1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf

57 3,3K 30
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 778,83 KB

Nội dung

Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN TH Ơ

KHOA THỦY SẢN

VÕ THỊ CẦM

THỰC NGHIỆM NUÔI CÁ NÂU

(Scatophagus argus Linnaeus, 1766) TRONG B Ể

Ở CÁC ĐỘ MẶN KHÁC NHAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2009

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN T HƠ

KHOA THỦY SẢN

VÕ THỊ CẦM

THỰC NGHIỆM NUÔI CÁ NÂU

(Scatophagus argus Linnaeus, 1766) TRONG B Ể

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Em xin chân thành cảm ơn đến:

Thầy Lý Văn Khánh đã hướng dẫn và giúp đỡ em thực hiện đề tài trong suốtthời gian qua

Thầy Trần Ngọc Hải và tất cả các thầy cô và các anh chị thuộc Bộ môn Kỹthuật nuôi Hải sản đã tạo điều kiện thuận lợi để em được học tập và hoàn thànhluận văn tốt nghiệp

Các thầy cô và các anh chị thuộc Khoa Thủy sản đ ã dạy và truyền đạt cho emnhững kiến thức quý báu, đ ã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em thực hiện xong đềtài

Các bạn lớp Nuôi trồng Thủ y sản khóa 31 đã giúp đỡ em trong suốt thời gianthực hiện luận văn tốt nghiệp

Trang 4

TÓM TẮT

Cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) là loài th ủy sản nước lợ có tiềm

năng kinh tế hiện nay và là loài cá rộng muối có thể thích nghi với các độ mặn khác

nhau (0-30‰) Thí nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong

bể ở các độ mặn khác nhau nhằm t ìm ra độ mặn thích hợp cho sự tăng tr ưởng và tỉ

lệ sống của cá nâu Thí nghiệm đ ược bố trí với 7 nghiệm thức độ mặn (0, 5, 10, 15,

20, 25 và 30‰), mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần v à được bố trí trong hệ thống lọctuần hoàn, sục khí liên tục Cá thí nghiệm từ nguồn cá sinh sản nhân tạo có khốilượng trung bình 1,7 g/con (2 tháng tu ổi) ở độ mặn ban đầu 15‰ v à được thuần hóa5‰/ngày cho đến khi đạt độ mặn để th í nghiệm Sau 3 tháng nuôi với thức ăn côngnghiệp 37,8% đạm Kết quả cá nâu tăng trưởng tốt nhất là ở nghiệm thức 5‰ (11,3g/con) và chậm nhất là ở nghiệm thức 0‰ (5,66 g/con) Tốc độ tăng trưởng tuyệtđối về khối lượng nhanh nhất là ở nghiệm thức 5‰ (0,13 g/ngày) và chậm nhất là ởnghiệm thức 15‰ (0,02 g/ngày) Tốc độ tăng trưởng đặc biệt về khối lượng nhanhnhất là ở nghiệm thức 5‰ (1,43 %/ngày) và chậm nhất là ở nghiệm thức 15‰(0,27 %/ngày) Tỉ lệ sống trung bình cao nhất là ở nghiệm thức 0‰ (96,4% ) và 5‰

(95,5%) và thấp nhất là ở 30‰ (45,9%) Kết quả này cho thấy cá nâu (Scatophagus

argus Linnaeus, 1766) tốt nhất nên nuôi ở độ mặn 5‰ với sự tăng tr ưởng tốt và tỉ

lệ sống cao

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ i

TÓM TẮT iv

MỤC LỤC v

DANH SÁCH BẢNG vii

DANH SÁCH HÌNH viii

PHẦN I: GIỚI THIỆU 1

PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ NÂU 3

2.1.1 Đặc điểm hình thái phân loại 3

2.1.2 Đặc điểm phân bố 4

2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng 5

2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng 6

2.1.5 Đặc điểm sinh sản 6

2.1.6 Các bệnh thường gặp ở cá nâu 7

2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN C ỨU TỈ LỆ SỐNG VÀ SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN 7

PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU 9

3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 9

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU 9

3.2.1 Vật liệu nghiên cứu 9

3.2.2 Bố trí thí nghiệm 9

3.2.3 Phân tích và xử lý số liệu 11

PHẦN IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 12

4.1 Yếu tố môi trường nước trong 3 tháng nuôi cá nâu ở các độ mặn khác nhau 12 4.1.1 Nhiệt độ 12

4.1.2 pH 13

4.1.3 N-NH4+ 13

4.1.4 N-NO2- 13

4.2 Tăng trưởng của cá nâu sau 3 tháng nuôi ở các đ ộ mặn khác nhau 14

4.2.1 Tăng trưởng về khối lượng 14

4.2.2 Tăng trưởng về chiều dài 15

4.2.3 Tăng trưởng về chiều cao 16

4.3 Mối tương quan giữa khối lượng, chiều dài và chiều cao cá nâu sau 3 tháng nuôi ở các độ mặn khác nhau 17

4.3.1 Mối tương quan giữa khối lượng và chiều dài 17

4.3.2 Mối tương quan giữa khối lượng và chiều cao cá nâu 18

4.3.3 Mối tương quan giữa chiều cao và chiều dài cá nâu 18

4.4 Tốc độ tăng trưởng của cá nâu sau 3 tháng nuôi ở các độ mặn khác nhau 19

4.4.1 Tốc độ tăng trưởng về khối lượng 19

4.4.3 Tốc độ tăng trưởng về chiều cao 21

4.5 Tỷ lệ sống của cá nâu sau 3 tháng nuôi ở các độ mặn khác nhau 22

4.6 Sự phân đàn của cá nâu sau 3 tháng nuôi ở các độ mặn khác nhau 23

4.6.1 Sự phân đàn về khối lượng 23

4.6.2 Sự phân đàn về chiều dài 24

Trang 6

4.6.3 Sự phân đàn về chiều cao 25

4.7 Thành phần sinh hóa của cá nâu ở các độ mặn khác nhau 26

4.8 So sánh sự tăng trưởng của cá nâu nuôi ở các độ mặn khác nhau so với một số loài cá lợ mặn khác 27

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 28

5.1 Kết luận 28

5.2 Đề xuất 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

PHỤ LỤC 31

Trang 7

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 3.1: Thành phần sinh hóa của thức ăn thí nghiệm 10

Bảng 4.1: Các yếu tố môi tr ường 12

Bảng 4.2: Tốc độ tăng tr ưởng về khối lượng sau 3 tháng nuôi 19

Bảng 4.3: Tốc độ tăng tr ưởng về chiều dài sau 3 tháng nuôi 20

Bảng 4.4: Tốc độ tăng trưởng về chiều cao sau 3 tháng nuôi 21

Bảng 4.5: Thành phần sinh hóa của cá nâu ở các độ mặn khác nhau 26

Trang 8

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: Hình dạng ngoài của cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) 3

Hình 4.1: Hệ thống nuôi cá nâu ở các độ mặn khác nhau 12

Hình 4.2: Cá nâu giống (2 tháng tuổi) 14

Hình 4.3: Khối lượng cá nâu sau 3 tháng nuôi ở các độ mặn khác nhau 14

Hình 4.4: Chiều dài cá nâu sau 3 tháng nuôi ở các độ mặn khác nhau 15

Hình 4.5: Chiều cao cá nâu sau 3 tháng nuôi ở các độ mặn khác nhau 16

Hình 4.6: Mối tương quan giữa khối lượng và chiều dài cá nâu sau 3 tháng nuôi 17

Hình 4.7: Mối tương quan giữa khối lượng và chiều cao cá nâu sau 3 tháng nuôi 18

Hình 4.8: Mối tương quan giữa chiều cao và chiều dài cá nâu sau 3 tháng nuôi 18

Hình 4.11: Sự phân đàn về chiều dài của cá nâu sau 2 tháng nuôi 24

Hình 4.12: Sự phân đàn về chiều cao của cá nâu sau 2 tháng nuôi 25

Trang 9

PHẦN I: GIỚI THIỆU

Việt Nam có tiềm năng lớn về phát tri ển nuôi trồng thủy sản v à đa dạng các loạihình mặt nước Nghề nuôi trồng thủy sản đóng vai tr ò rất quan trọng mang lại nguồn thuđáng kể cho nền kinh tế quốc dân Theo Bộ Thủy sản (2008), tổng sản l ượng thủy sảnước đạt 977 nghìn tấn, tăng 10,4% so với c ùng kỳ năm 2007 Trong đó, sản l ượng nuôitrồng đạt 416 nghìn tấn, tăng 26,1% Ước giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 300triệu USD, tăng 11,5% so với kế hoạch, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu th ủy sản lên 551triệu USD, bằng 19% kế hoạch năm v à tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2007 Trong đó,

cá đạt 313 ngàn tấn (giá trị khoảng 2.053 tỷ đồng); tôm đạt 58,5 ngàn tấn (giá trị khoảng

2.556 tỷ đồng) và thủy sản khác đạt 44,5 ngàn tấn (giá trị khoảng 106 tỷ đồng).

(http://www.fistenet.gov.vn, cập nhật ngày 09/01/2009)

Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) t ình hình nuôi tôm sú của ngườidân trong gặp khó khăn do giá tôm sú giảm mạnh (giảm 10.000 đồng/kg so với c ùng kỳnăm 2007) và hiện ở mức thấp nhất trong 3 năm qua Trong khi đó, chi phí s ản xuất tăngcao khiến người dân e ngại đầu tư thêm và có xu hướng giảm diện tích thả nuôi khoảng4% so với cùng kỳ năm 2007 Mới bước vào đầu vụ, tính đến ngày 21/3/2008, toàn vùngĐBSCL có khoảng 44.000 ha nuôi tô m sú bị thiệt hại (Cà Mau: khoảng 33.850 ha tômnuôi bị chết, chiếm 13% diện tích nuôi tôm, thiệt hại 60 - 70%; Bạc Liêu - hơn 200 hanuôi tôm; Kiên Giang có g ần 9.000 ha tôm mới thả nuôi bị thiệthại).(http://www.fistenet.gov.vn, cập nhật ngày 09/01/2009)

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã khuyến cáo ngành thủy sản các tỉnhĐBSCL như Sóc Trăng, B ạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang tích c ực vận động khuyếnkhích người dân đa dạng hóa các loại thủy sả n nuôi

Hiện trạng khai thác và đánh bắt quá mức nguồn lợi tự nhi ên hiện nay đang đe dọanghiêm trọng đến tài nguyên thủy sản ở nước ta Đồng thời những rủi ro về dịch bệnh, ônhiễm môi trường và giá cả bị giảm mạnh nhất là đối với con tôm sú, cá tra, cua biển,…

mà những đối tượng này là những đối tượng chính hiện nay

Trong nghề nuôi thủy sản ven biển th ì một số loài như tôm sú, cua biển, cá mú, cáchẽm, cá giò,…đang là đối tượng nuôi chính Tuy nhi ên, nghề nuôi cá biển còn rất hạnchế do vấn đề con giống , địa hình và nguồn nước nên tôm sú vẫn là đối tượng chủ yếuđược nuôi Để từng bước khắc phục tình trạng trên nên việc mở rộng diện tích, đa dạnghóa mô hình và đối tượng nuôi, di nhập và thuần hóa nhiều đối tượng kinh tế là góp phầnnâng cao hiệu quả và chất lượng của nghề nuôi thủy sản ở n ước ta Bên cạnh những loàibản địa như cá mú, cá chẽm đang được nuôi phổ biến thì cá nâu (Scatophagus argus)cũng được đánh giá là loài có triển vọng phát triển nuôi ở v ùng ven biển

Trang 10

Cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) là loài có kích thư ớc tương đối lớn,

thịt cá béo có mùi vị thơm ngon, có giá trị thương phẩm cao và được thị trường ưa

chuộng (Nguyễn Thanh Ph ương và ctv., 2008) Do tập tính ăn tạp của cá, n ên đây là loài

rất có triển vọng để kết hợp nuôi với các l oài khác nhất là trong mô hình tôm rừng Cá cóthể được dùng làm cá cảnh ở giai đoạn nhỏ (Trần Ngọc Hải v à Nguyễn Thanh Phương,2006)

Các nghiên cứu về đối tượng này hiện còn rất hạn chế, phần lớn tập trung v àophân loại, mô tả một số thông tin về th ành phần giống loài và sự phân bố còn những dẫnliệu về các đặc điểm sinh học nh ư sinh sản, dinh dưỡng, sinh lý và sinh trưởng hiện đangnghiên cứu nhưng cũng chưa đủ nhiều để làm cơ sở cho các nghiên cứu gia hóa để sảnxuất giống và nuôi thương phẩm sau này Để đưa đối tượng này vào sản xuất đồng thờicung cấp thêm những thông tin cần thiết để ng ày càng hoàn thiện qui trình sản xuất giống

và đưa đối tượng này trở thành đối tượng nuôi phổ biến n ên chúng tôi tiến hành nghiên

cứu “Thực nghiệm nuôi cá nâu ( Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong b ể ở các

độ mặn khác nhau”.

Mục tiêu

Nhằm xác định độ mặn thích hợp cho sự tăng tr ưởng của cá nâu làm cơ sở nghiêncứu gia hóa và nuôi thương phẩm từ đó thúc đẩy nghề nuôi cá nâu phát triển đồng thờigóp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi trong nghề nuôi cá biển

Nội dung

Ảnh hưởng của độ mặn đến sự tăng tr ưởng và tỷ lệ sống của cá nâu từ giai đoạngiống 2 tháng tuổi lên 4 tháng tuổi

Trang 11

PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ NÂU

2.1.1 Đặc điểm hình thái phân loại

Cá nâu có tên tiếng Anh là spotted scat thuộc họ Scatophagidae.Theo Barry (1992)

được trích dẫn bởi Võ Thành Tiếm (2004) thì cá nâu có 2 giống là Scatophagus và Selenotoca Tuy nhiên, ở nước ta thì theo các tác giả như Mai Đình Yên (1992), Trương

Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) được trích dẫn bởi Ngô Thanh To àn (2003) thì

cá nâu chỉ có một giống và một loài duy nhất là Scatophagus argus Linnaeus, 1766.

Phân loại theo Barry and Fast, 1988:

Lớp: Osteichthyes

Bộ: Perciformes

Họ: Scatophagidae

Giống: Scatophagus

Loài: Scatophagus argus Linnaeus, 1766

Hình 2.1: Hình dạng ngoài của cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766)

Cá nâu có mình dẹp bên, cao thân, lưng hình vòm, nhìn ngang gần như tròn Cá cóđầu nhỏ, ngắn, mõm tù, miệng nhỏ, rạch miệng nằm ngang và ngắn, trên hàm có răng

mịn (Nguyễn Thanh Phương và ctv.,2008) Mắt cá lớn vừa, nằm phía tr ên đường ngang

kẻ từ góc miệng và gần như cách đều chót mõm và điểm cuối nắp mang Vảy l ược, nhỏ,phủ khắp thân, đầu, gốc vi hậu môn, vi l ưng và vi đuôi, rìa tia vây lưng và vây hậu môngần như thẳng đứng, viền sau vây đuôi thẳng (Tr ương Thủ Khoa và Trần Thị ThuHương, 1993 được trích dẫn bởi Võ Thành Tiếm, 2004)

Trang 12

Theo mô tả của Võ Văn Chi (1993) được trích dẫn bởi Võ Thành Tiếm (2004) thì

cá nâu có thân cao và dẹp bên, thân nhìn ngang gần như vuông, viền trước của vây lưngdốc đứng xuống và có một vết lõm sâu sau mắt Mõm tù, miệng nhỏ có nhiều răng nhọn,không kéo dài đến viền trước của mắt, cơ thể và đầu phủ vảy nhỏ cho tới gốc của vâylưng và vây hậu môn Đường bên hoàn toàn phía trư ớc cong lên theo viền lưng Phầntrước có gai của vây lưng tương đối ít phát triển, ngoại trừ tia thứ ba v à tia thứ tư Ngượclại, phần của vây lưng cấu tạo bởi các tia mềm cũng nh ư vây hậu môn khá phát triển v àtách rời với vây đuôi chỉ có một khoảng ngắn, cuốn đuôi ngắn vây đuôi không chia th ùy.Không có dấu hiệu hình thái phân biệt rõ đực cái

