đai, vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, thị trường, Những khókhăn này có chiều hướng gia tăng trong điều kiện kinh tế toàn cầu suy giảm, nềnkinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn với tốc độ tăng trưởng chỉ khoảng gần4% trong 6 tháng đầu năm 2009 Những khó khăn của nền kinh tế sẽ tác động đếncác hoạt động của DNNVV trong đó đáng kể nhất là đối với các khía cạnh tài chính(nguồn tín dụng sẽ bị hạn chế, khả năng chi trả của doanh nghiệp thấp nên sẽ khóvay), thị trường bị thu hẹp, đặc biệt là thị trường quốc tế, giải quyết lao động chongười lao động Mặc dù đã có những dấu hiệu phục hồi của kinh tế thế giới cũngnhư kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, theo ước tính những khó khăn, thách thức vẫncòn ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của các doanh nghiệp Ước tính có khoảng20% số các doanh nghiệp sẽ bị phá sản hoặc có nguy cơ phá sản, 60% doanh nghiệp

bị đình trệ hoặc thu hẹp sản xuất, kinh doanh trong năm 2009 Hệ quả là các doanh

1 Tính toán của nhóm nghiên cứu.

Trang 20

nghiệp nói chung, đặc biệt là các DNNVV khó có thể tránh khỏi xảy việc cắt giảm

số lượng lao động và từ đó làm tăng số lượng thất nghiệp đối với người lao động,nhất là lao động phổ thông làm tăng số người thất nghiệp trong toàn xã hội ảnhhưởng lớn đến tình hình trật tự, an toàn xã hội

Hỗ trợ cho các DNVVN không chỉ có lợi cho doanh nghiệp mà còn có lợi cho cả Nhà nước và xã hội Đó là những lợi ích cơ bản sau:

- Hỗ trợ cho các DNVVN là cách thức để nuôi dưỡng những nguồn thucho ngân sách Nhà nước bởi vì thực tế số lượng DNVVN chiếm chủ yếu trongcác doanh nghiệp

- Hỗ trợ DNVVN là một hình thức đầu tư gián tiếp của Nhà nước Bởi vì,thay vì Nhà nước đầu tư trực tiếp để thành lậph các doanh nghiệp nhà nước thìnay chuyển sang hỗ trợ các doanh nghiệp đã có, đặc biệt là các doanh nghiệpngoài quốc doanh

- Bằng việc hỗ trợ DNVVN, Nhà nước cũng có thể giải quyết những vấn

đề xã hội mà bất cứ Nhà nước nào cũng phải đương đầu Đó là giải quyết nạn thấtnghiệp, tạo việc làm rất hiệu quả với nguồn vố rất hạn hẹp của Nhà nước (thay vìthành lập các doanh nghiệp nhà nước, thì số vốn có thể hỗ trợ cho rất nhiều cácdoanh nghiệp sẵn có - điều đó rõ ràng hiệu quả hơn)

- Thông qua các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, việc đầu tư phát triển sảnxuất sẽ hiệu quả hơn vì huy động được tiềm năng sáng tạo trong dân, vừa thực hiệntốt chức năng quản lý của Nhà nước

III Kinh ngh i ệm h ỗ trợ x uấ t nhậ p k h ẩ u cho DNVVN c ủ a m ộ t số

n

ước:

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đặt ra những thách thứclớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đặc biệt là DNVVN ngoài quốcdoanh nói riêng trong mọi lĩnh vực và quan trọng nhất là lĩnh vực xuất nhập khẩu.Với những khó khăn đó DNVVN ngoài quốc doanh sẽ phải quyết tâm rất lớn, bêncạnh đó thì sự hỗ trợ của Nhà nước trong hoàn cảnh đó là một điều rất cần thiếtđối với họ

Một trong những biện pháp có ý nghĩa lúc này là những kinh nghiệmthành công cũng như thất bại của các nước đi trước có thành tựu lớn trong pháttriển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá nhanh, có điều kiện lịch sử, kinh tế,văn hoá tương đồng với chúng ta

Trang 21

1 Các biện pháp hỗ trợ của Đài Loan

Đài Loan là một quốc gia điển hình có nhiều DNVVN Sự thần kỳ của kinh

tế Đài Loan cũng gắn với mức tăng trưởng cao và sự phồn vinh của các DNVVN.Quá trình phát triển này cũng gắn liền với nỗ lực của các xí nghiệp nhỏ và vừatrong sản xuất, tiết kiệm nhằm tăng sức cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu

1.1 Về chiến lược kinh doanh

Sự phát triển kinh tế Đài Loan luôn gắn chặt với hoạt động ngoạithương Ngoại thương thực sự là động lực thúc đẩy các ngành sản xuất vươn lên,đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng Do nhận thức được những giới hạn củathị trường nội địa, từ những năm 60 Đài Loan đã coi mở rộng xuất khẩu như mộtchính sách chỉ đạo, một phương châm chiến lược Ngay trong những năm đầuthực hiện chiến lược "hướng về xuất khẩu", ngành ngoại thương Đài Loan đãtrở thành lực lượng nâng đỡ và nuôi dưỡng các ngành công nghiệp

Cuối những năm 50, công nghiệp tư nhân của Đài Loan đã phát triển khámạnh, thị trường nội địa đã tới mức bão hoà, công nghiệp Đài Loan chuyển từ

"thay thế nhập khẩu" sang "đẩy mạnh xuất khẩu" Lúc này khu vực tư nhân đã có

cơ sở khá vững, chính quyền Đài Loan đã khuyến khích họ phát triển ngoạithương, xâm nhập thị trường quốc tế qua hàng loạt các biện pháp cải cách kinh tếnhư chuyển thống nhất tỷ giá hối đoái, nới lỏng những hạn chế nhập khẩu Năm

1965 Đài Loan đã mở "khu chế biến xuất khẩu" với nhiều ưu đãi về ngoạithương Đồng thời các biện pháp tăng cường thực lực kinh tế và khả năng cạnhtranh, chính sách bảo hộ mậu dịch cũng dần được thay thế bằng chính sách tự domậu dịch

1.2 Về chính sách thuế

Trong những năm cuối thập kỷ 50, đầu thập kỷ 60, Đài Loan đã áp dụngphương châm "hy sinh thuế cao, đẩy mạnh kinh tế, bồi dưỡng nguồn thuế", liêntục ban hành các pháp lệnh "khuyến khích đầu tư", "đầu tư hoa kiều" Vớinhiều ưu đãi dành cho các SME thực hiện tái sản xuất mở rộng và đổi mới thiết bị.Chẳng hạn, Chính phủ miễn thuế 5 năm cho các xí nghiệp mới xây dựng, miễnthuế 4 năm cho các xí nghiệp đổi mới thiết bị tính từ lúc bắt đầu bán sản phẩm.Bên cạnh đó, Đài Loan còn thực hiện biện pháp "hạn chế lập xưởng", nghĩa là trên

cơ sở đánh giá thị trường, chính quyền hạn chế khắt khe đầu tư vào một số ngànhnào đó để đảm bảo có thị trường cho các DNVVN trọng điểm, tránh tình trạngsản xuất trùng lặp, gây lãng phí tiền lương, lao động và vốn

