Tốc độ tăng trưởng về chiều cao

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf (Trang 29 - 30)

Bảng 4.4: Tốc độ tăng tr ưởng về chiều cao sau 3 tháng nuôi

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (mm/ngày) Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày) Độ mặn (‰) 1 tháng 2 tháng 3 tháng 1 tháng 2 tháng 3 tháng 0 0,18±0,02 a 0,12±0,02 a 0,06±0,01 b 0,77±0,08 a 0,45±0,08 a 0,20±0,04 b 5 0,20±0,00 a 0,24±0,03 c 0,09±0,02 b 0,85±0,00 a 0,81±0,08 c 0,24±0,04 b 10 0,20±0,04 a 0,14±0,02 ab 0,01±0,02 a 0,82±0,17 a 0,50±0,04 ab 0,04±0,06 a 15 0,20±0,02 a 0,18±0,03 b 0,01±0,01 a 0,86±0,09 a 0,62±0,10 b 0,04±0,04 a 20 0,17±0,02 a 0,14±0,01 ab 0,05±0,01 ab 0,77±0,12 a 0,50±0,04 ab 0,16±0,04 ab 25 0,17±0,00 a 0,14±0,03 ab 0,07±0,01 b 0,73±0,01 a 0,51±0,11 ab 0,23±0,04 b 30 0,17±0,05 a 0,11±0,03 a 0,06±0,05 ab 0,73±0,20 a 0,42±0,13 a 0,20±0,18 b

Các giá trị thể hiện trên bảng là số trung bình vàđộ lệch chuẩn

Các giá trị trên cùng cột mang mẫu tự (a, b và c) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Qua kết quả xử lý thống kê ta thấy tốc độ tăng trưởng về chiều cao giữa các

nghiệm thức độ mặn có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Ở tháng thứ nhất tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều cao khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Đến tháng thứ 2 thì tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều cao nhanh nhất là ở

nghiệm thức 5‰ (0,24 mm/ngày) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các

nghiệm thức còn lại và thấp nhất là ở nghiệm thức 0 và 30‰ (0,11-0,12mm/ngày). Ở

tháng thứ 3 tăng trưởng nhanh nhất ở nghiệm thức 5‰ (0,09 mm/ngày) khác biệt có ý

nghĩa thống kê (p<0,05) với nghiệm thức 10 và 15‰ (0,01 mm/ngày) nhưng khác biệt

không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức 0, 20, 25 và 30‰.Ở nghiệm

thức 10 và 15‰ (0,01 mm/ngày) có sự tăng trưởng chậm hơn các nghiệm thức khác có thể giải thích do ở tháng cuối ở 2 nghiệm thức này cá mang bệnh nên cóảnh hưởng đến

tốc độ tăng trưởng, còn ở nghiệm thức 25‰ (0,07 mm/ngày) thì có sự tăng trưởng nhanh hơn các nghiệm thức khác (trừ 5‰) là do tỉ lệ sống thấp ở tháng tr ước nên mật độ thưa ra

cá lớn nhanh hơn.

Đối với tốc độ tăng tr ưởng đặc biệt thì ở tháng thứ nhất tốc độ tăng trưởng đặc

biệt về chiều cao giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Đến tháng

thứ 2 thì tốc độ tăng trưởng nhanh nhất làở nghiệm thức 5‰ (0,81 %/ngày) khác biệt có

ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại và thấp nhất làở nghiệm thức 0

và 30‰ (0,42-0,45%/ngày). Đến tháng thứ 3 thì cũng tương tự như tốc độ tăng trưởng

tuyệt đối ở nghiệm thức 5‰ có tốc độ tăng tr ưởng đặc biệt về chiều cao nhanh nhất (0,24

%/ngày) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với nghiệm thức 10 và 15‰ (0,04 %/ngày) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức 0,

20, 25 và 30‰.

Tóm lại tốc độ tăng trưởng về chiều cao cá sau 3 tháng nuôi nhanh nhất vẫn là ở

nghiệm thức 5‰ và thấp nhất làở 10 và 15‰ . Như vậy độ mặn có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng về chiều cao của cá nâu.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)