Tuy nhiên, theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2006) thì ở con đựcxương trán phát triển và nhô cao hơn xương trán c ủa con cái và con đực thường ốm vàdài hơn con cái Cá có miệng nhỏ, môi co duỗi đ ược, trên hàm có nhiều răng mịn vànhọn Phần tia phân nhánh vây l ưng, vây hậu môn và vây đuôi có vân đen nh ạt Lưng cómàu nâu nhạt, trên thân có các đốm tròn màu nâu đen lớn nhỏ xếp xen kẽ không đềunhau, các đốm này nhạt dần về phía bụng

Cá nâu có thân màu nâu xám, n ửa trên của thân cá có rất nhiều chấm đen, tr òn, cácđốm này nhạt dần về phía bụng, số l ượng và hình dạng thay đổi tùy từng cá thể Vi ngực

có màu trắng trong, màng da giữa các tia vi còn lại có nhiều sắc tố đen (Ngô Thanh To àn,2004)

2.1.2 Đặc điểm phân bố

Cá nâu là loài phân b ố ở nhiều nơi từ Nhật Bản đến Ấn Độ D ương bao gồm cả

vùng biển Nam Trung Quốc (Mohsine v à ctv., 1996 được trích dẫn bởi Võ Thị Kim Phúc,

2004) Cá có thể sống được ở vùng nước mặn, vùng cửa sông và cả trong nước ngọtnhưng chủ yếu sống ở biển, vùng phân bố từ bờ biển Trung Quốc dọc đến Úc Châu(Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993 được trích dẫn bởi Ngô Thanh To àn,2003)

Theo Nguyễn Hữu Phụng (1995) được trích dẫn bởi Võ Thành Tiếm (2004) thì cánâu sống ở biển, nước lợ và nước ngọt (sông, hồ), phân bố từ Ấn Độ, Úc, Srilanka,Indonesia, Malysia, New Caledonia, Philippines, Thái Lan, Trung Qu ốc và Việt Nam

Theo Võ Thành Tiếm, 2004 cập nhật từ w eb (http://www.mongabay.com ngày01/10/2003) thì cá nâu phân b ố được trong môi trường nước mặn và nước ngọt dọc bờbiển Châu Á, Châu Úc, Châu Phi

Cá nâu sống ở rạn san hô, sống cả ở n ước ngọt và nước mặn, nước lợ và biển nhiệtđới ở độ sâu 1- 4m và nhiệt độ từ 20-28oC (http://www.fishbase.org truy cập ngày15/04/2009)

Trang 13

Cá nâu cũng có thể sống được ở những nơi có đá ngầm, sông, phá và các cửasông Cũng có thể tìm thấy ở những cảng, phá hoặc trong mùa lũ lụt hay những trận mưarào Cá sống ở khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ 2 0–30oC và pH từ 7-8.5.(http://watershed.tripod.com ngày 15/04/2009).

Cá nâu là loài cá nư ớc lợ phân bố rộng từ biển đến v ùng cửa sông, đầm phá, rừngngập mặn Phân bố ở v ùng nhiệt đới và á nhiệt đới, Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương (TrầnNgọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2006) Cá nâu có đ ặc tính sống nơi có giá thể vàtheo bầy đàn, cá thường phân bố ở những n ơi có bãi triều Cá trú ẩn trong các hốc, rễ cây

và chà ở các ao đầm sông rạch

Ở Việt Nam cá nâu phân bố trong đầm phá, k ênh rạch nước lợ và cửa sông và có

cả ở ba vùng gồm Vịnh Bắc Bộ, Miền Trung v à Nam Bộ (Nguyễn Tấn Trịnh và ctv.,

1996; Mai Đình Yên, 1992 và Nguy ễn Hữu Phụng, 1995 đ ược trích dẫn bởi Võ ThànhTiếm, 2004)

Theo Vietbao, ở miền biển Nam Bộ, cá nâu sống ở n ước ngọt trong các hang hốc ,

ăn rong rêu Cá có thân m ình dẹp tròn, có những đốm tròn đen nổi bật trên màu da nâuvàng (http://tim.vietbao.vn cập nhật ngày 06/01/2009)

Theo Ngô Thanh Toàn, 2003 thì trong su ốt quá trình khảo sát và điều tra các ngưdân ở ven biển Cà Mau, cho kết quả cá nâu có đặc tính sống theo bầy đ àn nơi có giá thể

Cá thường phân bố nhiều ở những n ơi có thủy triều dao động thường xuyên Ngư cụ đánhbắt thường là dùng lưới bao quanh chà hoặc các giá thể Còn theo kết quả nghiên cứu của

Võ thành Tiếm, 2004 thì ngư cụ đánh bắt cá nâu thường dùng là lưới cào (ở sông, rạch,biển), dùng lưới bao chà hoặc giá thể, lưới bén hoặc mò bắt bằng tay,…

2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng

Theo nghiên cứu về đặc điểm sinh học dinh d ưỡng và sinh sản cá nâu của Nguyễn

Thanh Phương và ctv, (2004) đăng trên tạp chí khoa học số 02/2004 đ ã kết luận rằng cá

nâu là loài cá ăn tạp thiên về thực vật và thành thục tự nhiên trong các ao đầm nước lợ

Cá nâu ăn tạp gồm mùn bã hữu cơ, giun, giáp xác, côn trùng, các vật chất cónguồn gốc thực vật, tảo… (Trần Ngọc Hải v à Nguyễn Thanh Phương, 2006)

Theo kết quả khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá nâu, Ngô Thanh To àn(2003) đã kết luận rằng cá nâu là loài cá ăn tạp nhưng thiên về thực vật, ở cá trưởng thànhthức ăn bao gồm mùn bã hữu cơ và các loài tảo thường gặp bao gồm các lo ài tảo sợi như:Lyngbya, Phormidium, Sryrogyna, Nitzschia,…Còn theo k ết quả nghiên cứu của VõThành Tiếm (2004) thì trong ống tiêu hóa của cá nâu còn gặp những loài tảo nữa như:Coscinodiscus, Closterium, Navicula,…

Trang 14

Qua kết quả phân tích của Ngô Thanh To àn, 2003 thì thấy loài Scatophagus argus

có ruột nhỏ, mỏng, cuộn tr òn và khi kéo thẳng ra ruột rất dài Phân tích thức ăn trong dạdày của cá thấy mùn bã hữu cơ chiếm ưu thế, ngoài ra còn có một số loài tảo Kết quảnày cũng cùng với kết quả nghiên cứu của Võ Thành Tiếm (2004) trên cơ sở hình tháigiải phẩu ống tiêu hóa và các số liệu phân tích cùng với các nghiên cứu trước đây có thểkhẳng định rằng khi tưởng thành cá nâu là loài cá ăn tạp thiên về thực vật

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tấn Trịnh và ctv (1996) được trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và ctv (2004) thì cá nâu ăn tạp thiên về thực vật trong đó tảo lục

Enteromorph và Chaetomorpha có tần số xuất hiện và khối lượng lớn trong ống tiêu hóa.

Cá nâu là loài ăn tạp, thức ăn là những động vật không xương sống nhỏ, bao gồmnhộng tằm, giáp xác nhỏ, côn tr ùng và tảo đáy (www.answers.com truy cập ngày02/01/2009)

2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng

Sinh trưởng của cá là quá trình gia tăng về kích thước và tích lũy thêm về khốilượng cơ thể (Nikolsky, 1963 và Nguyễn Bạch Loan, 1998 đ ược trích dẫn bởi Nguyễn

Barry và Fast (1992) đư ợc trích dẫn bởi Võ Thành Tiếm (2004) nghiên cứu về cánâu cho biết cá cái có chiều dài tối đa là 28 cm và con đực là 27 cm Cá nâu rất phổ biếnđược dùng làm cá kiểng nhất là ở giai đoạn nhỏ

Theo nghiên cứu của Assadi và Delighani (1997) đư ợc trích dẫn bởi Võ Thị KimPhúc (2004) thì cá nâu có chi ều dài cực đại là 30 cm

Cá nâu có chiều dài lớn nhất là 334 mm và khối lượng 1,2 kg (Khan, 1984 đượctrích dẫn bởi Võ Thành Tiếm, 2004)

Theohttp://animal-world.com truy cập ngày 02/01/2009 cá nâu có th ể có chiều dàiđến 38 cm

