Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 79 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
79
Dung lượng
785,4 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ MINH TRÍ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN LÊN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP. BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ CẮT GIẢM THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN NĂM 2011 Ở VIỆT NAM. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ MINH TRÍ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN LÊN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP. BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ CẮT GIẢM THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN NĂM 2011 Ở VIỆT NAM. Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phan Nữ Thanh Thủy Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng bài nghiên cứu này được viết bởi tôi dựa trên các phân tích, nhận định và đánh giá từ các nguồn tài liệu đã trích dẫn và kết quả chạy mô hình hồi quy. Bài nghiên cứu này là duy nhất và các kết quả nghiên cứu hoàn toàn khách quan. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2014 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT 1 1. GIỚI THIỆU 3 2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 9 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 3.1. Mô hình 13 3.2 Mô hình của phương pháp khác biệt trong các khác biệt (DID) 19 3.3. Xác định các doanh nghiệp bị tác động 24 3.4. Dữ liệu 26 4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31 4.1. Kết quả đơn biến 31 4.2. Các kết quả đa biến 36 4.3. Kiểm định sự sai lệch của kết quả đa biến 40 4.3. Khả năng tiếp cận thị trường tài chính của doanh nghiệp 43 4.4. Kiểm định tính vững mạnh của kết quả nghiên cứu 47 4.4.1. Mô hình điều chỉnh từng phần 47 4.4.2. Trạng thái thuế của các nhà đầu tư tổ chức 51 4.4.3. Kiểm định trong giai đoạn cắt giảm thuế xảy ra 54 5. KẾT LUẬN 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Thống kê mô tả mẫu. Bảng 4.1: Kết quả hồi quy đa biến. Bảng 4.2: Kiểm định sự sai lệch. Bảng 4.3: Kết quả kiểm định khả năng tiếp cận thị trường tài chính của doanh nghiệp và tác động của cắt giảm thuế thu nhập cá nhân lên tỷ số đòn bẩy của doanh nghiệp. Bảng 4.4. Kết quả hồi quy mô hình điều chỉnh từng phần. Bảng 4.5: Kết quả hồi quy mô hình với biến kiểm soát tỷ lệ sở hữu của các quỹ đầu tư. Bảng 4.6: Kết quả hồi quy đa biến giai đoạn cắt giảm thuế đang xảy ra. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3.1: Chi phí biên (MC) và lợi ích biên của nợ vay. Hình 3.2: Giá trị sổ sách đòn bẩy trung bình của các doanh nghiệp từ năm 2010 đến năm 2013. Hình 4.1: Tỷ lệ đòn bẩy sổ sách trung bình trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp từ năm 2010 đến năm 2013, được nhóm theo tỷ lệ sở hữu cá nhân. Hình 4.2: Tỷ lệ đòn bẩy sổ sách trung bình trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ từ năm 2010 đến năm 2013, được nhóm theo tỷ lệ sở hữu cá nhân. Hình 4.3: Tỷ lệ đòn bẩy sổ sách trung bình trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp có quy mô vừa từ năm 2010 đến năm 2013, được nhóm theo tỷ lệ sở hữu cá nhân. Hình 4.4: Tỷ lệ đòn bẩy sổ sách trung bình trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp có quy mô lớn từ năm 2010 đến năm 2013, được nhóm theo tỷ lệ sở hữu cá nhân. 1 TÓM TẮT Việc đánh thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ lãi vay và cổ tức (thu nhập từ vốn cổ phần) có thể có ảnh hưởng đến chi phí của tài trợ nợ trong tương quan giữa chi phí của nợ vay và chi phí của vốn cổ phần, một sự thay đổi đáng kể trong việc đánh thuế thu nhập cá nhân có thể gây ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tối ưu của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu này xem xét hiệu ứng của việc cắt giảm thuế thu nhập cá nhân đánh lên thu nhập từ chuyển nhượng vốn cổ phần và cổ tức trong khoảng thời gian là 1 năm 5 tháng từ tháng 8 năm 2011 đến hết tháng 12 năm 2012 ở Việt Nam lên việc sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. Bởi vì việc cắt giảm thuế thu nhập này chỉ ảnh hưởng đến các nhà đầu tư cá nhân, nên bài nghiên cứu sẽ sử dụng một phương pháp gọi là phương pháp "khác biệt trong các khác biệt" (difference in differences) để xác định các hiệu ứng của việc giảm thuế thu nhập cá nhân lên tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tối ưu của doanh nghiệp. Phương pháp này so sánh các giai đoạn khác nhau của thời gian nghiên cứu, khi cắt giảm thuế có hiệu lực và khi cắt giảm thuế hết hiệu lực. Ở Việt Nam, hiện chưa có bài nghiên cứu nào đề cập đến các tác động của việc cắt giảm thuế năm 2011 của chính phủ đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, nhưng các nghiên cứu trước ở nước ngoài đã chỉ ra rằng việc cắt giảm thuế thu nhập cá nhân - như việc cắt giảm thuế thu nhâp đánh lên cổ tức và chuyển nhương vốn cổ phần vào năm 2011 ở Mỹ - đã khuyến khích việc chia cổ tức cho cổ đông và làm giảm chi phí vốn cổ phần cho doanh nghiệp, nhưng các nghiên cứu đó vẫn chưa cho thấy bất kì mối liên kết nào giữa việc cắt giảm thuế thu nhập cá nhân đến tỉ lệ sử dụng đòn bẩy cân bằng của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu này đã cho ra kết luận khác với dự đoán của mô hình lý thuyết rằng việc cắt giảm thuế của chính phủ đã khiến tỷ số đòn bẩy của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng tăng một mức khoảng 2.7 điểm phần trăm. 2 Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng đã làm sáng tỏ các giả định rằng các doanh nghiệp mà không có các hạn chế về mặt tài chính tăng tỷ lệ sử dụng đòn bẩy nhiều hơn ở mức khoảng 3.6 điểm phần trăm. Còn các doanh nghiệp gặp hạn chế về mặt tài chính tăng tỷ lệ sử dụng đòn bẩy thấp hơn ở mức khoảng 1.6 điểm phần trăm. Kết quả của bài nghiên cứu này ngược lại so với các kết luận của các bài nghiên cứu trước ở nước ngoài cho rằng việc cắt giảm thuế thu nhập cá nhân đánh thu nhập từ vốn cổ phần có tác động làm giảm tỷ số đòn bẩy của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bài nghiên cứu còn nhiều hạn chế như các bằng chứng có mức ý nghĩa thống kê thấp và vì vậy nó cần được kiểm định lại với các giai đoạn thời gian rộng hơn và với số lượng mẫu nhiều hơn. Đây cũng là vấn đề lớn nhất mà bài nghiên cứu gặp . 3 1. GIỚI THIỆU Trong lý thuyết tài chính doanh nghiệp, các khoản chi trả lãi vay được khấu trừ khỏi thuế thu nhập doanh nghiệp. Nợ vay có một lợi thế quan trong dưới hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp. Lãi từ chứng khoán nợ mà một doanh nghiệp chi trả là một chi phí được khấu trừ thuế. Còn cổ tức và lợi nhuận giữ lại của vốn cổ phần thì không, nó bị đánh thuế thu nhập doanh nghiệp và sau đó một lần nữa bị đánh thuế thu nhập cá nhân khi các khoản thu nhập này được chuyển đến các người chủ sở hữu của nó. Như vậy lợi nhuận của các trái chủ tránh được thuế ở cấp độ doanh nghiệp. Các tấm chắn thuế có thể là các tài sản có giá trị. Giả dụ một khoản nợ vay của một doanh nghiệp là vĩnh viễn (tức là doanh nghiệp này cam kết tái tài trợ các nghĩa vụ nợ hiện hữu của mình khi đáo hạn và giữ các nghĩa vụ nợ này tuần hoàn mãi mãi). Doanh nghiệp sẽ có một dòng vĩnh viễn các dòng tiền đều trong mỗi năm. Do vậy, rủi ro từ các dòng tiền này thường ít hơn rủi ro của các tài sản sử dụng cho kinh doanh. Độ lớn của các tấm chắn thuế này tùy thuộc vào thuế suất thu nhập doanh nghiệp và vào khả năng của doanh nghiệp đạt được đủ lợi nhuận để chi trả lãi vay. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thường khá ổn định. Và khả năng doanh nghiệp đạt lợi nhuận đủ để chi trả lãi phải chắc chắn một cách hợp lý, nếu không ắt hẳn doanh nghiệp đã không thể vay với lãi suất cao. Tuy nhiên, nếu lợi nhuận của doanh nghiệp không đủ để trang trải lãi vay trong năm nào đó trong tương lai, không nhất thiết là tấm chắn thuế này mất đi. Doanh nghiệp có thể mang lui khoản lỗi này và nhận được một khoản bồi hoàn thuế bằng với tổng số tiền thuế đã nộp trong ba năm trước. Nếu doanh nghiệp có một chuỗi các khoản lỗ, và như vậy không có khoản chi trả thuế nào trước đó để có thể được bồi hoàn, các khoản lỗ này có thể được mang sang và dùng để khấu trừ vào lợi nhuận của các năm sau. Cho nên lợi ích từ tấm chắn thuế này khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng tài trợ cho các hoạt động của mình bằng nợ vay. 4 Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là “Cấu trúc vốn tác động như thế nào đến giá trị của doanh nghiệp khi các nhà đầu tư có các thuế suất khác nhau?” Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi cùng xem qua bài nghiên cứu của ông Merton Miller trong diễn văn trước Hiệp hội tài chính Mỹ năm 1976. Trong bài nghiên cứu của mình, Miller xem xét chính sách nợ trước đạo luật cải cách thuế 1986. Ông bắt đầu bằng cách giả dụ là tất cả lợi nhuận vốn cổ phần là do lãi vốn chưa thực hiện và không ai chi trả thuế trên lợi nhuận vốn cổ phần. Nhưng thuế suất đánh trên lãi từ chứng khoán nợ tùy thuộc vào khung thuế suất của nhà đầu tư. Cuối cùng Miller trong bài nghiên cứu đã đưa đến một kết luận chỉ ra rằng thuế thu nhập cá nhân cũng ảnh hưởng đến giá trị của các khoản chi trả lãi vay cho chủ nợ so với giá trị của các khoản thu nhập từ vốn cổ phần cho chủ sỡ hữu doanh nghiệp. Lợi ích thuần của thuế thu nhập của khoản trả 1 đô la nợ so với 1 đô la trả vốn cổ phần là: (1-τ p ) – (1-τ c )(1-τ e ) (1) Với τ p là tỷ suất thuế thu nhập cá nhân đánh lên thu nhập từ lãi vay, τ c là tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp, và τ e là tỷ suất thuế thu nhập cá nhân đánh lên thu nhập từ vốn cổ phần. Theo phương trình (1), tôi thấy lợi ích thuế thu nhập của nợ vay tăng cùng chiều với tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp và tỷ suất thuế thu nhập cá nhân đánh lên thu nhập từ vốn cổ phần, nhưng nó giảm cùng chiều với tỷ suất thuế thu nhập cá nhân đánh lên thu nhập từ lãi vay. Trong vài trường hợp, tỷ suất thuế thu nhập cá nhân đánh lên thu nhập từ lãi vay cao đến nỗi nó lấn át hoàn toàn lợi thế thuế thu nhập doanh nghiệp của nợ vay. Lúc đó, nợ vay không có lợi ích thuế so với vốn cổ phần. Và lợi ích tấm chắn thuế của nợ vay bị mất tác dụng. . LÊ MINH TRÍ TÁC ĐỘNG CỦA THU THU NHẬP CÁ NHÂN LÊN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP. BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ CẮT GIẢM THU THU NHẬP CÁ NHÂN NĂM 2011 Ở VIỆT NAM. LUẬN VĂN. với tỷ suất thu thu nhập doanh nghiệp và tỷ suất thu thu nhập cá nhân đánh lên thu nhập từ vốn cổ phần, nhưng nó giảm cùng chiều với tỷ suất thu thu nhập cá nhân đánh lên thu nhập từ lãi vay trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp khi lý thuyết cho rằng giảm thu thu nhập cá nhân sẽ làm giảm tỷ số đòn bẩy của doanh nghiệp. Theo cơ sở lý thuyết, khi thu thu nhập cá nhân đánh lên thu nhập