Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá sau 3 tháng nuôi được trình bày qua bảng
4.2. Qua kết quả xử lý thống kê ta thấy tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối l ượng giữa
các nghiệm thức độ mặn có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ở tháng thứ nhất
tốc độ tăng trưởng tuyệt đối có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa các
nghiệm thức 5, 10, 15, 25 v à 30‰ so với ở 0 và 20‰. Đến tháng thứ 2 thì tốc độ tăng trưởng tuyệt đối ở nghiệm thức 5 và15‰ khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với
các nghiệm thức khác và thấp nhất là ở nghiệm thức 0 và 30‰. Ở tháng thứ 3 sự tăng trưởng tuyệt đối nhanh nhất ở nghiệm thức 5‰ (0,13 g/ngày) khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p<0,05) so với các nghiệm thức độ mặn khác và thấp nhất là ở 0 và 15‰ (0,02
g/ngày). Sự tăng trưởng tuyệt đối chậm ở nghiệm thức 10 v à 15‰ (0,02-0,03 g/ngày) có thể giải thích là do ở tháng cuối ở 2 nghiệm thức này cá mang bệnh nên có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, còn ở nghiệm thức 25 và 30‰ thì có sự tăng trưởng nhanh hơn
các nghiệm thức 0, 10, 15 và 20‰ là do tỉ lệ sống thấp ở tháng tr ước nên mật độ thưa ra
cá lớn nhanh hơn.
Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng về khối lượng sau3 tháng nuôi
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày) Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày) Độ mặn (‰) 1 tháng 2 tháng 3 tháng 1 tháng 2 tháng 3 tháng 0 0,05±0,00 a 0,06±0,02 a 0,02±0,00 ab 2,24±0,13 a 1,39±0,36 a 0,45±0,03 ab 5 0,07±0,00 b 0,12±0,01 b 0,13±0,01 e 2,80±0,27 c 2,18±0,06 c 1,43±0,12 e 10 0,08±0,01 b 0,08±0,00 a 0,03±0,01 abc 2,76±0,30 bc 1,49±0,10 a 0,51±0,15 ab 15 0,08±0,01 b 0,11±0,01 b 0,02±0,01 a 2,85±0,16 c 1,98±0,18 bc 0,27±0,09 a 20 0,05±0,01 a 0,07±0,01 a 0,04±0,00 bc 2,26±0,32 ab 1,63±0,09 ab 0,70±0,03 bc 25 0,07±0,01 b 0,08±0,01 a 0,07±0,00 d 2,68±0,07 abc 1,54±0,28 a 0,95±0,04 d 30 0,07±0,02 b 0,06±0,01 a 0,05±0,02 cd 2,79±0,46 c 1,31±0,32 a 0,75±0,28 cd
Các giá trị thể hiện trên bảng là số trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị trên cùng cột mang mẫu tự (a, b, c, d và e) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của cá có khuynh h ướng giảm theo thời gian đối
với nghiệm thức 30‰, cònđối với các nghiệm thức 0, 10, 15, 20 v à 25‰ thì tốc độ tăng trưởng tăng từ tháng thứ nhất lần l ượt là 0,05; 0,08; 0,08; 0,05 và 0,07 (g/ngày) đ ến tháng
thứ 2 theo thứ tự là 0,06; 0,08; 0,11; 0,07 và 0,08 (g/ngày) nhưng đ ến tháng thứ 3 thì tốc độ tăng trưởng này lại giảm xuống lần lượt là 0,02; 0,03; 0,02; 0,04 và 0,07 (g/ngày). Trái lại, đối với nghiệm thức 5‰ thì tốc độ luôn tăng từ tháng 1 đến tháng 3 (0,07 –
0,13g/ngày) có thể cá đã thích nghiđược với độ mặn của môi tr ường nên khối lượng luôn tăng lên.
Đối với tốc độ tăng trưởng đặc biệt ở tháng thứ nhất có sự khác biệt có ý nghĩa
còn giữa các nghiệm thức 10, 20 và 25‰ thì khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), tốc độ tăng trưởng đặc biệt nhanh nhất ở độ mặn từ 5 và 15‰ (2,76-2,85 %/ngày). Ở tháng thứ 2 có sự khác biệt giữa nghiệm thức 5 v à 15‰ với các nghiệm thức
0, 10, 25 và 30‰, nghiệm thức 20‰ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) với
nghiệm thức 15‰ nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với nghiệm thức 5‰. Tăng trưởng nhanh nhất là ở nghiệm thức 5‰ (2,18 %/ngày) và thấp nhất là ở nghiệm
thức 30‰ (1,31%/ngày). Đến tháng thứ 3 thì cũng giống như tốc độ tăng trưởng tuyệt đối
vẫn là ở nghiệm thức 5‰ có tốc độ tăn g trưởng nhanh nhất (1,43 %/ngày) khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức còn lạivà thấp nhất là ở nghiệm thức 0 và
15‰ (0,27-0,45 %/ngày).