2.1.5 Đặc điểm sinh sản

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ph ương và ctv (2004) thì cá nâu

thuộc nhóm cá khó xác định giới tính bằng các đặc điểm h ình thái bên ngoài Qua k ết quảgiải phẩu nhiều mẫu quan sát tuyến sinh dục cho thấy có một v ài đặc điểm có thể dùng để

Trang 15

xác định giới tính cá như: Cá cái có tuyến sinh dục phát triển, thường bụng to hơn bụng

cá đực; Nhìn ngang thân cá đực thường ốm và thon dài hơn cá cái; Xương trán cá đ ựcphát triển và nhô cao hơn trán con cái Và các đ ặc điểm này phù hợp với nghiên cứu củaBarry và Fast (1992)

Theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2006 thì cá nâu thành thục sau

7-9 tháng tuổi với chiều dài cá đực 8,7-9-17,5 cm và cá cái là 8,6-17-9,4 cm Mùa vụ sinh sảnchính của cá nâu là vào khoảng tháng 4,5 và 7,8 hàng năm Cá nâu gi ống thường xuấthiện vào khoảng tháng 5-7 và 9-12 âm lịch hàng năm

Theo Nguyễn Tấn Trịnh và ctv (1996) được trích dẫn bởi V õ Thị Kim Phúc

(2004) thì cá nâu một năm tuổi chưa sinh sản nhưng cá lớn có thể sinh sản ngay v ùng cửasông, cá con theo thủy triều vào các đầm nuôi phát triển và cho sản lượng khai thác lớn

Sự thành thục sinh dục lần đầu ti ên ở cá cái khoảng 150 g và cá đực thường thành thụcsớm hơn cá cái

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ph ương và ctv (2004) thì sức sinh

sản tuyệt đối của cá nâu rất cao từ 215.000 -1.073.733 trứng/cá cái và sức sinh sản tươngđối từ 891.505-3.365.934 trứng/kg cá cái Kích cỡ cá cái th ành thục nhỏ nhất là 40,5g và

có chiều dài tổng là 10,3 cm có cùng kết quả nghiên cứu của Võ Thành Tiếm (2004) Hệ

số thành thục sinh dục (GSR) trung b ình của cá nâu cái theo tháng l à 16,4% và của cá thểlớn nhất là 27,2% Kích thước đường kính trứng trung b ình ở cá thành thục sinh dục giaiđoạn III là 0,39 mm; giai đoạn IV là 0,59 mm và giai đoạn V là 0,73 mm Thời gian pháttriển phôi từ lúc trứng thụ tinh đến lúc nở l à 26 giờ 56 phút

Từ nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ph ương và ctv (2008), đã kết luận rằng cá nâu

có khả năng sinh sản nhân tạo khi sử dụng các loại kích dục tố HCG, LRH -a và Ovaprim.Thời gian phát triển phôi l à 20 giờ ở nhiệt độ 26-27oC, pH 8-8.5 và độ mặn 30‰ Tỉ lệ nởtrung bình 11,9% Sau 30 ngày ương thì tỉ lệ sống đạt 30-50% Chiều dài cá bột mới nởkhoảng 1,4-1,6 mm và sau 30 ngày kho ảng 14,3-17,4 mm

Trang 16

tính hẹp muối, còn những loài điều chỉnh được sự thẩm thấu theo biên độ rộng về độ mặn

của môi trường thì gọi là có tính rộng muối (Nguyễn Anh Tuấn v à ctv., 1999 được trích

dẫn bởi Lê Thị Mai Anh, 2006)

Động vật thủy sinh nh ư tôm cá đều có một cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu đểduy trì sự trao đổi muối giữa cơ thể và môi trường bên ngoài Áp suất thẩm thấu ổn định

sẽ đảm bảo cho quá trình trao đổi nước và sự sống của tế bào Mỗi loài sẽ có một sự traođổi nước và muối với môi trường bên ngoài khác nhau tùy thu ộc vào loài sống ở môitrường nước ngọt hay nước mặn Điều hòa muối là quá trình hoạt động của cơ thể giữnguyên được độ mặn và thành phần muối nhất định của m ình chống lại những biến đổicủa môi trường ngoài Cá nước ngọt thải muối hấp thu n ước nên nước tiểu nhạt Cá biểnthải nước giữ muối nên nước tiểu hơi nhạt (Nguyễn Văn Thường, 2000)

Quy luật biến đổi chung của thủy sinh vật theo sự biến đổi của nồng độ muối: khi

độ mặn của môi trường tăng lên hay giảm xuống, thành phần loại và cả số lượng đềunghèo đi, kích thước cơ thể, tế bào cũng giảm đi Độ mặn của dịch cơ thể thủy sinh vậtbao giờ cũng trong khoảng 5-8‰ và đây là ngưỡng sinh lý chung ở thủy sinh vật Khi độmặn môi trường ngoài vượt quá khả năng điều h òa thì sinh vật chuyển sang sống tiềmsinh sau khi thải ra ngoài môi trường một lượng nước khá lớn Mỗi loài thủy sinh vật nóichung đều sống nơi có độ mặn thích hợp (Nguyễn Văn Th ường, 2000)

Theo Phan Quốc Thoại (2000), nghi ên cứu về sự ảnh hưởng của các độ mặn khác

nhau 0, 10 và 20‰ lên t ỉ lệ sống và tăng trưởng của cá chẽm (Lates calcarifer), đã kết

luận độ mặn không ảnh h ưởng đến tỉ lệ sống và sinh trưởng của cá Nghiên cứu về tăng

trưởng và tỉ lệ sống của cá chẽm m õm nhọn (Psammoperca waigiensis ) ở các độ mặn

khác nhau 0, 5, 10, 15, 20, 25 và 30‰, k ết quả độ mặn không ảnh h ưởng lên tốc độ tăngtrưởng của cá nhưng có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá, tỉ lệ sống cao nhất ở độ mặn10‰ đạt 92,31% và thấp nhất ở 30‰ đạt 30,77% (Nguyễn Thị Hồng Thắm, 2002)

Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) được trích dẫn bởi Phạm

Thái Nguyên (2005) thì cá kèo ( Pseudapocryptes elongatus Cuvier, 1816) là loài cá r ộng

muối sống chủ yếu ở vùng nước lợ và nước mặn nhưng cũng có thể sống ở nước ngọt.Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý của cá k èo Phạm Thái Nguyên (2005) đã kết luậnrằng cá kèo có thể chịu đựng được độ mặn từ 0- 95‰ Tỉ lệ sống trung bình cao nhất là ở

độ mặn 10 và 20 ‰

Theo Nguyễn Thị Hồng Vân và Trần Thị Thanh Hiền (2006) th ì cá đối (Liza

subviridis) sinh trưởng kém ở vùng nước ngọt và độ mặn thấp trong khi sinh tr ưởng tốt ở

các vùng nước lợ, mặn (có thể lên tới 70 ‰) được trích dẫn bởi Lê Thị Mai Anh (2006).Theo kết quả nghiên cứu về tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá đối, L ê Thị Mai Anh (2006)

đã kết luận rằng cá đối tăng tr ưởng nhanh nhất ở độ mặn l à 20‰ kế đến là 10‰ và thấpnhất là ở 0‰ Tỉ lệ sống cao nhất l à ở 5‰ và thấp nhất là ở nước ngọt

Trang 17

PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU

3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Địa điểm: Trại thực nghiệm Bộ môn Kỹ thuật nuôi Hải sản – Khoa Thủy Sản –Trường Đại học Cần Thơ

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU

3.2.1 Vật liệu nghiên cứu

Nguồn giống: cá nâu giống 2 tháng tuổi từ sinh sản nhân tạo đ ược chuyển về từhuyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau ở độ mặn ban đầu là 15‰ Cá nâu giống ban đầu (2 thángtuổi) bố trí thí nghiệm có chiều d ài trung bình 3,7 cm/con và khối lượng trung bình 1,7g/con

- Bể nhựa 200 lít

- Hệ thống bể lọc sinh học 200 lít

- Máy bơm, ống nhựa, máy sục khí,…

- Nước ót 70‰, nước ngọt

- Máy đo độ mặn, máy đo pH và nhiệt độ (pH/EC/TDS Water proof Family), th ước

đo, cân điện tử, chai nhựa 110 ml, …

- Hóa chất phân tích mẫu nước

- Các thiết bị khác dùng trong phân tích mẫu nước

- Thuốc và hóa chất: Chlorine, Virkon, Natrithiosulphate, dầu mực, men ti êu hóa,…

- Thức ăn công nghiệp có h àm lượng protein 35%

3.2.2 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành trong bể nhựa có thể tích 200 lít có sục khí li ên tụctrong hệ thống lọc tuần hoàn với 7 nghiệm thức độ mặn khác nhau 0, 5, 10, 15, 20, 25 v à30‰, và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần

Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Trang 18

Mật độ nuôi: 30 con/bể.

