Xác định các doanh nghiệp bị tác động

Một phần của tài liệu Tác động của thuế thu nhập cá nhân lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Bằng chứng thực nghiệm từ cắt giảm thuế thu nhập cá nhân năm 2011 ở Việt Nam (Trang 30)

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Xác định các doanh nghiệp bị tác động

Lý thuyết tài chính doanh nghiệp cổ điển cho rằng giá cổ phần của một doanh nghiệp hay chi phí vốn cổ phần được xác định bởi các nhà đầu tư biên của doanh nghiệp (Bell và Jenkinson, 2010).

Nghị quyết cắt giảm thuế chỉ áp dụng đối với thu nhập vốn cổ phần được phân phối đến các nhà đầu tư cá nhân. Do vậy nhiều chủ sở hữu nắm giữ vồn cổ phần không bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm thuế thu nhập cá nhân, bao gồm các tập đoàn, các định chế tài chính, và các cá nhân nắm giữ vốn cổ phầnoanh nghiệp thông qua các quỹ đầu tư. Do vậy, nếu nhà đầu tư biên của một doanh nghiệp là một nhà đầu tư tổ chức và không bị ảnh hưởng khi nghị quyết được thông qua, chi phí vốn cổ phần và đòn bẩy tối ưu của doanh nghiệp này sẽ không đổi.

Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư biên của doanh nghiệp là nhà đầu tư cá nhân,

doanh nghiệp này là doanh nghiệp bị tác động (di=1) và điều này khiến các doanh

nghiệp thôi thúc giảm nợ trong cấu trúc vốn. Việc xác định mô hình khác biệt trong các khác biệt phụ thuộc nhiều vào việc các doanh nghiệp với các cấu trúc sỡ hữu khác nhau thì bị ảnh hưởng một cách khác nhau như thế nào trước các tác động của việc cắt giảm thuế thu nhập cá nhân. Vì vậy, bài nghiên cứu này cần xác định các doanh nghiệp mà các nhà đầu tư biên của nó có nhiều khả năng là người chịu thuế thu nhập cá nhân.

Bài nghiên cứu sử dụng hai đại diện thay thế: (1) tỷ lệ phần trăm cổ phần của doanh nghiệp được sở hữu bởi các nhà đầu tư cá nhân tại thời điểm cắt giảm thuế và (2) lợi nhuận cổ phiếu bất thường của doanh nghiệp trong hai thời kì cửa sổ khi thị trường nhận được tín hiệu khả quan về sự thông qua nghị quyết cắt giảm thuế thu nhập cá nhân của chính phủ. Bài nghiên cứu sử dụng sở hữu cá nhân là đại diện chính và trình bày kết quả sử dụng lợi nhuận bất thường làm biến xác định. Kế tiếp bài nghiên cứu tạo ra 3 giả định cho phép bài nghiên cứu có được các ước lượng khách quan bằng việc sử dụng sở hữu cá nhân làm biến xác định. Giả định đầu tiên và quan trọng nhất là xác suất một doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm

thuế thu nhập cá nhân bằng với tỷ lệ phần trăm số cổ phần của doanh nghiệp được sở hữu bởi các nhà đầu tư cá nhân (IndOwn).

- Giả định 1. Prob(di=1) = tỷ lệ phần trăm số cổ phần của doanh nghiệp được

sở hữu bởi các nhà đầu tư cá nhân tại thời điểm cắt giảm thuế thu nhập cá nhân (IndOwni).

Giả định 1 tượng đương với giả định rằng xác suất nhà đầu tư biên của một doanh nghiệp là cá nhân bằng với tỷ lệ phần trăm số cổ phần được sở hữu bởi nhà đầu tư cá nhân.

Giả định này được thực hiện trong vài bài nghiên cứu gần đây (Dhaliwal, Erickson, và Krull, 2007; Brown, Liang, và Weisbenner, 2007; Dhaliwal, Krull, và Li, 2007; Blouin, Raedy, và Shackelford, 2011), Giả định 1 ngụ ý rằng E(di) = IndOwni. Do đó, bài nghiên cứu có thể viết di = IndOwni + ui với E(ui) = 0. Với giả định này và hai giả định kỹ thuật bên dưới, việc ước lượng phương trình (15) và (16) bởi việc thay thế dI với IndOwni cho tôi các ước lượng khách quan của λ và các δ (xem Wooldridge, 2001, trang 63-64).

Lý do bài nghiên cứu có thể sử dụng tỷ lệ phần trăm sở hữu cá nhân trong doanh nghiệp tại thời điểm cắt giảm thuế thu nhập cá nhân làm biến xác định là vì tỷ lệ này không phải là hằng số. Ngay khi tôi đã thay thế sở hữu cá nhân trong năm 2010 với sở hữu cá nhân trung bình từ năm 2010 đến 2013 thì các kết quả kiểm định chính của bài nghiên cứu vẫn giữ vững.

Kế tiếp bài nghiên cứu trình bày 2 giả định kỹ thuật được yêu cầu nhằm để IndOwni trở thành một đại diện có giá trị đối với di, ý kiến này được trình bày bởi Wooldridge (2001, trang 63-64).

Đó là, ∗ , − ∗ , ∆ , , , = ∗ , − ∗ , ∆ , , (17)

Gỉa định này có ý nghĩa rằng IndOwn thì không liên quan đến mô hình một khi X, Z, và d đã được kiểm soát. Điều này tương đồng với việc giả định rằng hệ số

của biến nghiên cứu (IndOwni) bằng 0 cho nên không ảnh hưởng đến kết quả ước

lượng (theo Angrist và Krueger trong bài nghiên cứu năm 1999). Để kiểm tra giả định này, bài nghiên cứu lặp lại phân tích theo các năm mà không có bất kì sự thay đổi nào trong tỷ suất thuế như năm 2010 và năm 2013 và do đó chỉ ra rằng các hệ số của IndOwn thì gần bằng 0.

- Giả định 3. Cov(ui,ΔXi) = 0 và Cov(ui,Zi) = 0, với ui bằng di – IndOwni.

Giả định 3 chỉ đơn giản nói rằng các đặc tính của doanh nghiệp Xi và Zi

không phải là các nhân tố xác định việc các doanh nghiệp có bị tác động bởi cắt thuế thu nhập cá nhân hay không.

Một phần của tài liệu Tác động của thuế thu nhập cá nhân lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Bằng chứng thực nghiệm từ cắt giảm thuế thu nhập cá nhân năm 2011 ở Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)