Tóm lại tốc độ tăng trưởng về khối lượng cá sau 3 tháng nuôi nhanh nhất ở
nghiệm thức 5‰ khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức độ mặn còn lại và thấp nhất là ở 0‰. Như vậy độ mặn có ảnh hưởng đến tốc độ tăng tr ưởng về khối lượng của cá nâu.
4.4.2 Tốc độ tăng trưởng về chiều dài
Bảng 4.3: Tốc độ tăng tr ưởng về chiều dài sau 3 tháng nuôi
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (mm/ngày) Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày) Độ mặn (‰) 1 tháng 2 tháng 3 tháng 1 tháng 2 tháng 3 tháng 0 0,27±0,02 a 0,32±0,06 a 0,14±0,02 abc 0,63±0,01 a 0,61±0,12 a 0,23±0,04 bc 5 0,39±0,02 bc 0,49±0,06 b 0,18±0,01 c 0,89±0,03 bc 0,86±0,10 b 0,27±0,02 c 10 0,43±0,09 c 0,31±0,01 a 0,08±0,04 a 0,95±0,20 c 0,55±0,01 a 0,13±0,06 a 15 0,43±0,05 c 0,36±0,06 a 0,10±0,01 ab 0,92±0,10 c 0,63±0,12 a 0,15±0,02 ab 20 0,33±0,06 abc 0,31±0,02 a 0,13±0,01 ab 0,75±0,15 abc 0,58±0,04 a 0,21±0,02 abc 25 0,30±0,01 ab 0,33±0,06 a 0,15±0,03 bc 0,69±0,02 ab 0,62±0,11 a 0,24±0,05 c 30 0,28±0,08 a 0,28±0,08 a 0,13±0,05 ab 0,64±0,17 a 0,54±0,16 a 0,22±0,08 abc
Các giá trị thể hiện trên bảng là số trung bình vàđộ lệch chuẩn
Các giá trị trên cùng cột mang mẫu tự (a, b và c) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Qua kết quả xử lý thống kê ta thấy tốc độ tăng trưởng về chiều dài giữa các
nghiệm thức độ mặn có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).Ở tháng thứ nhất tốc độ tăng trưởng tuyệt đối cao nhất ở nghiệm thức 10 và 15‰ (0,43 mm/ngày) có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 0 và 30‰ (0,27-0,28 mm/ngày).
Đến tháng thứ 2 thì tốc độ tăng trưởng nhanh nhất làở nghiệm thức 5‰ (0,49 mm/ngày) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức độ mặn khác. Ở tháng thứ 3
thì có sự tăng trưởng chậm ở nghiệm thức 10 v à 15‰ (0,08-0,1 mm/ngày), lý do này có thể giải thích là do ở tháng cuối ở 2 nghiệm thức này cá mang bệnh nên có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, còn ở nghiệm thức 25‰ thì có sự tăng trưởng nhanh hơn các
nghiệm thức khác (trừ 5‰) là do tỉ lệ sống thấp ở tháng tr ước nên mật độ thưa ra cá lớn nhanh hơn. Tăng trư ởng nhanh nhất là ở nghiệm thức 5‰ (0,18 mm/ngày) khác biệt
thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức 10, 15, 20 và 30‰ và thấp nhất là ở 10‰ (0,08
mm/ngày).
Đối với tốc độ tăng trưởng đặc biệt thìở tháng thứ nhất có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p<0,05) giữa các nghiệm thức 10, 15‰ với các nghiệm thức 0, 25 và 30‰ nhưng không khác biệt so với nghiêm thức 5 và 20‰.Ở tháng thứ 2 tăng trưởng nhanh
nhất làở nghiệm thức 5‰ (2,18%/ngày) có sự khác biệtcó ý nghĩa thống kê (p<0,05) với
các nghiệm thức còn lại. Đến tháng thứ 3 thì cũng giống như tốc độ tăng trưởng tuyệt đối
vẫn làở nghiệm thức 5‰ có tốc độ tăng tr ưởng nhanh nhất (0,27%/ngày) khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 10 và 15‰ nhưng không khác bi ệt với các
nghiệm thức 0, 20, 25 và 30‰ và thấp nhất là ở nghiệm thức 10 và 15‰ (0,13- 0,15%/ngày).
Tóm lại tốc độ tăng trưởng về chiều dài cá sau 3 tháng nuôi nhanh nhất vẫn là ở
nghiệm thức 5‰ và thấp nhất là ở 10‰. Như vậy độ mặn có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng vềchiều dài của cá nâu.