Cá thí nghiệm ở độ mặn ban đầu 15‰ đ ược thuần hóa chung cho từng nghiệmthức, sau khi tăng (hoặc giảm) đến độ mặn thí nghiệm cá đ ược bố trí vào bể thí nghiệm.Mỗi ngày tăng (hoặc giảm) độ mặn một lần 5‰ Độ mặn giữa các nghiệm thức đ ược tăng(hoặc giảm) bằng cách th êm nước mặn (hoặc rút bớt n ước trong bể sau đó cho n ước ngọtvào) theo công thức: C1V1 = C2V2+ C3V3

Thời gian nuôi: 3 tháng

Thức ăn sử dụng: thức ăn côn g nghiệp cho ăn mỗi ngày 3 lần (8, 13 và 18 giờ)theo nhu cầu

Bảng 3.1: Thành phần sinh hóa của thức ăn thí nghiệm

Hàng ngày theo dõi ho ạt động của cá, ghi nhận lại số cá chết Định kỳ hút cặn v àthay nước

Định kỳ 7 ngày/lần thu mẫu nhiệt độ, pH (sáng v à chiều) bằng cách đo trực tiếpbằng máy đo pH và nhiệt độ

Định kỳ 15 ngày/lần thu mẫu TAN và NO2- Mẫu thu chứa trong chai nhựa 110

ml, được bảo quản lạnh và phân tích trong phòng thí nghi ệm TAN được xác định bằngphương pháp Indophenol blue NO2- được xác định bằng phương pháp Griess llosvay

Định kỳ 1 tháng/lần thu mẫu cá để xác định khối l ượng, chiều dài tổng và chiềucao của cá (10 con/bể) và tỉ lệ sống của cá

- Xác định mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng: W = aLb

- Xác định mối tương quan giữa chiều cao và khối lượng: W = aHb

- Xác định mối tương quan giữa chiều dài và chiều cao: H = aLb

- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối l ượng (g/ngày) = (Wc– Wđ)/t

- Tốc độ tăng trưởng đặc biệt về khối lượng (%/ngày):= (lnWc– lnWđ) x 100/t

- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều d ài (mm/ngày) = (Lc– Lđ)/t

- Tốc độ tăng trưởng đặc biệt về chiều d ài (%/ngày):= (lnLc– lnLđ) x 100/t

- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều cao (mm/ngày) = (Hc– Hđ)/t

- Tốc độ tăng trưởng đặc biệt về chiều cao (%/ng ày):= (lnHc– lnHđ) x 100/t

- Tỉ lệ sống (%) = (số cá thể cuối/số cá thể ban đầu) x 100

Trong đó: W: trọng lượng

Wđ: Khối lượng cá ban đầu (g)

Wc: Khối lượng cá cuối (g)

Trang 19

L: chiều dài

Lđ: Chiều dài cá ban đầu (mm)

Lc: Chiều dài cá cuối (mm)H: Chiều cao

Hđ: Chiều cao cá ban đầu (mm)

Hc: Chiều cao cá cuối (mm)a: hằng số tăng trưởng ban đầub: hệ số tăng trưởng

t: Thời gian (ngày)

- Phân tích thành phần sinh hóa (protein, lipid, ẩm độ, khoáng, tro) sau khi kết thúc thínghiệm

+ Protein được phân tích bằng phương pháp Kjeldah

%N = (V-Vo) x 0,0014 x 100/(m x %Dr)

%CP = %N x 6,25+ Lipid được phân tích bằng phương pháp Soxhlet trong ph òng thí nghiệm

%Lipid = (W2-W1) x 100/(Wm x %Dr)Trong đó: Vo: Thể tích H2SO4 0,1N chuẩn độ mẫu không

V: Thể tích H2SO4 0,1N chuẩn độ mẫu đang phân tích

m: trọng lượng mẫu (g)

%Dr: % độ khô (% độ khô = 100% - ẩm độ %)

0,0014: số gam nitơ ứng với 1ml H2SO4 0.1N dùng chuẩn độ

W1: trọng lượng cốc ly trích sấy khô ở nhiệt độ 60oC

Wm: trọng lượng mẫu (g)

W2: trọng lượng cốc và mẫu sau khi ly trích và sấy ở nhiệt độ 60oC

3.2.3 Phân tích và xử lý số liệu

Số liệu nghiên cứu được tính toán các giá trị trung b ình, độ lệch chuẩn và so sánh

sự khác biệt giữa các nghiệm thức với sự hổ trợ của phần mềm Excel để tính các giá trịtrung bình, độ lệch chuẩn,…và SPSS

Trang 20

PHẦN IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Yếu tố môi trường nước trong 3 tháng nuôi cá nâu ở các độ mặn khác nhau

Các yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và tăngtrưởng của thủy sinh vật

Hình 4.1: Hệ thống nuôi cá nâu ở các độ mặn khác nhauBảng 4.1: Các yếu tố môi tr ường

Nhiệt độ nước là yếu tố quan trọng có ảnh h ưởng đến quá trình đồng hóa, cường

độ bắt mồi cũng như tốc độ tăng trưởng của cá Thí nghiệm được bố trí trong trại có máiche nên nhiệt độ tương đối ổn định Qua bảng 4.1 ta thấy nhiệt độ n ước sáng chiều giữacác nghiệm thức thí nghiệm dao động trong khoảng từ 24 ,6-26,4oC Vậy nhiệt độ nướcdao động không nhiều v à buổi sáng thường thấp hơn buổi chiều Theohttp://www.fishbase.org truy cập ngày 15/04/2009 cá nâu s ống được ở nhiệt độ từ 20-

Trang 21

28oC Như vậy nhiệt độ nước trong thí nghiệm này chênh lệch không nhiều và nằm trongkhoảng thích hợp cho sự sinh tr ưởng của cá.

4.1.3 N-NH 4 +

N-NH4+ trong nước rất cần thiết cho sự phát triển của các sinh vật l àm thức ăn tựnhiên, nhưng nếu hàm lượng N-NH4+ quá cao sẽ làm cho thực vật phù du phát triển quámức không có lợi cho cá (thiếu oxy v ào sáng sớm, pH dao động…) Theo Boyd (1990)được trích dẫn bởi Tr ương Quốc Phú (2006) thì hàm lượng N-NH4+ thích hợp cho aonuôi thủy sản là 0,2-2ppm Qua bảng 4.1 ta thấy hàm lượng N-NH4+ giữa các nghiệmthức dao động trong khoảng từ 0,02-0,35ppm, thấp nhất là ở nghiệm thức 5‰ và cao nhất

là ở nghiệm thức 20‰ Nh ư vậy hàm lượng N-NH4+ cũng nằm trong khoảng thích hợpcho sự sinh trưởng của cá

4.1.4 N-NO 2

-Trong các thủy vực nitrite được tạo thành từ quá trình khử nitrate hay hô hấp

nitrate Theo Crawford và Allen (1977); Perron và Meade (1977) và Russo và ctv (1981)

được trích dẫn bởi Boyd (1990) v à Trương Quốc Phú (2006) thì tính độc của nitrite giảmkhi độ mặn tăng có nghĩa là ở các thủy vực nước lợ có hàm lượng Ca2+ và Cl- có khuynhhướng làm giảm tính độc của nitrite Nồng độ an to àn của nitrite đối với hậu ấu tr ùng tôm

sú là 4,5 mg/l Theo Schwedler et al (1985) thì các nhân t ố như: hàm lượng chloride, pH,kích cỡ cá, tình trạng dinh dưỡng, sự nhiễm bệnh, h àm lượng oxy hòa tan… có ảnhhưởng đến độ độc của nitrite Do đó không thể xác định đ ược nồng độ gây chết, nồng độ

an toàn của nitrite trong nuôi trồng thủy sản Theo bảng 4.1 ta thấy h àm lượng N-NO2dao động trong khoảng 0,25-3,11 ppm, cao nhất là ở 30‰ (3,11 ppm) và thấp nhất là ở0‰ (0,25 ppm) Ở độ mặn 30‰ có hàm lượng N-NO2- cao nhưng vẫn không ảnh hưởngnhiều đến sự tăng trưởng của cá do tính độc của nitrite giảm khi độ mặn tăng Nh ư vậy

Trang 22

-hàm lượng N-NO2- dao động lớn nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng củacá.