Trang 22

Trong thời gian 1970-1977 Đài Loan đã miễn giảm thuế, việc giảm thuế

đã kích thích đầu tư Do đó, số DNVVN mới không ngừng tăng lên, cácDNVVN cũ không ngừng gia tăng tài sản, khiến cho mức thuế cơ bản tăng lên,

và giá trị tuyệt đối của thuế cũng không ngừng tăng lên Cho tới những năm 80,Chính quyền Đài Loan ban hành một hệ thống chính sách tổng hợp hỗ trợ SME vàngay lập tức đã có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của khu vực này, tạo nênmột nàn sóng phát triển các DNVVN Hệ thống chính sách hỗ trợ SME của ĐàiLoan hiện nay bao gồm:

1 Chính sách hỗ trợ về tài chính tín dụng

2 Chính sách hỗ trợ về công nghệ

3 Chính sách nghiên cứu và phát triển

4 Chính sách về kiểm soát chất lượng sản phẩm

5 Chính sách quản lý đào tạo

6 Chính sách an toàn công nghiệp

7 Chính sách hỗ trợ nghiên cứu thị trường quốc tế

8 Chính sách trợ giúp các SME hợp tác lẫn nhau cùng phát triển

9 Chính sách trợ giúp các DNVVN thích ứng với hệ thống pháp luật

Với hệ thống chính sách này, Đài Loan đã thành công trong phát triểnDNVVN Các DNVVN của Đài Loan đóng góp bình quân mỗi năm tới 40%GNP, 60% kim ngạch xuất khẩu và tạo công ăn việc làm cho khoảng 68% lựclượng lao động cả nước

Ngoài những điểm nêu trên, về các phương tiện khai thác thăm dò tàinguyên, cung ứng nguyên liệu, mở rông thị trường, chuyển giao công nghệ, chínhquyền Đài Loan đều căn cứ vào nhu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế,trực tiếp tham gia dẫn dắt, nâng đỡ khu vực DNVVN ở các khu vực khác nhau

1.3 Về ngoại thương

Đài Loan tổ chức đặt trụ sở và mạng lưới mậu dịch ở hơn 50 nước và khuvực Đồng thời còn tham gia triển lãm, hội trợ quốc tế, thường xuyên mời kháchnước ngoài và các nhà kinh doanh đến Đài Loan tham quan, cử người đi nướcngoài để chào hàng Để mở rộng mạng lưới mậu dịch quốc tế, Đài Loan đã xâydựng các trạm "phục vụ mậu dịch quốc tế"cung cấp cho DNVVN các đường dâyđiện thoại và khuyến khích các cơ sở DNVVN đặt đại lý ở nước ngoài Chínhphủ còn thưởng ngoại thương cho các DNVVN xuất khẩu được nhiều

Với những biện pháp nâng đỡ điển hình như trên, trong hoàn cảnh quốc

Trang 23

tế thuận lợi, kết hợp với sự nỗ lực của bản thân các DNVVN, viện trợ của Mỹ

Đã góp phần giúp Đài Loan đạt được những thành tựu lớn trong ngoại thương Cụthể xin xem dưới bảng sau:

Bảng 3: Tỷ lệ xuất khẩu của DNVVN thời kỳ 1976-1988.

Đơn vị:100%

1976197719781979198019811982198319841985

100100100100100100100100100100

43,241,840,940,233,325,224,126,728,234,2

56,858,259,259,866,774,875,973,371,865,8

Nguồn:Vụ nghiên cứu kinh tế ngân hàng Đài loan.

Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy xuất khẩu của các DNVVN ở Đài Loan cóvai trò to lớn trong thương mại của công cuộc thực hiện chiến lược "hướng vềxuất khẩu"

Trang 24

2 Các biện pháp hỗ trợ của Malaysia.

Các biện pháp ưu đãi và khuyến khích đầu tư của Malaysia được quy định

chủ yếu trong Luật khuyến khích đầu tư ban hành năm 1986 (the promotion

of investmen act) và Luật thuế thu nhập công ty năm 1967 Malaysia quy định

chế độ ưu đãi đầu tư cho từng lĩng vực như: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.Trong ưu đãi từng ngành có biện pháp ưu đãi khuyến khích đầu tư chung, và ưu đãiđầu tư theo mục tiêu

Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu đối với công nghiệp.

Thứ nhất: Hệ thống tái cấp vốn tín dụng xuất khẩu Để thực hiện mục tiêu

của Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến,Ngân hàng Trung ương Malaysia và Ngân hàng Negara đã thực hiện hệ thống táicấp vốn tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi cho các nhà xuất khẩu nói chung

và các DNVVN Malaysia nói riêng, tạo điều kiện cho họ cạnh tranh hữu hiệuhơn trên thị trường quốc tế Các đặc tính chính của hệ thống này là:

- Hệ thông này do các Ngân hàng thương mại thực hiện, và Ngân hàngNegara sẽ tái cấp vốn cho Ngân hàng thương mại để tăng tín dụng xuất khẩu chonhà xuất khẩu Nhà xuất khẩu có thể có hoá đơn xuất khẩu ghi bằng ngoại tệ,nhưng việc cấp vốn chỉ thực hiện bằng đồng ringgit Malaysia

- Có hai loại tín dụng trong hệ thống này, đó là tín dụng xuất khẩu trướckhi giao hàng được sử dụng để cấp vốn lưu động cho các nhà xuất khẩu trực tiếp vàgián tiếp (người cung cấp các khoản đầu vào cho người xuất khẩu cuối cùng), vàtín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng tạo điều kiện cho nhà xuất khẩu Malaysia

có vốn ngay sau khi xuất khẩu hàng hoá theo phương thức trả chậm

- Để được phép nhận tín dụng xuất khẩu hàng xuất khẩu phải thoả mãn cáctiêu chuẩn sau đây: Một là, sản phẩm không thuộc vào danh mục không đượchưởng tín dụng xuất khẩu Hai là, sản phẩm phải có tối thiểu 20% giá trị gia tăng,

và cuối cùng là tỷ lệ sử dụng nguyên liệu vật tư trong nước tối thiểu là 30% Tuyvậy, các tiêu chuẩn này có thể được vận dụng một cách linh hoạt có tính đến hoàncảnh cụ thể

- Thời hạn tối đa của tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng đối với tất cảcác sản phẩm là 4 tháng, và của tín dụng sau khi giao hàng là 6 tháng

- Số tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng được cấp bằng 80% giá trị đơnđặt hàng, hoặc bằng 70% kin ngạch xuất khẩu của 12 tháng dựa trên giấy xác nhận

về kim ngạch xuất khẩu Đối với tín dụng sau khi giao hàng, thì số tín dụng được

Trang 25

cấp bằng 100% giá trị xuất khẩu ghi trên hoá đơn.

