Chính sách hỗ trợ công nghệ

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội: Thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 73)

các cấp, các ngành; phối hợp cơ chế chính sách liên quan tới KH&CN với cơ chế chính sách kinh tế-xã hội vĩ mô nhằm tạo những điều kiện thuận lợi cho đổi mới công nghệ. Cơ chế, chính sách thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam trong thời gian tới phải gắn liền với những đổi mới khác trong cơ chế quản lý kinh tế- xã hội, gắn với việc nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp và năng lực công nghệ của lực lượng làm khoa học công nghệ của nước ta. Nói cách khác, có công nghệ phải đi liền với có nguồn nhân lực hợp lý để sử dụng công nghệ thì mới bảo đảm hiệu quả của yếu tố công nghệ đối với nâng cao năng lực cạnh tranh.

Để cụ thể hóa hơn nữa chính sách hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ, trong thời gian tới, các Bộ, ngành cần khẩn trương xây đựng và ban hành những thông tư hướng dẫn cho những Nghị định, Quyết định đã được Chính phủ ban hành.

Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đổi mới công nghệ cho DN, tạo điều kiện và môi trường pháp lý đầy đủ để hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp dịch vụ công nghệ, thông tin công nghệ, hình thành mạng lưới thông tin công nghệ và đổi mới công nghệ ở trung ương và địa phương phục vụ các doanh nghiệp.

Phát triển KVKTTN ở Việt Nam là một quá trình lâu dài. Nhiều chính sách mang tính khuyến khích, hỗ trợ cho sự phát triển KVKTTN mới chỉ được ban hành trong khoảng 10 năm trở lại đây. Do đó, chúng vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Tuy nhiên, với sự năng động của các DN thuộc KVKTTN Việt Nam và những đòi hỏi

ngày càng cao của nền kinh tế thế giới, chắc chắn KVKTTN Việt Nam sẽ phát triển rất nhanh chóng và sẽ trở thành một động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước. Trong bối cảnh đó, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước sẽ phải ngày càng được hoàn thiện để có thể là “bà đỡ” cho sự phát triển của KVKTTN Việt Nam./.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Tiếp tục cụ thể hoá và đẩy mạnh việc thực thi các quy định của Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ các DNNVV liên quan đến các vấn đề: trợ giúp tài chính, trợ giúp về mặt bằng sản xuất kinh doanh, xúc tiến mở rộng thị trường, ưu tiên tham gia cung cấp các hợp đồng mua sắm, cung ứng dịch vụ công. Để triển khai các hoạt động liên quan đến việc hỗ trợ DNNVV, cần đẩy nhanh các công việc như:

(i) Triển khai kịp thời và đồng bộ những biện pháp nhằm trợ giúp pháp lý cho các doanh nghiệp nói chung trong đó đặc biệt quan tâm tới các DNNVV. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến DNNVV, các văn bản hướng dẫn của các Bộ ngành liên quan đến các vấn đề về hỗ trợ DNNVV quy định tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP. Thúc đẩy quá trình thực thi các quy định này một cách có hiệu quả. (ii) Xây dựng các chương trình trợ giúp cụ thể từ cấp Trung ương đến địa

phương trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế- xã hội, phát triển ngành, địa bàn và được bố trí trong kế hoạch hàng năm và 5 năm. (iii) Các chương trình trợ giúp DNNVV trước khi trình cấp có thẩm quyền

phê duyệt phải lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương, cộng đồng các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu để bảo đảm tính thống nhất, tính hiệu quả và kết hợp lồng ghép với các chương trình trợ giúp DNNVV khác của Nhà nước.

(iv) Đẩy nhanh việc thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng tại các địa phương để hướng dẫn và thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV. Tổ chức tập huấn và đào tạo cho các cán bộ của các quỹ bảo lãnh tín dụng tại các địa phương về kỹ năng, nghiệp vụ thực hiện bảo lãnh đối với các DNNVV.