Tóm lại, các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, pH, N-NO2-, N-NH4+ đều nằm trongkhoảng cho phép cho sự phát triển b ình thường của cá nâu

4.2 Tăng trưởng của cá nâu sau 3 tháng nuôi ở các độ mặn khác nhau

Hình 4.2: Cá nâu giống (2 tháng tuổi)

4.2.1 Tăng trưởng về khối lượng

Kết quả nghiên cứu sự tăng trưởng về khối lượng của cá nâu được thể hiện quahình 4.3 Nguồn cá bố trí ban đầu có khối l ượng trung bình là 1,7g/con và độ mặn banđầu là 15‰

Hình 4.3: Khối lượng cá nâu sau 3 tháng nuôi ở các độ mặn khác nhau

Các giá trị trên cùng cột mang mẫu tự (a, b, c, d v à e) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

a a a aa a a

bcc c c c

d d a

c bcbc ab

cd bc bc

b a

e

d

Trang 23

Qua hình 4.3 ta thấy sau 1 tháng nuôi sự tăng tr ưởng về khối lượng có sự khác biệt

có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa nghiệm thức 0 và 20‰ với các nghiệm thức 10, 15, 25

và 30‰ Tăng trưởng nhanh nhất ở nghiệm thức 15‰ v à chậm nhất ở nghiệm thức 0‰.Tuy nhiên ở tháng thứ 2 thì sự tăng trưởng nhanh nhất lại ở nghiệm thức 5‰, kế đến l à15‰ khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức độ mặn khác và vẫn thấp nhất

là ở nghiệm thức 0‰ Nghiệm thức 25 và 30‰ có sự tăng trưởng khác biệt có ý nghĩathống kê (p<0,05) đối với nghiệm thức 0 ‰ nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05)

so với nghiệm thức 10 và 20‰.Đến tháng thứ 3 thì vẫn là sự tăng trưởng vượt bật ởnghiệm thức 5‰ và có sự khác biệt có ý nghĩa thống k ê (p<0,05) với các nghiệm thứckhác và thấp nhất vẫn là ở 0‰, còn ở nghiệm thức 25‰ có sự tăng tr ưởng cao hơn ở15‰ so với tháng thứ 2 là do tỉ lệ sống ở nghiệm thức 25 ‰ thấp h ơn ở 15‰ nên mật độthưa ra nên có sự tăng trưởng nhanh hơn Như vậy có thể kết luận rằng cá nâu tăngtrưởng tốt nhất ở độ mặn 5‰ v à chậm nhất ở độ mặn 0‰

4.2.2 Tăng trưởng về chiều dài

Nguồn cá bố trí ban đầu có chiều d ài trung bình là 37 mm/con và độ mặn ban đầu

là 15‰ Nhìn chung chiều dài của cá tăng trưởng không có sự khác biệt nhiều giữa cácnghiệm thức Ở tháng thứ nhất giữa các nghiệm thức 0, 5, 20, 25 v à 30‰ thì sự tăngtrưởng về chiều dài khác biệt nhau không có ý nghĩa thống k ê (p>0,05), các nghiệm thức

10 và 15‰ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) nhưng khác biệt có ý nghĩathống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 0 và 30‰

Hình 4.4: Chiều dài cá nâu sau 3 tháng nuôi ở các độ mặn khác nhau

Các giá trị trên cùng cột mang mẫu tự (a, b, c v à d) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống k ê (p<0,05)

a

Trang 24

Ở tháng thứ 2 thì lại có sự tăng trưởng nhanh ở nghiệm thức 5‰ và cũng khác biệtkhông có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 15‰ nhưng khác biệt có ý nghĩathống kê với các nghiệm thức 0, 10, 20, 25 v à 30‰ Ở tháng thứ 3 nghiệm thức 5‰ có sựkhác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức khác Nh ư vậy, sự tăngtrưởng về chiều dài nhanh nhất là ở độ mặn 5‰ và thấp nhất là ở 0 và 30‰ Độ mặn cóảnh hưởng đến sự tăng trưởng về chiều dài cá.

4.2.3 Tăng trưởng về chiều cao

Hình 4.5: Chiều cao cá nâu sau 3 tháng nuôi ở các độ mặn khác nhau

Các giá trị trên cùng cột mang mẫu tự (a, b, c v à d) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống k ê (p<0,05)

Cũng giống như sự tăng trưởng về chiều dài, sự tăng trưởng về chiều cao cũngtương đối không khác biệt nhau nhiều Nguồn cá bố trí ban đầu có chiều cao trung b ình là20,5 mm/con và độ mặn ban đầu là 15‰ Ở tháng thứ nhất sự tăng tr ưởng về chiều caogiữa các nghiệm thức 10 và 15‰ khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với nghiệm thức30‰ nhưng khác biệt nhau không có ý nghĩa thống k ê (p>0,05) với các nghiệm thức 0, 5,

20 và 25‰ Đến tháng thứ 2 thì sự tăng trưởng này có sự khác biệt giữa nghiệm thức 5 ‰với các nghiệm thức 0, 10, 20, 25 và 30‰ nhưng không khác bi ệt so với nghiệm thức15‰ Ở tháng thứ 3 thì vẫn là nghiệm thức 5‰ là có sự tăng trưởng vượt bật khác biệt có

ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức khác Vậy cũng giống nh ư sự tăngtrưởng về chiều dài sự tăng trưởng về chiều cao nhanh nhất l à ở 5‰ và chậm nhất là ởnghiệm thức 0 và 30‰ Vậy độ mặn có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về chiều cao củacá

a a

a a a a a

a ab ababb bab

d

a

ab ab

ab bc cd

ab ab ab

c

a

Trang 25

Tóm lại, độ mặn có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá nâu, ở độ mặn 5‰ cánâu có sự tăng trưởng về khối lượng cũng như chiều dài và chiều cao của cá nhanh nhấtkhác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức độ mặn khác.

4.3 Mối tương quan giữa khối lượng, chiều dài và chiều cao cá nâu sau 3 tháng nuôi

ở các độ mặn khác nhau

4.3.1 Mối tương quan giữa khối lượng và chiều dài

Sinh trưởng của cá là quá trình gia tăng về kích thước và tích lũy thêm về khốilượng cơ thể Quá trình này đặc trưng cho từng loài cá và thể hiện qua mối tương quangiữa chiều dài và trọng lượng của cá (Nikolsky, 1963 và Nguy ễn Bạch Loan, 1998 đ ượctrích dẫn bởi Ngô Thanh Toàn, 2003) Kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa chiềudài và trọng lượng cá nâu trong thí nghiệm được thể hiện qua hình 4.6

Hình 4.6: Mối tương quan giữa khối lượng và chiều dài cá nâu sau 3 tháng nuôiQua phương trình hồi qui W= 2E-05L3,1247ta thấy khối lượng và chiều dài cá nâu

có mối quan hệ chặt chẽ với nhau với hệ số tương quan R2 = 0,9890, hệ số b = 3,1247 > 3cho thấy sự tăng trưởng về khối lượng ở giai đoạn cá 2 tháng tuổi đến 5 tháng tuổi nhanhhơn chiều dài, điều này phù hợp với sự phát triển của cá ở giai đoạn giống nuôi l ênthương phẩm

Trang 26

4.3.2 Mối tương quan giữa khối lượng và chiều cao cá nâu

Hình 4.7: Mối tương quan giữa khối lượng và chiều cao cá nâu sau 3 tháng nuôiQua phương trình hồi qui W=0,0006H2,7678ta thấy giữa khối lượng và chiều cao cánâu cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (R2 = 0,9661)