Thứ hai: Tính gấp đôi số tiền chi phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Để

khuyến khích các nhà xuất khẩu DNVVN xâm nhập vào các thị trường khôngtruyền thống, được tính gấp đôi chi phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được Bộtrưởng Bộ tài chính chấp nhận Điều này có hiệu lực từ năm 1986

Thứ ba: Tính gấp đôi chi phí để khuyến mại xuất khẩu Một số chi phí nhất

định mà các DNVVN bỏ ra để tìm kiếm các cơ hội xuất khẩu các sản phẩm sảnxuất tại Malaysia được phép tính cao lên 2 lần Các chi phí đó là:

- Quảng cáo ở nước ngoài

- Đưa hàng mẫu ra nước ngoài

- Nghiên cứu thị trường xuất khẩu

- Cung cấp thông tin kỹ thuật ra nước ngoài

-Triển lãm và/hoặc tham gia vào các triển lãm công nghiệp và thương mại được Bộ công nghiệp và thương mại quốc tế chấp thuận

- Các dịch vụ phục vụ công tác quan hệ xã hội liên quan đến xuất khẩu

- Cước phí đi công tác ra nước ngoài của nhân viên

- Chi phí ăn, ở các cán bộ kinh doanh người Malaysia ra nước ngoài

Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu đối với ngành nông nghiệp

Trợ cấp xuất khẩu bằng 5% kim ngạch xuất khẩu được thực hiện đểkhuyến khích xuất khẩu một số sản phẩm nông nghiệp nhất định theo quy địnhcủa Bộ trưởng Bộ Thương mại Khoản tiền này được cấp bằng cách khấu trừtrực tiếp từ lãi gộp của công ty Nếu khoản này vượt quá khoản lãi gộp thì coinhư bị lỗ và được chuyển sang năm tài chính tiếp theo

Ngoài những biện pháp đã nêu ở trên, để tăng cường khả năng xuất khẩucủa các DNVVN Chính phủ Malaysia còn miễn thuế nhập khẩu toàn bộ đối vớinguyên vật liệu trong trường hợp DNVVN sản xuất thành phẩm để xuất khẩu vớiđiều kiện các vật tư nguyên liệu đó chưa được sản xuất ở trong nước, hoặc đãđược sản xuất ở trong nước nhưng với chất lượng và giá cả chưa thể chấp nhậnđược

3 Các biện pháp hỗ trợ của Hàn Quốc

Xem xét quá trình phát triển kinh tế của Hàn Quốc từ cuối thập kỷ 50 đếnnay, có thể nhận thấy nổi lên 3 giai đoạn phát triển với những ưu điểm phát triểnkhác nhau Giai đoạn thứ nhất kéo dài cho đến thập kỷ 70 và trọng tâm ưu tiênphát triển là khuyến khích và thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu

Trang 26

Giai đoạn thứ hai kéo dài trong suốt thập kỷ 80, trong đó ưu tiên pháttriển được dành cho công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất Giai đoạn thứ babắt đầu từ đầu thập kỷ 80 mà trọng tâm của nó đã chuyển sang khu vực cácDNVVN.

3.1 Về chiến lược kinh doanh

Các biện pháp khuyến khích và ưu đãi đầu tư ở Hàn Quốc đã thay đổi theotừng giai đoạn phát triển và nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển trong từng giaiđoạn

Để thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu cho đến đầu thập kỷ 70, Chính phủHàn Quốc đã thực hiện chiến lược thúc đẩy xuất khẩu hơn là thay thế nhậpkhẩu Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ mạnh mẽ cho các nhà xuất khẩu, với nhiềubiện pháp khác nhau, gồm đối sử ưu đãi trong cấp vốn tín dụng và trong chế độthuế khoá

III.2 Về chính sách tín dụng

Hệ thống cấp vốn tín dụng xuất khẩu đã đóng vai trò rất quan trọngnhằm hỗ trợ xuất khẩu cho đến giữa những năm 80 khi có được thặng dư về cáncân vãng lai Bản chất của hệ thống này là chính sách tái chiết khấu của hệ thốngngân hàng để cung cấp tín dụng với lãi suất thấp thông qua các ngân hàng thươngmại cho các DNVVN đã nhận được tín dụng thư Các khoản cho vay chiết khấucủa ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cũng được mở rộng cho xuất khẩu trước khigiao hàng nhằm hỗ trợ cho việc mua nguyên liệu và các sản phẩm trung gian đểsản xuất hàng xuất khẩu

Lãi suất cho vay đối với xuất khẩu từ 6-10%, trong khi mức lãi suấtchung là 17-23% Từ cuối những năm 1980, sự chênh lệch lãi suất mới được xoá

bỏ Nếu xem xét mức lãi suất trên thị trường tài chính phi chính thức tại thời điểm

đó vào khoảng hơn 30%, thì sự ưu đãi đối với xuất khẩu qua tín dụng lãi suấtthấp thật lớn Hầu như mọi khoản tín dụng xuất khẩu đều được hỗ trợ thông qua

cơ chế tạo tiền của Ngân hàng Trung ương dưới hình thức chiết khấu Trongkhoảng thời gian từ 1976-1986 tỷ lệ tín dụng của Ngân hàng Hàn Quốc trongtổng số khoản vay của Ngân hàng nội địa là 79,4%, đặc biệt vào những năm 1973-

1981 tỷ lệ này lên tới 90,1%

III.3 Các biện pháp hỗ trợ khác

Ngoài ra còn có rất nhiều biện pháp hỗ trợ khác của Chính phủ đối với hoạt

Trang 27

động xuất nhập khẩu của các DNVVN như chiết khấu thuế ra khỏi giá mua thiết

bị và phương tiện đầu tư để sản xuất; trợ cấp cho việc cải tiến đóng gói và mẫu

mã sản phẩm, mở rộng các phương tiện cung cấp dịch vụ kiểm tra hàng xuấtkhẩu, mở các trung tâm đào tạo tiếng nước ngoài, gửi các đoàn đến hội trợ triểnlãm ở nước ngoài, tổ chức các cuộc triển lãm ở nước ngoài, tổ chức các cuộctriển lãm thương mại tại Hàn Quốc