(v) Nhanh chóng thành lập Quỹ phát triển DNNVV để thu hút nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, từ các tổ chức trong nước, các khoản viện trợ, tài trợ của các tổ chức quốc tế. Theo quy định tại Nghị định

56/2009/NĐ-CP thì mục đích của Quỹ này tài trợ các chương trình giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV, chú trọng hỗ trợ hoạt động đổi mới phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường; đầu tư, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; phát triển công nghiệp hỗ trợ; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.

Để giúp các DNNVV tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn tín dụng chính thức, cần phải thay đổi điều kiện cho vay, từ cho vay thế chấp sang cho vay tín chấp. Việc cho vay tín chấp sẽ làm tăng rủi ro đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng, vì vậy cần nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định dự án của cán bộ ngân hàng nhằm đánh giá chính xác hơn khả năng sinh lời của dự án vay vốn từ đó lựa chọn cho vay đối với những dự án tiềm năng mà các DNNVV xây dựng. Việc hỗ trợ nên tập trung vào các DN đang có tiềm năng phát triển, sản phẩm tốt, thị trường tốt.

Đẩy mạnh việc xã hội hóa trong việc huy động vốn cho quỹ BLTD tại địa phương. Theo đó, ngoài nguồn vốn ngân sách như quy định, nên huy động thêm các nguồn vốn từ địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng,... tạo tiềm lực tài chính cho quỹ BLTD hoạt động. Đồng thời, cần có những chính sách hỗ trợ hợp lý như thuế, cho thuê mặt bằng làm trụ sở,... nhằm khuyến khích các tổ chức tham gia hoạt động BLTD cho DNNVV hiệu quả.

Dấu hiệu phục hồi kinh tế thế giới mang đến những cơ hội mới cho các DNNVV, tuy nhiên nó cũng kéo theo những khó khăn về lạm phát và tăng giá của nhiều mặt hàng trên thế giới. Điều này sẽ làm chi phí đầu vào của các DN tăng cao. Vì vậy trong thời gian tới Chính phủ và các địa phương, trong phạm vi quyền hạn của mình dựa trên tình hình thực tế của các doanh nghiệp cần đưa ra các chính sách miễn, giảm thuế cụ thể đối với một số doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó việc cải cách thủ tục hành chính cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm. Việc vay vốn của các DNNVV hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc lập dự án (cả do chuyên môn cũng như yêu cầu từ phía tổ chức tín dụng). Trong khi đó, khả năng đánh giá tính khả thi và mức độ hiệu quả của các cán bộ của các tổ chức tín dụng, ngân hàng chịu trách nhiệm cho vay còn yếu, việc đánh giá dường như chưa tuân thủ theo những quy trình tốt nên nhiều dự án có tiềm năng vẫn bị bỏ qua. Vì vậy, nếu không cải cách thủ tục hành chính thì các DNNVV vẫn còn tiếp tục gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn.

Tiếp tục thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV cho giai đoạn 2009 – 2013. Việc hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV sẽ cho phép các DNNVV chuẩn bị tốt hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai khi nền kinh tế thế giới phục hồi, đi vào ổn định và tăng trưởng cao. Khó khăn về lao động có kỹ năng và tay nghề cao sẽ trở lại mạnh mẽ hơn khi nền kinh tế phục hồi, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn mở rộng sản xuất, kinh doanh vì khi đó các doanh nghiệp này sẽ thu hút một lượng lớn lao động để đáp ứng yêu cầu sản xuất mới.

Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các DNNVV tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài. Việc tham gia các hoạt động này sẽ giúp các DNNVV nâng cao kỹ năng về thương mại, mở rộng thị trường và tìm kiếm thị trường mới. Thêm vào đó các DNNVV khi tham gia các chuyến khảo sát, học tập nước ngoài sẽ tìm hiểu sâu hơn về văn hóa kinh doanh cũng như kinh nghiệm trong việc định hướng và phát triển kinh doanh theo hướng ổn định và lâu dài, giảm bớt các hoạt động kinh doanh theo sự vụ, thiếu ổn định mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DNNVV nói riêng đã và đang áp dụng.

Kết luận

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội: Thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w