4.3.3 Mối tương quan giữa chiều cao và chiều dài cá nâu

Hình 4.8: Mối tương quan giữa chiều cao và chiều dài cá nâu sau 3 tháng nuôi

Từ hình 4.8 ta thấy giữa chiều cao và chiều dài cá nâu cũng có mối quan hệ chặtchẽ với nhau thông qua phương trình hồi qui W=0,339L1,0948 với hệ số tương quan R2 =0,9627

Trang 27

4.4 Tốc độ tăng trưởng của cá nâu sau 3 tháng nuôi ở các độ mặn khác nhau

4.4.1 Tốc độ tăng trưởng về khối lượng

Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá sau 3 tháng nuôi được trình bày qua bảng4.2 Qua kết quả xử lý thống kê ta thấy tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối l ượng giữacác nghiệm thức độ mặn có sự khác biệt có ý nghĩa thống k ê (p<0,05) Ở tháng thứ nhấttốc độ tăng trưởng tuyệt đối có sự khác biệt có ý nghĩa thống k ê (p<0,05) giữa cácnghiệm thức 5, 10, 15, 25 v à 30‰ so với ở 0 và 20‰ Đến tháng thứ 2 thì tốc độ tăngtrưởng tuyệt đối ở nghiệm thức 5 và 15‰ khác biệt có ý nghĩa thống k ê (p<0,05) so vớicác nghiệm thức khác và thấp nhất là ở nghiệm thức 0 và 30‰ Ở tháng thứ 3 sự tăngtrưởng tuyệt đối nhanh nhất ở nghiệ m thức 5‰ (0,13 g/ngày) khác biệt có ý nghĩa thống

kê (p<0,05) so với các nghiệm thức độ mặn khác v à thấp nhất là ở 0 và 15‰ (0,02g/ngày) Sự tăng trưởng tuyệt đối chậm ở nghiệm thức 10 v à 15‰ (0,02-0,03 g/ngày) cóthể giải thích là do ở tháng cuối ở 2 ng hiệm thức này cá mang bệnh nên có ảnh hưởngđến tốc độ tăng trưởng, còn ở nghiệm thức 25 và 30‰ thì có sự tăng trưởng nhanh hơncác nghiệm thức 0, 10, 15 và 20‰ là do tỉ lệ sống thấp ở tháng tr ước nên mật độ thưa ra

cá lớn nhanh hơn

Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng về khối lượng sau 3 tháng nuôi

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày) Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày)

Các giá trị thể hiện trên bảng là số trung bình và độ lệch chuẩn

Các giá trị trên cùng cột mang mẫu tự (a, b, c, d v à e) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống k ê (p<0,05)

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của cá có khuynh h ướng giảm theo thời gian đốivới nghiệm thức 30‰, c òn đối với các nghiệm thức 0, 10, 15, 20 v à 25‰ thì tốc độ tăngtrưởng tăng từ tháng thứ nhất lần l ượt là 0,05; 0,08; 0,08; 0,05 và 0,07 (g/ngày) đ ến thángthứ 2 theo thứ tự là 0,06; 0,08; 0,11; 0,07 và 0,08 (g/ngày) nhưng đ ến tháng thứ 3 thì tốc

độ tăng trưởng này lại giảm xuống lần lượt là 0,02; 0,03; 0,02; 0,04 và 0,07 (g/ngày).Trái lại, đối với nghiệm thức 5‰ th ì tốc độ luôn tăng từ tháng 1 đến tháng 3 (0,07 –0,13g/ngày) có thể cá đã thích nghi được với độ mặn của môi tr ường nên khối lượng luôntăng lên

Đối với tốc độ tăng trưởng đặc biệt ở tháng thứ nhất có sự khác biệt có ý nghĩathống kê (p<0,05) giữa các nghiệm thức 5, 15 và 30‰ với các nghiệm thức 0 và 20‰,

Trang 28

còn giữa các nghiệm thức 10, 20 v à 25‰ thì khác biệt nhau không có ý nghĩa thống k ê(p>0,05), tốc độ tăng trưởng đặc biệt nhanh nhất ở độ mặn từ 5 và 15‰ (2,76-2,85

%/ngày) Ở tháng thứ 2 có sự khác biệt giữa nghiệm thức 5 v à 15‰ với các nghiệm thức

0, 10, 25 và 30‰, nghiệm thức 20‰ khác biệt không có ý nghĩa thống k ê (p>0,05) vớinghiệm thức 15‰ nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với nghiệm thức 5‰.Tăng trưởng nhanh nhất là ở nghiệm thức 5‰ (2,18 %/ngày) và thấp nhất là ở nghiệmthức 30‰ (1,31%/ngày) Đến tháng thứ 3 thì cũng giống như tốc độ tăng trưởng tuyệt đốivẫn là ở nghiệm thức 5‰ có tốc độ tăn g trưởng nhanh nhất (1,43 %/ngày) khác biệt có ýnghĩa thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức c òn lại và thấp nhất là ở nghiệm thức 0 và15‰ (0,27-0,45 %/ngày)

Tóm lại tốc độ tăng trưởng về khối lượng cá sau 3 tháng nuôi nhanh nhất ởnghiệm thức 5‰ khác biệt có ý nghĩa thống k ê (p<0,05) với các nghiệm thức độ mặn c ònlại và thấp nhất là ở 0‰ Như vậy độ mặn có ảnh hưởng đến tốc độ tăng tr ưởng về khốilượng của cá nâu

4.4.2 Tốc độ tăng trưởng về chiều dài

Bảng 4.3: Tốc độ tăng tr ưởng về chiều dài sau 3 tháng nuôi

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (mm/ngày) Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày)

Các giá trị thể hiện trên bảng là số trung bình và độ lệch chuẩn

Các giá trị trên cùng cột mang mẫu tự (a, b v à c) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống k ê (p<0,05)

Qua kết quả xử lý thống kê ta thấy tốc độ tăng trưởng về chiều dài giữa cácnghiệm thức độ mặn có sự khác biệt có ý nghĩa thống k ê (p<0,05) Ở tháng thứ nhất tốc

độ tăng trưởng tuyệt đối cao nhất ở nghiệm thức 10 và 15‰ (0,43 mm/ngày) có sự khácbiệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 0 và 30‰ (0,27-0,28 mm/ngày).Đến tháng thứ 2 thì tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là ở nghiệm thức 5‰ (0,49 mm/ngày)khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức độ mặn khác Ở tháng thứ 3thì có sự tăng trưởng chậm ở nghiệm thức 10 v à 15‰ (0,08-0,1 mm/ngày), lý do này cóthể giải thích là do ở tháng cuối ở 2 nghiệm thức n ày cá mang bệnh nên có ảnh hưởngđến tốc độ tăng trưởng, còn ở nghiệm thức 25‰ th ì có sự tăng trưởng nhanh hơn cácnghiệm thức khác (trừ 5‰) l à do tỉ lệ sống thấp ở tháng tr ước nên mật độ thưa ra cá lớnnhanh hơn Tăng trư ởng nhanh nhất là ở nghiệm thức 5‰ (0,18 mm/ngày) khác biệtkhông có ý nghĩa thống kê (p>0,05) với nghiệm thức 25‰ nhưng khác biệt có ý nghĩa