Chính phủ Hàn Quốc cũng theo dõi chặt chẽ kết quả hoạt động xuất khẩu

và hàng tháng hoặc hàng quý cung cấp các thông tin về các vấn đề kinh tế trongnước, về xu hướng của thị trường nước ngoài Thông qua các cuộc họp thường

kỳ do Tổng thống làm chủ tọa với sự tham dự của các quan chức cấp cao củaChính phủ để thực hiện xem xét kết quả hoạt động xuất khẩu Nếu kết quả hoạtđộng xuất khẩu là yếu kém, thì Tổng thống sẽ thúc giục các quan chức có liênquan của Chính phủ và các nhà ngân hàng phải cung cấp hỗ trợ mạnh mẽ hơnnữa đối với xuất khẩu nhằm đạt được khối lượng xuất khẩu đề ra theo kế hoạch.Bằng cách đó, những cản trở đối với xuất khẩu được xoá bỏ một cách kịp thờiphục vụ cho việc hỗ trợ DNVVN

Một đặc điểm khác trong chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Chính phủ HànQuốc là sự hỗ trợ của Chính phủ cho xuất khẩu căn cứ vào kết quả xuất khẩu thực

sự đạt được Các nhà xuất khẩu được quyền nhận hỗ trợ chỉ là những doanhnghiệp có kim ngạch xuất khẩu hàng năm vượt một mức nhất định Để nhận được

sự ưu đãi lớn hơn, các nhà xuất khẩu phải làm việc chăm chỉ và chuyên cần hơn,

để cạnh tranh với nhau và với nước ngoài Chiến thuật buộc các doanh nghiệpHàn Quốc phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài đã mang lại những lợi íchlớn trong việc đẩy mạnh sự học hỏi, tiếp thu kiến thức mới qua làm việc, qua đó rútngắn thời gian cần thiết cho học tập

Chính sách hỗ trợ xuất nhập khẩu toàn diện nói trên đã đóng vai trò cơ bản

để các DNVVN của Hàn Quốc được mở rộng nhanh chóng và thu được kết quảmong muốn

Trên đây là những kinh nghiệm hỗ trợ cho các DNVVN trong hoạt độngkinh doanh xuất nhập khẩu của một số nước trong khu vực Châu Á Trên cơ sởnhững bài học kinh nghiệm của các nước đã trình bày ở trên, có thể làm bài họckinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hỗ trợ xuất nhập khẩu cho các DNVVNtrong điều kiện hiện nay, tuy nhiên, chúng ta áp dụng những bài học này một cách

có chọn lọc không dập khuân máy móc

Trang 28

Chương II Thực trạng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội

Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quy định chế độ, chính sách đốivới hộ gia đình, hộ cá thể, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã HTX), doanh nghiệpnhà nước (DNNN) Đáng chú ý là nghị quyết 16 của Bộ Chính trị Đảng cộngsản Việt Nam (1998), nghị định 27, 28, 29 của Hội đồng Bộ trưởng (1998) vềkinh tế cá thể, kinh tế hợp tác và hộ gia đình và một loạt các luật như LuậtCông ty, Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật HTX, Luật DNNN đã tạo điềukiện và môi trường thuận lợi cho các DNVVN phát triển

Nhiều cơ quan quản lý, cơ quan khoa học và nhiều địa phương nghiên cứu vềDNVVN như: Bộ kế hoạch và đầu tư, Viện nghiên cứu quản lý trung ương,Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hội đồng liên minh các HTX ViệtNam đã có nhiều cuộc hội thảo trong nước và quốc tế bàn về chính sách hỗtrợ các DNVVN Nhiều tổ chức quốc tế hỗ trợ về tài chính, khoa học cho cácDNVVN, trong đó có Viện Fredrich Ebert (FES) của Đức

Trước những kết quả to lớn cũng như những khó khăn, vướng mắc của cácDNVVN, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế đất nước, Chính phủ

đã có Công văn số 681/CP-KTN ngày 20-06-1998 định hướng chiến lược và chínhsách phát triển DNVVN

DNVVN có mặt trong hầu hết các ngành kinh tế Trong đó phần lớn tập trung ở

3 lĩnh vực chính: Thương mại dịch vụ sửa chữa chiếm tỷ trọng lớn (46,2%);công nghiệp và xây dựng (18%); vận tải, dịch vụ kho bãi (10%) Riêng trong lĩnhvực công nghiệp đã có tới 37,3% số DNVVN hoạt động trong ngành chế biến thực

Trang 29

phẩm; 11% trong ngành dệt, may, da; 18,6% trong ngành sản xuất các sản phẩmkim loại.

Hiện nay, DNVVN đang từng bước xử lý, củng cố lại và tiến hành cổ phần hoá,cho thuê và bán cho các thành phần khác Đồng thời thực hiện Nghị quyết Hộinghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng (khoá VIII) theo hướngphát huy nội lực, đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn,DNNVN sẽ có xu hướng và điều kiện phát triển mạnh hơn nữa

2 Thực trạng và những tồn tại:

Một cuộc điều tra quy mô được Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kếhoạch và Đầu tư) tiến hành với sự tham gia của hơn 63 ngàn doanh nghiệp tại 30tỉnh thành phía Bắc

Cuộc điều tra này nhằm nắm bắt tình hình các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các nhucầu của doanh nghiệp cần trợ giúp Thông qua đó, các cơ quan quản lý có thể xâydựng các chương trình trợ giúp, đề xuất bổ sung cơ chế chính sách khuyến khíchphát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cuộc điều tra cho thấy, quy mô vốn của các doanh nghiệp còn nhỏ, gần 50% sốdoanh nghiệp có mức vốn dưới 1 tỷ đồng; gần 75% số doanh nghiệp có mức vốndưới 2 tỷ đồng và 90% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 5 tỷ đồng

Do quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam là rất nhỏ bénên khả năng cạnh tranh sẽ rất kém Việc đổi mới thiết bị, công nghệ của các doanhnghiệp là cấp thiết nhưng còn rất khó khăn

2.1 Vốn của các DNVVN.

Hiện nay các DNVVN gặp phải tình trạng khó khăn về vốn để mở rộng sảnxuất kinh doanh Thị trường cung ứng vốn cho các DNVVN chủ yếu là thị trườngtài chính phi chính thức Các chủ doanh nghiệp thường vay vốn của thân nhân, bạn

bè, và vay của những người cho vay lấy lãi Hầu như các DNVVN, nhất là cácDNVVN ngoài quốc doanh, không tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức củangân hàng Thực trạng này do nhiều nguyên nhân như: Hệ thống ngân hàng, chủyếu dành các khoản tín dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước; các DNVVN khôngđáp ứng được các đòi hỏi của ngân hàng về các thủ tục như lập dự án khả thi, thủtục thế chấp và mức lãi suất Hiện nay, các thủ tục vay vốn tín dụng của các ngânhàng và các tổ chức tín dụng còn rất phức tạp, dẫn đến chí phí giao dịch cao làmcho những khoản tín dụng này trở nên quá đắt đối với các DNVVN Thủ tục phứctạp và chi phí giao dịch cao lại cũng làm cho các ngân hàng không muốn cho các

