Thành phần sinh hóa của cá nâu ở các độ mặn khác nhau

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf (Trang 34 - 35)

Bảng 4.5: Thành phần sinh hóa của cá nâu ở các độ mặn khác nhau

Độ mặn

(‰) Lipid% Protein% Tro% Ẩm độ% Ca% P%

0 34,3±0,32 b 38,5±0,32 a 12,3±0,32 a 65,3±0,38 a 3,27±0,64 a 1,09±0,07 a 5 39,7±0,30 c 37,9±0,99 a 11,7±0,69 a 65,2±1,60 a 4,25±0,62 ab 1,19±0,00 a 10 33,1±0,31 a 38,2±1,35 a 14,5±1,33 bc 66,2±0,71 ab 3,44±0,36 a 1,06±0,01 a 15 34,4±1,35 b 38,0±0,66 a 13,9±0,30 b 68,3±0,43 cd 3,90±0,78 ab 1,31±0,40 a 20 33,3±0,66 ab 38,5±0,68 a 15,8±0,50 c 68,9±0,13 d 4,38±0,85 ab 1,50±0,25 a 25 33,6±0,23 ab 45,9±0,06 b 15,0±0,25 bc 66,6±0,78 abc 5,33±0,85 b 2,28±0,04 b 30 32,8±0,64 a 36,9±0,32 a 14,5±0,41 bc 67,3±0,26 bcd 3,05±0,94 a 2,48±0,14 b

Các giá trị thể hiện trên bảng là số trung bình vàđộ lệch chuẩn

Các giá trị trên cùng cột mang mẫu tự (a,b, c và d) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Qua số liệu xử lý thống kê kết quả phân tích các chỉ tiêu sinh hóa của cá (bảng

4.5) cho thấy, hàm lượng lipid rất cao do cá nuôi thường có lượng mỡ lớn hơn cá tự nhiên và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa nghiệm thức 0 và 15‰ so với

nghiệm thức 10 và 30‰ nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với

nghiệm thức 20 và 25‰, nghiệm thức 5‰ có hàm lượng lipid cao nhất (39,7%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức độ mặn khác. Theo sự phát

triển của cá khi gia tăng khối l ượng thì hàm lượng lipid cũng tăng theo (Trần Thị Thanh

Hiền và ctv., 2004) đồng thời hàm lượng lipid thay đổi theo tuổi và trạng thái sinh lý và

kích thước của cá. Cũng theo Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004, khi thay đổi môi trường

sống động vật thủy sản di c ư từ nước ngọt sang nước biển hay ngược lại thì nó có sự thay đổi về thành phần acid béo về tỉ lệ n-6/n-3 và sự thay đổi hay khác nhau này nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lý của cá để thích nghi với điều kiện sống khác.

Về hàm lượng protein có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa nghiệm

thức 25‰ với các nghiệm thức độ mặn khác v à có hàm lượng protein cao nhất (45,9%).

Về thành phần tro thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữacác nghiệm

thức 10, 15, 25 và 30‰ nhưng khác biệt có ý nghĩa thông kê (p<0,05) so với nghiệm thức

0 và 5‰, nghiệm thức 20‰ có hàm lượng tro cao nhất (15,8%) và khác biệt có ý nghĩa

thống kê (p<0,05) đối với các nghiệm thức 0, 5 và 15‰. Về ẩm độ có sự khác biệt có ý

nghĩa thống kê (p<0,05) giữa các nghiệm thức 15, 20 và 30‰ so với nghiệm thức 0, 5, 10 và 25‰.

Ca và P cần thiết cho quá trình hình thành xương đồng thời duy trì chức năng sinh

lý làm ổn định nồng độ thẩm thấu c ơ thể cũng như duy trì sự cân bằng nước (Trần Thị

Thanh Hiền và ctv., 2004). Đối với thành phần Ca ở nghiệm thức 25 ‰ có tỉ lệ Ca cao

(5,33%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức 0, 10 và 30‰ nhưng

lại khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 5, 15 và 20‰. P tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng, điều khiển sinh sản, sinh tr ưởng…Ngoài ra P còn tham gia duy trì ổn định pH trong cơ thể động vật thủy sản. Qua bảng 4.5 ta thấy hàm

lượng P khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức độ mặn thấp

(0, 5, 10, 15 và 20‰) nhưng các nghiệm thức này khác biệt có ý nghĩa thống kê so với

các nghiệm thức độ mặn cao (25 và 30‰) có thể là do ở độ mặn cao tình trạng áp suất

thẩm thấu của cơ thể cá nhỏ hơn áp suất thẩm thấu của môi tr ường do vậy cá mất nước

nên phải uống nước vào mang ion vào cơ th ể như: Ca2+, P… để cung cấp cho nhu cầu c ơ

thể giúp điều hòa khả năng sinh lý để đáp ứng với điều kiện môi tr ường mới.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn Thực nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau.pdf (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)