Ngày đăng: 24/09/2012, 14:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.1 Đặc điểm hình thái phân loại - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
2.1.1 Đặc điểm hình thái phân loại (Trang 11)
Hình 2.1: Hình d ạng ngoài của cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
Hình 2.1 Hình d ạng ngoài của cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) (Trang 11)
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm (Trang 17)
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (Trang 17)
Hình 4.1: Hệ thống nuôi cá nâu ở các độ mặn khác nhau - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
Hình 4.1 Hệ thống nuôi cá nâu ở các độ mặn khác nhau (Trang 20)
Bảng 4.1: Các yếu tố môi trường - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
Bảng 4.1 Các yếu tố môi trường (Trang 20)
Hình 4.1: H ệ thống nuôi cá nâu ở các độ mặn khác nhau Bảng 4.1: Các yếu tố môi tr ường - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
Hình 4.1 H ệ thống nuôi cá nâu ở các độ mặn khác nhau Bảng 4.1: Các yếu tố môi tr ường (Trang 20)
hình 4.3. Nguồn cá bố trí ban đầu có khối lượng trung bình là 1,7g/con và độ mặn ban đầu là 15‰. - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
hình 4.3. Nguồn cá bố trí ban đầu có khối lượng trung bình là 1,7g/con và độ mặn ban đầu là 15‰ (Trang 22)
Hình 4.2: Cá nâu giống (2 tháng tuổi) - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
Hình 4.2 Cá nâu giống (2 tháng tuổi) (Trang 22)
Hình 4.3: Khối lượng cá nâu sau 3 tháng nuôi ở các độ mặn khác nhau - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
Hình 4.3 Khối lượng cá nâu sau 3 tháng nuôi ở các độ mặn khác nhau (Trang 22)
Hình 4.2: Cá nâu giống (2 tháng tuổi) - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
Hình 4.2 Cá nâu giống (2 tháng tuổi) (Trang 22)
Qua hình 4.3 ta thấy sau 1 tháng nuôi sự tăng trưởng về khối lượng có sự khác biệt - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
ua hình 4.3 ta thấy sau 1 tháng nuôi sự tăng trưởng về khối lượng có sự khác biệt (Trang 23)
Hình 4.4: Chiều dài cá nâu sau 3 tháng nuôi ở các độ mặn khác nhau - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
Hình 4.4 Chiều dài cá nâu sau 3 tháng nuôi ở các độ mặn khác nhau (Trang 23)
Hình 4.5: Chiều cao cá nâu sau 3 tháng nuôi ở các độ mặn khác nhau - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
Hình 4.5 Chiều cao cá nâu sau 3 tháng nuôi ở các độ mặn khác nhau (Trang 24)
Hình 4.5: Chiều cao cá nâu sau 3 tháng nuôi ở các độ mặn khác nhau - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
Hình 4.5 Chiều cao cá nâu sau 3 tháng nuôi ở các độ mặn khác nhau (Trang 24)
dài và trọng lượng cá nâu trong thí nghiệm được thể hiện qua hình 4.6. - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
d ài và trọng lượng cá nâu trong thí nghiệm được thể hiện qua hình 4.6 (Trang 25)
Hình 4.6: Mối tương quan giữa khối lượng và chiều dài cá nâu sau 3 tháng nuôi Qua phương trình hồi qui W= 2E-05L 3,1247 ta thấy khối lượng và chiều dài cá nâu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau với hệ số tương quan R 2  = 0,9890, hệ số b = 3,1247 &gt; 3 cho - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
Hình 4.6 Mối tương quan giữa khối lượng và chiều dài cá nâu sau 3 tháng nuôi Qua phương trình hồi qui W= 2E-05L 3,1247 ta thấy khối lượng và chiều dài cá nâu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau với hệ số tương quan R 2 = 0,9890, hệ số b = 3,1247 &gt; 3 cho (Trang 25)
Hình 4.7: Mối tương quan giữa khối lượng và chiều cao cá nâu sau 3 tháng nuôi Qua phương trình hồi qui W=0,0006H2,7678ta thấy giữa khối lượng và chi ều cao cá - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
Hình 4.7 Mối tương quan giữa khối lượng và chiều cao cá nâu sau 3 tháng nuôi Qua phương trình hồi qui W=0,0006H2,7678ta thấy giữa khối lượng và chi ều cao cá (Trang 26)
Hình 4.8: Mối tương quan giữa chiều cao và chiều dài cá nâu sau 3 tháng nuôi Từ hình 4.8 ta thấygiữa chiều cao và chiều dài cá nâu c ũng có mối quan hệ chặt - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
Hình 4.8 Mối tương quan giữa chiều cao và chiều dài cá nâu sau 3 tháng nuôi Từ hình 4.8 ta thấygiữa chiều cao và chiều dài cá nâu c ũng có mối quan hệ chặt (Trang 26)
Hình 4.7: Mối tương quan giữa khối lượng và chiều cao cá nâu sau 3 tháng nuôi Qua phương trình hồi qui W=0,0006H 2,7678 ta thấy giữa khối lượng và chiều cao cá nâu cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (R 2  = 0,9661). - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
Hình 4.7 Mối tương quan giữa khối lượng và chiều cao cá nâu sau 3 tháng nuôi Qua phương trình hồi qui W=0,0006H 2,7678 ta thấy giữa khối lượng và chiều cao cá nâu cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (R 2 = 0,9661) (Trang 26)
Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá sau 3 tháng nuôi được trình bày qua bảng - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
c độ tăng trưởng về khối lượng của cá sau 3 tháng nuôi được trình bày qua bảng (Trang 27)
Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng về khối lượng sau 3 tháng nuôi - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
Bảng 4.2 Tốc độ tăng trưởng về khối lượng sau 3 tháng nuôi (Trang 27)
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng về chiều dài sau 3 tháng nuôi - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng về chiều dài sau 3 tháng nuôi (Trang 28)
Bảng 4.3: Tốc độ tăng tr ưởng về chiều dài sau 3 tháng nuôi - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
Bảng 4.3 Tốc độ tăng tr ưởng về chiều dài sau 3 tháng nuôi (Trang 28)
Bảng 4.4: Tốc độ tăng trưởng về chiều cao sau 3 tháng nuôi - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
Bảng 4.4 Tốc độ tăng trưởng về chiều cao sau 3 tháng nuôi (Trang 29)
Bảng 4.4: Tốc độ tăng tr ưởng về chiều cao sau 3 tháng nuôi - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
Bảng 4.4 Tốc độ tăng tr ưởng về chiều cao sau 3 tháng nuôi (Trang 29)
Tỉ lệ sống của cá qua 3 tháng nuôi được thể hiện qua hình 4.9. Qua kết quả ở hình 4.9 cho thấy tháng thứ nhất và thứ hai tỷ l ệ sống ở các nghiệm thức 0, 5, 10, 15 v à 20‰ - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
l ệ sống của cá qua 3 tháng nuôi được thể hiện qua hình 4.9. Qua kết quả ở hình 4.9 cho thấy tháng thứ nhất và thứ hai tỷ l ệ sống ở các nghiệm thức 0, 5, 10, 15 v à 20‰ (Trang 30)
Hình 4.9: Tỷ lệ sống của cá nâu sau 3 tháng nuôi ở các độ mặn khác nhau - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
Hình 4.9 Tỷ lệ sống của cá nâu sau 3 tháng nuôi ở các độ mặn khác nhau (Trang 30)
Sự phân đàn của cá nâu về khối lượng được trình bày qua hình 4.10. Ở nghiệm - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
ph ân đàn của cá nâu về khối lượng được trình bày qua hình 4.10. Ở nghiệm (Trang 31)
Hình 4.10: S ự phân đàn về khối lượng của cá nâu sau 3 tháng nuôi - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
Hình 4.10 S ự phân đàn về khối lượng của cá nâu sau 3 tháng nuôi (Trang 31)
Từ hình 4.11 ta thấy ở nghiệm thức 0‰ thì các hủ yếu là từ 51-55 mm/con kế đến - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
h ình 4.11 ta thấy ở nghiệm thức 0‰ thì các hủ yếu là từ 51-55 mm/con kế đến (Trang 32)
Hình 4.11: Sự phân đàn về chiều d ài của cá nâu sau 2 tháng nuôi - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
Hình 4.11 Sự phân đàn về chiều d ài của cá nâu sau 2 tháng nuôi (Trang 32)
Hình 4.12: Sự phân đàn về chiều cao của cá nâu sau 2 tháng nuôi - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
Hình 4.12 Sự phân đàn về chiều cao của cá nâu sau 2 tháng nuôi (Trang 33)
Hình 4.12: Sự phân đàn về chiều cao của cá nâu sau 2 tháng nuôi - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
Hình 4.12 Sự phân đàn về chiều cao của cá nâu sau 2 tháng nuôi (Trang 33)
Bảng 4.5: Thành phần sinh hóa của cá nâu ở các độ mặn khác nhau - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
Bảng 4.5 Thành phần sinh hóa của cá nâu ở các độ mặn khác nhau (Trang 34)
Bảng 4.5: Thành phần sinh hóa của cá nâu ở các độ mặn khác nhau - Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf
Bảng 4.5 Thành phần sinh hóa của cá nâu ở các độ mặn khác nhau (Trang 34)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w