Trang 30

DNVVN vay Bởi vì dưới góc độ của các ngân hàng, thủ tục cho vay các khoản vốnnhỏ cũng không kém phần phức tạp so với các khoản vốn lớn mà lợi nhuận lại ít vàcác quy định quá khắt khe về tài sản thế chấp và dự án khả thi cũng đội các chi phílên cao Chính vì thế ngân hàng thì nhận được ít lợi nhuận đi còn các DNVVN thìlại không đáp ứng được các điều kiện vay vốn, cho nên các ngân hàng không muốncho họ vay Trong khi đó, các DNNN thì lại vay vốn mà không cần phải thế chấp tàisản Đây là một trong những phân biệt đối xử lớn hiện nay.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như các phương pháp định giá tàisản thế chấp còn không rõ ràng, thường đánh giá rất thấp giá trị của các tài sản thếchấp so với giá trị thực của nó, và các quy định của các ngân hàng về vấn đề nàycòn rất tuỳ tiện Bên cạnh đó, một số chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh khôngmuốn vay ngân hàng vì như vậy khó trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế

Các khoản hỗ trợ, viện trợ từ bên ngoài của các quốc gia, các tổ chức, các dự

án là rất hiệu quả nhưng chưa thấm tháp vào đâu với nhu cầu của các DNVVN Cácchính sách tài chính tín dụng chưa được tiến hành đồng bộ và thực thi hiệu quả nêntác động chưa thật tốt đến nhu cầu bức xúc về vốn của các DNVVN hiện nay

2.2 Tình hình thiết bị công nghệ

Về trình độ sử dụng công nghệ, chỉ có khoảng 8% số doanh nghiệp đạt trình

độ công nghệ tiên tiến mà phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(FDI) doanh nghiệp trong nước đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu và khả năngcạnh tranh về công nghệ của các doanh nghiệp phía Bắc là rất thấp

Bên cạnh đó, chỉ tiêu về sử dụng công nghệ thông tin cũng cho thấy, tuy sốdoanh nghiệp có sử dụng máy vi tính lên đến hơn 60% nhưng chỉ có 11,55% doanhnghiệp có sử dụng mạng nội bộ - LAN, số doanh nghiệp có Website là rất thấp chỉ2,16%

Đây là một kết quả rất đáng lo ngại vì khả năng tham gia thương mại điện tử

và khai thác thông tin qua mạng của các doanh nghiệp phía Bắc còn rất thấp, chưatương xứng với mong muốn phát triển thương mại điện tử của Chính phủ

Cuộc điều tra cũng chỉ ra một nghịch lý; trong khi trình độ về kỹ thuật côngnghệ còn thấp nhưng nhu cầu đào tạo về kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp có

tỷ lệ rất thấp; chỉ 5.65% doanh nghiệp được điều tra có nhu cầu về đào tạo côngnghệ

Điều này cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanhnghiệp phía Bắc nói riêng, chưa coi trọng đúng mức đến các vấn đề về kỹ thuật và

Trang 31

công nghệ Mặc dù đây là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trênthương trường.

Số liệu tổng hợp cũng cho thấy một sự khác biệt cơ bản giữa các doanhnghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp của các nước khác Trong khi các doanhnghiệp trên thế giới quan tâm hàng đầu về các thông tin công nghệ và tiến bộ kỹthuật, thị trường cung cấp và tiêu thụ thì doanh nghiệp Việt Nam lại chủ yếu quantâm đến các thông tin về cơ chế, chính sách liên quan đến doanh nghiệp, rất ít doanhnghiệp quan tâm đến các thông tin về kỹ thuật và công nghệ

Thực trạng trên cũng không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì các DNVVN đươcđịnh nghĩa với tiêu chí vốn tương đối thấp và gặp rất nhiều khó khăn trong việc vayvốn tín dụng trung và dài hạn cần thiết cho việc đầu tư nâng cấp công nghệ Đặcbiệt các DNVVN còn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trườngquốc tế trong lĩnh vực công nghệ, máy móc và thiết bị do thiếu thông tin về thịtrường này Những tồn tại căn bản trong tình hình công nghệ lạc hậu hiện nay ở khuvực DNVVN là :

- Thiếu vắng chiến lược công nghệ cho DNVVN, do đó đổi mới công nghệ diễn ramột cách tự phát, cá biệt, thiếu định hướng, hướng dẫn và hỗ trợ của Nhà nước hoặccủa doanh nghiệp lớn

- Thiếu thông tin hướng dẫn và điều kiện tiếp cận công nghệ, năng lực tài chính hạnhẹp Việc đổi mới công nghệ vẫn chỉ là việc làm tự thân của DNVVN

- Tiến trình thay đổi công nghệ diễn ra chậm chạp, chưa tương xứng với tốc độ giatăng của thị trường Việc đổi mới công nghệ chỉ tập trung vào một số ngành và chủyếu ở các thành phố lớn, các ngành này đã đạt được những tiến bộ nhất định vềcông nghệ và từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường (ngành may mặc, thủcông mỹ nghệ, hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa, sản xuất đồ nhựa, sản xuất công cụ chếbiến lương thực, đồ gia dụng )

- Thiếu những giải pháp đồng bộ trong việc tiếp thu công nghệ ngoại nhập, thiếuthông tin tư vấn, trình độ và tổ chức đánh giá thẩm định cho nên khoảng 70% máymóc thiết bị mua về ở mức trung bình, trong đó một bộ phận đáng kể ở dạngsecond-hand Việc quản lý công nghệ nhập còn nhiều sơ hở, quy chế giám địnhcông nghệ chưa chặt chẽ gây tổn thất lớn về kinh tế

- Vai trò hướng dẫn quản lý của các ngành kinh tế- kỹ thuật, của các cơ quan quản

lý nhà nước và các tổ chức tư vấn về công nghệ còn thiếu và lúng túng Cơ chếchính sách, cơ chế chuyển giao công nghệ không đồng bộ; quy trình, quy phạm,

Trang 32

thiếu sự hỗ trợ trong chính sách tài chính tín dụng do đó DNVVN không đủ sức đổimới công nghệ hoặc tiếp thu công nghệ mới kém hiệu quả, cơ chế kiểm soát chuyểngiao công nghệ chưa chặt chẽ.

- Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan nghiên cứu triển khai với các DNVVN, tiềmnăng nghiên cứu của các viện, trung tâm, các trường đại học chưa được khai thácphục vụ cho các chương trình đổi mới công nghệ, thiếu sự hỗ trợ về công nghệ giữacác doanh nghiệp lớn với DNVVN

- Thiếu đội ngũ chuyên gia, công nhân lành nghề, thợ bậc cao, những nhà hoạchđịnh chính sách và tổ chức ứng dụng công nghệ mới

- Thiếu những điều kiện chuẩn bị cho quá trình thay đổi công nghệ một cách cơ bản,đồng bộ để thích ứng với sự biến đổi của thị trường khi hội nhập đầy đủ với cácnước ASEAN vào năm 2006

Kế đó, còn có một số nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến hoạt độngchuyển giao công nghệ cuả các DNVVN như:

- Các doanh nghiệp chưa được phép khấu hao nhanh máy móc thiết bị do đó chưakhuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ

- Việc yêu cầu các hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được Chính phủ phêchuẩn với các thủ tục, quy định hiện hành gây khó khăn, phiền hà và mất rất nhiềuthời gian cho các doanh nghiệp Và cũng các chính quy định hiện hành làm cho cácDNVVN không đủ điều tài chính mua máy móc thiết bị mới cũng không thể nângcao công nghệ của mình bằng cách nhập máy móc thiết bị cũ nhưng phù hợp vớinăng lực sản xuất của họ

- Các chi phí liên lạc viễn thông quốc tế và Internet còn quá cao Đây là một trongnhững cản trở đầu tiên để tiếp cận với thông tin thị trường công nghệ quốc tế

- Các thủ tục cồng kềnh, tốn kém trong việc cấp thị thực nhập cảnh cho các chuyêngia nước ngoài, những người chuyển tải công nghệ vào Việt Nam, và thuế thu nhậpcao mà các chuyên gia này phải chịu so với các nước Đông Nam Á đã khôngkhuyến khích họ đến Việt Nam

- Nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện nay của các DNVVN đang phải chịu các mứcthuế suất cao Trong khi đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại đượcmiễn thuế nhập khẩu

2.3 Trình độ nhân lực, lao động và quản lý.

Nhìn chung lao động trong các DNVVN ít được đào tạo cơ bản qua cáctrường lớp chính thống mà chủ yếu theo phương pháp truyền nghề, trình độ văn hóa

Trang 33

thấp, đặc biệt là số lao động trong các cơ sở kinh doanh nhỏ Sở dĩ như vậy là do cơcấu lao động đã qua đào tạo rất bất hợp lý, cụ thể là: Tỷ lệ giữa đào tạo đại học-trung học- công nhân kỹ thuật là 1-1,5-2,5 trong khi ở các nước đang phát triểntrong khu vực tỷ lệ là 1- 4 -10 Điều đó dẫn đến tổng số lao động qua đào tạo đã ít,tổng số công nhân kỹ thuật lại càng ít hơn so với nhu cầu thực tế Hơn nữa, chấtlượng dạy nghề lại yếu, nguyên nhân là do trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, đội ngũgiáo viên, giáo trình, giáo án đều rất thiếu thốn và lạc hậu, không đáp ứng được yêucầu.

Về chủ doanh nghiệp : Thực trạng trình độ của chủ DNVVN ở nước ta được biểu

hiện trên một số mặt sau đây:

- Về cơ cấu trình độ của chủ DNVVN: Theo kết quả điều tra thì 30% chủ doanh

nghiệp xuất thân từ công nhân, viên chức thuộc khu vực kinh tế nhà nước chuyển

ra Đây là đội ngũ phần nào đã có kinh nghiệm trong sản xuất, một số ít có tay nghề

và hiểu biết về quản lý kinh tế Động cơ hoạt động sản xuất- kinh doanh là để tự tạoviệc làm, có thu nhập cho cuộc sống Khoảng 60% đã từng là chủ doanh nghiệp nhỏhoặc đã hoạt động ở khu vực kinh tế cá thể, tư nhân, có truyền thống của gia đình.Đây là lực lượng khá lớn, có kinh nghiệm nghề nghiệp nhưng trình độ quản lý sảnxuất- kinh doanh , tài chính, kế toán còn thiếu Khoảng 10% là học sinh, sinh viêncác trường phổ thông, các trường trung học, đại học tìm được việc làm, có vốn hoặcvay vốn tự lập doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh

- Về trình độ văn hóa: 40% chủ doanh nghiệp có trình độ lớp 7; 35% trình độ lớp 10

(hệ cũ) và 25% có trình độ lớp 12 (hệ mới) Trình độ này còn được chứng minh qua

số liệu điều tra 300 doanh nghiệp nhỏ ở 3 thành phố: Hải Phòng, Đà Nẵng, thànhphố Hồ Chí Minh của Viện khoa học lao động Nhật Bản kết hợp với Viện khoa họclao động của Bộ lao động- thương binh và xã hội Việt nam; hơn 70% có trình độcấp II ( hệ cũ) và khoảng 25% có trình độ cấp III trở lên

- Về trình độ chuyên môn: Trong số các chủ doanh nghiệp được điều tra, cứ 100

người thì có một người có trình độ trên đại học, 3 người có trình độ đại học, 14người có trình độ trung học hoặc tương đương Hơn nữa, trong số trình độ trung học

và đại học thì chủ doanh nghiệp có trình độ tay nghề đào tạo phù hợp với nghề hoạtđộng sản xuất- kinh doanh thấp, chỉ khoảng 7% Khoảng 30% chủ doanh nghiệp đãhoạt động kinh tế tư nhân, mặc dù chưa có nghề nhưng nhờ chính sách đổi mới đãnắm cơ hội tạo lập cơ sở riêng hoặc phát triển doanh nghiệp thừa kế của gia đình

Số chủ doanh nghiệp này phần lớn hoạt động ở khu vực dịch vụ, đặc biệt là may

Trang 34

mặc, dịch vụ văn hóa, sửa chữa cơ khí, điện tử Một số các chủ doanh nghiệp có taynghề phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp nhưng ở trình độ thấp, chủ yếu dựavào đào tạo từ cơ sở dạy nghề tư nhân hoặc kèm cặp qua thực tế, hay được gia đìnhtruyền lại Có một số chủ doanh nghiệp loại này đã làm trong khu vực kinh tế Nhànước, nhưng khi lập nghiệp, kiến thức cũ không đáp ứng được mà phải tự học lại,hoặc nâng cao kiến thức nghề nghiệp qua các lớp bồi dưỡng ngắn Một số ít trongcác chủ doanh nghiệp đã qua quá trình đi làm cho các chủ doanh nghiệp khác từ khicòn ít tuổi, tự học nghề trong thực tế, sau đó trưởng thành, có vốn và tự đứng ra tạolập doanh nghiệp.

Qua phần thực trạng trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp nêu trên, cóthể kết luận rằng đội ngũ các chủ doanh nghiệp có sự bất cập về trình độ Nguyênnhân chủ yếu của tình hình này, trước hết là do sự chuyển biến về cơ chế quản lý,các DNVVN đang ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành, phát triển, việc đào tạobồi dưỡng chưa được chú ý đúng mức hoặc đã được chú ý nhưng chưa triệt để

Từ năm 1991 trở lại đây, ngành giáo dục đào tạo và nhiều cơ quan của cácngành đã mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng cho chủ doanh nghiệp theo các khóa,trường lớp với nhiều hình thức và phương thức đào tạo khác nhau Có thể kể đếntrong số đó là các lớp đào tạo liên tục của Trung tâm hỗ trợ DNVVN, các lớp v ềkhởi sự doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp của Trung tâm xúc tiến DNVVNSME-PC/VCCI với sự trợ giúp của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), các khoá họcđào tạo ngắn hạn của Trung tâm hỗ trợ DNVVN thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn-Đolường-Chất lượng(SMEDEC)

Mặc dù đó mới chỉ là ban đầu hình thành do nhu cầu cấp thiết của cácDNVVN, nhưng nó đã giúp cho việc đào tạo các chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lýtrong doanh nghiệp khá tích cực và thiết thực Hàng nghìn lớp học ngắn hạn và cáchội thảo đã được các cơ quan, các tổ chức khác nhau tổ chức cho hàng vạn các lượtchủ doanh nghiệp ở các thành phố lớn và nhiều tỉnh trong cả nước Tuy nhiên, việcđào tạo, bồi dưỡng cho chủ doanh nghiệp như thế còn chưa được thực hiện đúngmức, còn manh mún, chương trình còn nghèo nàn, nội dung còn hạn chế, chưa đápứng được yêu cầu cho loại đối tượng này

Về lao động phổ thông trong các DNVVN: Lao động trong các DNVVN

chủ yếu là lao động phổ thông, ít được đào tạo, thiếu kỹ năng, trình độ văn hoá thấp,tình trạng này còn trầm trọng hơn đối với số lao động trong các cơ sở kinh doanhnhỏ Theo thống số liệu thống kê, có tới 55.63% số chủ doanh nghiệp có trình độ

Trang 35

học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ họcvấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp

Cụ thể, số người là tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; đã tốt nghiệp đạihọc 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệpchiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn

Điều đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp ngay những người có trình độhọc vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thứckinh tế và quản trị doanh nghiệp Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc lập chiếnlược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam

2.4 Tình hình và khả năng cạnh tranh của các DNVVN về sản phẩm,

thị trường.

Hạn chế về sản phẩm và chất lượng sản phẩm: Một trong những hạn chế

lớn nhất của DNVVN Việt nam là trên con đường đi tìm đầu ra cho sản phẩm củamình, rất nhiều DNVVN vẫn đang duy trì những mặt hàng có giá trị gia tăng thấp,chất lượng không cao và chủ yếu dựa trên lợi thế chi phí nhân công rẻ

Sản phẩm của Việt Nam còn đơn điệu về mẫu mã và chủng loại Các doanhnghiệp hiện nay chưa tìm được lợi thế so sánh bằng những sản phẩm “độc đáo”riêng, hầu như DNVVN mới đang dừng lại ở chỗ có gì gọi là thế mạnh thì tập trungvào kinh doanh và đem ra chào bán, nếu không thì cũng là sản xuất theo kiểu làmnhái lại các sản phẩm uy tín nước ngoài Ngay cả trong ngành dệt may, da giày, thủcông mỹ nghệ, cơ khí xuất khẩu…- những lĩnh vực ưu thế của Việt Nam, việc đadạng chủng loại, mẫu mã vẫn còn nhiều hạn chế Nhiều doanh nghiệp DNVVN chỉlàm theo catalogue, hoặc là cóp nhặt, nhái kiểu sản phẩm cạnh tranh, kết cục vừalàm mình rơi vào thế bị động, vừa ảnh hưởng xấu đến diễn biến thị trường Sảnphẩm có quá nhiều sự trùng lắp, cả về mẫu mã lẫn chủng loại mặt hàng, dịch vụgiữa các doanh nghiệp nhỏ với nhau, giữa DNVVN với doanh nghiệp lớn, nên thịphần bị thu hẹp và lợi thế cạnh tranh tương đối lại càng mờ nhạt Đó là nguyên nhân

từ hai phía: trước hết, DNVVN yếu kém cả về năng lực sản xuất lẫn công nghệ vàkiến thức thương trường và thậm chí chưa thực sự quan tâm đúng mức đến cải tiếnsản phẩm; sau đến, Nhà nước thiếu một cơ chế kích thích tốt, đặc biệt là các chínhsách hỗ trợ về ngành nghề và thị trường đối với loại hình doanh nghiệp này

Hơn nữa, trong xuất khẩu, phần lớn các doanh nghiệp đang sản xuất các loạisản phẩm có mức lợi nhuận thấp, dễ gia nhập thị trường Sản phẩm dưới dạng thô,

sơ chế vẫn chiếm tỷ lệ cao (70%) trong khi lao động ở các DNVVN nói chung dư

Trang 36

thừa rất nhiều Về lâu dài không chỉ các nguồn tài nguyên bị cạn kiệt mà cả lợi ích

do giá cả thấp cũng thuộc về khách hang nước nhập khẩu Trong mấy năm gần đây,việc đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến cũng như vào mặt hàng xuất khẩu giátrị gia tăng cao đã có những cố gắng đáng kể, nhưng kết quả vẫn chưa tương xứng

ở đây lại xuất hiện một nghịch lý là, nếu sản xuất và xuất khẩu hàng thô thì vốn ít,

dễ tìm thị trường, nhưng giá trị thấp Còn nếu đầu tư vào hàng chế biến thì cần vốnlớn và khó tìm thị trường, mà vốn và thị trường là hai khó khăn lớn hạn chế hoạtđộng của các DNVVN hiện nay Thực tế là nhiều sản phẩm xuất khẩu thô thì lãinhưng chế biến sâu khi bán ra lại lỗ

Chất lượng sản phẩm của Việt Nam còn kém, lại không ổn định, rất khó cạnhtranh với hàng nước ngoài ngay trên thị trường nội địa chứ không nói đến thị trườngnước ngoài Nhiều mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam luôn đứng ở thế yếu trướchàng nhập khẩu tiểu ngạch, chất lượng trung bình từ Trung Quốc, Thái Lan… ngaytại thị trường nội địa bởi chất lượng, giá cả, mẫu mã Điều đáng lo ngại đối vớiDNVVN Việt Nam là nhiều hàng nước ngoài tại thị trường Việt Nam và trên thịtrường quốc tế liên tục thay đổi mẫu mã và giảm giá mà chất lượng không giảm Vôhình chung, doanh nghiệp Việt Nam tự rơi vào "cái bẫy của chí phí lao động thấp":

bị qui luật cạnh tranh dồn ép vào những ngành có lợi nhuận cận biên thấp và bị cạnhtranh gay gắt về chi phí

Qua điều tra trên 146 doanh nghiệp, các chuyên gia Viện chiến lược phát

triển và Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc đã rút ra nhận xét: "Trong phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, người ta chưa thấy rõ những nỗ lực hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng sản phẩm Nhiều doanh nghiệp dường như phó mặc hoặc ít quan tâm tới việc cải thiện không ngừng hoạt động của mình, điều tất yếu để có thể đạt được chuẩn mực quốc tế Các công ty xuất khẩu Việt Nam thường có ít hoặc không có nhãn hiệu quốc tế riêng, thường phải dựa nhiều vào khách hang và các đối tác chính để có đầu vào thiết kế, quy trình công nghệ, tiếp thị và phân phối Nhiều doanh nghiệp coi Chính phủ như một tác nhân quan trọng đến kết quả kinh doanh của họ và nỗ lực tìm kiếm càng nhiều ưu tiên, hạn ngạch, trợ cấp và bảo hộ càng tốt"( Trích “Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt nam”, NXB Chính trị quốc gia 6/1999.)

Tiếp đó là về vấn đề thương hiệu sản phẩm, có thể thấy hiện đây đang là mộtvấn đề nhận được nhiều sự lưu tâm nhất hiện nay Các DNVVN Việt nam hiện naychưa tạo được một thương hiệu riêng cho mình- và cũng phải thừa nhận đó là một

Trang 37

vấn để chẳng dễ dàng gì Điển hình là sản phẩm gốm sứ Bát tràng, người ta biết đếnBát tràng là nơi sản xuất uy tín về gốm sứ, đến Bát tràng người ta có thể thấy nhannhản các cửa hàng cửa hiệu với tên rất rõ ràng với địa chỉ và số điện thoại liên hệ,nhưng vấn đề là ở chỗ, không có tên, không có biểu tượng-tức là không có thươnghiệu sản phẩm gốm sứ bát tràng để phân biệt với các sản phẩm gốm sứ khác trongkhi gốm sứ Bát tràng hiện nay lại được xuất khẩu với số lượng rất lớn sang Nhậtbản và Châu Âu.

Để giải quyết vấn đề thương hiệu của mình, một trong những giải pháp đưa

ra là các DNVVN có thể sử dụng thương hiệu của các doanh nghiệp lớn cho đến khi

có thương hiệu riêng, nhất là trong hoạt động xuất khẩu, các DNVVN cũng có thểhợp tác với các doanh nghiệp lớn nhằm sử dụng các thương hiệu của các doanhnghiệp đó Thêm nữa, các DNVVN có thể mua lại các thương hiệu của các doanhnghiệp lớn bằng giao dịch nhượng quyền thương hiệu Nếu DNVVN xây dựngthương hiệu của chính mình thì nên xây dựng thương hiệu ở cấp công ty thay vì xâydựng thương hiệu sản phẩm vì như vậy quá tốn kém Theo nghiên cứu của cácchuyên gia thì để phát triển một thương hiệu thì chi phí đầu tư không nhỏ và cần ítnhất vài năm để xây dựng thương hiệu quốc gia, cần khoảng 10 năm để xây dựngthương hiệu quốc tế, điều này là rất khó khăn với các DNVVN Việt nam với đaphần quy mô rất nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, mục tiêu bán được hàng, có lợinhuận, tạo công ăn việc làm là vấn đề cấp bách trước mắt

Hạn chế về khai thác và mở rộng thị trường đầu ra nội địa: Thị trường nội

địa của các DNVVN còn kém phát triển và thiếu đồng bộ Các DNVVN chưa vượt

ra được thị trường địa phương và khu vực Thị trường đầu ra nội địa còn bị chèn ép

vì độc quyền, vì hàng nhập lậu tràn lan, vì doanh nghiệp thiếu thông tin thị trường

và thiếu sự hỗ trợ, tư vấn của các cấp vĩ mô Thực tế ở thị trường nội địa Việt Nam

hiện nay, việc xác lập các kênh lưu thông từ sản xuất đến tiêu thụ chưa thực hiện hiệu quả, chủ yếu do DNVVN khu vực kinh tế tư nhân đảm nhận Doanh nghiệp tư nhân tuy đông nhưng vốn quá nhỏ, phạm vi kinh doanh rộng nhưng lại thiếu nghiệp

vụ, kinh nghiệm nên DNVVN tư nhân thường chờ thời cơ, buôn bán nhỏ qua nhiều khâu trung gian Điều đó dẫn đến tình trạng lộn xộn ép giá đầu vào, nâng giá đầu ra, hay đội giá và gây ra hiện tượng khan hiếm hoặc dư thừa hàng hóa trên thị trường Phần lớn doanh nghiệp hoạt động còn mang tính tự phát, năng lực nghiên cứu, dự báo cung cầu thị trường còn yếu Nhiều khi, thấy có một mặt hàng đang bán chạy, các DNVVN đổ xô vào đầu tư sản xuất Thực tế này dẫn tới đẩy giá nguyên liệu lên

Ngày đăng: 15/04/2013, 12:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Kế hoạch kinh doanh – NXB Lao Động – Xã Hội 2005 Khác
4. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp – NXB Đại học kinh tế Quốc dân Khác
5. Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển DNV&N ở Việt Nam đến năm 2005 – NXB Chính trị Quốc gia Khác
7. Hỗ trợ tài chính cho DNV&N của Đài Loan - Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Hà Nội, 2001 số 37 Khác
8. Nghị định về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa – Số: 56/2009/NĐ- CP Khác
9. Phạm Thái Quốc, Kinh tế Đài Loan - tình hình và chính sách, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội/1999 Khác
10. CIEM. (2002). Một số định hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 Khác
11. CIEM. (2004). Báo cáo 10 năm thực hiện Luật Khuyến khích đầu tư trong nước Khác
12. KHĐT (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) (2003) Báo cáo mạnh yếu Luật Doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch Đầu tư, 2003 Khác
13. KHĐT (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) (2004) Báo cáo bốn năm thi hành Luật Doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch Đầu tư, 2004 Khác
14. Kinh tế và dự báo (2003) Kết quả thực hiện Luật Doanh nghiệp. Số 11/2003 Khác
15. Lê Khắc Triết (2005) Đổi mới và phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tiêu chí phân loại DNVVN ở các nước APEC. - Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội: Thực trạng và giải pháp
Bảng 1 Tiêu chí phân loại DNVVN ở các nước APEC (Trang 6)
Bảng 1: Tiêu chí phân loại DNVVN ở các nước APEC. - Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội: Thực trạng và giải pháp
Bảng 1 Tiêu chí phân loại DNVVN ở các nước APEC (Trang 6)
Bảng 2: Tiêu thức phân loại DNVVN ở Việt Nam. - Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội: Thực trạng và giải pháp
Bảng 2 Tiêu thức phân loại DNVVN ở Việt Nam (Trang 9)
Bảng 2: Tiêu thức phân loại DNVVN ở Việt Nam. - Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội: Thực trạng và giải pháp
Bảng 2 Tiêu thức phân loại DNVVN ở Việt Nam (Trang 9)
Bảng 3: Tỷ lệ xuất khẩu của DNVVN thời kỳ 1976-1988.                                                                      Đơn vị:100% - Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội: Thực trạng và giải pháp
Bảng 3 Tỷ lệ xuất khẩu của DNVVN thời kỳ 1976-1988. Đơn vị:100% (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w